Đề Xuất 3/2023 # Bệnh Sỏi Mật Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Phổ Biến Hiện Tại # Top 10 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Bệnh Sỏi Mật Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Phổ Biến Hiện Tại # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Sỏi Mật Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Phổ Biến Hiện Tại mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dịch mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do sự mất cân bằng giữa các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó được hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.

1. Theo nguồn gốc hình thành

Sỏi cholesterol: Được hình thành do quá dư thừa cholesterol (cholesterol chiếm trên 70% lượng dịch mật), cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay.

Sỏi sắc tố: Thành phần sỏi chủ yếu là Bilirubin và các muối canxi (hàm lượng cholesterol dưới 30%), thường hình thành do nhiễm trùng mãn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều).

Sỏi hỗn hợp: Được tạo thành khi hàm lượng cholesterol chiếm 30% – 70% dịch mật.

2. Theo vị trí

Sỏi túi mật: Sỏi nằm trong túi mật.

Sỏi ống mật chủ: Sỏi nằm trong ống mật chủ.

Sỏi gan (sỏi ống mật gan): Sỏi nằm gần gan và cổ của ống mật chủ.

Ngoài ra thì bùn mật và sỏi bùn túi mật là dạng khởi đầu của sỏi mật. Sỏi mật lúc đầu ở dạng bùn rời rạc, quá trình co bóp túi mật tự đẩy bùn ra nhưng nếu không đẩy ra hết thì lâu ngày bùn sẽ kết tinh lại dưới dạng khối cứng hơn và sỏi mật hình thành.

Lưu ý: Thời gian và cách điều trị bệnh sỏi mật có thể khác nhau đối với các loại sỏi mật khác nhau.

Nguyên nhân cơ bản hình thành sỏi mật

Nguyên nhân thứ nhất: Thành phần chính trong mật là cholesterol, bilirubin và muối canxi, những thành phần này chiếm giữ một tỉ lệ nhất định để hòa tan dịch mật. Nếu vì một lý do nào đó mà tỉ lệ này không cân bằng thì nguy cơ hình thành sỏi mật là rất cao.

Nguyên nhân thứ hai: Là do nhiễm trùng đường mật (thường do ký sinh trùng) hoặc sự gia tăng chất thải bilirubin (do hồng cầu bị phá hủy nhiều).

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Đau: Sỏi gây cản trở sự lưu thông của dịch mật, khi đó hệ tiêu hóa không hấp thu được chất béo do thiếu dịch mật dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu. Mặt khác, khi sỏi di chuyển hoặc dịch mật bị ứ trệ còn gây nên các cơn đau quặn mật, quặn gan, viêm đường mật, túi mật, nếu phát hiện muộn ổ viêm có nguy cơ hóa mủ. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện do nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan lân cận (gan, tụy…) nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Sốt: Bệnh nhân bị sỏi mật thường bị sốt vì lý do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.

Vàng da: Da và võng mạc mắt cuả bệnh nhân bị sỏi mật bị vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.

Gan to: Là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.

Chán ăn: Những bệnh nhân bị sỏi mật vì bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thức ăn không tiêu được do thiếu dịch mật nên hay có những biểu hiện như chán ăn, suy sụp tinh thần.

Ngoài những triệu chứng trên thì những người bệnhcòn có thể biểu hiện một số triệu chứng khác như: Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, không thích dầu mỡ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy…

Lưu ý: Trường hợp người bệnh có những biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và kích thước sỏi… mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp (Phẫu thuật, uống thuốc tán sỏi…)

1. Cách hỗ trợ điều trị đối với sỏi túi mật

Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6 – 24 tháng, ursodeoxycholic acid 8 – 10mg/kg trọng lượng.

Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.

Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

2. Cách hỗ trợ điều trị đối với sỏi trong gan và ống mật chủ

Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

Phẫu thuật để lấy sỏi.

Bạn cần tư vấn, sẻ chia trong suốt hành trình ngăn chặn sỏi và dùng bài thuốc từ dược liệu dân gian, an toàn. XEM NGAY giải pháp điều trị sỏi.

Về Sỏi Mật Trái Sung

được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi (sỏi mật, sỏi thận). Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

5 Cách Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Phổ Biến Hiện Nay

– Người bệnh có thể thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm giảm lượng đường trong máu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lí, tuy nhiên, cũng không để sụt cân quá mức. Với người bệnh béo phì, có thể giảm lượng calo xuống dưới 1.200 kcal/ ngày (giảm 20 – 25% nhu cầu năng lượng).

– Cách điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc đó là tăng cường vận động, tập thể lực. Với người bệnh tiểu đường có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,..vừa có thể giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin.

– Thiền, Yoga thái cực quyền cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường giai đoạn đầu rất hiệu quả giúp giảm stress oxy hóa trong tiểu đường (nguyên nhân gây đề kháng insulin, rối loạn tế bào β đảo tụy).

Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng y học hiện đại

Sử dụng y học hiện đại là cách chữa tiểu đường tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với những người bị bệnh nặng, mạn tính, tiểu đường type 2. Theo đó, y học hiện đại trị tiểu đường thường dùng 2 loại thuốc sau:

– Insulin: Chỉ định bắt buộc đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, người mới bị tiểu đường, tiểu đường type 2 có lượng đường huyết cao, người có nguy cơ biến chứng cấp tính, người mắc các chứng suy gan, suy thận mức độ nặng.

– Thuốc uống hạ đường huyết: Công dụng của nhóm thuốc này là làm chậm khả năng hấp thu glucose, đồng thời kích thích tiết insulin, giảm khả năng tạo đường và giảm đề kháng insulin.

– Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện để đảm bảo công tác chữa bệnh được hiệu quả nhất.

Chữa tiểu đường bằng phương pháp y học cổ truyền

Điều trị các thể bệnh này được lấy bài thuốc chung đó là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch để làm nền tảng. Do đó, nhiều bài thuốc ra đời giúp không chỉ điều trị triệu chứng, giảm dần các biểu hiện của tiểu đường mà còn giúp điều trị từ sâu bên trong, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Các bài thuốc điều trị tiểu đường của Y học cổ truyền thường được sử dụng từ các dược liệu tự nhiên như mạch môn, dây thìa canh, khổ qua, hoàng kỳ, ngũ vị tử, hoài sơn,… Tùy theo mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh mà được sử dụng với liều lượng khác nhau.

Sử dụng Đông – Tây y kết hợp

Có lẽ, cách điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay đó là sử dụng Đông – Tây y kết hợp. Đó là biện pháp vừa điều trị triệu chứng bên ngoài, vừa điều trị tận gốc căn nguyên căn bệnh từ bên trong giúp việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Theo đó, trước tiên bác sĩ sẽ dùng các kĩ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các chỉ số bệnh (lượng đường trong máu, các bệnh lí kèm theo,…) sau đó sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

– Nếu lượng đường trong máu của người bệnh ở mức dưới 150mg/dl hoặc dưới 9mmol/L, thì người bệnh có thể kiểm soát lượng đường qua chế độ ăn, chế độ tập luyện kết hợp cùng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

– Nếu mức đường huyết cao hơn 150mg/dl, khi đó, người bệnh cần bắt buộc dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sỹ. Bên cạnh đó, vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện điều độ.

Sản phẩm bổ trợ tiểu đường được điều chế từ những dược liệu, thảo dược, không chỉ giúp ổn định lượng đường trong máu, mà còn an toàn với sức khỏe người dùng. Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có các thành phần chính dây thìa canh, khổ qua rừng và tảo spirulina để giúp hạ đường huyết và ổn định Hba1c.

Trong dây thìa canh có thành phần hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre) có tác dụng sản sinh tế bào beta tuyến tụy. Từ đó nó tăng sản sinh insulin giúp cân bằng đường huyết, cải thiện tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong khổ qua có các thành phần hóa học như Peptide, Charantins hay Ancaloit. Các chất này có tác dụng kích hoạt enzyme nhằm vận chuyển glucose từ máu đến các cơ quan để kiểm soát chỉ số đường huyết ở người tiểu đường.

Một nghiên cứu cho biết, các thành phần trong tảo xoắn có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu này được thực hiện trên 25 người bị tiểu đường type 2 và cho kết quả như nhau.

Chính bởi vậy, việc sử dụng các sản phẩm có sự kết hợp từ dây thìa canh, khổ qua, tảo Spirulina sẽ mang đến tác dụng ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Cách Điều Trị Bệnh Ung Thư Đại Tràng Phổ Biến Hiện Nay

Tùy vào giai đoạn của bệnh và sự phát triển của khối u mà có những cách điều trị bệnh ung thư đại tràng khác nhau. Ung thư đại tràng có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc, hay kết hợp một hay nhiều phương pháp trên.

1. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng

1.1. Sút cân nhanh

Trước hết, một trong những đặc điểm đặc trưng nhất là chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, trọng lượng của người bệnh có sự sụt giảm không thể giải thích được.

Điều này được giải thích chủ yếu là do ung thư là một bệnh mãn tính, tiêu hao, sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể giống như sự phát triển của tế bào bình thường, tế bào lành tính hay ác tính đều cần thức ăn.

Tế bào ung thư đòi hỏi năng lượng và chất dinh dưỡng, và nó cần “ăn” nhiều hơn mô bình thường, và khi tế bào ung thư càng “ăn” nhiều thì cơ thể càng giảm trọng lượng, bệnh nặng hơn thì cân nặng sẽ nhẹ hơn.

1.2. Chán ăn

Đồng thời với việc bị sút cân nhanh, bản thân khối u cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bệnh nhân, đa số người rơi vào tình trạng chán ăn, mệt mỏi, dẫn đến cơ thể không có khả năng bổ sung đủ chất dinh dưỡng, gây ra bởi các yếu tố phổ biến này và gây ra tình trạng gầy gò xanh xao.

Do đó, khi có một làn da xấu hơn và cơ thể gầy đi, bạn hãy chú ý hơn đến sức khỏe của mình và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

1.3. Thay đổi thói quen đại tiện

Đa số những người có vấn đề về đại tràng, số lần đi đại tiện cũng sẽ tăng đáng kể, thậm chí trong phân có xuất hiện máu.

2. Những việc cần làm nếu nghi ngờ ung thư đại trực tràng

2.1. Xét nghiệm máu xuất hiện trong phân

Bởi vì căn bệnh này khi mới ở giai đoạn bắt đầu, mặc dù có nhìn thấy hiện tượng chảy máu, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều có khối lượng xuất hiện máu trong phân ở mức độ nhiều và vì thế mà những người này hầu hết dễ bị bỏ qua.

Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm tình trạng máu trong phân một cách cụ thể.

Thông thường, xuất huyết đường tiêu hóa giai đoạn đầu chỉ với một mức độ nhỏ, số lượng máu ít nên càng khó phát hiện, tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy, dù ít hay nhiều đều cần phải chú ý.

Cũng có thể ở một số trường hợp, xuất huyết là do các bệnh như trĩ và loét dạ dày, xét nghiệm máu trong phân cũng có thể dương tính, vì vậy cần phải kiểm tra thêm bằng máy kỹ thuật số hoặc nội soi đại tràng.

2.2. Khám trực tràng

Thông qua hình thức kiểm tra này, các bác sĩ xem liệu có dấu hiệu chảy máu trong ruột hay không để cảnh giác với ung thư đại trực tràng và tiến hành kiểm tra sâu hơn.

3.3. Khám nội soi

Đây được xem là công đoạn khám và kiểm tra chính xác nhất về tình trạng bệnh thực tế. Nó có thể giúp chúng ta thấy rõ toàn bộ tình hình của nơi chúng ta muốn xem.

Đồng thời, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết và thực hiện kiểm tra bệnh lý để tìm ra nguyên nhân và chắc chắn xem mầm bệnh có phải là ung thư hay không.

Khi bạn đã thực hiện các bước như nêu trên, chắc chắn sẽ phòng tránh sớm được bệnh ung thư đại trực tràng, nếu có mầm bệnh cũng sẽ được khống chế hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất là chúng ta nên áp dụng chặt chẽ các giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động để thực hiện phòng ngừa sớm.

3. Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng hiệu quả

Những phương pháp phổ biến được sử dụng điều trị ung thư đại tràng nói riêng và các loại bệnh ung thư nói chung phải kể đến phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, …

3.1. Phẫu thuật- Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng được ưu tiên

Những trường hợp ung thư đại tràng được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, phẫu thuật cắt bỏ khối u được ưu tiên lựa chọn. Khối u được cắt bỏ trong quá trình làm nội soi đại tràng. Phẫu thuật cắt bỏ với biên độ thích hợp là phương pháp điều trị phù hợp nhất với những bệnh nhân bị ung thư khu trú.

Phẫu thuật được tiến hành theo 2 cách: phẫu thuật bụng mở và phẫu thuật nội soi. Sau khi cắt bỏ vùng bị bệnh, đại tràng có thể được nối lại hoặc sử dụng thiết bị nối gọi là thông ruột kết.

Khi khối u đã di căn nhưng không nhiều sang gan hoặc phổi, phương pháp phẫu thuật gỡ bỏ cũng có thể được lựa chọn. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được hóa trị liệu để thu nhỏ các vùng ung thư.

3.2. Hóa trị

Tùy từng trường hợp mà phương pháp Hóa trị có thể được sử dụng để phẫu thuật. Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà các bác sĩ chỉ định thêm liệu pháp hóa trị trong khi điều trị bệnh ung thư đại tràng.

Ở giai đoạn ung thư đại tràng đã phát triển mạnh, thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm truyền hoặc uống để tiêu diệt các tế nào ung thư. Theo đường máu, thuốc đi khắp cơ thể, từ đó tấn công và tiêu diệt khối u. Hóa trị là phương pháp dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để diệt tế bào ung thư.

Tuy nhiên, việc thuốc theo đường máu khiến nó tác động không chỉ vào tế bào ung thư mà còn vào tế bào thường, từ đó gây ra những tác dụng ngoài mong muốn. Những tác dụng này có ảnh hưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, chán ăn sẽ xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi trong khi điều trị. Những triệu chứng khác như tóc bị rụng, phù và nổi mẩn chân tay.

3.3. Xạ trị

Xạ trị có thể từ bên ngoài cơ thể hoặc từ bên trong. Tia có năng lượng cao (tia X) được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư, làm teo nhỏ tế bào. Sau khi phẫu thuật, xạ trị được sử dụng để tiêu diệt nốt những tế bào nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Đối với những trường hợp khối u quá lớn và ở vị trí khó mổ, xạ trị được dùng để thu nhỏ khối u để mổ dễ hơn.

Khi ung thư dính vào một cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng, bác sĩ phẫu thuật có thể đã không lấy được hết tất cả các tế bào ung thư. Từ đó xạ trị được sử dụng để lấy hết các tế bào còn lại. Đây chính là công dụng chủ yếu của xạ trị trong việc điều trị ung thư đại tràng.

Một số biến chứng không mong muốn của xạ trị là da bị kích thích, cơ thể cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy. Ở nam giới có thể xuất hiện tình trạng liệt dương. Thông thường các biến chứng này chỉ thoáng qua, sau khi ngừng xạ trị thì sẽ khỏi.

Sự kết hợp điều trị giữa hóa trị và xạ trị sẽ giúp bệnh nhân ung thư đại tràng có nhiều khả năng lành bệnh hơn.

Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn nắm được cách điều trị bệnh ung thư đại tràng để từ đó đưa ra quyết định điều trị bệnh kịp thời.

Sỏi Mật Có Nguy Hiểm Không, Cách Phòng Và Điều Trị Sỏi Mật

Sỏi mật là các viên sỏi ở dạng tinh thể rắn thường có thành phần là cholesterol lắng đọng, sắc tố hoặc cũng có thể là muối canxi. Tùy theo thành phần sỏi mà người ta phân ra các loại sỏi mật gồm sỏi cholesterol, sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp.

Nguyên nhân gây sỏi mật là do sự tích tụ lắng đọng dịch mật do chức năng túi mật không đảm bảo hoặc do có quá nhiều cholesterol hoặc sắc tố có trong dịch mật không được hòa tan hết lắng đọng gây sỏi.

Sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không là điều mà nhiều người băn khoăn lo lắng. Nếu không được điều trị đúng cách, sỏi mật có thể gây ra 1 số biến chứng nguy hiểm cụ thể như sau:

Thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật

Đây là 1 trong những biến chứng khá nguy hiểm do tình trạng đường mật bị tắc và nhiễm trùng do sỏi khiến dịch mật ứ đọng, tăng áp lực. Tình trạng này khiến túi mật bị tổn thương khiến dịch mật nhiễm và vi khuẩn có thể thẩm thấu vào ổ bụng gây nhiễm trùng. Biến chứng nặng còn có thể gây viêm phuc mạc mật và hoại tử đường mật.

Chảy máu đường mật

Khi bị biến chứng này bệnh nhân có các biểu hiện như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sỏi mật có thể gây những biến chứng nguy hiểm

Viêm mủ đường mật, áp xe gan mật do sỏi

Sỏi mật có nguy hiểm không thì câu trả lời là có vì tình trạng này có thể gây ra viêm mủ đường mật hoặc áp xe gan mật. Biểu hiện điển hình của biến chứng này là người bệnh sốt cao, rét run, suy kiệt cơ thể do nhiễm độc, lưỡi bẩn, môi bị khô do thiếu nước…

Viêm tụy cấp

Biến chứng này rất phổ biến ở các bệnh nhân bị sỏi túi mật. Tình trạng sỏi túi mật có thể gây viêm tụy cấp và thậm chí là hoại tử khiến người bệnh có thể bị sốc nhiễm trùng và gây tử vong. Biểu hiện điển hình của biến chứng này là người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội, nôn liên tục, co cứng thượng vị… cần được cấp cứu kịp thời.

Sốc nhiễm khuẩn đường mật

Dù không quá phổ biến nhưng đây là 1 trong những biến chứng nặng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nếu không được điều trị kịp thời.

Xơ gan mật do sỏi

Khi tình trạng sỏi mật gây tắc nghẽn ứ đọng khiến các đường mật bị nhiễm trùng, tổn thương và lâu dần bị hủy hoại sẽ khiến các chất độc tích tụ và gây tổn thương gan. Lâu dần nếu không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Ung thư đường mật

Khi bị sỏi mật lâu ngày dẫn đến tổn thương viêm nhiễm và nếu không được điều trị sẽ gây nguy cơ ung thư. Dù đây là biến chứng ít gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì vậy cần phải lưu ý. Đây là 1 trong những cảnh báo nếu bạn đang không biết sỏi mật có nguy hiểm không.

Cần cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Cách phòng và điều trị sỏi mật

Cách điều trị

Với các trường hợp sỏi mật không gây ra các triệu chứng trầm trọng thì thường sẽ theo dõi và cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra với 1 số trường hợp sỏi mật cholesterol bác sĩ cũng có thể kê thuốc hỗ trợ làm tan sỏi.

Tuy nhiên với những trường hợp gây triệu chứng nặng và có nguy cơ gây biến chứng thì cần phẫu thuật can thiệp để cắt bỏ túi mật. Thông thường sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi tuy nhiên 1 số trường hợp cụ thể thì có thể cần can thiệp bằng phương pháp mổ mở.

Phòng ngừa sỏi mật hiệu quả

Vì sỏi mật có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nên để phòng ngừa sỏi mật bạn nên thực hiện 1 số điều cần lưu ý như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, thực phẩm nhiều cholesterol, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

Ăn uống đúng giờ, điều độ, không bỏ bữa để bảo vệ chức năng túi mật.

Tăng cường vận động rèn luyện để giúp ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật.

Duy trì mức cân nặng hợp lý tuy nhiên cần tránh giảm cân quá nhanh và đột ngột cũng dễ gây ra nguy cơ sỏi mật.

Nếu có những dấu hiệu của sỏi túi mật hoặc nghi ngờ bạn hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Sỏi Mật Và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Phổ Biến Hiện Tại trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!