Cập nhật nội dung chi tiết về Cột Sống Có Khối U: Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Hòa – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
U cột sống là các khối u phát triển bên trong ống đốt sống của cột sống. Khi những khối u cột sống này phát triển, chúng có thể khiến ống tủy sống bị thay đổi và gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi những khối u tủy này không phải là ung thư.
U cột sống là những khối mô bất thường xuất hiện ở bên trong hoặc xung quanh tủy sống, cột sống. Khi những tế bào này tăng trưởng và nhân đôi một cách không kiểm soát, chúng tạo thành những khối u trong tủy sống, đó có thể u lành tính hoặc u ác tính.
Cần phân biệt giữa u cột sống nguyên phát và u cột sống thứ phát. U nguyên phát là khối u bắt nguồn từ tủy sống hoặc cột sống, còn u thứ phát hay u di căn là khối u do tế bào ung thư từ cơ quan khác lan đến cột sống.
Dựa theo vị trí u, u cột sống có 3 loại chính sau đây:
Dạng phổ biến nhất của loại u này là u màng não, trong các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống hoặc nền tủy sống. U màng não thường là u lành tính nhưng khó có thể cắt hết và khối u dễ tái phát. Nói chung, u rễ thần kinh là u lành tính, tuy nhiên, u sợi thần kinh có thể trở thành u ác tính và việc điều trị khối u ở đây thường rất phức tạp.
Là những khối u phát triển bên trong tủy sống, thường xuất hiện ở vùng tủy cổ, hình thành từ tế bào đệm hoặc tế bào lót ống nội tủy, nằm bên trong mô kẽ tủy sống. Hai dạng phổ biến của u tủy sống là u tế bào sao và u tế bào lót ống nội tủy, là những khối u lành tính, tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ khối u tương đối khó. Dạng hiếm gặp là u mỡ nội tủy bẩm sinh, thường xuất hiện ở vùng tủy ngực.
Đây là loại u cột sống thường do di căn hoặc u tế bào Schwann, hình thành từ tế bào bao quanh rễ sợi trục thần kinh. Trong một vài trường hợp, u ngoài màng cứng phát triển xuyên qua lỗ liên đốt sống, vừa nằm trong vừa nằm ngoài cột sống.
Ngoài ra, u cột sống còn được phân loại thành:
Là do ung thư nguyên phát ở những cơ quan khác di căn đến cột sống, trong đó cột sống là nơi di căn thường gặp nhất của ung thư xương, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Ở nam giới, ung thư phổi là u thường di căn đến xương nhất, và ở nữ là ung thư vú. Các ung thư khác cho di căn cột sống gồm bệnh đa u tủy, Lymphoma, Melanoma, Sarcoma; ung thư đường tiêu hóa, thận và tuyến giáp.
Là dạng u nguyên phát hiếm gặp ở trẻ em. Tùy thuộc vào loại u sẽ có kết quả điều trị khác nhau như: u xương dạng xương, u nguyên bào xương, u sụn xương, sarcoma xương, sarcoma ewing, u hạt ái toan, phình mạch nang xương, chordoma, mesenchymal chondrosarcoma, u tế bào khổng lồ của xương, dị sản sợi, u sợi, sarcoma mạch máu, u mạch máu. Do hệ cơ xương của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên quá trình điều trị cần cân nhắc nhiều yếu tố như: độ vững của cột sống, can thiệp phẫu thuật hoặc không phẫu thuật, bảo tồn các chức năng thần kinh của trẻ.
Hiện nay, nguyên nhân khiến cột sống có khối u vẫn chưa được xác định rõ, có thể là do:
Tiếp xúc với chất sinh ung thư: Một vài loại u cột sống được cho là do tiếp xúc với các chất gây ung thư;
Suy giảm hệ miễn dịch: Lymphoma tủy sống – loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào lympho (một loại tế bào của hệ miễn dịch) thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch;
Di truyền: U cột sống thường gặp ở một nhóm đối tượng có cùng huyết thống. Trong một vài trường hợp, u nguyên phát có thể là do 2 bệnh lý di truyền sau:
Đa u sợi thần kinh type 2 – Neurofibromatosis 2: Đây là dạng u lành tính phát triển từ lớp màng nhện của tủy sống hoặc trong tế bào đệm của hệ thần kinh. Loại u này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh thính giác và có thể gây mất thính lực ở một hoặc hai tai (u dây thần kinh số VIII);
Bệnh Von Hippel-Lindau: Đây là bệnh rối loạn di truyền đa cơ quan hiếm gặp, thường đi kèm với u mạch máu trong não, võng mạc, bệnh u máu trong cột sống – tủy sống, và các dạng khác ở thận hoặc tuyến thượng thận (u lành tính).
Các đốt sống trong cột sống khác nhau, kích thước của các khối u cũng khác nhau, nên dấu hiệu và triệu chứng của u cột sống ở mỗi người là khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp gồm:
Đau tại vị trí cột sống có khối u;
Đau khắp cột sống;
Bị yếu cơ ở cánh tay hoặc chân;
Mất xúc giác ở tay, chân, bàn tay và bàn chân;
Khó khăn khi đi đứng;
Bị mất chức năng ruột hoặc bàng quang;
Độ nhạy cảm đau ở các khu vực bị giảm;
Chèn ép dây thần kinh làm thay đổi mức độ tê liệt.
Bước đầu tiên để chẩn đoán u cột sống là thăm khám lâm sàng kỹ càng, đặc biệt là các triệu chứng đau lưng, khiếm khuyết thần kinh. Các xét nghiệm hình ảnh góp phần chẩn đoán chính xác là:
Chụp X-quang: Chụp ảnh cấu trúc cột sống và các khớp cột sống để tầm soát các nguyên nhân có khả năng gây đau lưng, ví dụ như u, nhiễm trùng, gãy xương. Tuy nhiên, chụp X-quang không nhạy trong việc chẩn đoán u;
Chụp CT scan: Sẽ cho biết hình dạng và kích thước của ống cột sống, các thành phần bên trong và cấu trúc xung quanh cột sống. Chụp CT scan rất tốt để quan sát các cấu trúc xương, xem cột sống có khối u hay không;
Chụp MRI: Giúp quan sát và khảo sát tủy sống, các rễ thần kinh và cấu trúc xung quanh u, sự phì đại, thoái hóa và các khối u.
Sau khi chẩn đoán xác nhận khối u bằng xét nghiệm hình ảnh, để xác định đó là khối u lành tính hay ác tính cần tiến hành làm sinh thiết khối u, xác định type của u để lựa phương thức điều trị phù hợp.
Để đánh giá giai đoạn của u cột sống dựa trên mức độ lan rộng của khối u, đánh giá xâm lấn xương, mô mềm và ống sống, bác sĩ có thể chỉ định PET toàn thân, cũng như chụp CT scan phổi và bụng chậu. So sánh xét nghiệm cận lâm sàng và hình ảnh với các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Quyết định điều trị được cân nhắc dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và mục tiêu điều trị. Các lựa chọn điều trị bao gồm các phẫu thuật và không phẫu thuật.
6.1 Điều trị không phẫu thuật u cột sống
Lựa chọn điều trị không phẫu thuật bao gồm: theo dõi, hóa trị và xạ trị. Với những khối u không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và không có dấu hiệu tiến triển theo thời gian thì có thể được theo dõi bằng chụp MRI định kỳ. Trong khi đó, có một vài loại u lại đáp ứng khá tốt với phương pháp xạ trị hoặc hóa trị.
6.2 Điều trị phẫu thuật u cột sống
Chỉ định phẫu thuật thay đổi tùy theo loại u. U cột sống nguyên phát có thể được phẫu thuật cắt bỏ u nguyên khối để có thể điều trị dứt bệnh. Đối với u thứ phát do di căn thì phương pháp điều trị chủ yếu là làm giảm nhẹ để phục hồi và bảo tồn chức năng thần kinh của người bệnh, vững cột sống và giảm đau.
Nhìn chung, phương pháp phẫu thuật được cân nhắc với những trường hợp sau:
Bệnh nhân có u di căn tiên lượng chỉ sống hơn 12 tuần hoặc hơn;
Khối u kháng xạ trị hoặc hóa trị;
U cột sống gây đau không đáp ứng thuốc;
Khối u chèn ép tủy;
Trường hợp có nguy cơ cao bị gãy xương bệnh lý và cần làm vững cột sống.
Với điều trị phẫu thuật, để việc cắt bỏ khối u dễ dàng hơn có thể tiến hành thuyên tắc trước mổ. Quá trình thuyên tắc được thực hiện như sau: luồn một ống dẫn thông qua động mạch đùi đến vị trí khối u, sau đó dùng một loại keo để làm tắc động mạch dẫn máu nuôi khối u, giúp kiểm soát chảy máu trong khi phẫu thuật dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ của ca phẫu thuật.
Có 2 đường phẫu thuật điều trị u cột sống. Đường mổ từ phía sau cho phép nhận biết màng cứng và các rễ thần kinh dễ dàng, có thể giải ép nhiều đốt sống hoặc cố định nhiều liên đốt. Còn đường mổ từ phía trước cho phép tiếp cận các u nằm mặt trước cột sống và tái tạo các chỗ khuyết sau cắt bỏ thân sống hiệu quả hơn. Ngoài ra, đường mổ phía trước cũng giúp đặt các dụng cụ cố định đoạn ngắn dễ dàng hơn.
Trong điều trị u cột sống thì khối u ở cột sống ngực và thắt lưng đều ảnh hưởng ở cả mặt trước và mặt sau cột sống, nên phẫu thuật cắt bỏ khối u hoàn toàn là rất khó khăn, do đó, có thể áp dụng cả đường mổ sau và trước sau để điều trị dứt điểm.
Cột sống có khối u gây đau lưng khiến chúng ta dễ bị lầm tưởng sang các bệnh đau xương khớp thông thường hoặc do vận động quá sức, sai tư thế. Do đó, cần kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.
Bệnh nhân có dấu hiệu u cột sống có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cơ xương khớp được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.
Bác sĩ Chuyên Khoa I Nguyễn Đức Hòa đã có 08 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn Thương Chỉnh Hình – Tạo Hình với các phẫu thuật kỹ thuật cao như: phẫu thuật thay khớp, nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối, nội soi khâu rách chóp xoay khớp vai, nội soi khớp vai điều trị trật khớp vai tái diễn, nội soi điều trị bệnh lý khớp cổ chân; phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống,..
Trong quá trình công tác, bác sĩ đã thực hiện thành công nhiều phẫu thuật kỹ thuật cao và luôn là bác sĩ đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật mới trong lĩnh vực Chấn Thương Chỉnh Hình tại Hải Phòng như: phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối bằng kỹ thuật All inside , phẫu thuật nội soi khớp vai khâu rách chóp xoay, phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng …
Để được tư vấn chi tiết về bệnh u cột sống, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
Ung Thư Cột Sống: Những Điều Bạn Nên Biết
Chẩn đoán và điều trị sớm ung thư cột sống là điều cần thiết để chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về ung thư cột sống là gì, ai có nguy cơ mắc bệnh và cách chẩn đoán và điều trị ung thư cột sống, SpineUniverse đã nói chuyện với Ali A. Baaj, MD, Chuyên gia phẫu thuật thần kinh cột sống và Trợ lý Giáo sư Phẫu thuật Thần kinh tại Đại học Y Weill Cornell, Đại học Cornell, Đại học Cornell. New York, NY. Tiến sĩ Baaj cũng phục vụ trong Ban biên tập SpineUniverse.
Có những loại ung thư cột sống nào?
Bác sĩ Baaj: Có hai loại ung thư cột sống chính:
1) Các khối u nguyên phát của đốt sống (xương cột sống), vỏ bọc dây thần kinh (lớp lót bảo vệ bao phủ các dây thần kinh) hoặc tủy sống
2) Các khối u di căn ở cột sống lan ra từ một phần khác của cơ thể (vị trí chính) như ung thư phổi hoặc ung thư vú.
Các khối u di căn cho đến nay là loại ung thư cột sống phổ biến nhất, với ung thư phổi, vú và tuyến tiền liệt là nguồn ung thư chính trong hầu hết các trường hợp. Trong các khối u di căn, các tế bào ung thư di chuyển từ vị trí ban đầu qua hệ thống máu hoặc bạch huyết và hình thành các khối u mới ở một bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư di căn nghiêm trọng hơn ung thư nguyên phát do tính chất xâm lấn lan rộng khắp cơ thể. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của cột sống từ cột sống cổ (cổ) xuống tận xương cùng (xương tam giác ở dưới cùng của cột sống của bạn) và ilium (xương hông). Các khối u có thể phát triển trong xương cột sống mà còn trong ống sống.
Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của cột sống từ cột sống cổ (cổ) xuống tận xương cùng (xương tam giác ở dưới cùng của cột sống của bạn) và ilium (xương hông). Nguồn ảnh: 123RF.com.
Các yếu tố nguy cơ ung thư cột sống là gì?
Tiến sĩ Baaj: Hút thuốc là thủ phạm chính dẫn đến ung thư phổi và cuối cùng là ung thư di căn đến cột sống. Ngoài ra, có một khuynh hướng di truyền đối với một số bệnh ung thư, như ung thư vú, có thể lan đến cột sống.
Ung thư di căn đến cột sống thường là do phát hiện chậm hoặc thiếu điều trị nguồn chính. Vì vậy, sàng lọc các loại ung thư có thể phát hiện được như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt là điều cần thiết để phát hiện và điều trị sớm.
Ung thư cột sống có thể gây biến dạng?
Tiến sĩ Baaj: Chắc chắn. Tế bào ung thư làm suy yếu xương và cấu trúc toàn vẹn của cột sống. Điều này gây ra gãy xương bệnh lý, hoặc sụp đổ đốt sống, dẫn đến đau và biến dạng. Biến dạng có thể xảy ra ở một hoặc nhiều cấp độ đốt sống tiếp giáp.
Các triệu chứng chính của ung thư cột sống là gì?
Bác sĩ Baaj: Đau lưng là triệu chứng chính của ung thư cột sống, đặc biệt là khi một người bị đau lưng khi nghỉ ngơi. Các dấu hiệu cảnh báo khác của ung thư cột sống có thể bao gồm đau lưng lan ra cánh tay hoặc chân, đi lại khó khăn, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân, biến dạng cột sống hoặc đau cột sống mới liên tục ở bệnh nhân có tiền sử đã biết ung thư.
Một trong những lĩnh vực chuyên môn của bạn là ung thư cột sống. Đó có phải là một tập hợp con của phẫu thuật cột sống?
Bác sĩ Baaj: Phẫu thuật ung thư cột sống là một chuyên ngành trong phẫu thuật cột sống. Nó tập trung vào điều trị phẫu thuật các khối u cột sống nguyên phát và di căn. Phẫu thuật cột sống, lần lượt, là một chuyên ngành trong phẫu thuật thần kinh và phẫu thuật chỉnh hình.
Làm thế nào để các bác sĩ phẫu thuật cột sống giúp bệnh nhân ung thư cột sống?
Bác sĩ Baaj: Bệnh nhân bị ung thư cột sống có khối u hoặc trong xương cột sống (đốt sống), trong dura (màng dày) bao phủ tủy sống, hoặc ở giữa các không gian này. Bác sĩ phẫu thuật cột sống có chuyên môn để loại bỏ khối u một cách an toàn và ổn định cột sống khi cần thiết.
Bệnh nhân ung thư cột sống có thể mong đợi gì trong lần khám đầu tiên với bác sĩ chuyên khoa ung thư?
Bác sĩ Baaj: Một bác sĩ chuyên khoa ung thư thường đưa ra chẩn đoán ung thư cột sống bằng cách khám thực thể, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh (chẳng hạn như chụp MRI và CT). Sinh thiết (mẫu nhỏ của các tế bào lấy từ khối u) có thể cần thiết để xác nhận chẩn đoán.
Sau khi chẩn đoán ung thư, một bác sĩ chuyên khoa ung thư thực hiện một số kiểm tra (được gọi là công việc). Các phần chính của công việc bao gồm xác định loại khối u, giai đoạn khối u (khối u lớn như thế nào, liệu các tế bào ung thư đã lan rộng trong cơ thể và nơi nó đã lan rộng) và nếu bệnh nhân có bất kỳ khiếm khuyết về thần kinh hoặc thể chất.
Bước tiếp theo là đưa ra một kế hoạch điều trị, có thể bao gồm các phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật. Việc điều trị có thể bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của cả ba. Quyết định điều trị được điều khiển bởi loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải và loại điều trị mà loại ung thư thường đáp ứng tốt nhất.
Bệnh nhân bị thiếu hụt thần kinh cấp tính hoặc tiến triển như yếu ở cánh tay hoặc chân có thể cần điều trị khẩn cấp hơn hoặc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa cột sống. Ngoài ra, phẫu thuật có thể cần thiết sớm hơn nếu một khối u không đáp ứng với hóa trị hoặc xạ trị.
Bệnh nhân nên mong đợi điều gì khi đến bác sĩ chuyên khoa ung thư cột sống?
Bạn có lời khuyên nào cho bệnh nhân ung thư cột sống?
Khối U Ác Tính Là Gì? Có Những Phương Pháp Nào Điều Trị Khối U Ác Tính?
U bướu đang trở thành mối lo ngại của toàn cầu, đặc biệt là khối u ác tính. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chưa có hiểu biết đầy đủ về khối u ác tính. Vậy, khối u ác tính là gì? Có những phương pháp nào điều trị khối u ác tính? Để biết thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Khối u ác tính là gì?
Khối u ác tính là gì? Khối u ác tính có phải là ung thư không? Bình thường, quá trình sinh mới và chết tế bào được điều hòa chặt chẽ, tuân theo chương trình chết của tế bào để đảm bảo chức năng của các mô, cơ quan. Cụ thể, những tế bào già, lỗi sẽ chết đi, được thay thế bằng những tế bào trưởng thành đảm bảo chức năng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cân bằng này bị phá vỡ, tế bào già, lỗi vẫn tồn tại và tế bào mới hình thành sẽ dẫn tới sự dư thừa, phân chia không kiểm soát và phát triển hình thành khối u. Nếu khối u này xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể, gây trở ngại cho các chức năng của cơ quan khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng thì được gọi là khối u ác tính hay một cách gọi khác là ung thư. Khối u ác tính nếu không phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến di căn. Khối u ác tính di căn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số biểu hiện của khối u ác tính bao gồm: Đau đớn, mệt mỏi, chán ăn, sút cân,…
Khối u ác tính là gì?
Nguyên nhân nào hình thành khối u ác tính?
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc khối u ác tính tại đại – trực tràng. Ngược lại, nếu ăn ít chất béo, nhiều rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc u ác tính.
Ngoài ra, ăn phải thực phẩm ô nhiễm, chứa nhiều chất bảo quản, nấm mốc là nguyên nhân hình thành khối u ác tính ở dạ dày, gan, đại tràng,… Yếu tố này chiếm đến 35% trong số các loại khối u ác tính.
Ô nhiễm môi trường
Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính ở vú và một số bộ phận khác.
Đặc biệt, hóa chất trong công nghiệp chiếm đến 2 – 8% nguyên nhân hình thành khối u ác tính.
Thói quen, lối sống không tốt
Theo nghiên cứu, những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc khối u ác tính cao hơn nhiều lần so với người không hút. Hút thuốc lào, ăn trầu cũng là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính ở phổi hay khoang miệng.
Tia cực tím
Làm việc ngoài trời thiếu phương tiện che nắng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn bởi nồng độ tia cực tím là rất lớn.
Tia cực tím là nguyên nhân hình thành khối u ác tính
Có những phương pháp nào điều trị khối u ác tính?
Một số phương pháp phổ biến được dùng để điều trị khối u ác tính như:
Phẫu thuật
Nhiều người thắc mắc: Khối u ác tính có nên mổ không? Trả lời về vấn đề này, chuyên gia cho biết: Mổ hay phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng, có hai loại phẫu thuật là phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng và phẫu thuật triệt căn. Phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân hoặc làm mất khả năng sinh lý của một số bộ phận.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp dùng chùm tia phóng xạ nhắm vào khối u ác tính, bắn trong vòng vài phút. Có hai dạng điều trị tia xạ là tia xạ ngoài và tia xạ áp sát. Một đợt xạ trị thường kéo dài vài tuần. Mục tiêu của xạ trị là phá hỏng ADN của tế bào khối u ác tính để hủy diệt chúng, ngăn chặn khả năng sinh sản mà không gây tổn hại đến mô bình thường của cơ thể.
Hóa trị
Mục tiêu của hóa trị cũng giống xạ trị là làm tổn thương ADN của tế bào ác tính. Bệnh nhân sẽ tiếp nhận thuốc hóa trị qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tùy mức độ nặng nhẹ mà thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Hóa trị tác động đến tất cả tế bào khối u ác tính và cả những tế bào bình thường. Điều này dễ gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, tiêu chảy, buồn nôn,…
Điều trị kết hợp
Kết hợp các biện pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng đơn lẻ một phương pháp. Chẳng hạn như, dùng phương pháp xạ trị để thu nhỏ khối u ác tính, sau đó phẫu thuật để cắt bỏ nó.
Việc sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của khối u ác tính, thể trạng sức khỏe và điều kiện của bệnh nhân.
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị khối u ác tính
Ngày nay, có nhiều lựa chọn trong việc điều trị khối u ác tính như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Tuy nhiên, những phương pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều người đã sử dụng kết hợp sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin
Sản phẩm với thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, kẽm salicylate, methylsulfonylmethan) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, sodium selenite,… Sản phẩm có tác dụng tác động vào tất cả 9 giai đoạn hình thành khối u ác tính: Chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời làm tăng năng lượng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, tăng quá trình thông tin liên lạc và chết theo chương trình của tế bào, chống tăng sinh, loạn sản, dị sản tế bào. Từ đó, giúp tiêu diệt tế bào và ngăn ngừa tế bào khối u ác tính phát triển. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho người bị suy giảm sức đề kháng do hóa trị, xạ trị, người tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa, điều này vừa giúp tăng hiệu quả của hóa trị, xạ trị, đồng thời giảm nguy cơ tái phát khối u ác tính.
Không chỉ vậy, sản phẩm Oncolysin còn kết hợp thêm một số thành phần quý khác như cao bán biên liên và cao củ sả giúp chống viêm, giảm đau, chống độc giúp giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả của các thuốc điều trị khối u ác tính.
Đặc biệt, Oncolysin chỉ tác động lên tế bào khối u, không ảnh hưởng đến tế bào lành. Do vậy, sản phẩm Oncolysin là một công thức đột phá hiện nay giúp hỗ trợ điều trị khối u ác tính hiệu quả nhờ tác động toàn diện lên tất cả các giai đoạn hình thành khối u, kéo dài tuổi thọ cho người mắc.
Tích điểm nhận quà
Đặc biệt, nhãn hàng Oncolysin đang có chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn: MUA 6 TẶNG 1. Với chương trình này, bạn sẽ tiết kiệm 15% chi phí khi sử dụng sản phẩm Oncolysin. Theo đó, khi mua 6 hộp Oncolysin và tích đủ 6 điểm trên hệ thống, quý khách sẽ được tặng 1 hộp Oncolysin. Sau khi tích điểm thành công, sản phẩm sẽ được gửi về tận nhà qua đường bưu điện. Quý khách xin lưu ý là chỉ mua hàng khi còn đủ tem. Chi tiết xin liên hệ tổng đài miễn cước 18006305.
Dùng Oncolysin như thế nào?
Nhiều người thắc mắc, sử dụng Oncolysin như thế nào để hiệu quả tối ưu? Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau khi dùng Oncolysin:
– Nên uống Oncolysin trước ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và duy trì sử dụng thường xuyên, liên tục trong khoảng thời gian điều trị bằng các phương pháp hiện đại với liều 6 viên/ngày, chia làm 2 lần để có kết quả tốt nhất.
– Dùng duy trì để ngăn ngừa tái phát với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần.
Khi sử dụng sản phẩm nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh:
– Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất bằng những bài tập đơn giản như yoga, đi bộ, tránh tập quá sức khiến cơ thể mệt mỏi.
– Nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, nhiều màu sắc,… giúp cải thiện tình trạng bệnh.
– Tránh căng thẳng, stress, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán quá lâu làm tình trạng trầm trọng hơn.
Nhiều người dùng cho hiệu quả tích cực
Từ khi ra đời, sản phẩm đã được nhiều người tin tưởng, họ chia sẻ sản phẩm mang lại hiệu quả qua từng ngày sử dụng, cụ thể như:
– Giai đoạn sau 2 – 4 tuần: Sức khỏe cải thiện, người mắc thấy đỡ mệt mỏi hơn, ăn, ngủ tốt hơn.
– Giai đoạn sau 1 – 3 tháng sử dụng: Giảm hẳn tác dụng phụ của các phương pháp điều trị hiện đại như hóa trị, xạ trị. Người dùng thấy tự tin, tinh thần thoải mái, vui tươi, khối u được kiểm soát, cơ thể không còn mệt mỏi như trước.
– Giai đoạn từ 3 – 6 tháng sử dụng: Hệ miễn dịch được nâng cao đáng kể, các chỉ số đều cho kết quả tốt, khối u có thể giảm về kích thước nếu người dùng đáp ứng tốt.
Oncolysin còn được nhiều người mắc u bướu tin dùng và cho hiệu quả tích cực. Cụ thể như sau:
Chị Ngọc Mai sử dụng sản phẩm cho hiệu quả tích cực
Chị Thu Hương cải thiện u gan sau khi dùng sản phẩm
Chuyên gia đầu ngành đánh giá cao
Thu Phương
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
U Tủy Thượng Thận Và Những Điều Cần Biết
U tủy thượng thận là một trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những Nội Dung Cần Lưu Ý
1.Tủy thượng thận có vai trò gì? Bệnh u tủy thượng thận là gì?
Thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể nằm ở cực trên của thận. Tuyến thượng thận bao gồm tuyến vỏ thượng thận ở ngoài và tuyến tủy thượng thận ở trong. Tuyến tủy thượng thận là nơi chủ yếu sản xuất là các hormone catecholamine (andrenalin, norandrenalin,…) có vai trò làm tăng hoạt động của hệ tim mạch.
U tủy thượng thận là tình trạng tăng cường bài tiết các hormone tuyến tủy thượng thận, gây ra các hậu quả tác động trên hệ tim mạch.
U tủy thượng thận có thể xuất phát từ sự quá sản của tuyến tủy thượng thận tạo thành khối u, hoặc phát triển các khối u tiết catecholamin nằm ngoài tuyến thượng thận (khối u từ động mạch cảnh, các khối u hạch thần kinh có nguồn gốc từ các hậu hạch thần kinh giao cảm, khối u trong bàng quang).
Bệnh u tủy tuyến thượng thận xuất hiện nhiều hơn trên những người có các rối loạn bệnh lý khác như:
Bệnh Von Hippel-Lindau: bệnh làm xuất hiện u ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường là ở hệ thần kinh trung ương, các tuyến nội tiết, tuyến tụy và thận.
Bệnh u sợi thần kinh loại 1: bệnh gây xuất hiện nhiều khối u trên da, những điểm tăng sắc tố trên da và u trong dây thần kinh thị giác.
Bệnh u hạch đối giao cảm di truyền, gây ra những khối u ở tủy thương thận và hạch phó giao cảm.
Bệnh u tân sinh đa tuyến nội tiết. Đây là một bệnh làm phát triển các khối u tuyến nội tiết ở nhiều nơi trên cơ thể. Những chỗ thường có u phát triển là tuyến giáp, tuyến cận giáp, môi, lưỡi và đường tiêu hóa.
Bệnh u tủy tuyến thượng thận thường dẫn đến các cơn tăng huyết áp kịch phát. Biểu hiện bởi sự đau đầu dữ dội, đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, mặt tái đi, lo sợ, huyết áp tăng rất cao, không chịu được nóng, chóng mặt khi đứng. Các cơn xảy ra lẻ tẻ hàng tuần hoặc hàng tháng mới có một cơn, càng về sau xuất hiện càng nhiều và nặng hơn. Cơn kịch phát thường xảy ra đột ngột, mỗi cơn kéo dài vài phút, đôi khi tới hàng giờ hoặc lâu hơn, cũng có thể xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế, hoặc ép bụng, cúi gập người, hít sâu nhiều lần, vặn lưng,…
Ngoài ra, triệu chứng cao huyết áp nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến mất thị lực, bệnh tim, bệnh thận, và đột quỵ. Bên cạnh đó đau ngực đau bụng vùng trên rốn cũng là triệu chứng hay xuất hiện trong cơn, kèm theo có thể nôn, buồn nôn, táo bón
Hơn 90% các trường hợp bị bệnh u tủy thượng thận nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bằng các thuốc chẹn alpha giao cảm để ổn định huyết áp mới được phẫu thuật. Các loại thuốc thường được dùng như: Phenoxybenzamin, Prazosin, Nitroprussid, Metyrosin. Sau phẫu thuật có thể có các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng,…tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.
Bệnh u tủy thượng thận cũng giống như các bệnh nội tiết khác để phòng tránh bệnh thì điều quan trọng là cần xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống khoa học, khỏe mạnh. Ngoài ra cần lưu ý nếu trong gia đình có người thân bị mắc các bệnh u nội tiết thì tất cả các thành viên nên được khám tầm soát bằng các xét nghiệm cận lâm sàng.
(Visited 76 times, 1 visits today)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cột Sống Có Khối U: Những Điều Cần Biết trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!