Cập nhật nội dung chi tiết về Chín Mé Do Virus Herpes mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Triệu chứng lâm sàng Chín mé do herpes có thời gian ủ bệnh khoảng 2-20 ngày. Các triệu chứng toàn thân như sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện như là biểu hiện đầu tiên của bệnh, nhưng ít gặp. Các dấu hiệu hay gặp hơn là cảm giác đau, rát bỏng, châm chích ở đốt ngón tay có nhiễm virus herpes. Sau đó, đốt ngón tay trở nên đỏ, phù nề, xuất hiện các đám mụn nước có đường kính 1-3 mm trên nền da đỏ, tồn tại trong 7-10 ngày. Các mụn nước có thể bị loét, vỡ ra, thường chứa dịch trong suốt, hoặc có màu đục hoặc có máu. Hạch vùng nách ít khi to. Sau 10-14 ngày, các triệu chứng cải thiện, thương tổn đóng vảy tiết và lành. Sau đợt nhiễm trùng đầu tiên, virus herpes từ ngón tay xâm nhập vào đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở da, di chuyển vào các hạch thần kinh ngoại vi và tế bào Schwann, sống tiềm ẩn ở đó trong thời gian rất lâu. Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, sang chấn tâm lý, tiếp xúc với tia xạ, tia cực tím, laser, virus tái hoạt động, di chuyển ra da, tạo nên hình ảnh lâm sàng của nhiễm herpes thứ phát. Thông thường, các triệu chứng lâm sàng của nhiễm herpes tiên phát rầm rộ nhất, còn nhiễm thứ phát thì nhẹ hơn với thời gian ngắn hơn. Chẩn đoán Chẩn đoán chín mé do herpes chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng như đã mô tả ở trên, tiền sử nghi ngờ phơi nhiễm hoặc ở trẻ em có thói quen mút ngón tay. Ngoài ra có thể thực hiện các xét nghiệm chứng minh sự có mặt của virus herpes như chẩn đoán tế bào học, phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase (PCR) với HSV-1 và HSV-2, nuôi cấy virus. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, chúng tôi thực hiện hai xét nghiệm đầu tiên. Đặc biệt, chẩn đoán tế bào học là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, độ nhạy cao. Bệnh phẩm được lấy từ nền của mụn nước, dàn lên lam kính, sau đó thực hiện các bước của kỹ thuật nhuộm Giemsa. Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, có thể thấy các đặc điểm của tế bào viêm, tế bào biểu mô. Hình ảnh đặc trưng của nhiễm herpes là các tế bào biểu mô có nhiều nhân.
.
Ảnh 1. Trẻ gái 6 tuổi có thói quen mút ngón tay, xuất hiện nhiều mụn nước thành đám trên nền da sưng đỏ đầu ngón tay, mụn nước chứa dịch máu. Trẻ đau nhiều, không sốt.
(Nguồn: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội)
.
Ảnh 2. Trẻ được xét nghiệm tế bào học. Hình ảnh quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại x10 cho thấy các tế bào biểu mô nhiều nhân đứng thành đám.
(Nguồn: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội)
Ảnh 3. Hình ảnh tế bào biểu mô nhiều nhân ở độ phóng đại x40. (Nguồn: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội)
Điều trị và phòng bệnh Với các nhân viên y tế: đi găng tay khi chăm sóc người bệnh, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Với trẻ em, tránh thói quen mút tay. Thuốc điều trị: Nhiễm trùng tiên phát – Người lớn: acyclovir 200 mg uống 5 lần/ngày; acyclovir 400 mg uống 3 lần/ngày; valacyclovir 1000 mg uống 2 lần/ngày; famciclovir 250 mg uống 03 lần/ngày. – Trẻ em: acyclovir 15 mg/kg uống 5 lần/ngày. – Thời gian điều trị : 5-7 ngày. Nhiễm trùng tái phát – Ở người lớn: có thể dùng thuốc bôi acyclovir, cidofovir; uống acyclovir 400 mg 5 lần/ngày trong 4-5 ngày; famciclovir 500 mg 2-3 lần/ngày trong 01 ngày; valacyclovir 2000 mg 2 lần/ngày trong 01 ngày. – Ở trẻ em: acyclovir 20-30 mg/kg uống 5 lần/ngày trong 4-5 ngày. Dự phòng tái phát: người lớn uống acyclovir 400 mg 2 lần/ngày.
Bài và ảnh: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương; Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội. Đăng bài: Phòng CNTT&GDYT
Cách Chữa Bệnh Chín Mé
Tác giả: DS. Bùi Phạm Ái Châu
Tham vấn y khoa: BS. Đặng Thành Long
Cập nhật: lúc
Ngâm nước ấm
Ngâm chân trong nước ấm giúp da mềm mại hơn. Sau khi ngâm từ 20-30 phút, giữ chân sạch, đệm một miếng gạc cotton nhỏ dưới góc của phần móng chín mé sau đó từ từ nâng nó lên hoặc có thể dùng móng tay sạch từ từ trượt dưới cạnh móng chân và nâng lên.
Sau 3-4 ngày ngâm chân với nước ấm, hoặc xử trí theo cách trên sẽ giảm tình trạng viêm nhiễm, có thể dùng chiếc kéo nhỏ đã sát trùng để cắt phần móng chân bị mọc vào trong. Giữ sạch sẽ và băng bó lại nhằm ngăn không cho móng bị nhiễm trùng và tổn thương lần nữa. Có thể tiếp tục ngâm chân vài ngày đến khi móng mọc lại.
Ngâm nước giấm
Dùng giấm hoặc giấm táo pha với nước theo tỷ lệ giấm:nước = 1:4. Ngâm chân hoặc tay từ 15-20 phút sau đó lau khô. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
Ngâm muối Epsom
Muối Epsom là tên gọi khác của muối Magie sulfat. Đây là loại muối thường được sử dụng trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Nếu bị chính mé, hãy ngâm muối Epsom vì nó có tác dụng tốt để giảm đau và giảm nhiễm trùng.
Cách làm:
Pha 2 muỗng canh muối Epsom với một lít nước.
Dùng 1-2 lít nước ấm.
Ngâm từ 20-25 phút, lau khô bằng khăn sạch và lặp lại 2-4 một ngày.
Axit trong chanh có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Cắt một lát chanh, đặt lên trên phần móng mọc ngược và quấn băng xung quanh và giữ qua đêm. Các móng tay, chân sẽ không đâm sâu vào da và mầm bệnh cũng không thể tấn công nữa. Đây là một cách làm khá hiệu quả
Lưu ý để không bị lại
Khoảng 40% viêm kẽ móng là do cắt móng sai. Để phòng tránh chín mé tái lại bạn không cắt móng theo hình vòm cung và quá sát với phần thịt, nên cắt thẳng và làm nhẵn các góc bằng giũa. Bên cạnh đó giữ vệ sinh cho móng để tránh bị tái lại.
Tổng Hợp Những Cách Chữa Chín Mé Ở Tay Hiệu Quả Nhất
Biểu hiện của chín mé ở tay
Mô tả một cách dễ hiểu nhất, chín mé là hiện tượng các đầu ngón tay, chân nhiễm tụ cầu khuẩn vàng gây mủ. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương và vết xước nhỏ. Một thời gian ngắn sau, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và khi nhìn kỹ thì thấy đóng mủ xanh hoặc xuất hiện áp xe ở các khóe tay, chân.
Nhìn chung đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu chữa trị không đúng cách thì sẽ dẫn đến việc tái đi tái lại và nhiễm trùng nặng.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh chín mé như:
Trong thời kỳ chớm viêm: Bạn cảm nhận thấy khóe ngón tay chân xuất hiện một chỗ sưng đỏ bất thường. Sau đó chuyển thành màu sẫm đỏ, ngứa, nhức, khó chịu.
Thời kỳ ổ viêm lan rộng: Nếu không điều trị kịp thời, ổ viêm sẽ lan rộng ra khiến cho cả bàn tay cứng, sưng, đau nhức và sờ vào có cảm giác nóng ran.
Thời kỳ đóng mủ: Ở thời điểm này, bạn có thể dễ dàng nhận thấy ổ mủ màu xanh hoặc vàng đóng ở khóe tay hoặc khóe chân.
Nguyên nhân của bệnh chín mé
Bất cứ một hiện tượng lạ nào trên cơ thể người cũng có nguyên do và chín mé cũng không phải là ngoại lệ.
Không giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ
Ngâm nước quá lâu
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn như đất, cát mà không sử dụng bao tay
Khi cắt móng không chú ý nên cắt quá sâu vào trong
Mang giày cao gót trong thời gian lâu
Tổng hợp những cách chữa chín mé ở tay hiệu quả
Có rất nhiều cách chữa chín mé có mủ bao gồm cả phương pháp Tây y lẫn các bài thuốc dân gian, cụ thể:
Cách chữa chín mé ở tay bằng phương pháp Tây Y
Nếu ở điều kiện không có cách chữa chín mé tay nào bằng phương pháp dân gian thì bạn có thể lựa chọn cách chữa trị bằng các loại thuốc Tây Y. Bạn nên kết hợp vừa uống kháng sinh vừa vệ sinh bằng thuốc tím pha loãng. Cuối cùng là tra mỡ kháng sinh như Mupirocin hoặc Fucidin lên vùng khóe tay chân bị chín mé.
Cách chữa chín mé tay bằng kem đánh răng
Kem đánh răng ngoài tác dụng vệ sinh răng miệng ra còn rất hiệu quả trong việc chữa chín mé tay có mủ. Bạn chỉ cần thực hiện bằng những thao tác đơn giản sau:
Vệ sinh sạch sẽ chỗ chín mé bằng nước ấm.
Dùng băng gạc bỏ vào đó một chút kem đánh răng và buộc kín lại.
Để qua đêm và rửa sạch lại bằng nước ấm
Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần thì sẽ nhanh chóng khỏi.
Cách chữa chín mé bằng hành khô
Trong hành khô có chứa các thành phần như protit 1,3%g, gluxit 4,8%g, cellulose 0,7 %g và canxi 32%mg, photpho 49%mg, sắt 1,1%mg, caroten 15%mg, vitamin B1 0,03%mg và vitamin C 10%mg. Hành khô có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, đẩy mủ. Chính vì thế, có một mẹo chữa chín mé ngón chân, tay là nướng một củ hành khô rồi đập dập ra và đắp vào chỗ bị mé, lấy vải mỏng cuốn lại. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm hoặc nước muối là được.
Cách chữa chín mé bằng lá táo
Thêm một cách chữa chín mé ở tay, chân nữa đó là sử dụng lá táo non. Công dụng của lá táo non là hút sạch mủ, thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả và cách thức thực hiện cũng không quá phức tạp. Nguyên liệu chỉ cần một nắm lá táo non là được:
Lá táo non rửa sạch bằng nước muối sau đó vảy khô.
Giã nát cùng một ít muỗi trắng.
Lấy phần bã đó đắp lên chỗ mẽ và dùng băng gạc hoặc vải mỏng buộc lại, ngày thực hiện 2 lần chỉ trong 2 ngày sẽ hoàn toàn khỏi hẳn.
Cách chữa chín mé đã có mủ bằng khoai sọ
Khoai sọ có tác dụng giảm sưng hoặc đau cho tất cả các loại mụn nhọt và ổ viêm. Khi bị chín mé có mủ, các bạn chỉ cần giã nát khoai sọ cùng một ít muối đắp lên khóe tay hoặc chân đang đóng mủ là được. Tuy nhiên có một số người sẽ dị ứng với các thành phần có trong khoai sọ. Khi cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thì hãy giã gừng lấy nước và ngâm tay vào cho đỡ.
Cách Chữa Chín Mé Hiệu Quả. Xem Ngay Bài Viết Dưới Đây
06/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 10.359 lượt xem
1. Biểu hiện của bệnh chín mé
Chín mé tiến triển qua 3 giai đoạn:– Giai đoạn 1: xảy ra khoảng 1-3 ngày đầu. Đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, gây khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.– Giai đoạn 2: từ ngày thứ 4 -7, đây là thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra chung quanh ngón, gây cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ.– Giai đoạn 3: có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu.Nếu không điều trị đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết.
2. Chẩn đoán bệnh chín mé
Bệnh chín mé dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác. Bạn cần phân biệt chín mé với các bệnh lý đó như sau:– Tổ đỉa: thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ.– Viêm cấp quanh móng: chân móng sưng nhức, có thể chảy mủ.– Chín mé do ung thư hắc tố (melanotic whitlow): Đây là một dạng của bệnh ung thư hắc tố, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón bị sưng, thường có màu đen, có thể mất móng.
3. Chữa chín mé như thế nào?
Cách chữa chín mé như sau:– Vệ sinh: Giữ sạch chỗ bị chín mé nhằm tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh chẳng hạn như axít fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).– Nếu chín mé làm mủ: Bạn cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh.
Nhìn chung người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cách điều trị hiệu quả, phù hợp và an toàn.
Nếu cần tư vấn về Cách chữa chín mé bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ đến 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể hoặc đặt lịch hẹn khám, điều trị với bác sĩ chuyên khoa.
Chín mé là một trong những bệnh lý ngoài da, thường xuất hiện với triệu chứng nhiễm trùng…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chín Mé Do Virus Herpes trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!