Cập nhật nội dung chi tiết về Điều Trị Rối Loạn Thần Kinh Tim Bằng Đông Y mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
1111111111
Rating 5.00 (1 Vote)
Cho đến nay, rất khó xác định được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim. Dẫn đến việc chẩn đoán, điều trị hay chỉ định thuốc gặp rất nhiều khó khăn và phải cân nhắc kỹ lưỡng. Rất may mắn vì có nhiều thảo dược Đông y đã được chứng minh giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, nhất là khi kiên trì dùng lâu dài.
Triệu chứng điển hình của rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim (còn gọi là cường giao cảm, rối loạn lo âu hoặc hay rối loạn thần kinh thực vật) không chỉ gây ra triệu chứng giống bệnh tim mà còn để lại hậu quả nặng nề đến đời sống và tâm lý của người bệnh do mệt mỏi triền miên và lo lắng kéo dài.
Có thể kể ra triệu chứng điển hình của bệnh như sau:
– Tim đập quá nhanh (trên 100 nhịp/ phút) hoặc không đều
– Ra mồ hôi, khó thở, choáng váng, chóng mặt, ngất
– Dễ hồi hộp khi đến nơi đông người như đám cưới, đám giỗ
– Cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt, vướng ở cổ
– Cảm giác đau tức, đau nhói xuyên từ lưng đến ngực trái, nặng ngực, thiếu hơi thở, mệt mỏi, khi ngủ có hiện tượng bóng đè.
Chưa kể, người bệnh có nguy cơ đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim thậm chí là ngừng tim đột ngột hay tử vong do đột quỵ.
Triệu chứng của rối loạn thần kinh tim tương tự như bệnh tim thực sự nhưng đi khám khó tìm ra bệnh
Điều khó khăn trong điều trị rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim được ví như “bệnh giả vờ”. Nhiều người còn nghĩ rằng mình bị hoang tưởng, ảo giác vì bình thường vẫn làm việc, sinh hoạt nhưng nhịp tim sẽ đập nhanh 1 cách bất chợt không báo trước. Tuy nhiên, lúc đi khám, đến bệnh viện thì tim lại đập bình thường nên bác sỹ không tìm ra bệnh. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ, không còn tin vào chẩn đoán của bác sỹ nên sẽ đi khám ở rất nhiều nơi. Càng hoảng loạn thì nhịp tim càng loạn nhịp.
Chính vì không tìm ra bệnh nên rất ít trường hợp bệnh nhân được chỉ định điều trị rối loạn thần kinh tim ngay từ lần đầu. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ nhận được lời khuyên thay đổi lối sống, tránh lo lắng, căng thẳng.
Ngay cả khi bệnh nhân được chỉ định thuốc như thuốc chẹn beta giao cảm hay thuốc an thần nhóm benzodiazepines thì thuốc vẫn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, gây tác dụng phụ, làm hạ nhịp tim quá mức hoặc gây các cơn loạn nhịp nghiêm trọng.
Tất cả những điều này khiến người bệnh hoang mang và làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn, phức tạp.
Bị rối loạn thần kinh tim, nhưng khám không ra bệnh khiến người bệnh hoảng sợ, lo lắng
Tìm về Đông y trong điều trị rối loạn thần kinh tim
Với những khó khăn trong điều trị rối loạn thần kinh tim như đã nói, thì việc tìm ra phương pháp mới giúp nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân là hết sức cần thiết. Và một trong những hướng đi đó là tìm về các loại thảo dược trong y học cổ truyền.
Theo Đông y của Việt Nam và các ghi chép đề cập đến các dược liệu như Khổ sâm, Đan sâm, Vàng đằng với khả năng cân bằng và điều hòa lại các rối loạn nhịp tim một cách tự nhiên, bền vững mà ít gây ra tác dụng phụ. Kiên trì sử dụng lâu dài sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng do tim đập nhanh, rối loạn thần kinh tim gây ra.
Khổ sâm – thảo dược quý giá cho người loạn nhịp tim
Khổ hay còn gọi là “Sâm đắng” được ví như linh dược, thảo dược quý giá không thể thiếu khi điều trị rối loạn thần kinh tim trong Đông y.
Y học hiện đại đã chỉ ra, hai hoạt chất chính là matrine và oxymatrine có mặt trong rễ củ của Khổ sâm có tác dụng trực tiếp lên cơ tim, giúp điều hòa rối loạn nhịp tim.
Một nghiên cứu khác thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy hoạt chất matrine tác động trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền trong tim, giảm kích thích cơ tim và thúc đẩy cảm giác thư giãn mạch máu. Từ đó giúp chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ cơ tim và ngăn ngừa suy tim tương tự như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim).
Nghiên cứu này cũng phát hiện hoạt chất oxymatrine có khả năng ổn định điện thế trong tim, giảm tần suất xuất hiện và cường độ của các cơn rối loạn nhịp.
Khổ sâm – linh dược không thể thiếu khi điều trị rối loạn thần kinh tim trong Đông y.
Đan sâm – giảm nguy cơ đột tử do tim
Đan sâm là thảo dược có mặt trong hầu hết các bài thuốc Đông y để trị bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học của Đại học Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc đã phát hiện ra Đan sâm có tác dụng giảm hoặc ngăn chặn rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa cục máu đông hình thành nên giúp giảm nguy cơ đột tử.
Hoàng đằng – thảo dược tiềm năng chống rối loạn nhịp tim
Những thập niên gần đây, bên cạnh hai thảo dược kể trên, các nhà khoa học phát hiện thêm hoạt chất chính trong Hoàng đằng là Berberine cũng có hiệu quả chống rối loạn nhịp tim. Berberine ngăn ngừa sự khởi phát của rối loạn nhịp nhanh thất và giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim trong thiếu máu cơ tim cục bộ. Tác dụng này tương tự như các thuốc chống loạn nhịp nhóm III.
Tại Việt Nam, nhờ ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, ba thảo dược Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương. Ninh Tâm Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh, giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người bệnh rối loạn thần kinh tim. Được Bộ y tế chứng nhận an toàn, bào chế từ thảo dược thiên nhiên nên dùng lâu dài không lo tác dụng phụ.
3 thảo dược quý giúp ổn định nhịp tim: Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng
Muốn chữa bệnh rối loạn thần kinh tim thì bạn hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, vì không có thuốc nhịp tim tăng cao sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên về lâu về dài thì các thảo dược Đông y sẽ tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh để ổn định nhịp tim dài lâu.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Theo nguồn:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20717872
Bài Thuốc Chữa Rối Loạn Thần Kinh Tim
Thể tâm huyết hư: hay gặp ở bệnh nhân bị thiếu máu, suy nhược cơ thể do bệnh tật, phụ nữ sau sinh đẻ, dinh dưỡng kém…). Biểu hiện: tim đập nhanh, hồi hộp, ngủ ít, trằn trọc, hay nằm mê, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược. Phép chữa: dưỡng huyết, kiện tỳ, an thần. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: bố chính sâm 20g; củ mài, rau má, long nhãn, hạt sen, hà thủ ô, quả dâu chín mỗi vị 12g; táo nhân 8g; bá tử nhân 8g
Bài 2: Quy tỳ thang: đẳng sâm, bạch truật, hoàng kỳ mỗi vị 12g; táo nhân, long nhãn, đương quy, viễn chí, phục linh, đại táo mỗi vị 8g; mộc hương 6g.
Hoặc bài Hắc quy tỳ: các vị như trên thêm thục địa 16g.
Các bài trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
hay gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh chức năng, tăng huyết áp, rối loạn tiền mãn kinh… Biểu hiện: tim đập hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, triều nhiệt, lòng bàn tay bàn chân nóng, nước tiểu đỏ, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, họng khô, mạch tế sác. Phép chữa: tư âm giáng hỏa. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: thiên môn, mạch môn, thạch hộc, thục địa, hạt sen, huyền sâm, bá tử nhân, bố chính sâm, hà thủ ô mỗi vị 12g; táo nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: đan sâm, sa sâm, thục địa, long nhãn, thiên môn, mạch môn, đẳng sâm mỗi vị 12g; bá tử nhân, viễn chí, toan táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm hoàn uống 20 – 30g một ngày.
– Nếu âm hư dương xung thêm các thuốc bình can tiềm dương như câu đằng, thiên ma, long cốt, mẫu lệ, trân châu mẫu (vỏ trai), thạch quyết minh.
Thể dương hư: (âm dương hư, thận dương hư, tỳ dương hư): hay gặp ở người già suy nhược thần kinh thể giảm hưng phấn, xơ vữa động mạch. Biểu hiện: tim đập hồi hộp, thổn thức, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, ăn kém, ngủ ít, tiểu tiện trong dài, tiểu nhiều lần, mạch trầm tế nhược hay huyền tế. Phép chữa: ôn dương an thần. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: thục địa 12g, hoài sơn 16g, trạch tả 8g, liên nhục 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 7g, hạt sen 12g, táo nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: Bát vị quế phụ: đan bì 9g, thục địa 24g, bạch linh 9g, sơn thù 12g, trạch tả 9g, hoài sơn 12g, phụ tử chế 8g, nhục quế 6g. Luyện mật làm hoàn ngày uống từ 8-12g chia 2-3 lần, uống với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt.
– Nếu do tỳ dương hư đàm ẩm nghịch lên, biểu hiện mặt trắng bệch, tiểu tiện ít, mạch trầm khẩn. Phép trị là thông dương tiềm âm. Dùng bài: phục linh 12g, quế chi 6g, long nhãn 12g, đẳng sâm 12g, cam thảo 6g, đương quy 12g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Người bệnh rối loạn thần kinh tim do sang chấn tinh thần đột ngột, lo sợ, hốt hoảng, buồn, ăn không ngon, ngủ ít, hay bị bóng đè, mạch huyền hoạt. Phép trị là phải an thần trấn kinh. Dùng một trong các bài:
Bài 1: bán hạ chế 8g, trần bì 8g, gừng 6g, chỉ thực 8g, trúc nhự 6g, cam thảo 12g.
Bài 2: quế chi 6g, bạch thược 10g, mẫu lệ 16g, cam thảo 6g, long cốt 20g, gừng 4g, đại táo 4g.
Các bài trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Cùng Danh Mục:
Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Rối Loạn Thần Kinh Tim
Trái tim co bóp và bơm máu đi nuôi cơ thể được là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật, cụ thể là hệ thần kinh tim. Nó còn được gọi là hệ thần kinh tự động, do có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim là bệnh gì?
Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Rối loạn thần kinh tim (hay cường giao cảm, rối loạn thần kinh thực vật) không do các tổn thương ở tim gây ra nhưng lại có triệu chứng tương tự bệnh tim như: hồi hộp, chóng mặt, nhịp tim nhanh, choáng ngất hoặc rối loạn nhịp tim…
Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn thần kinh tim là do đâu?
Rối loạn thần kinh tim là tình trạng không rõ nguyên nhân, thường xuất hiện khi người bệnh gặp trạng thái căng thẳng, lo âu, stress hay suy nhược thần kinh.
Nó cũng có thể là hậu quả của một thời gian dài sống trong môi trường chật chội, thiếu không khí;
Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc;
Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ma túy;
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại;
Ngoài ra tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư, trầm cảm và một số thuốc tim mạch cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng thường gặp của tình trạng rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh tim mạch, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không mắc các bệnh lý về tim mạch:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức kéo dài, ngay cả khi người bệnh có nghỉ ngơi hợp lý.
Người bệnh có thể cảm nhận được tim đập loạn xạ và “thình thịch” trong lồng ngực, hiện tượng này gọi là đánh trống ngực – một bất thường về nhịp tim do rối loạn thần kinh tim.
Mặc dù đau ngực là hiện tượng gắn liền với bệnh tim cụ thể nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của rối loạn thần kinh tim. Bệnh nhân có thể bị đau ngực từng cơn hay đau mạn tính tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn thần kinh tim. Cơn đau ngực cấp tính thường xuất hiện bất chợt và kết thúc trong thời gian ngắn, tạo cảm giác giống như bị nghẹt thở. Đối với trường hợp đau ngực mạn tính, người bệnh thường có cảm giác đau tức ngực vào buổi sáng sớm, vị trí đau không rõ rệt.
Cảm thấy choáng khi nhìn thấy ánh sáng hay đứng không vững hoặc muốn ngất xỉu, đó có thể là triệu chứng của rối loạn thần kinh tim. Tình trạng này đôi khi là nghiêm trọng và người bệnh phải nhập viện cấp cứu kịp thời.
Người bệnh có cảm giác muốn hít thở nhanh và liên tục giống như một người bình thường sau khi đã nhịn thở trong một thời gian dài hết mức có thể hoặc một người cảm thấy khó thở, khó tiếp nhận oxy.
Một số triệu chứng khác có thể gặp là run rẩy, vã mồ hôi… Nếu có các triệu chứng trên, tốt nhất bạn cần đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán bệnh. Nếu qua thăm khám không phát hiện thấy có tổn thương hay bất thường bệnh lý nào của tim, bác sỹ thường sẽ nghĩ đến chứng rối loạn thần kinh tim.
Những phương pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị rối loạn thần kinh tim?
Rối loạn thần kinh tim là rối loạn lành tính, có tiên lượng tốt và có thể chữa trị được nếu được chẩn đoán rõ nguyên nhân dẫn tới rối loạn. Rối loạn thần kinh tim có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp tự nhiên.
Các loại thuốc điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thường là thuốc thuốc an thần, làm giảm lo lắng, căng thẳng cho người bệnh.
Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ được coi là phương án giải quyết tạm thời, tức là chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng mà không khắc phục nguyên nhân gốc rễ. Bạn nên hạn chế dùng thuốc, chỉ sử dụng trong trường hợp nặng và khi có sự chỉ định của bác sỹ bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Nhiều nhà nghiên cứu và các bác sỹ cho rằng người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc với các giải pháp tự nhiên, như giảm stress, dành thời gian nghỉ ngơi, thay đổi môi trường sống hoặc thực phẩm chức năng. Người bệnh nên bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin C bởi đây là các chất giúp thư giãn thần kinh, giảm lo lắng và ổn định hoạt động của tim. Người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược an toàn.
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng rối loạn thần kinh tim tái phát trở lại?
Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, quả tươi. Không nên tiêu thụ những loại đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà… và nhất là thuốc lá. Người bệnh cũng nên khuyên các thành viên khác trong gia đình bỏ thuốc lá vì việc hít phải khói thuốc cũng nguy hiểm không kém hút thuốc lá.
Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Những bộ môn hữu ích cho người bị rối loạn thần kinh tim là bơi lội, yoga, đi bộ, thái cực quyền… Yoga và thái cực quyền là những bộ môn giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng còn bơi lội và đi bộ giúp tăng cường sức khỏe trái tim.
Nếu thực hiện tốt điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, các triệu chứng rối loạn thần kinh tim sẽ dần thuyên giảm, trả lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Chữa Được Không? Giải Pháp Nào Hiệu Quả
Rối loạn thần kinh tim có chữa được không? Trong khi bệnh lý này đang ngày càng trở nên phổ biến. So với các bệnh lý rối loạn nhịp tim khác, bệnh ít gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Bạn sẽ có lời giải trong bài viết sau.
Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?
Cho tới thời điểm hiện tại chưa có cách chữa khỏi rối loạn thần kinh tim nhưng khi kết hợp đồng thời các phương pháp như dùng thuốc, thảo dược hay điều chỉnh lối sống sẽ giúp người bệnh có một cuộc sống gần như bình thường.
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim đến nay vẫn chưa được làm rõ cho nên việc chữa khỏi hẳn cũng rất mơ hồ. Người bệnh thường gặp các triệu chứng khó chịu tương tự các bệnh lý tim mạch nhưng khi thăm khám lại không phát hiện được bệnh tim. Sự mâu thuẫn này là lý do khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, nghĩ rằng bệnh không có cách chữa, và càng lo lắng hơn. Chính điều này tạo thành vòng xoáy bệnh lý khiến việc điều trị rối loạn thần kinh tim gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì vậy mà buông xuôi, bởi có rất nhiều cách để kiểm soát chứng bệnh này, cải thiện chất lượng sống cũng như giảm tối đa các triệu chứng.
Nhiều người bệnh băn lo lắng “rối loạn thần kinh tim có chữa được không?”
Cách đối phó với rối loạn thần kinh tim
Nguyên tắc giúp bạn sống khỏe với bệnh thần kinh tim là ổn định nhịp tim, cải thiện và giảm tần suất xuất hiện các triệu chứng. Để đạt được các mục tiêu này, bạn cần kiên trì phối hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc.
Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng và thay đổi cảm xúc đột ngột sẽ khiến rối loạn thần kinh tim trở nên trầm trọng hơn. Điều này giải thích tại sao các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần giảm stress và kiểm soát tâm trạng của mình.
Nếu bạn bị bệnh rối loạn thần kinh tim, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, sắp xếp lại công việc để dành ra những khoảng thời gian thư giãn cho bản thân. Một vài chuyến du lịch dài, tâm sự với gia đình, bạn bè hay tham gia những lớp tập thiền cũng là những cách giảm stress tốt. Ngoài ra, bạn cần ngủ đủ giấc, hạn chế các hoạt động khiến cảm xúc thay đổi đột ngột như xem phim hành động, phim kinh dị, đọc truyện tình cảm…
Thư giãn giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện các cơn nhịp nhanh. Nhưng để ổn định nhịp tim và giảm nhẹ các triệu chứng, bạn cần một giải pháp chuyên biệt hơn, đó là Ninh Tâm Vương.
Nhiều người bệnh rối loạn thần kinh tim đã sử dụng Ninh Tâm Vương và thấy sự cải thiện rõ rệt. Ví dụ như trường hợp bà Hưng (TP. Hà Nội). Bệnh khiến bà thường xuyên kiệt sức vì các cơn nhịp nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực nhưng sau khi sử dụng sản phẩm, các triệu chứng gần như không còn.
Chia sẻ của bà Hưng về quá trình điều trị rối loạn thần kinh tim.
Sở dĩ Ninh Tâm Vương làm được điều này là do sản phẩm chứa thành phần chính là thảo dược Khổ Sâm. Nghiên cứu cho thấy Khổ Sâm có tác dụng ổn định hệ thống thần kinh tim, từ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mệt mỏi, đánh trống ngực, tim đập nhanh… tương tự thuốc chẹn beta giao cảm ( nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh phổ biến hiện nay). Nếu bạn đang phải chiến đấu tranh với bệnh rối loạn nhịp tim, Ninh Tâm Vương là giải pháp cho bạn.
Người mắc rối loạn thần kinh tim cần từ bỏ các thói quen sống có hại, duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, để hạn chế sự xuất hiện của các cơn nhịp nhanh bất thường. Những thói quen giúp kiểm soát bệnh rối loạn thần kinh tim là:
Bỏ hút thuốc lá.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột.
Tránh làm việc quá sức.
Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Thể dục sẽ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các bài tập tốt nhất bao gồm: yoga, bơi lội, đi bộ, thái cực quyền.
Ăn hạn chế chất béo, chất bột đường (mỡ động vật, bánh kẹo, đồ ngọt…)
Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc… Nếu bắt buộc phải dùng, bạn chỉ nên uống tối đa 2 ly rượu/bia hoặc 1 ly cà phê, trà đặc mỗi ngày.
Người bệnh nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây tươi, rau xanh, củ quả có màu vàng, cam.
Ăn đồ dễ tiêu, không ăn quá no. Bởi khi ăn quá no, dây thần kinh phế vị sẽ bị kích thích, khiến bạn dễ gặp các triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực hơn.
Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc chẹn beta giao cảm, benzodiazepines và thuốc chống trầm cảm. Khi được kê đơn thuốc, bạn cần dùng đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Điều Trị Rối Loạn Thần Kinh Tim Bằng Đông Y trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!