Đề Xuất 3/2023 # Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào? # Top 4 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào? # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào? mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao

Thời tiết thay đổi, ở trẻ có biểu hiện thở khò khè là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nghẹt mũi từ trẻ như môi trường không khí,cảm lạnh, dị ứng, mắc kẹt mũi, cảm cúm ( đặc biệt nguy hiểm bởi bệnh do vi khuẩn và virut tấn công).

Vệ sinh làm sạch mũi cho bé thường xuyên

Đa phần chứng nghẹt mũi suất hiện do môi trường tác động nên mũi của trẻ, các mẹ cần lưu ý thường xuyên vệ xinh mũi cho trẻ bằng các dung dịch vệ sinh an toàn như nhỏ nước muối sinh lý và vệ sinh bằng tăm bông để loại bỏ toàn bộ chất nhầy gây nghẹt mũi ở trẻ. Hoặc có thể tham khảo một số mẹo mát xa cho trẻ từ hai bên cánh mũi và sử dụng một số bài thuốc đông y theo tư vấn của bác sĩ

Vệ sinh môi trường vui chơi của bé

Vệ sinh khoang mũi đúng cách cho trẻ

Đặc biệt chứng nghẹt mũi của trẻ có một phần không nhỏ từ môi trường không khí mà trẻ vui chơi. Các mẹ cần lưu ý việc đầu tiên là làm sạch bầu không khí quanh bé, tránh xa phòng bếp và các loại khói thuốc đặc biệt cần hạn chế cho bé đến gần với thú cứng bởi lông của một số loại động vật có thể khiến triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn thậm trí là bệnh hen suyễn.

Luôn giữ ấm cho trẻ và trách tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nhiệt

Các mẹ nên lưu ý luôn luôn giữ ấm cho cơ thể bé tại những vùng dễ tổn thương là cổ, ngực, lòng bàn tay và bàn chân. Đặc biệt cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những nguồn nhiệt trực tiếp, như khi bé ngủ cần giữ không gian thoáng đãng và tránh gió. Không nên để điều hòa ở nhiệt độ thấp, và khi sử dụng điều hòa cần bật điều hòa trước tránh tình trạng tiếp xúc nhiệt đột ngột.

Le Nhan – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Nhỏ Như Thế Nào Cho Đúng?

Trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi vì tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm vi rút và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm… dẫn đến các trường hợp trẻ không thở được, mệt mỏi, quấy khóc.

Việc dùng thuốc cảm để cứu trợ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý hơn về chứng nghẹt mũi ở trẻ để có hướng phòng ngừa tốt nhất.

Xác định nguyên nhân

Bệnh nghẹt mũi thường xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy quá nhiều bởi chất lỏng trong quá trình trẻ bị cảm, hay nhiễm vi rút, vi khuẩn. Nó gây nên cho trẻ khó ngủ, khó thở và dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

Phương pháp trị chứng nghẹt mũi an toàn

Sau khi xác định được nguyên nhân nghẹt mũi ở trẻ là do bệnh cảm thông thường, có thể trị tại nhà, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ mũi (tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này dưới 7 ngày, nếu không có dấu hiệu giảm nên hỏi ý kiến bác sĩ). Bạn có thể dùng nước muối theo 2 cách:

Có nhiều cách khác để làm thông thoáng đường mũi ở trẻ. Máy tạo hơi ẩm là một trong số đó, việc phóng thích một màn sương mát vào phòng rất là an toàn, không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh, giúp trẻ giảm khô mũi, giảm những cơn ho khò khè và giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

1- Đặt gối nằm của trẻ sao cho đầu của trẻ cao hơn so với bàn chân. Điều đó có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Nhưng không nên làm điều này với trẻ sơ sinh, việc bạn phải làm là nên giữ gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

7 Cách Dân Gian Trị Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

1. Nhỏ sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ làm tăng sức đề kháng cho trẻ mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị nghẹt mũi, hãy nhỏ 1-2 giọt sữa mẹ vào mũi của trẻ. Việc này sẽ giúp làm loãng chất nhày ở trong mũi của trẻ. Một lúc sau hãy để trẻ nằm sấp bởi khi trẻ ngẩng đầu lên, các chất nhầy sẽ chảy ra. Trong trường hợp chất nhầy bị cứng lại và bám xung quanh mũi, các mẹ hãy lấy tăm bông sạch nhúng vào nước ấm, rồi nhẹ nhàng vệ sinh mũi của trẻ.

2. Nhỏ nước muối sinh lý

Đối với trẻ nhỏ thì các mẹ nên trang bị những lọ nước muối sinh lý để có thể vệ sinh mũi cho trẻ. Khi trẻ bị nghẹt mũi, hãy nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ. Sau đó, các mẹ có thể dùng tăm bông sạch nhúng vào nước ấm để vệ sinh mũi của trẻ một lần nữa.

3. Dầu tràm

Nếu không sử dụng cách nhỏ nước muối sinh lý hay sữa mẹ thì các mẹ có thể sử dụng dầu tràm khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc cảm lạnh. Các mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu tràm lên gối hoặc quanh chỗ ngủ của trẻ để trẻ ngửi, dầu tràm sẽ giúp trẻ nhanh chóng lưu thông đường thở và không còn nghẹt mũi.

Lưu ý là chúng ta không được bôi trực tiếp dầu tràm lên mũi hoặc vùng mặt của trẻ.

4. Hút mũi

Trong trường hợp trẻ nghẹt mũi do có quá nhiều chất nhầy trong mũi, các mẹ hãy sử dụng đến dụng cụ hút mũi cho trẻ. Sau khi sử dụng, các mẹ hãy vệ sinh dụng cụ thật sạch sẽ, tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng và nhúng nước sôi, để ráo.

5. Bột nghệ

Bột nghệ là một nguyên liệu tự nhiên, lành tính có tác dụng khá tốt trong việc trị chứng nghẹt mũi ở trẻ. Khi trẻ bị ngạt mũi, các mẹ hãy lấy bột nghệ để lên giấy bạc, sau đó đun chúng. Lưu ý là hãy để xa tầm với của trẻ nhưng vẫn đủ để trẻ ngửi thấy khói bột nghệ này. Nghệ khi được đun cháy sẽ tạo ra một làn khói mỏng, khi ngửi làn khói này sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

6. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí bị khô có thể là nguyên nhân khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, các mẹ cần phải trang bị máy tạo độ ẩm không khí trong căn phòng của mình. Máy tạo độ ẩm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi ở trẻ hoặc đối với trẻ đang mắc nghẹt mũi, có thể giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn và làm giảm cảm giác khó chịu ở trẻ.

7. Massage cho trẻ

Massage đúng cách có thể giúp đẩy chất dịch nhầy trong mũi của trẻ ra ngoài, từ đó giúp trẻ có thể hô hấp dễ dàng hơn. Các mẹ hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ đặt hai bên chân mày của trẻ rồi vuốt xuôi một chiều xuống dọc hai bên sống mũi. Lặp lại động tác này nhiều lần sẽ giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

Nếu trẻ gặp tình trạng nghẹt mũi kéo dài, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách Chữa Trị Nghẹt Mũi, Thở Khò Khè Cho Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không còn là chuyện hiếm nhưng vẫn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Lý do là vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên các biểu hiện không rõ ràng, rất khó nhận biết.

Nghẹt mũi là một báo hiệu cho biết trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Không chỉ vậy, nghẹt mũi khiến trẻ sơ sinh khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động hàng ngày, nhất là lúc ăn và ngủ bởi trẻ vẫn chưa học được cách thở bằng miệng.

Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cha mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ hiệu quả, an toàn.

Biểu hiện và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Khi tiếp xúc với bụi bẩn hay bị bệnh, các khoang trong mũi sẽ tiết dịch nhầy để ngăn khói bụi, nếu quá nhiều dịch nhầy sẽ ngăn đường thở và dẫn tới nghẹt mũi.

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thường sẽ đi kèm với những biểu hiện khác như bị ho, chảy nước mũi, hắt hơi, ngáy, hơi thở khò khè, bạn có thể theo đó mà nhận biết.

Các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy vậy vẫn có những nguyên nhân khác như dị ứng, viêm xoang, không khí khô hoặc ô nhiễm, khói thuốc…

Nếu đã nắm rõ được các nguyên nhân, thay vì tìm cách chữa trị thì bạn có thể phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách:

Giữ nhà cửa sạch sẽ

Không khí trong lành

Để bé tránh xa các thực phẩm hay mùi gây dị ứng

Bổ sung nước và dinh dưỡng để nâng cao đề kháng, tránh bị cảm cúm vặt

Thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng.

Thực hiện đầy đủ các lưu ý trên thì bạn đã có thể phòng ngừa rất nhiều nguy cơ gây nghẹt mũi cho bé rồi.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Dù đề phòng thì cũng không tránh khỏi những lúc trẻ không may bị nghẹt mũi, lúc này những mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh sau đây có thể giúp mẹ tạm thời loại bỏ khó chịu cho trẻ.

Nhỏ nước muối sinh lý: đây là giải pháp đơn giản nhất, khi trẻ có dấy hiệu nghẹt mũi, hãy nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước muối sinh lý vào hốc mũi của trẻ để làm lỏng chất nhầy. Nếu tình trạng kéo dài bạn có thể thực hiện đều đặn ngày 2 lần.

Dùng máy hút mũi: nếu sau khi nhỏ nước muối sinh lý mà tình trạng nghẹt mũi của trẻ không thuyên giảm, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy hút mũi. Đầu tiên, nhỏ nước muối sinh lý để làm lỏng dịch nhầy, sau đó sử dụng máy để hút dịch nhầy ra khỏi mũi bé.

Kê cao đầu khi bé nằm: khi bé nằm chơi hoặc ngủ, hay kê đầu bé cao lên một chút, giải pháp này tuy không hoàn hảo nhưng sẽ giúp bé thở tốt hơn.

Tăng độ ẩm không khí: nếu không khí trong phòng quá khô, hãy sử dụng máy phun sương hoặc xông tinh dầu để tăng độ ẩm, sẽ cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi của bé.

Nếu bé nghẹt mũi kèm theo thở khò khè, hãy bế bé ở tư thế vác vai và vỗ nhẹ ở lưng để ngực bé thông thoáng, qua đó giúp việc thở của bé dễ dàng hơn.

Rất đơn giản đúng không nào, tuy nhiên bạn cần lưu ý là những cách trên chỉ áp dụng cho trẻ bị nghẹt mũi nhẹ, từ các nguyên nhân thông thường.

Bạn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở ý tế nếu bé có những biểu hiện đáng lo ngại hơn, ví dụ như:

Dịch nhầy trong mũi có màu vàng hoặc xanh

Nghẹt mũi kèm sốt cao

Phát ban

Trẻ khó thở và thở nhanh

Nghẹt mũi trong thời gian dài, trên 5 ngày

Nghẹt mũi kèm sưng mắt, mũi, trán..

Khó ngủ và khó ăn, thường hay quấy khóc hay có biểu hiện của việc đau đớn.

Tham khảo cách trị nghẹt mũi bằng massage:

Lời kết

Nên nhớ, nếu có các dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Chúc bé luôn khỏe mạnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào? trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!