Đề Xuất 3/2023 # 8 Cách Trị Ho Ngứa Cổ Họng Tại Nhà Cho Mọi Đối Tượng # Top 8 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # 8 Cách Trị Ho Ngứa Cổ Họng Tại Nhà Cho Mọi Đối Tượng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 8 Cách Trị Ho Ngứa Cổ Họng Tại Nhà Cho Mọi Đối Tượng mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có nhiều cách có thể giúp giảm ho ngứa cổ họng tại nhà tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua vì cho rằng chúng không hiệu quả. Thực tế, đây đều là những phương pháp phổ biển, hiệu quả bạn có thể thực hiện hàng ngày mà không tốn nhiều thời gian. Ví dụ như dùng các loại đồ ngậm, đồ uống tốt làm dịu cảm giác khó chịu là những cách trị ho ngứa cổ họng có thể áp dụng thường xuyên.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các phương pháp tại nhà hướng đến việc sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên vì vậy đảm bảo an toàn cho người bệnh. Dù chúng không có tác dụng thay thế hoàn toàn các loại thuốc điều trị theo đơn, tuy nhiên giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu và tăng khả năng hồi phục, giảm thời gian điều trị cho người bệnh.

Các cách chữa chứng ho kèm ngứa cổ họng dân gian là phương pháp tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

8 cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà

1. Cách chữa ho ngứa cổ họng bằng nước muối pha loãng

Nước muối pha loãng có công dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm vi khuẩn gây ho. Vì thế, nó có tác dụng giúp bạn giảm ho và ngứa cổ họng hiệu quả. Bên cạnh đó, nước muối giúp giảm đau rát họng do ho, trị viêm họng và tiêu đờm hiệu quả.

Bạn có thể mua nước muối sinh lý 0.9% hoặc tự pha cho mình một lọ nước muối bằng cách sử dụng 1l nước lọc để pha 9g muối hạt sạch, khuấy đều. Sử dụng súc miệng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 giây.

2. Cách trị ho ngứa cổ họng với lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất menthol giúp làm thông mát cổ họng, loãng đờm, tốt cho niêm mạc hô hấp. Lá bạc hà còn giúp ức chế vi khuẩn gây hại vì thế giảm ngứa mũi, chảy nước mũi, ho và ngứa cổ họng hiệu quả. Xông hơi lá bạc là có tác dụng thông đường thở, cải thiện cơn ho, giảm ngứa cổ họng.

Bạn có thể xông hơi lá bạc hà đơn giản ngay tại nhà bằng cách rửa sạch lá bạc hà tươi, vò nhẹ đun cùng 1 lít nước sôi, lấy khăn sạch trùm và xông hơi nồi nước bạc tươi trong khoảng 10 phút.

3. Trị ho ngứa cổ họng với chanh, mật ong

Sử dụng mật ong và chanh giúp chữa ngứa cổ họng hiệu quả. Trong mật ong có tinh chất chống viêm, long đờm, tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, chanh mật ong cũng phù hợp cho việc duy trì vóc dáng thon gọn, giúp thanh lọc cơ thể.

Chuẩn bị 1 thìa mật ong, 2-3 giọt nước chanh uống sau ăn để làm dịu cổ họng khi bị ho, ngứa rát.

4. Tỏi sống trị ho ngứa cổ họng

Tỏi có tác dụng giảm ho, làm sạch cổ họng, giảm ngứa hiệu quả. Trong Đông Y, tỏi giúp giữ ấm cơ thể, kháng viêm, đào thải độc tố, giảm ho, làm ấm cơ thể. Trong tỏi sống có chứa allicin, ajoene, diallyl sulfide giảm đau rát cổ họng, tăng cường sức đề kháng.

Thực hiện bằng cách ngậm tỏi sống đập dập trong 5-10 phút, súc miệng lại với nước ấm.

5. Trà cam thảo làm dịu họng viêm sưng

Trà cam thảo có vị dễ uống, thơm ngon không những thế còn giúp điều trị các cơn ho, ngứa cổ họng hiệu quả. Sử dụng cam thảo khô pha trà uống hàng ngày để làm dịu cổ họng tốt. Ngoài ra nếu bạn bị đau họng nặng có thể dùng nước súc miệng làm từ rễ cam thảo thì cổ họng sẽ giảm đau đáng kể đó.

6. Bột nghệ pha nước ấm trị ho ngứa cổ họng

Bột nghệ pha nước ấm là phương pháp an toàn mang lại hiệu quả tốt cho những người đang bị ho, ngứa cổ họng tại nhà. Bạn có thể giảm ho bằng cách sử dụng nửa muỗng bột nghệ pha với một phần năm muỗng muối với nước ấm sau đó súc miệng hàng ngày để có hiệu quả tốt.

7. Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng tươi

Gừng giúp giảm cảm giác ngứa rát cổ họng hiệu quả. Trong gừng có tính ấm, vị cay được sử dụng để giảm cảm lạnh và cảm cúm, đau rát họng. Vì thế, nhắc đến cách giảm ho ngứa cổ họng tại nhà không thể bỏ qua vị thuốc đơn giản dễ làm với gừng.

Thực hiện bằng cách lấy gừng già tươi rửa sạch, giã nhuyễn và đun với 500ml nước. Tắt bếp, lọc bỏ bã để lấy nước. Có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả. Dùng để uống hàng ngày, 2 lần/ ngày để có kết quả tốt.

8. Uống nước chanh ấm giúp giảm ngứa họng

Nước chanh ấm cũng giúp giảm tần suất cơn ho hiệu quả, cải thiện đờm ứ và ngứa rát cổ họng. Trong chanh có lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể và phòng tránh các bệnh cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, axit citric trong chanh còn giúp loãng đờm và giảm ho có đờm, ho khan.

Cách làm nước chanh ấm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 200ml nước ấm vắt với 1 quả chanh và uống khoảng 2-3 lần/ ngày. Tuy nhiên nên hạn chế uống khi đói bụng có thể gây ảnh hưởng dạ dày.

Lưu ý khi trị ho ngứa cổ họng tại nhà

Người bệnh cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hạn chế ho, rát họng. Chú ý ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với khí hậu, thời tiết. Bên cạnh đó, đừng quên tạo môi trường sống sạch sẽ để giảm vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế các môi trường lạnh, khô, hạn chế sử dụng điều hòa và môi trường khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, lông súc vật. Bên cạnh đó, cách trị ho bằng bấm huyệt cũng là một gợi ý đáng thử.

Người bệnh cũng cần hạn chế các loại đồ ăn, thức uống gây kích thích vòm họng, ảnh hưởng đến tình trạng ho, rát họng. Chú ý giữ ấm vùng ngực, cổ họng.

Các phương pháp dân gian cần sử dụng kiên trì để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, thăm khám sức khỏe khi tình trạng bệnh không đỡ.

Cách Chữa Ho Bằng Lá Hẹ Hiệu Quả Cho Mọi Đối Tượng

Khi bị ho, thay vì lục tủ thuốc để tìm thuốc ức chế cơn ho, các bạn có thể áp dụng cách chữa ho bằng lá hẹ an toàn sau đây. Tuy nhiên, để bài thuốc chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên này phát huy tác dụng tối đa, bạn cũng nên thay đổi lối sống và chế độ ăn hàng ngày.

Công dụng chữa ho bằng lá hẹ

Hẹ là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nguyên liệu này chứa lượng calo thấp nhưng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Theo các nhà nghiên cứu, cứ 3 gram hẹ tươi chứa khoảng 1 calo và ít hơn 1 gram chất béo, carbohydrate và protein. Ngoài các thành dinh dưỡng này ra, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin A, C, K, kali, phốt pho, folate, canxi và choline.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia cho biết, các hoạt chất có trong lá hẹ có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư tạo thành và phát triển. Bên cạnh đó, choline có trong dược liệu này là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ, tạo cảm giác thoải mái.

Thêm vào đó, dưỡng chất allicin tồn tại trong lá hẹ có hoạt tính sinh học cao, hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là chủng khuẩn gây cảm lạnh hoặc cảm cúm. Chính vì vậy, thảo mộc này thường được Đông y sử dụng trong các bài thuốc tiêu đờm và trị họ.

Bật mí cách chữa ho bằng lá hẹ hiệu quả tại nhà

Để hạn chế những tác dụng phụ từ việc dùng thuốc, các bạn có thể áp dụng các cách trị ho bằng lá hẹ sau đây:

1. Chữa ho bằng lá hẹ nguyên chất

Việc tiêu thụ lượng vừa đủ nước ép lá hẹ tươi mỗi ngày không chỉ giúp giảm ho mà còn cải thiện triệu chứng đau rát và khó chịu ở cổ họng.

+ Cách làm thực hiện như sau:

Chuẩn bị lá hẹ tươi: 12 – 24 gram

Nhặt bỏ phần lá bị hư hoặc úa vàng và rửa sạch rồi ngâm cho nước muối pha loãng 5 – 10 phút

Vớt lá hẹ ra để ráo và thái nhỏ

Cho lá hẹ vào máy xay sinh tố và thêm 1 ly nước ấm vào xay nhuyễn

Lọc lấy nước cốt và chia đều ra uống trong ngày

2. Lá hẹ chưng đường phèn chữa ho

+ Chuẩn bị: + Cách thực hiện được thực hiện đơn giản sau đây:

Lá hẹ đem rửa sạch và loại bỏ lá vàng úa

Thái khúc vào cho vào chén

Đường phèn đem giã nhỏ và rải lên trên lá hẹ

Đem đi hấp cách thủy

Sau khoảng 30 phút thì tắt bếp và lấy chén ra

+ Cách dùng:

Chia đều hỗn hợp làm 2 và uống trong ngày. Để tăng tính hiệu quả, bạn nên ăn cả phần cái.

3. Trị ho bằng lá hẹ và gừng

+ Nguyên liệu cần có: + Cách làm đơn giản:

Gừng tươi đem gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ

Lá hẹ sau khi rửa sạch cũng được thái khúc vừa ăn 3 – 4 cm

Cho hai nguyên liệu này vào bát và thêm đường đem hấp cách thủy 30 phút

+ Cách dùng:

Chia hỗn hợp gừng và hẹ ra làm 3 lần và ăn trong ngày. Với cách trị ho bằng lá hẹ này, bạn nên sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả trị liệu như mong muốn.

4. Hẹ và mật ong điều trị ho

Không chỉ riêng lá hẹ, mật ong cũng được xem là nguyên liệu giúp trị ho. Bởi chúng chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và tiêu đờm. Đặc biệt, các dưỡng chất chứa trong mật ong còn có tác dụng làm dịu và làm lành tổn thương ở niêm mạc. Vì vậy, khi kết hợp với lá hẹ, giúp làm tăng tác dụng điều trị.

+ Chuẩn bị:

Mật ong nguyên chất: 2 – 3 muỗng cà phê

Lá hẹ tươi: 1 nắm

+ Cách thực hiện:

Lá hẹ sau khi được rửa sạch, thái khúc nhỏ vừa ăn khoảng 2 cm

Cho lá hẹ và mật ong vào chén rồi đem hấp cách thủy khoảng 25 – 30 phút

+ Cách dùng:

Lọc lấy nước của hỗn hợp mật ong và hẹ. Đối với người lớn, mỗi ngày uống 4 – 5 lần, mỗi lần uống 2 – 3 muỗng canh (tương đương khoảng 10 ml) để làm dịu vòm họng và ức chế ho. Trong trường hợp dùng cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho cho con uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ nên uống 3 – 5 ml.

Lưu ý: Bài thuốc chữa ho bằng mật ong và lá hẹ không nên áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi để tránh trẻ bị ngộ độc do mật ong. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp thấp nên thận trọng khi dùng. Bởi mật ong chứa nhiều đường, nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài có thể làm tăng đường huyết và giảm huyết áp.

5. Lá hẹ, đường phèn và mật ong chữa ho ở trẻ em

+ Nguyên liệu: + Cách làm đơn giản sau:

Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ

Sau đó trộn với đường phèn và mật ong cho vào chén

Đem chén đặt vào nồi cơm hấp chín

+ Cách dùng:

Mỗi lần cho trẻ uống 1 muỗng cà phê. Ngày uống từ 2 – 3 lần và uống liên tục trong 5 ngày.

Ngoài các cách trị ho bằng lá hẹ nêu trên, các bạn có thể sử dụng nguyên liệu này chế biến thành món ăn, vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp giảm ho.

Lưu ý khi dùng lá hẹ chữa ho

Bạn cần chú ý những thông tin sau đây khi áp dụng các bài thuốc chữa ho từ lá hẹ:

Người bị dị ứng với các thành phần chứa trong lá hẹ hoặc người có thể âm suy hoặc thường xuyên bị bốc hỏa không nên sử dụng

Tác dụng chữa ho từ lá hẹ thường khá chậm. Do đó, bạn cần sử dụng kiên trì trong khoảng thời gian nhất định

Không chỉ riêng hẹ, các bài thuốc dân gian thường chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh trong trường hợp nhẹ hoặc bệnh mới hình thành. Vì vậy, đối với những ai mắc bệnh nặng, ho dai dẳng kéo dài, bài thuốc thường không mang lại tác dụng chữa trị. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả

Nên giữ vệ sinh răng miệng và vòm họng sạch sẽ bằng cách thường xuyên đánh răng và súc miệng bằng nước muối

Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và tay chân mỗi khi trời chuyển lạnh

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để giảm thiểu bụi hoặc tác nhân gây bệnh xâm nhập khiến ho thêm trầm trọng

Ngoài cách chữa ho bằng lá hẹ, các bạn có thể tham khảo bài thuốc trị ho bằng mật ong và tỏi hoặc tắc chưng đường phèn,… Đây đều là các mẹo hay từ dân gian có thể giúp xoa dịu vòm họng, tiêu đờm và làm giảm ho, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp ho kèm theo triệu chứng khó thở hoặc sốt cao, các bạn không nên chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất kiểm tra. Bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh đường hô hấp nguy hiểm nào đó.

4 Cách Trị Ho Bằng Tỏi Hiệu Quả Có Thể Dùng Cho Mọi Đối Tượng

Và không chỉ riêng Đông y, lợi ích của tỏi đối với sức khỏe từ xưa đến nay vẫn đang được giới Y học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng. Cụ thể, trong dịch cúm của ở Nga vào năm 1965, dân chúng đã sử dụng tỏi như vị thuốc tự nhiên để điều trị và phòng ngừa dịch cúm, cải thiện triệu chứng ho.

Bên cạnh đó, vào năm 1950, bác sĩ J. Klosa người Đức đã dùng tỏi để chữa ho và giúp làm dịu triệu chứng đau nhức cuống họng cho bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ Irvin Ziment – California đã nhận thấy tỏi có tác dụng làm bệnh nhân bớt ho, đồng thời giúp làm long đờm, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, tạo cảm giác dễ chịu.

Sở dĩ tỏi giúp chữa ho và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy chính là nhờ các thành phần hóa học có trong tỏi như:

Allicin: Được xem như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, allicin giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, có thể ngừa bệnh và giúp làm bệnh mau lành.

Liallyl Sulfide: Có tác dụng tương đương như một loại kháng sinh, Liallyl Sulfide giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính và đẩy lùi tác nhân gây bệnh tim mạch.

Ajoene: Với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và phòng chống nhiều bệnh ung thư khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt chất có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể, đặc biệt là tế bào màng ngoài khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

Ngoài các thành phần nêu trên, tỏi còn chứa lượng lớn vitamin bao gồm vitamin A, C, B, PP, D và các thành phần khác như fitoxterin, polisaccarit, idrad carbon,… Những hoạt chất này cũng có công dụng trong việc hỗ trợ giảm viêm, làm dịu cổ họng và cải thiện ho.

4 cách trị ho bằng tỏi hiệu quả nhanh

Nhìn chung, các cách trị ho bằng tỏi đã xuất hiện từ rất nhiều năm về trước. Những phương pháp tự nhiên này không gây phản ứng phụ mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Và điều đặc biệt nổi bật của các bài thuốc này là có thể dùng trị ho cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Dùng tỏi và mật ong để trị ho

Không chỉ riêng tỏi, mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn, đồng thời có tính làm lành tổn thương ở niêm mạc họng. Chính vì vậy, khi kết hợp tỏi với mật ong giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh.

+ Cách làm đơn giản như sau:

Tỏi đem bóc vỏi, đập dập hoặc giã nát

Sau đó, thêm vào một ít mật ong và tiến hành hấp cách thủy

Sau khoảng 20 phút, lấy hỗn hợp ra và để nguội

Mỗi ngày cho bệnh nhân uống 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê

Với cách trị ho bằng tỏi và mật ong, bệnh nhân chỉ cần kiên trì sử dụng liên tục vài ngày, triệu chứng ho, ngứa rát và khó chịu ở cổ họng sẽ giảm dần. Không những thế, bài thuốc này còn giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa nhiễm bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng tỏi ngâm mật ong để cải thiện ho.

Làm sữa tỏi trị ho

Sữa tỏi là thức uống tự nhiên thường được dùng để cải thiện các vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, viêm khớp, tim mạch,… trong đó có triệu chứng ho. Người bệnh có thể cải thiện bệnh dựa theo công thức sau:

Sử dụng 5 củ tỏi, bóc vỏ và thái thành từng lát mỏng hoặc có thể đập dập. Cách làm này giúp giải phóng các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong tỏi.

Tiếp đến, cho tỏi và 1 lượng sữa nhất định khoảng 250 ml vào nồi, đun sôi cho chín tỏi

Sau đó, lọc lấy phần sữa, bỏ phần tỏi rồi thêm 2 muỗng mật ong và uống khi còn ấm

Để cách trị ho bằng tỏi và sữa tươi mang lại kết quả điều trị như mong đợi, bệnh nhân nên uống khoảng 200 – 250 ml sữa tỏi mỗi ngày. Có thể uống một lần hoặc chia làm 2 – 3 lần, uống trong ngày. Tốt nhất nên uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu giảm dần.

Ngoài ra, nếu không muốn nấu tỏi trong sữa tươi, người bệnh có thể ngâm tỏi đã đập dập trong sữa khoảng 2 tiếng để hoạt chất trong tỏi giải phóng và hòa tan vào sữa. Sau đó, lọc lấy sữa có thể không hoặc thêm một ít tinh bột nghệ vào uống, giúp điều trị ho.

Mẹo trị ho bằng tỏi nướng

+ Cách thực hiện sau đây:

Dùng một củ tỏi ta, bọc trong giấy bạc và nướng trên bếp than

Sau đó, lấy một tép tỏi nướng, giã nhuyễn và hòa với nước ấm rồi uống

Mỗi ngày, người bệnh nên uống 1 lần nước tỏi nướng và uống thường xuyên cho đến khi cơn ho có dấu hiệu thuyên giảm.

Lưu ý: Trong quá trình nướng tỏi, bệnh nhân không nên để tỏi bị cháy, tránh gây độc. Liều lượng tỏi dùng chữa bệnh ho có thể gia giảm tùy thuộc vào độ tuổi. Cụ thể, nếu điều trị ho ở trẻ em, phụ huynh chỉ cần sử dụng 1/2 tép tỏi cũng giúp phát huy tác dụng trị liệu.

Dùng tỏi và giấm

Giấm có tác dụng sát trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên. Đồng thời, các hoạt chất chống oxy hóa trong giấm giúp giảm ngứa rát và hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, giảm cảm giác đau họng.

+ Cách làm như sau:

Dùng 10 gram tỏi, bóc vỏ và cho vào bình thủy tinh

Sau đó, đổ ngập giấm và ngâm khoảng 1 tuần

Mỗi khi cổ họng có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy và buồn ho, người bệnh chỉ cần lấy 1 tép tỏi ngâm giấm, thái lát mỏng và ngậm trong miệng 15 phút. Lúc này, cảm giác đau rát ở họng sẽ dịu làm, giúp giảm ho.

Các cách trị ho bằng tỏi nêu trên có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ho. Tuy nhiên, trong trường hợp ho dai dẳng, kéo dài và các biện pháp điều trị từ tỏi không mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

5 Cách Trị Ho Bằng Rau Tần Dày Lá Hiệu Quả Cho Mọi Đối Tượng

Cách trị ho bằng rau tần dày (rau húng chanh) đang được sử dụng phổ biến hiện vì tính an toàn, hiệu quả và phụ hợp với nhiều đối tượng bệnh.

Rau tần dày là loại thực vật thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tên khoa học là Plectranthus amboinicus (Coleus amboinicus). Là một trong những loài cây thân thảo được trồng quanh nhà với mục đích chế biến món ăn, giúp khử mùi tanh của cá khi nấu canh, cây còn được sử dụng như một vị thuốc điều trị ho.

Tại sao rau tần dày có thể chữa ho?

Rau tần dày là một trong những loài cây trị ho hiệu quả, lành tính nhờ chứa lượng lớn tinh dầu có chất carvacrol và colein. Chính nhờ những thành phần này, vị thuốc thiên nhiên này có những tác dụng tốt đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh như:

Ngoài tác dụng chữa bệnh, trị ho, rau tần dày còn giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh ở đường hô hấp và đường ruột.

Bật mí 5 cách trị ho bằng rau tần dày không phải ai cũng biết

Để chấm dứt tình trạng ho gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng sống, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 5 cách trị ho bằng rau tần dày sau đây:

1. Trị ho do nhiệt, viêm họng

+ Nguyên liệu cần có:

+ Cách thực hiện đơn giản:

Rau tần dày đã được rửa sạch và thái sợi nhỏ

Sau đó cho vào cốc và chế nước sôi vào

Tiếp đến thêm đường phèn vào và đậy nắp lại hãm trong vòng 15 phút

+ Cách dùng:

Lọc lấy nước lá rau tần dày, chia đều ra làm hai và uống trong ngày. Với cách trị ho bằng rau tần dày, người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày và chỉ sau vài ngày sử dụng, triệu chứng ho sẽ giảm một cách rõ rệt.

2. Chữa ho có đờm

+ Nguyên liệu:

Đường phèn: 20 gram

Rau tần dày: 1 nắm

Quả quýt xanh: 4 – 5 quả

+ Cách làm:

Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng, trừ đường phèn

Sau đó cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn rồi thêm đường phèn vào, khuấy đều

Cuối cùng đem hỗn hợp rau lá tần và quýt xanh hấp cách thủy

+ Cách dùng:

Sau khoảng 20 phút hấp, người bệnh chờ hỗn hợp nguội và ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn một lần và ăn liên tục vài ngày cho đến khi ho giảm dần. Thực hiện cách trị ho bằng rau tần dày còn giúp làm loãng đờm và làm sạch vòm họng.

3. Trị ho do cảm sốt

+ Nguyên liệu:

Rau tần dày: 1 nắm

Gừng tươi: 2 lát

Cam thảo đất: 1 nắm

Lá tía tô: 1 nắm

+ Cách thực hiện:

Rau tần dày, lá tía tô rửa sạch đem thái sợi

Nấu nước sôi rồi bỏ cam thảo và gừng tươi vào

Sau đó, tắt bếp rồi bỏ lá tía tô và rau tần dày vào, đậy nắp hãm 5 phút

+ Cách dùng:

Lọc lấy thuốc và uống khi nước còn ấm giúp đổ mồ hôi, giải cảm và hạ sốt. Đồng thời, cách trị ho bằng rau tần dày này còn giúp cắt nhanh cơn ho và nâng cao hệ miễn dịch khỏi tác nhân gây bệnh.

4. Điều trị ho do cảm lạnh

+ Nguyên liệu:

+ Cách thực hiện:

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch, cho vào ấm và thêm lượng nước vừa đủ, sắc trên ngọn lửa nhỏ

Sau đó, lọc lấy nước thuốc, chia đều ra uống trong ngày

Áp dụng các trị ho bằng rau tần dày mỗi ngày không chỉ giúp đẩy lùi cơn ho, giảm ngứa rát ở vòm họng mà còn cải thiện tình trạng đắng miệng, sốt không đổ mồ hôi do bị cảm lạnh.

5. Trị ho bằng cách ngậm rau tần dày

Người bệnh có thể chữa ho bằng cách sử dụng 2 – 3 lá rau tần dày, nhai nhuyễn với vài hạt muối. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng và nuốt từ từ, giúp giảm ho.

Ngoài các cách nêu trên, bệnh nhân cũng có thể giã nát lá rau tần dày, vắt lấy nước cốt, pha với nước ấm và uống mỗi khi cảm thấy ngứa ngáy, buồn ho.

Với 5 cách trị ho bằng rau tần dày, bệnh nhân có thể tham khảo. Mặc dù thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên khá an toàn nhưng người bệnh nên cẩn thận không quá lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài, tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Người bệnh nên tham khảo những bài thuốc đặc trị có nguồn gốc Đông y, độ an toàn cao hơn và kết quả điều trị lâu hơn.

Ích phế Nam – Chấm dứt nỗi lo ho mãn chỉ sau 1 liệu trình

Trong Đông y quan niệm rằng: bệnh ho hình thành bởi trước hết là sự suy yếu can tạng, ứ trệ khí huyết, giảm sức đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố ngoại tà như phong hàn, vi khuẩn, bụi bẩn tác động gây bệnh. Thấu hiểu chân lý đó, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu và ứng dụng thành công trong bài thuốc Ích phế Nam.

Theo khảo sát hàng năm trên 4000 bệnh nhân cho kết quả:

95% người bệnh khỏi dứt điểm bệnh ho chỉ sau một liệu trình.

100% người dùng không có phản ứng phụ đáng kể nào. Đặc biệt trong số đó có cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có sức đề kháng yếu.

Đối với bệnh ho cấp tính: hiệu quả sau 3-5 ngày

Đối với bệnh ho mãn tính: hiệu quả sau 7-10 ngày

Bài thuốc ho đầu tiên bào chế từ Phổi ngựa bạch ngâm mật ong trong 10 năm

Để cho ra đời sản phẩm Ích phế Nam, các chuyên gia đã lựa chọn từ hơn 100 loại thảo dược chuyên sử dụng trong bào chế thuốc ho. Từ đó chọn ra 40 loại có tính ứng dụng cao nhất. Ngoài ra việc kết hợp cũng đòi hỏi quá trình thử nghiệm và tính toán kỹ lưỡng nhằm cân bằng tính âm-dương.

Đặc biệt hơn, bài thảo dược chủ trị của Ích phế Nam đến từ vị thuốc 10 năm có một. Để ứng dụng phổi ngựa bạch ngâm mật ong trong 10 năm đòi hỏi kinh nghiệm dày dặn và tuân thủ chặt chẽ yêu cầu. Phổi ngựa cần đảm bảo được làm sạch, ngâm trong một lượng vừa đủ mật ong chất lượng cao. Càng ngâm lâu, dược tính cho ra càng cao.

Các loại thảo dược này được chia đều theo dược tính nổi trội và mục đích sử dụng. Qua đó kết hợp lại trong 3 bài thuốc đặc trị khác nhau:

Bài thuốc bổ phế:

Thành phần: bạch linh, trần bì, cam thảo, bán hạ, cát cánh, tang bạch bì, bạch môn, huyền sâm, ngũ vị, sa sâm…

Công dụng: Bổ phế, trừ đàm, giảm ho, chỉ khái.

Bài thuốc Giải độc hoàn:

Thành phần: Đơn đỏ, Hoa kim ngân, Bồ công anh, Ké đầu ngựa…và các thảo dược khác.

Công dụng: Giải độc, hóa ứ, thanh mát họng đồng thời tiêu viêm, giảm sưng

Bài thuốc ngậm Ích phế Thần Hiệu Phương:

Thành phần: Phổi ngựa bạch ngâm mật ong trong 10 năm, Tầm gửi cây móc, Tầm gửi cây cọ, Tầm gửi cây gạo đỏ, Sâm quản trọng…

Công dụng: Cắt cơn ho, long đàm, giảm đau rát họng. Đặc biệt thích hợp với người ho có đờm, ho khan, ho gà…

Vườn dược liệu chất lượng cao, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng

Hơn thế nữa, bài thuốc được bào chế dạng cao tiện lợi, cô đọng dược tính cao, vị ngọt thanh dễ dùng. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian cho người bận rộn và dễ dàng sử dụng cho cả trẻ nhỏ.

Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ tin cậy trao gửi niềm tin

Trung tâm Thuốc dân tộc là nơi tiếp nhận hàng chục nghìn bệnh nhân mỗi năm. Mỗi bệnh nhân đều có những biểu hiện bệnh khác nhau và câu chuyên khác nhau. Tuy đã có hàng chục năm công tác và cống hiến nhưng các bác sĩ vẫn không ngừng nghiên cứu và trau dồi kiến thức, cố gắng đem lại cách chữa an toàn và hiệu quả nhất.

Với những sự cống hiến không ngừng nghỉ, Trung tâm Thuốc dân tộc đã vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá:

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam 2019

Top 50 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng 2017 và 2018

Chứng nhận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng 2018

Cúp vàng vinh danh Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017…

Hiện nay, người bệnh có thể liên hệ khám online để được tư vấn bởi các chuyên gia. Hoặc đến khám trực tiếp tại các cơ sở của Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Trung tâm vẫn luôn có chính sách hỗ trợ vận chuyển, chi phí cho người bệnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 8 Cách Trị Ho Ngứa Cổ Họng Tại Nhà Cho Mọi Đối Tượng trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!