Đề Xuất 3/2023 # Gs.ts Trương Việt Bình Cùng Công Trình Nghiên Cứu Nhiều Năm Về Xương # Top 4 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Gs.ts Trương Việt Bình Cùng Công Trình Nghiên Cứu Nhiều Năm Về Xương # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gs.ts Trương Việt Bình Cùng Công Trình Nghiên Cứu Nhiều Năm Về Xương mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở cái độ tuổi mà người ta vẫn hay gọi là “xế chiều”, có một người thầy, một vị giáo sư vẫn luôn miệt mài tìm tòi, học hỏi những điều mới mẻ để góp phần xây dựng nền y học cổ truyền nước nhà, đó là chúng tôi Trương Việt Bình. Từng xuất thân trong một gia đình nghèo ở một vùng quê, ngày ấy, khi chiến tranh liên miên, bố mẹ ông dồn sức để lo cho ông ăn học.

Như một cái duyên với nghề làm thầy thuốc, chúng tôi Trương Việt Bình học tập và có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài, học hỏi những kiến thức mới mang về Việt Nam. Nhiều người tìm đến ông để xin khám chữa bệnh, người giàu ông cũng chỉ thu một chút tiền để duy trì phòng khám nho nhỏ phục vụ nhân dân, còn những người không có ông sẵn sàng cho.

Nghiên cứu được hơn 80 công trình lớn nhỏ về y dược, Giáo sư Trương Việt Bình không mong thu lại được gì nhiều ngoài sức khoẻ của nhân dân. Có hiểu biết sâu rộng về nhiều triệu chứng bệnh ở con người, ông luôn tìm kiếm nguyên nhân cốt lõi gây ra những vấn đề của sức khoẻ để từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị tận gốc.

Là 1 trong hơn 80 công trình nghiên cứu của chúng tôi Trương Việt Bình, nghiên cứu về các triệu chứng đau nhức xương khớp gần đây đã gây được tiếng vang lớn khi đưa ra phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng xương khớp của mọi lứa tuổi.

Sản phẩm TPBVSK Bách Niên Vương ở dạng viên nang được cấu thành từ 8 loại thảo mộc thiên nhiên đã được chúng tôi Trương Việt Bình tìm ra với công dụng vượt trội trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng xương khớp. Với thành phần thiên nhiên, sản phẩm an toàn và không gây ra tác dụng phụ sau khi sử dụng, việc duy trì sử dụng sản phẩm có thể mang lại sức khoẻ xương khớp ổn định cho người sử dụng.

Được tạo ra ở dạng dầu xoa bóp, Massage Bách Niên Vương được phát triển dựa trên những gì mà ngàn đời này vẫn duy trì. Khi nhắc đến các triệu chứng đau nhức xương khớp, nhiều người sẽ nghĩ đến dầu xoa bóp hoặc các loại rượu thuốc, đó không chỉ coi là thói quen của người Việt mà tác dụng của các loại dầu xoa bóp hay rượu thuốc xoa bóp đều đã được chứng mình hiệu quả rõ rệt.

TPBVSK Bách Niên Vương – 2 giải pháp trong 1, hỗ trợ điều trị triệu chứng đau nhức xương khớp

Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Thương Mại HADUCO

Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 

Điện thoại: 0855551111

Website:  http://www.bachnienvuong.com/thaybinhxuongkhop

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Việt Nam Nghiên Cứu Nhiều Ung Thư Khó Chữa

Việt Nam đang thực hiện cùng lúc 3 nghiên cứu về ung thư phổi, tụy, khoang miệng để tìm ra cách phát hiện sớm và phương pháp điều trị tối ưu. Sáng 12/12, Viện ung thư quốc gia ra mắt chương trình hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ trong ung thư V-CART (Vietnam Grants for cancer research and technology) nhằm hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực ung bướu tại Việt Nam.Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong. Theo ước tính, 40% số ca ung thư có thể dự phòng, 30% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với các biện pháp điều trị ung thư hiện tại có thể cứu 30% số bệnh nhân ung thư còn lại.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, Việt Nam luôn mong muốn lập một bản đồ gồm tất cả các loại ung thư trên cả nước. Dựa vào bản đồ dịch tễ có thể nhận định về xu hướng của các bệnh ung thư, từ đó có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm, tập trung nghiên cứu điều trị giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi.Tuy nhiên hiện tại Việt Nam chưa có kinh phí để triển khai đồng bộ, khi có hỗ trợ loại ung thư nào sẽ lập bản đồ ung thư đó, sắp tới sẽ lập bản đồ ung thư vú đầu tiên.

Các bác sĩ tại Bệnh viện K thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư Từ thực tế khám chữa bệnh, Giám đốc Bệnh viện K cho biết số bệnh nhân đến khám và điều trị vì ung thư qua từng năm đều tăng, nhiều nhất vẫn là ung thư phổi, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Đáng lưu ý, xu hướng trẻ hóa ung thư ở Việt Nam rất rõ.Trong đó bệnh viện đang thực hiện 3 nghiên cứu cấp Nhà nước về 3 bệnh ung thư phổi, tụy, khoang miệng. Ngoài ra, còn 5 đề tài cấp Bộ nghiên cứu các loại ung thư khác.

Ung thư phổi là bệnh hay gặp, tỉ lệ chữa khỏi thấp nhưng hiện có có nhiều tiến bộ trong điều trị (thuốc mới, kỹ thuật xạ trị mới).

Ung thư tụy là bệnh khó điều trị, tiên lượng rất xấu, vì vậy vấn đề đặt ra là cần phát hiện sớm bệnh. Hiện có nhiều công nghệ sinh học để phát hiện sớm, bệnh viện đang nghiên cứu theo hướng tìm xét nghiệm DNA và nghiên cứu cải thiện chất lượng điều trị.

Với ung thư khoang miệng, hiện có nhiều phương pháp xác định giai đoạn bệnh chính xác hơn, từ đó điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn trước kia xạ trị nhiều tai biến nhưng với công nghệ xạ trị mới hiện nay đã giảm rất nhiều. góp phần giảm tai biến nhiều hơn.

GS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế kỳ vọng, chương trình hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu về ung thư lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ hội tụ được các nhà khoa học trong nước, kết nối với thế giới tìm ra các biện pháp hiệu quả để sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm cũng như nâng cao tỉ lệ chữa khỏi và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư.

Thứ trưởng cũng mong muốn trong thời gian tới Việt Nam sẽ xây dựng được cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy về ung thư (trước đây các báo cáo về tình hình ung thư tại Việt Nam đều do WHO thực hiện).

Từ tháng 1 tới, các ứng viên có thể gửi ý tưởng nghiên cứu về Viện nghiên cứu ung thư quốc gia. Sau đó hội đồng chất lượng sẽ đánh giá ý tưởng, lựa chọn 20 nghiên cứu tiềm năng nhất để hỗ trợ thực hiện.

Theo Thúy Hạnh/Vietnamnet

Giáo Sư, Tiến Sỹ Trương Việt Bình

GS.TS Trương Việt Bình

GS.TS Trương Việt Bình, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – được biết đến là một trong những người có đóng góp lớn trong việc phát triển về Y Dược học cổ truyền (YDHCT) của dân tộc phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Gần 40 năm gắn bó với nghề, Giáo sư không chỉ trực tiếp thực hiện việc khám và chữa trị bệnh mà còn say mê nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Hàng chục đề tài khoa học đã được Giáo sư nghiên cứu thành công, nhiều báo cáo khoa học đã được công bố tại các hội nghị trong nước và quốc tế, nhiều cuốn sách chuyên ngành do Giáo sư thực hiện hoặc tham gia biên soạn đã được xuất bản,… Đặc biệt, từ hơn chục năm qua, bằng tất cả tâm sức của mình, chúng tôi Trương Việt Bình đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của Học viện, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực YDHCT. Ông là một trong những tri thức giàu tâm huyết, sáng tạo đã có nhiều cống hiến và dũng cảm chấp nhận thử thách để đi đến thành công phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước. Gần đây, ông đã vinh dự được nhận bảng vàng vinh danh trí thức tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển thủ đô tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội.

Là con người gần gũi, thân tình,một lòng tận tâm với nghề. Với chúng tôi Trương Việt Bình, mang được niềm vui, hạnh phúc khỏi bệnh và sức khỏe đến cho mọi người chính là hạnh phúc của ông, là sự nghiệp cao quý mà ông theo đuổi bằng tất cả tâm sức của mình. Sinh ra và lớn lên ở Núi Nưa – huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa, cuộc sống thuở thiếu thời của Giáo sư Trương Việt Bình cho dù được gia đình lo cho học hành đến nơi đến chốn, nhưng những vất vả ở làng quê thời đất nước có chiến tranh vẫn đeo bám hàng ngày, để khi lớn lên một chút, khát vọng được cống hiến, được góp sức mình cho quê hương, đất nước phát triển luôn cháy bỏng trong suy nghĩ của ông. Muốn vậy, phải có kiến thức. Ông không chỉ chăm học mà còn học rất giỏi, thi đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội năm 1972 nhưng đất nước chiến tranh, như những thanh niên thời bấy giờ, ông đã xếp bút nghiên, tình nguyện lên đường nhập ngũ đầu năm 1975, vào bộ đội ông làm gác cổng ở Quân y 105 và tham giavác thuốc ở kho A (tổng kho thuốc của quân đội) 6 tháng trời, chỉ tiêu 6 tấn/ngày đến thoái hóa và thoát vị cả 10 đốt cột sống. Năm 1978 hoàn thành nghĩa vụ của người lính, chàng thanh niên Trương Việt Bình trở về trường tiếp tục học tập, rồi sau đó trở thành bác sĩ nội trú bệnh viện, thực hành ở Bệnh viện Đông y Trung ương 4 năm trời. Học xong, ông được điều về Bệnh viện Việt – Xô; sau đó được cử đi làm nghiên cứu sinh, rồi lại được điều về Đại học Y Hà Nội… Năm 1999, Giáo sư Trương Việt Bình đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Trung cấp y học cổ truyền Tuệ Tĩnh 1 Bộ Y tế (tiền thân của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam ngày nay). Đi từ không đến có, ông phải thuyết phục tới 5 bộ ngành đồng thuận, hơn nữa phải có bệnh viện thực hành, hệ thống đào tạo, viện nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống chuyển giao công nghệ… mà lúc đó cả trường chỉ có 30 giảng viên. Cuối cùng, ông đã hoàn thành được tâm nguyện của mình. Đến nay, nhờ những nỗ lực rất lớn của ông và sự chung sức chung lòng của tập thể, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã phát triển lớn mạnh với hơn 500 cán bộ, nhân viên; đào tạo đa hệ, từ Trung cấp tới Đại học, Cao học…Học viện đã đào tạo được trên 800 bác sĩ y học cổ truyền, 1.080 y sỹ, dược sỹ và Cao đẳng điều dưỡng, 40 Thạc sĩ, 120 Bác sỹ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2, và Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở của Học viện đã xét được 11 phó giáo sư…

Hàng năm Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam tuyển sinh 1.000 sinh viên đại học YHCT và dược sĩ đại học YHCT. Tổng số sinh viên hiện đang theo học là 5.000 cùng với hơn 100 học sau đại học; Mỗi năm Học viện đào tạo 10 tiến sĩ YHCT, 40 thạc sĩ YHCT đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc YHCT, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Bệnh viện Tuệ Tĩnh của Học viện do ông trực tiếp kiêm Giám đốc có 250 giường; hàng năm công suất đều đạt 150-160% chỉ tiêu, nhưng viện phí chỉ thu từ 11-13 tỷ đồng mỗi năm, cũng bởi ông luôn muốn bệnh nhân đỡ khó khăn. Nhiều năm liền bệnh viện liên tục đạt danh hiệu xuất sắc toàn diện.

Kể về sự lớn mạnh của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, không thể không nhắc tới vai trò và tâm sức của chúng tôi Trương Việt Bình. Ông làm việc không kể thời gian, công sức để cốt sao Học viện ngày một phát triển, bệnh nhân được chữa trị ngày một tốt hơn, nền y dược học cổ truyền ngày một phát huy được nhiều hơn giá trị quý báu phục vụ con người. Ở chúng tôi Trương Việt Bình, lòng nhân hậu, sự cảm thông chia sẻ với người bệnh luôn gắn liền với nỗ lực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Ông tâm sự: ” Y đức là điều đầu tiên phải có ở người thầy thuốc. Nhưng quan trọng nữa là người thầy thuốc phải giỏi nghề để cứu chữa người bệnh…Đào tạo thầy thuốc là phải tạo ra sản phẩm hoàn hảo, vừa có tài, vừa phải có tâm, như thế mới trị được bệnh, cứu được người”. Theo ông, “Giảng đạo lý bao nhiêu cũng không thấm bằng một lần được tận mắt chứng kiến sự khổ ải của bệnh nhân. Những hình ảnh ấy làm cho tình yêu con người trỗi dậy và là hành trang về giá trị nhân bản của người thầy thuốc trong suốt cuộc đời mình”. Cũng từ cái Tâm ấy, hằng năm, Học viện đều tổ chức đưa cán bộ giảng dạy cùng học viên đi tới vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn để khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào, nhất là những người nghèo ở Thanh Hóa, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình… Chăm sóc người cao tuổi, cựu chiến binh, học sinh phổ thông ở địa phương. Khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí với chi phí hàng trăm triệu đồng cho 10 xã với hàng nghìn người ở vùng bị bão lụt thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh, đào tạo miễn phí kĩ thuật viên xoa bóp bấm huyệt cho hơn 1.000 người khiếm thị trong cả nước

Thời gian đã minh chứng cho những cống hiến to lớn của Giáo sư Trương Việt Bình cho nền Y dược học dân tộc. Ông không chỉ thành công trong công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, đưa một trường trung cấp bé nhỏ thành một Học viện uy tín; ông còn có nhiều dự án, ý tưởng lớn để nâng tầm cây thuốc Việt Nam, phát huy được bàn tay chữa bệnh tài hoa của người Việt Nam, mang niềm vui hạnh phúc đến cho mọi người. Sự phát triển của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam hôm nay thật sự mang đến niềm tin, niềm hy vọng và cả sự khâm phục của nhân dân trong việc phát huy vốn quý của dân tộc để chữa bệnh cứu người. Đối với chúng tôi Trương Việt Bình, chỉ có làm tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt người bệnh và mang được nụ cười, niềm vui đến với cộng đồng, mới làm cho ông thanh thản và hạnh phúc. Đó là những tấm Huân chương cao quý nhất mà ông có được từ nhân dân. Gặp gỡ ông trong một chiều đông lạnh giá với nhiều công việc tất bật chuẩn bị cho kế hoạch từ thiện đến với đồng bào các dân tộc anh em ở các tỉnh miền núi phía bắc. Với gương mặt rạng ngời, nụ cười tươi sáng thể hiện niềm lạc quan, tự tin, yêu đời, ông luôn là người thầy thuốc tận tâm với anh em dòng họ và nhân dân cả nước. Chào xuân Bính Thân 2016, kính chúc ông – người thầy đáng kính sống mãi trong lòng dân sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.

Nghiên Cứu Về Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung

11-01-2011

Ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam, chỉ xếp hàng thứ 2 sau ung thư vú và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các căn bệnh ung thư ở phụ nữ [1].

– Theo y văn gồm: Nhiễm HPV type nguy cơ cao, sinh hoạt tình dục sớm trước 20 tuổi, có nhiều bạn tình, phơi nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), có con sớm, có nhiều con, trước đó có tế bào CTC bất thường, có mẹ hoặc chị gái bi UTCTC, hút thuốc lá, mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, dùng corticoid kéo dài).

– Sàng lọc phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chương trình phòng chống ung thư CTC. Thiếu chương trình sàng lọc và hướng dẫn điều trị hiệu quả là lý do chính của tỷ suất mắc bệnh ung thư CTC cao ở các nước đang phát triển.[13] Các chương trình sàng lọc hiệu quả với mức độ bao phủ cao có thể làm giảm gánh nặng bệnh tật do ung thư CTC

II. Tổng quan các phương pháp sàng lọc ung thư CTC

– Có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư CTC như phương pháp sàng lọc tế bào ( Pap smear), quan sát CTC bằng mắt thường với dung dịch Acid acetic 5% (Phương pháp VIA), phương pháp quan sát với Lugol’s Iodine (phương pháp VILI), xét nghiệm HPV ( HPV DNA testing) … – Một chương trình sàng lọc ung thư CTC thành công là chương trình sàng lọc đó có tác động lên tỷ lệ ung thư CTC, chương trình đó phải sàng lọc được càng nhiều phụ nữ càng tốt. Nếu lý tưởng, chương trình phải sàng lọc được 80% số phụ nữ. Sau đó, những phụ nữ có tổn thương tiền ung thư CTC cần phải được điều trị trước khi chúng tiến triển thành ung thư CTC, lúc đó tỷ lệ ung thư CTC có thể giảm đàng kể, có thể lên đến 93%.” Ngăn chặn ung thư CTC thành công cần có sự phối hợp một cách hiệu quả các chương trình; độ bao phủ sàng lọc, liên kết sàng lọc và điều trị, điều trị hiệu quả và giám sát” [24]

1. Phương pháp sàng lọc tế bào (Pap smear)

– Là phương pháp đã được chứng minh có nhiều thành công đáng kể ở các nước phát triển đã làm giảm 70-80% tỷ lệ ung thư ở các nước phát triển [3]. Tuy nhiên, các chương trình sàng lọc dựa vào xét nghiệm tế bào CTC khó được thiết lập và duy trì ở các quốc gia đang phát triển, bởi vì chúng tốn kém và phức tạp như: giá đắt, lấy tiêu bản phải tốt, có đủ phương tiện xử lý, kinh nghiệm đọc và phân tích mẫu bệnh phẩm, lưu trữ thông tin và trả kết quả. Nếu có bước nào trong chu trình trên không chính xác hoặc trở ngại thì chương trình phòng ngừa thất bại.

– Nhiều nước, nếu không muốn nói là hầu hết tất cả các bước trong quá trình xét nghiệm tế bào CTC là vấn đề nan giải đối với những vùng khó khăn, thiếu thốn phương tiện [25]. Lấy ví dụ ở nhiều nước, Pap smear chỉ được thực hiện ở những vùng đô thị bởi ở những vùng cơ sở y tế xa xôi, các chuyên gia về tế bào học còn rất thiếu, thời gian xử lý và phân tích kết quả thường kéo dài, và do không nhận được kết quả ngay, nhiều phụ nữ không quay trở lại nơi khám để lấy kết quả và bị mất dấu trong quá trình theo dõi. Do vậy, việc tầm soát ung thư CTC bằng phương pháp Pap smear ở các nước đang phát triển khó tồn tại và thất bại vì những giới hạn về nguồn lực. Nhiều nghiên cứu ở Ấn Độ và Kenya cho thấy rằng chỉ 1% dân số được tầm soát. [16] Do đó, tầm soát ung thư CTC bằng phương pháp Pap smeartại các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế như:

+ Việc lấy mẫu và đọc kết quả không đơn giản nên không dễ thực hiện tại các tuyến y tế cơ sở + Phòng xét nghiệm phải có bác sĩ nên chỉ thực hiện ở cơ sở y tế tuyến tỉnh, thanh phố. + Mất nhiều thời gian nên khách hàng phải chờ đợi dẫn đến mất dấu khách hàng + Việc huấn luyện các khâu lấy bệnh phẩm, nhuộm, cố định và đọc tiêu bản cần nhiều nguồn lực, chi phí khá cao. – Độ nhạy của Pap smeartrung bình 66% (11-90%), độ đặc hiệu trung bình 67% ( 14-97%). Nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số, trong đó có sai số do người đọc chiếm đến 40% các trường hợp âm tính giả. [22]

– Là xét nghiệm có thể phát hiện được DNA từ các type HPV nguy cơ cao, là một giải pháp cho việc sàng lọc ung thư CTC, test HPV (+) không có nghĩa là bệnh nhân mắc ung thư CTC, nhưng giúp CBYT phân định đuợc nhóm đối tượng có HPV nguy cơ cao[15].

– Đây là cách tiếp cận “Tầm soát tập trung” chứ không phải “tầm soát đại trà”, chi phí xét nghiệm cao [22].

3. Phương pháp sàng lọc VIA

– Các nhà nghiên cứu về chương trình sàng lọc ung thư CTC đã đưa ra các thông điệp: “Ngăn chặn phòng chống ung thư CTC không phải là làm test tốt nhất mà là làm test tốt nhất mà bạn có thể thực hiện được” [24]. “Ngăn chặn ung thư CTC đầu tiên là phải đạt đựơc độ bao phủ, nếu chúng ta không đạt được độ bao phủ từ 70-80% thì sẽ không có hiệu quả đối với việc giảm tỷ lệ tử vong. Do đó, phải chọn test khả thi và đủ điều kiện đạt mức độ bao phủ” [13]

– Sàng lọc ung thư CTC bằng phương pháp quan sát trực tiếp với acid acetic (VIA) hiện được đề xuất như một phương pháp hiệu quả đáp ứng được các thông điệp trên, hỗ trợ ngành y tế trong việc tầm soát ung thư CTC. Nguyên tắc và cách thực hiện VIA rất đơn giản. Dùng dung dịch acid acetic loãng (3-5%) bôi vào CTC, quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, dung dịch acid acetic sẽ làm đông kết protein tế bào tiền ung thư tạo phản ứng trắng trên bề mặt CTC và có thể quan sát bằng mắt thường

Phương pháp VIA đã được áp dụng thành công ở tuyến cơ sở tại nhiều nước đang phát triển trong vòng hơn mười năm qua và có những ưu điểm như:

– Là một kỹ thuật đơn giản, đào tạo cán bộ chỉ cần thời gian ngắn khoảng 5 ngày, nhân viên y tế không phải là bác sĩ cũng có thể thực hiện được phương pháp này sau khi được đào tạo. Người thực hiện VIA có thể tích lũy kinh nghiệm đọc kết quả trong thời gian ngắn. – Là một phương pháp không đòi hỏi đầu tư kinh phí cao, có thể thực hiện ở những cơ ỏ y tế có trang thiết bị đơn giản như ở các trạm y tế xã/ phường. Chỉ cần có những trang bị đơn giản như bàn khám phụ khoa, đèn gù chiếu sáng hoặc đèn pin, các dụng cụ khám phụ khoa thông thường như mỏ vịt, kẹp bông, và dung dịch acid acetic 3-5% là có thể thực hiện được. – Với xét nghiệm VIA, kết quả sàng lọc được trả lời ngay, giảm số lần quay trở lại nhận kết quả đối với phụ nữ – Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp VIA cho kết quả ít ra là ngang với xét nghiệm tế bào CTC, VIA có độ nhạy cao hơn Pap smear trong việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư CTC và không có trở ngại gì về kỹ thuật và cơ sở vật chất [17]

BẢNG 1: PHÁT HIỆN TIỀN UNG THƯ CTC – CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA SÀNG LỌC UNG THƯ CTC : [13, 12]

Nghiên cứu trên cũng khuyến nghị VIA có thể được đề nghị như một phương pháp thay thế bổ sung cho phương pháp tế bào học trong tầm soát ung thư CTC ở các tuyến y tế cơ sở [2] Dựa trên các nghiên cứu đã tiến hành, nhiều tổ chức chuyên môn trong đó có Tổ chức y tế thế giới, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Sản phụ khoa Canada, và Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế đã xác nhận VIA như một lựa chọn quan trọng đối với việc sàng lọc ung thư CTC ở những nơi có nguồn lực hạn chế [5], các tác giả kết luận rằng: “bản chất không xâm nhập và tính dễ áp dụng của phương pháp này cùng với việc có kết quả ngay lập tức, đã khiến cho VIA trở thành một phương pháp sàng lọc hấp dẫn”. [13,22]

Một số hạn chế của VIA: * VIA có thể độ đặc hiệu thấp và độ nhạy cao hơn PAP smear nên có tỉ lệ dương tình giả cao hơn có thể dẫn đến việc điều trị quá mức trên những phụ nữ thật sự không có tổn thương tiền ung thư trong chiến lược khám và điều trị ngay. * Hiện chưa có bằng chứng kết luận về tác động về sức khoẻ và chi phí của việc điều trị quá mức sau khi chẩn đoán VIA dương tính. * Test có thể ít chính xác ở phụ nữ sau mãn kinh. * Kết quả test phụ thuộc vào người đánh giá. * Để phương pháp VIA đạt hiệu quả tầm soát tốt cần phát triển các phương pháp huấn luyện chuẩn và các biện pháp kiểm soát chất lượng Phương pháp VIA với những ưu điểm và tiện lợi nói trên sẽ là chọn lựa phù hợp nhất trong các phương pháp sàng lọc ung thư CTC để áp dụng đến tận tuyến quận/ huyện và xã/ phường nhằm nâng cao độ bao phủ và khả năng sàng lọc các tổn thương loạn sản CTC, Những ca VIA dương tính sẽ được theo dõi và điều trị bằng phương pháp áp lạnh CTC để điều trị các tổn thương loạn sản góp phần làm giảm tỉ lệ ung thư CTC ở phụ nữ.

Các phương pháp điều trị tổn thương tiền UTCTC

– Có nhiều phương pháp điều trị tổn thương tiền UTCTC gồm: khoét chóp,áp lạnh, bay hơi bằng laser , Leep. cắt tử cung.

– Nhiều bằng chứng và số liệu cho thấy không có kỹ thuật nào là ưu điểm tuyệt đối. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phải dựa trên các yếu tố về chi phí, tình trạng bệnh lý, nhu cầu và điều kiện của bệnh nhân.

– Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận khoét chóp, Leep, Laser, Áp lạnh có tỉ lệ điều trị khỏi các tổn thương CIN như nhau (ACOG, 2005 ). Tuy nhiên phương pháp Áp lạnh dễ sử dụng, chi phí thấp,ít biến chứng và tránh gây sang thương không cần thiếtđối với CTC ở những phụ nữ trẻ còn nhu cầu sinh đẻ. Các yếu tố này khiến Áp lạnh trỏ nên phù hợp với những nơi có nguồn lực hạn chế so với các phương pháp khác[25]. Tuy nhiên Áp lạnh có một hạn chế là không cung cấp được mô bệnh phẩm để làm giải phẫu bệnh.

– Do tỉ lệ biến chứng của Áp lạnh thấp nên việc AL cho tất cả các trường hợp có VIA dương tính lại có hiệu quả về mặt chi phí trong việc ngăn ngừa tiến triển thành UTCTC, làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc UTCTC, nơi mà người bệnh không có điều kiện quay lại để theo dõi. Việc điều trị quá mức lại là cần thiết đối với người bệnh có nhiều nguy cơ tiến triển thành ung thư CTC. (Goldic và CS 2001, Mandelblett và CS 2001, Linky và CS 1997)

BS. LÊ TRẦN ANH THƯ – BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng Tài liệu tham khảo

– TIỀNG VIỆT 1. Phạm Việt Thanh – Vaccine dự phòng và ung thư CTC. Hội nghị phòng chống ung thư phụ khoa lần thứ II TP. HCM 5-6/10/2007. 2. Nguyễn Vũ Quốc Huy. Một vài kinh nghiệm áp dụng phương pháp quan sát CTC sau acid acetic (VIA) tại Huế – Tập san Hôị thảo đánh giá nhu cầu xây dựng chương trình phòng chống ung thư CTC tại Việt Nam. – Hà Nội 13-14/2007. 3. Trang Trung Trực – Kết hợp đồng thời phết Tế bào với soi CTC trong phát hiện sớm ung thư CTC – Hội nghị phòng chống ung thư phụ khoa lần thứ II TP. HCM 5-6/10/2007. 4. Trần Hữu Bích : Đánh giá nhu cầu các chương trình phòng chống ung thư CTC tại Việt Nam năm 2007 – Tập san Hôị thảo đánh giá nhu cầu xây dựng chương trình phòng chống ung thư CTC tại Việt Nam. – Hà Nội 13-14/2007. – TIẾNG ANH 5. American college of obetetricians and gynecologit, 2004 ACOG statement of policy : cervical cancer prevention in low – Resource settings – obstetric and gynecology 103: 607-609. 6. ACCP – cervical cancer prevention – fact sheet – 10 key findings and recommendation for effective cervical cancer screening and treatment programs, April 2007. 7. Arbyn M, Sasieni P, Meijer CJLM, et al. Clinical applications of HPV testing: a summary of meta-analyses. Vaccine. 2006;24(Suppl 3):78-89. 8. Blumenthal PD, Lauterbach M, Sellors JW, Sankaranarayanan R. Training for cervical cancer prevention programs in low-resource settings: focus on visual inspection with acetic acid and cryotherapy. International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2005;89(Suppl 2):S30-S37. 9. Blumenthal PD, McIntosh N. Cervical Cancer Prevention Guidelines for Low-Resource Settings. JHPIEGO 2005. 10. Carr KC, Sellors JW. Cervical cancer screening in low resource settings using visual inspection with acetic acid. Journal of Midwifery and Women’s Health. 2004;49:329-337. 11. Cuzick J, Mayrand MH, Ronco G, Snijders P, Wardle J. New dimensions in cervical cancer screening. Vaccine. 2006;24(Suppl 3):90-97. 12. Denny L, Quinn M, Sankaranarayanan R. Screening for cervical cancer in developing countries. Vaccine. 2006;24(Suppl 3)S71-S77. 13. Ericlucas – WHO/IARC – Những kinh nghiệm toàn cầu về về sàng lọc ung thư CTC. 14. Franco EL, Bosch FX, Cusick J, et al. Knowledge gaps and priorities for research on prevention of HPV infection and cervical cancer. Vaccine. 2006;24(Suppl 3):242-249. 15. Franco EL, Harper DM. Vaccination against human papillomavirus infection: a new paradigm in cervical cancer control. Vaccine. 2005; 23:2388-2394. 16. Gaffikin Letal (eds) 1997, Alternatives for cervical cancer screening and treatment in low – Resource settings work shop proceedings ( 21-22 – May) JHPIEGO ; Baltmore, Mary Land. 17. Herdman C, Sherris J, et al. Planning Appropriate Cervical Cancer Prevention Program, 2nd Edition: 3-15, 2000. 18. Jones SB. 1999. Cancer in developing countries: A call to action. British Medical Journal 39: 505-508. 19. Khunying Kobchitt Limpaphayon, MD – Success factor for cervical prevention program in Thái Lan – JHPIEGO, 2007. 20. Miller AB. Cervical Cancer Screening Programmes: Managerial Guilines. Geneva: World Health Organization (1992). 21. Parkin D, Whelan S, Ferlay J, et al., eds. Cancer Incidence in Five Continents, vol VIII. Lyon: IARCPress, 2002. IARC Scientific Publication No. chúng tôi Personal communication, IARC (July 2000). 22. Path – Preventing cervical cancer , unprecedented opportunities for improving women’s health – June, 2007. 23. Population Reference Bureau (PRB) and Alliance for Cervical Cancer Prevention (ACCP). Preventing Cervical Cancer Worldwide. 2004. Washington, DC: PRB; Seattle: ACCP. 24. Sankaranaraganan Retal 1998. Visual inspection of the uterine cervix after the application of acid acetic in the detection of cervical carcinoma and its precursors – Cancer 83 (10) : 2150-2156. 25. Sellors J, Lewis K, Kidula N, Muhombe K, Tsu V, Herdman C. Screening and management of precancerous lesions to prevent cervical cancer in low-resource settings. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 2003;4:277-280. 26. Tsu VD, Pollack AE. Preventing cervical cancer in low-resource settings: how far have we come and what does the future hold? International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2005;89(Suppl 2):S55-S59. 27. Villa LL, Denny L. Methods for detection of HPV infection and its clinical utility. International Journal of Gynecology and Obstetrics. 2006;94 (Suppl 1):S71-S80. 28. chúng tôi research/diseases/hpv/enl

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gs.ts Trương Việt Bình Cùng Công Trình Nghiên Cứu Nhiều Năm Về Xương trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!