Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Crohn Và Cách Ngừa Biến Chứng mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh Crohn viết tắt là IBD (Inflammatory Bowel Disease) gây ra viêm nhiễm, lây lan và đi sâu vào thành của đường tiêu hóa gây loét, chảy máu.
Bệnh Crohn viết tắt là IBD (Inflammatory Bowel Disease) gây ra viêm nhiễm, lây lan và đi sâu vào thành của đường tiêu hóa gây loét, chảy máu. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn cả là tuổi trẻ. Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh Crohn
Cho đến nay vẫn chưa xác định được một cách chắc chắn nhưng sự tổn thương hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng kháng thể (khả năng tạo kháng thể) chống lại tác nhân gây bệnh và yếu tố di truyền (do đột biến gene) được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn cả. Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng), chế độ ăn uống không hợp lý cũng là các tác nhân gây bệnh được quan tâm. Bên cạnh đó, một số yếu tố có lợi cho sự xuất hiện hoặc làm cho bệnh Crohn nặng thêm như hút thuốc, di truyền, sống trong môi trường có ảnh hưởng của bụi, hóa chất (công nghiệp, phòng thí nghiệm)… cũng được đề cập tới.
So sánh vị trí đau trong bệnh Crohn (hình trái) và viêm đại tràng.
Biểu hiện của bệnh Crohn như thế nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn từ nhẹ đến nặng và có thể phát triển dần dần hoặc xảy ra đột ngột mà thường không có cảnh báo nào. Một số trường hợp có khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì (khoảng lặng) do bệnh đã thuyên giảm. Bệnh Crohn có loại cấp tính và mạn tính.
Loại cấp tính có biểu hiện đau bụng (do tổn thương thành ruột và do co thắt), nhất là vùng hố chậu phải (dễ nhầm với bệnh ruột thừa, viêm đại tràng mạn tính, sỏi niệu quản, ở nữ giới còn có thể nhầm với u nang buồng trứng xoắn hoặc vỡ, hoặc chửa ngoài tử cung) hoặc nhầm với bệnh lao ruột, một số trường hợp kèm theo có sốt cao (39-400C). Đau bụng thường xảy ra sau khi ăn, kèm theo buồn đi đại tiện, sau khi đại tiện, đau bụng giảm hoặc hết. Có thể đi ngoài phân lỏng hoặc có kèm theo máu. Tiêu chảy là dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị bệnh Crohn, đồng thời có thể buồn nôn hoặc nôn.
Loại mạn tính, bệnh tiến triển từ từ và kéo dài khá lâu (khoảng trên 2 năm), bệnh thể hiện đau bụng âm ỉ, da xanh, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn, gầy sút, thiếu máu, thể trạng có thể suy sụp do rối loạn tiêu hóa kéo dài gây mất nước, chất điện giải, chất dinh dưỡng (do không hấp thu được).
Biến chứng do bệnh Crohn là thiếu máu, suy dinh dưỡng (đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi), nguy hiểm nhất của bệnh Crohn là gây thủng ruột hoặc gây rò từ hồi tràng vào đại tràng, rò vào bàng quang… Ngoài viêm và loét ở đường tiêu hóa, bệnh Crohn có thể gây ra tác hại cho các bộ phận khác của cơ thể (viêm khớp, viêm mắt, viêm da, sỏi thận, sỏi mật, có trường hợp bị viêm ống dẫn mật). Bệnh Crohn mạn tính có thể gây loãng xương.
Bệnh Crohn là một bệnh rất dễ nhầm với một số bệnh khác, để chẩn đoán chính xác không thể không dựa vào kết quả của cận lâm sàng. Vì vậy, cần xét nghiệm máu, xét nghiệm phân (tìm hồng cầu trong phân, nuôi cấy xác định vi khuẩn, soi phân tìm ký sinh trùng), nội soi, chụp Xquang có chuẩn bị (thụt tháo và có thuốc cản quang), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).
Nguyên tắc điều trị bệnh Crohn
Để điều trị có hiệu quả, tốt nhất là xác định được nguyên nhân và mức độ, vị trí tổn thương, trên cơ sở kết quả xác định, bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân (dùng thuốc hay phải phẫu thuật). Muốn làm được điều đó, khi thấy có rối loạn tiêu hóa kéo dài (đau bụng, đi lỏng, có máu, buồn nôn, nôn…) kèm theo sốt cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa tiêu hóa. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và không nên tự mua thuốc để điều trị khi không có chuyên môn về y học, nhất là dựa theo tư vấn của một số người bán thuốc không biết chuyên môn (chỉ vì lợi nhuận của họ) sẽ làm cho bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm và nguy hiểm.
Để phòng bệnh Crohn cần có chế độ ăn uống hợp lý, nhất là ăn rau, trái cây để có chất xơ làm cho tiêu hóa dễ dàng. Không nên hoặc hạn chế ăn, uống các chất kích thích (rượu, bia, gia vị). Không nên hút thuốc, bởi vì thuốc lá là một trong các nguyên nhân làm gia tăng bệnh Crohn. Cần có tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng thần kinh, giảm các stress bằng các hoạt động như tham gia câu lạc bộ, đọc sách, báo, xem vô tuyến, đi du lịch, tăng cường giao lưu bạn bè. Nên thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể (bơi, chơi cầu lông, đi xe đạp, đi bộ…).
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Cách Chữa Bệnh Trĩ Nặng Nhanh Khỏi, Ngừa Biến Chứng
Can thiệp ngoại khoa là cách chữa bệnh trĩ nặng tối ưu nhất. Phương pháp này giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ, điều trị dứt điểm triệu chứng và phòng ngừa các di chứng nặng nề. Ở giai đoạn nặng, sử dụng thuốc và thực hiện các thủ thuật xâm lấn thường đem lại kết quả hạn chế và không thể điều trị bệnh hoàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nặng?
Bệnh trĩ nặng là thuật ngữ mô tả tình trạng búi trĩ phát triển lớn, sa hoàn toàn ra bên ngoài ống hậu môn và không thể thụt trở lại – ngay cả khi sử dụng tay. Giai đoạn này còn được là bệnh trĩ độ 4.
Khác với trĩ độ 1, 2 và 3, điều trị bệnh trĩ nặng không có nhiều lựa chọn do búi trĩ đã phát triển lớn, niêm mạc trực tràng có dấu hiệu sa và cơ thắt hậu môn có xu hướng rối loạn chức năng co thắt. Lựa chọn tối ưu đối với giai đoạn này là phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và ổn định lại cấu trúc ống hậu môn – trực tràng.
Tuy nhiên đối với những trường hợp mong muốn trì hoãn phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc can thiệp thủ thuật xâm lấn để giảm kích thước búi trĩ và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở giai đoạn nặng:
Búi trĩ phát triển lớn, sa hẳn ra ống hậu môn, gây vướng víu và bất tiện khi đại tiện, sinh hoạt và lao động
Tăng ma sát giữa phân và búi trĩ trong quá trình đi tiêu khiến búi trĩ chảy máu nhiều, máu chảy thành tia và khó cầm máu
Ống hậu môn xuất hiện mẩu thịt thừa
Bề mặt búi trĩ có xu hướng căng bóng, phù nề, tím đậm/ tái nhợt hoặc có dấu hiệu xơ hóa, sần sùi
Niêm mạc hậu môn viêm đỏ, ẩm ướt, ngứa ngáy và đau rát kéo dài
Búi trĩ có thể bị chảy máu do ma sát với quần áo trong quá trình lao động và sinh hoạt
Trên thực tế, bệnh trĩ ở giai đoạn nặng có các triệu chứng nghiêm trọng và tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Các biến chứng của bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa dưới, thường xảy ra ở người trung niên – đặc biệt là ở nam giới. Bệnh được đánh giá tương đối lành tính, có thể điều trị dứt điểm và hiếm khi đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Ảnh hưởng chủ yếu của bệnh lý này là giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động.
Tuy nhiên bệnh trĩ nặng không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác như:
Trĩ ngoại tắc mạch: Búi trĩ sa ra ngoài trong thời gian dài có thể bị va đập dẫn đến vỡ mạch máu và hình thành cục máu đông. Cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu khiến búi trĩ căng phồng, viêm đỏ, phù nề và đau rát dữ dội.
Trĩ vòng: Trĩ vòng là biến chứng thường gặp ở bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn nặng. Biến chứng này khởi phát khi các búi trĩ ở trên và dưới đường lược kết hợp tạo thành búi trĩ lớn, sa ra ngoài ống hậu môn và kéo niêm mạc trực tràng sa xuống. So với trĩ nội và trĩ ngoại đơn thuần, trĩ vòng có cấu trúc phức tạp nên bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ.
Búi trĩ sa nghẹt: Búi trĩ sa nghẹt là hệ quả do cơ vòng hậu môn co thắt quá mức khiến quá trình tuần hoàn máu trong búi trĩ bị gián đoạn. Biến chứng này có thể khiến búi trĩ sưng đau dữ dội, phù nề và có nguy cơ vỡ.
Hoại tử búi trĩ: Hoại tử búi trĩ là biến chứng có mức độ nghiêm trọng, xảy ra khi búi trĩ bị viêm nhiễm không được điều trị kịp thời. Biến chứng này có thể khiến búi trĩ sưng đau nghiêm trọng, ứ mủ, bốc mùi hôi, khó chịu,… Nếu không được xử lý kịp thời, hoại tử búi trĩ có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.
Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, cần tiến hành thăm khám và xử lý sớm. Tình trạng chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe tổng thể.
Cách chữa bệnh trĩ giai đoạn nặng
Như đã đề cập, lựa chọn ưu tiên đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nặng là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn các tĩnh mạch bị phình giãn, cải thiện tình trạng sa niêm mạc trực tràng và ổn định cấu trúc ống hậu môn.
Tuy nhiên bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật xâm lấn đối với những trường hợp mong muốn trì hoãn phẫu thuật. Các biện pháp này chỉ có tác dụng giảm đau, viêm đỏ, phù nề và hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ.
1. Phẫu thuật – Cách chữa bệnh trĩ nặng tối ưu
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn ưu tiên đối với bệnh trĩ nặng – đặc biệt là trường hợp đã phát sinh biến chứng hoại tử, sa nghẹt búi trĩ, sa niêm mạc trực tràng, trĩ vòng,… Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ ở ống hậu môn và điều trị dứt điểm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.
Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho bệnh trĩ giai đoạn nặng bao gồm:
Phương pháp Longo:
Phương pháp này được ứng dụng vào năm 1993 và hiện nay được áp dụng tương đối phổ biến do tỷ lệ tái phát tương đối thấp, ít gây đau, tính thẩm mỹ cao và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Phương pháp Longo tạo ra các đường khâu vòng trên đường lược có độ dài khoảng 3 – 4 cm bằng máy khâu chuyên dụng. Các đường khâu vòng này có tác dụng giảm lưu lượng máu tuần hoàn nhằm thu nhỏ kích thước búi trĩ và giảm tình trạng chảy máu khi đại tiện.
Phương pháp cắt trĩ PPH:
Phương pháp PPH được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất hiện nay và có thể thực hiện cho tất cả các loại trĩ (trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp). Phương pháp này có mức độ xâm lấn thấp, ít gây đau, tỷ lệ tái phát thấp, thời gian hồi phục nhanh, vết mổ có tính thẩm mỹ cao và ít gây tổn hại đến cơ vòng hậu môn.
Phương pháp PPH được thực hiện bằng cách sử dụng dùng máy khâu nối tự động (HYG-34) cắt bỏ tận gốc tĩnh mạch của búi trĩ nằm phía trên đường lược. Sau khi búi trĩ được loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành khâu ống hậu môn nhằm tạo hình thẩm mỹ cơ quan này. Trên thực tế, phương pháp này có tỷ lệ tái phát rất thấp nhưng chi phí thực hiện khá cao nên nhiều bệnh nhân không có khả năng chi trả.
Phương pháp cắt trĩ bằng laser:
Cắt trĩ bằng laser là thủ thuật ngoại trú, sử dụng các loại tia laser như laser ND và laser CO2 nhằm cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ ở bên trong ống hậu môn. Mặc dù có mức độ xâm lấn thấp, thời gian thực hiện nhanh và ít gây đau nhưng phương pháp có khả năng tái phát tương đối cao (khoảng 2 – 5%).
Đối với trĩ ngoại, bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia laser để loại bỏ búi trĩ. Ngược lại với trĩ nội, bác sĩ sẽ dùng tia laser có tần số cao để cắt bỏ các búi trĩ có kích thước lớn. Đồng thời sử dụng chế độ tia laser bốc hơi để loại bỏ các búi trĩ nội có kích thước nhỏ.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT:
Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT (High-frequency capacitance pile treating) là một trong những kỹ thuật cắt trĩ hiện đại và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này chỉ gây đau nhẹ hoặc thậm chí không gây đau trong quá trình thực hiện, đồng thời ít xâm lấn mô, thời gian lành vết thương và hồi phục nhanh.
Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần sử dụng sóng điện từ tần số cao ở 70 – 80 độ C nhằm giảm lưu lượng máu trên các búi trĩ bằng cách làm đông mạch máu và kích thích hình thành mô sẹo ở tĩnh mạch. Sau khi cắt đứt nguồn máu nuôi dưỡng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ búi trĩ tận gốc.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler-THD
Phương pháp siêu âm Doppler-THD phù hợp với người bị trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ vòng. Phương pháp này ít gây đau, mức độ xâm lấn thấp và thời gian phục hồi khá nhanh chóng.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau và khó chịu. Sau đó tiến hành khâu niêm mạc trĩ nhằm giảm lượng máu lưu thông, từ đó khiến búi trĩ mất nguồn máu nuôi dưỡng và có xu hướng teo nhỏ, rụng dần.
Cắt trĩ với phương pháp Milligan Morgan:
Phương pháp Milligan Morgan có tỷ lệ tái phát tương đối cao (khoảng 5 – 7%), dễ bị nhiễm trùng, đau nhiều và có thể gây tổn thương niêm mạc nghiêm trọng nên hiện nay ít được áp dụng.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt bỏ từng búi trĩ đơn lẻ, sau đó khâu các niêm mạc ở giữa các búi trĩ với nhau. Khi thực hiện phương pháp Milligan Morgan, cần phải chăm sóc nghiêm ngặt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Phẫu thuật cắt trĩ với phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ:
Hiện nay, phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ hầu như không được áp dụng do phạm vi xâm lấn lớn và có nguy cơ tái phát cao (10%). Hơn nữa, phương pháp này còn gây đau đớn nhiều trong thời gian thực hiện và cả giai đoạn hậu phẫu, đồng thời có thể phát sinh các biến chứng nặng nề như hẹp lỗ hậu môn, rò hậu môn và mất tự chủ khi đại tiện.
Phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ được thực hiện bằng cách cắt toàn niêm mạc chứa búi trĩ. Sau đó kéo phần niêm mạc phía trên xuống và khâu liền lại với vùng da hậu môn.
Phẫu thuật được đánh giá là cách chữa bệnh trĩ nặng tối ưu nhất. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, cần vệ sinh vết mổ đúng cách, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ để hạn chế nhiễm trùng và một số biến chứng hậu phẫu khác.
2. Biện pháp trì hoãn phẫu thuật
Đối với những trường hợp chưa thể thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp trì hoãn như:
Sử dụng thuốc mỡ/ thuốc đạn để giảm viêm, bảo vệ niêm mạc ống hậu môn và giảm ma sát khi đại tiện.
Dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch nhằm làm tăng độ bền của mạch máu, hạn chế tình trạng xuất huyết và biến chứng tắc mạch, vỡ búi trĩ,…
Thuốc điều hòa nhu động ruột được sử dụng nhằm giảm tần suất đi tiêu, làm mềm phân và hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu.
Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật xâm lấn như áp lạnh búi trĩ, chích xơ hóa búi trĩ, dùng laser,… nhằm giảm kích thước búi trĩ và cải thiện một số triệu chứng do bệnh trĩ nặng gây ra.
Hầu hết các phương pháp này đều cho kết quả rất hạn chế và chỉ được áp dụng cho bệnh trĩ ở giai đoạn 1, 2 và một số trường hợp ở giai đoạn 3. Ở giai đoạn 4, sử dụng thuốc và can thiệp thủ thuật xâm lấn chỉ giúp cải thiện triệu chứng và trì hoãn thời gian phẫu thuật.
Lối sống lành mạnh cho người bị trĩ nặng
Lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ nặng nói riêng. Chế độ chăm sóc khoa học có thể hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế, ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Lối sống lành mạnh cho người bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, bao gồm:
Tránh tuyệt đối các hoạt động làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn như tập thể dục quá mức, ngồi xổm, lao động nặng, mang vác vật cồng kềnh,… Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen xấu khác như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, café, thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ.
Tăng cường chất xơ, nước và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày. Các thành phần này giúp làm giảm tình trạng táo bón, điều hòa nhu động ruột và hạn chế ma sát lên búi trĩ khi đi tiêu.
Trong trường hợp trĩ là hệ quả của các bệnh lý như tiểu đường, gút, giãn tĩnh mạch, cần kết hợp đồng thời với điều trị bệnh lý nguyên nhân để hạn chế nguy cơ tái phát.
Nên nghỉ ngơi khoảng vài ngày sau khi phẫu thuật, đồng thời cần vệ sinh vết mổ đúng cách và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi mổ, nên giảm lượng thức ăn, ăn chậm nhai kỹ và ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và giảm ma sát lên vết mổ khi đi tiêu.
Thông báo ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường trong giai đoạn hậu phẫu như hậu môn sưng nề, đau nhức, tiết dịch có mùi hôi, chảy máu kéo dài,… Hoặc tái khám theo lịch hẹn nếu không phát sinh biến chứng.
Chẩn Đoán Xác Định Và Phân Biệt Bệnh Crohn
Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán xác định đôi khi phải dựa vào chẩn đoán loại trừ vì nhiều khi không phân định được. Đa số các trường hợp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi. Mô bệnh học rất có giá trị nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thì kinh nghiệm chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn.
Chẩn đoán phân biệt
Ung thư đại tràng: loại trừ bằng nội soi đại tràng và xét nghiệm mô bệnh học
Viêm đại tràng do vi khuẩn: biển hiện lâm sảng đột ngột, đi ngoài ra máu, kém theo có hội chứng lỵ cấp, với triệu chứng đau bụng là chủ yếu. Một số trường hợp nặng cũng có thể giống như phình giãn đại tràng nhiễm độc. Chẩn đoán phân biệt bằng cấy phân, soi tìm ký sinh trùng, ELISA tìm amip. Sinh thiết trực tràng trong viêm đại tràng do vi khuẩn thường thấy xâm nhâp nhiều bạch cầu đa nhân trung tính ở niêm mạc, mô đệm và các khe tuyến vẫn giữ được cấu trúc bình thường.
Đối với lỵ trực khuẩn: triệu chứng lâm sàng rầm rộ, cấp tính, sốt, cấy phân có thể mọc Shigella.
Lỵ amip khi soi phân thấy amip thể ăn hồng cầu, ELISA amip dương tính với hiệu giá kháng thể 1/100. Mô bệnh học thấy tinh thể Charcot Leyden với hình ảnh tổn thương viêm cấp tính.
Viêm đại tràng giả màng do độc tố Clostridium dificile: trên hình ảnh nội soi đại tràng thường chỉ có tổn thương ở đại tràng sigma và rất đặc trưng với các mảng màu vàng nhạt, bám rất chặt vào bề mặt niêm mạc đại tràng. Mô bệnh học cho thấy hình ảnh viêm cấp, loét có giả mạc fibrin và chất hoại tử. Bệnh nhân thường có tiền sử dùng thuốc kháng sinh trước đó (trừ metronidazol và quinolon) hoặc nhiễm trùng bệnh viện.
Điều trị kháng sinh đặc hiệu, tổn thương mất đi nhanh chóng
Viêm đại tràng thiếu máu: khởi phát có thể đột ngột
Thường gặp ở người lớn tuổi
Tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường
Có nguy cơ bệnh lý mạch máu kèm theo
Thường đau bụng nhiều ngày.
Hội chứng ruột kích thích: dựa vào tiêu chuẩn đoán Rome II và khi làm nội soi đại tràng không phát hiện thấy tổn thương.
Bệnh lao ruột
Vị trí tổn thương thường ở phần cuối hồi tràng, manh tràng cũng có thể gặp ở khắp đại tràng. Trên hình ảnh nội soi có thể gặp các ổ loét lớn đa dạng về hình thái, có thể gây hẹp đại tràng, cũng có thể gây dò. Viêm u hạt trong lao rất khó phân biệt với Crohn, khi đó cần phối hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán như: Cấy phân tìm vi khuẩn lao và nhuộm tìm vi khuẩn kháng cồn toan. PCR lao với mảnh sinh thiết, làm xét nghiệm MGIT.
Điển hình nhất có thể thấy hình ảnh nang lao điển hình với tổn thương: chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên. Với những bệnh nhân nghi ngờ lao có thể tiến hành nội soi và sinh thiết nhiều lần, tìm bằng chứng lao ở các cơ quan khác như phổi. Khi đã làm hết các phương pháp trong điều kiện có thể mà không phân biệt được giữa lao và Crohn thì có thể điều trị như lao sau đó nội soi kiểm tra lại để đánh giá đáp ứng điều trị, thường do lao thì tổn thương nhỏ dần, triệu chứng lâm sàng cải thiện.
Loét dạ dày tá tràng: thường thấy những bệnh nhân này đáp ứng kém với thuốc ức chế bào tiết dịch vị và không tìm thấy bằng chứng của H.pylori và khi sinh thiết thấy tổn thương dạng u hạt. Cần tìm thêm những bằng chứng của tổn thương phối hợp như ở đại tràng và ngoài ống tiêu hóa.
Tổn thương ống tiêu hóa do giun lươn: tổn thương có thể gặp toàn bộ ống tiêu hóa. Các tổn thương là những loét nhỏ được bao phủ lớp giả mạc trắng đục, bơm rửa sẽ lộ ra những tổn thương li ti. Bệnh nhân thường rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải, nôn, buồn nôn, suy kết, có thể có tổn thương ngoài da dạng ban đỏ. Khi bệnh nhân đến muộn có thể nôn ra dịch màu vàng, mùi thối. Sinh thiết tá tràng thấy hình ảnh ấu trùng giun trong ở lớp dưới niêm mạc.
U ống tiêu hóa: thường gây bệnh cảnh đau bụng, bán tắc ruột. Chụp MSCT ruột non có thể phát hiện ra nhiều khối u ống tiêu hóa. Không có hình ảnh hình ống nước do thành ruột dày lên. Nội soi ruột non sinh thiết có thể giúp chẩn đoán phân biệt.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu: đặc biệt khó phân biệt với thể Crohn đại tràng.
Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu tổn thương chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma, phân thường có máu và thường có hội chứng lỵ kèm theo.
Tổn thương đại tràng trên hình ảnh nội soi thường nông, không tổn thương đến lớp dưới niêm mạc, đặc biệt lớp cơ. Chỉ tổn thương ở đại tràng, tổn thương liên tục không cách đoạn, không có biến chứng dò hay áp xe. Trong viêm loét đại trực tràng chảy máu không bao giờ gây hẹp.
Tổn thương quanh ống hậu môn hiếm gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu. Phân biệt trên hình ảnh mô bệnh học
chúng tôi
Cách Chữa Bệnh Viêm Amidan Gây Biến Chứng Và Khó Chịu
02/06/2016 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 474 lượt xem
Cách chữa bệnh viêm amidan sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân. Đây là một trong những bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Viêm amidan có thể gây biến chứng và khó chịu cho người bệnh nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Để xác định cách chữa bệnh viêm amidan hiệu quả nhất trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn hoặc xét nghiệm dịch ngoáy họng miệng. Sau đó phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây viêm amidan có phải là do vi khuẩn hay không. Nếu các xét nghiệm cho thấy vi khuẩn, cách chữa bệnh viêm amidan sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh. Mặc dù các triệu chứng có thể cải thiện trong vòng hai hoặc ba ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc nhưng cần đảm bảo sử dụng đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo các vi khuẩn biến mất hoàn toàn.
1. Áp dụng biện pháp cải thiện tình trạng viêm amidan
Nếu viêm amidan gây ra bởi vi rút, thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả và cơ thể sẽ có cơ chế riêng để chống lại sự lây nhiễm. Người bệnh có thể thử áp dụng một số biện pháp sau để cảm thấy dễ chịu hơn:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Uống nhiều nước ấm để giảm đau họng
Ăn đồ loãng, mịn như cháo, súp…
Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng
Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên
Dùng thuốc giảm đau tự kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen
2. Cách chữa viêm amidan
Amidan là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch trong suốt cuộc đời, vì vậy tốt nhất nên tránh loại bỏ chúng. Tuy nhiên với các trường hợp viêm amidan tái phát dai dẳng hoặc sưng to gây tắc nghẽn đường thở, khó nuốt, phẫu thuật là cách điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả nhất. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt amidan khác nhau: bóc tách bằng dao, dao điện đơn cực, dao mổ siêu âm, laser, Microdebrider, Coblation. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để tư vấn lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất.
Phẫu thuật amidan thường kéo dài khoảng 30 – 45 phút, người bệnh được gây mê toàn thân trong quá trình mổ. Phẫu thuật cắt amidan được thực hiện chủ yếu ở trẻ em.
Trẻ có thể về nhà khoảng 4 giờ sau phẫu thuật và mất khoảng 10 ngày để hồi phục hoàn toàn. Hầu hết trẻ đều sẽ cảm thấy hơi đau ở họng sau khi phẫu thuật. Một số lại bị đau ở tai, cằm và cổ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để trẻ thấy thoải mái hơn.
Trong thời gian phục hồi, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước. Tuy nhiên cần tránh cho trẻ uống sữa 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Mặc dù đau họng có thể khiến trẻ chán ăn, cha mẹ nên động viên trẻ cố gắng ăn uống để nhanh phục hồi. Nếu trẻ bị sốt hơn 38 độ C và có máu ở mũi hoặc nước bọt, hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được chăm sóc y tế kịp thời.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Crohn Và Cách Ngừa Biến Chứng trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!