Đề Xuất 3/2023 # Ho Liên Tục Không Dứt Phải Làm Sao? # Top 3 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Ho Liên Tục Không Dứt Phải Làm Sao? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ho Liên Tục Không Dứt Phải Làm Sao? mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các cơn ho liên tục không dứt khiến người bệnh khó chịu, ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. Vậy, tình trạng này xảy ra do nguyên nhân gì và phải làm sao để điều trị? Để có thêm thông tin và cách khắc phục tình trạng này cùng theo dõi bài viết sau đây.

Ho liên tục không dứt nguyên nhân do đâu?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi niêm mạc họng bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh hoặc dị vật từ bên ngoài. Hiện tượng ho có mục đích đưa các tác nhân gây kích ứng ấy ra ngoài, triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột hoặc ho liên tục không dứt. Ho liên tục lâu ngày sẽ gây khó chịu cho người bệnh, khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ho kéo dài gây hao tổn sức khỏe.

Ngoài ra, ho còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đường hô hấp và một số tình trạng sau:

Do dị ứng: Khi cơ thể gặp các tác nhân dị ứng (như hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi) sẽ sản sinh ra các histamin và có triệu chứng ho, hắt xì hơi với mục đích tống các tác nhân này ra khỏi đường hô hấp. Để chấm dứt cơn ho cần loại bỏ ngay các tác nhân gây kích ứng dị ứng.

Triệu chứng đi kèm ho liên tục không dứt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho liên tục không dứt mà có những biểu hiện đặc trưng khác đi kèm. Một số triệu chứng thường thấy cụ thể như sau:

Ho, đau họng, cơn đau có thể tăng khi ho và khi nuốt, đau tức vùng ngực, lan ra sau lưng (cần lưu ý nếu có triệu chứng đau ngực)

Có thể có sốt (sốt nhẹ hoặc cao), cơ thể mệt mỏi, đau nhức chân tay

Ngứa họng, khạc đờm (cần lưu ý nếu đờm có màu vàng hoặc xanh)

Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi

Mỗi bệnh lý cụ thể sẽ có những triệu chứng riêng đi kèm với biểu hiện ho liên tục. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.

Bị ho liên tục không dứt có nguy hiểm không?

Tình trạng ho liên tục không dứt có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh? Khi bệnh nhân ho liên tục, ho không ngừng sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng, người bệnh chán ăn, mệt mỏi, ngủ không ngon do những cơn ho kéo dài. Lâu ngày, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể nếu không điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, việc ho liên tục kéo dài khiến người bệnh có thể gặp một số biến chứng như viêm amidan, khàn tiếng, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng,…Nguy hiểm hơn đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Đây được coi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy chủ động khám và điều trị dứt điểm bệnh sớm..

Cách điều trị ho liên tục không dứt

Có nhiều cách điều trị tình trạng ho liên tục không dứt. Tùy nguyên nhân gây ho mà có phương pháp điều trị thích hợp, nhanh chóng chữa dứt điểm, cải thiện triệu chứng. Cụ thể là:

Ho liên tục không dứt uống thuốc gì?

Điều trị ho bằng thuốc thường có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng. Có nhiều loại thuốc được sử dụng, tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ khám và kê đơn dùng thuốc phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao. Một số nhóm thuốc thường dùng gồm:

Thuốc kháng sinh: Kê trong trường hợp người bệnh bị ho do nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn). Các thuốc như: Penicillin; Amoxicillin; Erythromycin (trong trường hợp dị ứng với Penicillin)

Thuốc giảm ho: Giúp cải thiện triệu chứng ho liên tục gây đau họng, ngứa rát họng. Một số thuốc hay sử dụng như: Dextromethorphan; Terpin Codein;…

Điều trị tại nhà với mẹo dân gian

Với những chứng ho thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc mẹo dân gian tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính và an toàn. Một số mẹo có thể tham khảo như:

Mật ong: Người bệnh ngậm trực tiếp 1-2 thìa mật ong trong cổ họng rồi nuốt xuống. Có thể pha với nước ấm uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng tốt cho cả họng và hệ tiêu hóa

Tỏi: Có thể ngâm với mật ong để sử dụng lâu dài, mỗi lần sử dụng 1-2 thìa nước cốt mật ong – tỏi, ngậm trong cổ họng rồi từ từ nuốt xuống

Gừng: Thái lát gừng, đun sôi với nước, thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều. Kiên trì uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng đau họng, ho, ngứa rát cổ họng

Chanh tươi: Người bệnh sử dụng chanh tươi, đặt lên trên vài hạt muối trắng, ngậm trong cổ họng một lúc giúp cải thiện các triệu chứng ho rất tốt.

Lá hẹ: Người bệnh chưng cách thủy lá hẹ với một ít mật ong/đường phèn trong khoảng 20 phút. Chia phần nước thành 3 lần sử dụng trong ngày.

Trong quá trình thực hiện các mẹo trên, nếu người bệnh thấy có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh diễn tiến nặng hơn, cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, các bài thuốc có chứa mật ong không nên sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Phương pháp Đông y cũng được nhiều người lựa chọn để trị chứng ho liên tục không dứt vì sự lành tính, an toàn khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của Đông y còn tùy thuộc cơ địa mỗi người cũng như sự tương thích với bài thuốc. Người bệnh nên đến các trung tâm Đông y đảm bảo uy tín để khám và gia giảm các phương thuốc cho phù hợp với cơ địa của mình nhất.

Một số bài thuốc Đông y chữa ho nên tham khảo như sau:

Bài thuốc số 1: Quả la hán; Lá tỳ bà; Na sâm sa; Cát cánh mỗi thứ 100g. Sắc hỗn hợp các nguyên liệu lấy nước uống, khi uống có thể thêm đường để gia tăng hương vị. Bài thuốc rất phù hợp cho các trường hợp ho liên tục kèm theo đờm

Bài thuốc số 2: Bách bộ; Ý dĩ; Bách hợp; Mạch môn đông; Bạch phục linh mỗi thứ 12g; Tang bạch bì; Sa sâm; Địa cốt bì mỗi thứ 6g. Đem hỗn hợp nguyên liệu trên sắc lấy nước uống, chia làm hai lần sáng – tối

Bài thuốc số 3: Lá rau má 20g; Rễ dâu 16g; Lá tre 12g; Lá chanh 12g; Quả dành dành 8g; Cam thảo 8g. Các nguyên liệu trên rửa sạch, đem sắc lấy nước uống chia đều hai lần sáng – tối trong ngày.

Người bệnh bị ho liên tục không dứt nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Ngoài ra, trong bữa ăn của mình, người bệnh cần kiêng những nhóm thực phẩm sau:

Ho liên tục không dứt là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp thường gặp. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời theo phương pháp của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi đều đặn, kết hợp chế độ ăn giàu dinh dưỡng để nhanh chóng khỏi bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Bé 2 Tuổi Mắt Bị Đổ Ghèn Vàng Liên Tục Thì Phải Làm Sao?

Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn phải làm sao?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung hay dễ mắc nhiều bệnh do sức đề kháng cơ thể của trẻ còn yếu, trong đó hiện tượng mắt trẻ bị đổ ghèn liên tục khi ngủ dậy là hiện tượng nhiều trẻ gặp phải. Mắt trẻ tự nhiên đổ ghèn nhiều là triệu chứng đặc thù của viêm kết mạc ở trẻ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt viêm kết mạc ở trẻ em với tắc lệ đạo, chấn thương mắt, viêm loét giác mạc và viêm mống mắt, vì các bệnh này cũng gây đỏ mắt nhưng kèm theo giảm thị lực.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc ở trẻ

Viêm kết mạc ở trẻ em là một bệnh thường gặp ở trẻ, có nhiều nguyên nhân gây nên như: vi khuẩn, virut, Chlamydia và viêm dị ứng, ngoại vật,… Các triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ gồm: chảy nhiều nước mắt, mắt bị chảy mủ, mí mắt bị đỏ và sưng lên, phần trắng của mắt có màu đỏ.

Cách khắc phục trẻ bị viêm mạc cấp

Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh: thuốc kháng sinh có tác dụng tấn công các vi khuẩn gây hại trong mắt bé. Các mẹ lưu ý không được ý mua và nhỏ bất kỳ loại kháng sinh nào vào mắt bé, mà nên đưa bé đi khám và lấy đơn thuốc từ bác sĩ, thông thường một ngày bé phải nhỏ rất nhiều lần cho tới khi khỏi bệnh.

Massage nhẹ nhàng bằng nước ấm: các mẹ dùng miếng vải ấm ấn nhẹ giữa vùng mắt và mũi của bé và massage nhẹ nhàng cho bé khoảng 2-3 lần mỗi ngày, việc này sẽ giúp ống dẫn bị tắc nhanh chóng thông thoát, đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài.

Nhỏ nước muối sinh lý pha loãng vào mắt bé: các mẹ dùng bông chấm nhẹ vào dung dịch nước muối ấm pha loãng và chấm nhẹ lên mi mắt của bé, thực hiện 2 – 3 lần/ngày, giúp mắt bé được sạch sẽ và giúp đẩy lùi bệnh trong vòng 5 – 7 ngày. Nếu bệnh không viêm kết mạc cấp ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi thực hiện nhỏ nước muối sinh lý cho bé, thì cha mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như có cách điều trị tốt nhấy cho trẻ.

Để điều trị khỏi bệnh viêm kết mạc ở trẻ, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và tốt nhất, nếu cha mẹ không chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám trực tiếp, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Trường hợp trẻ dùng thuốc không có hiệu quả, thì cha mẹ nên dừng thuốc cho bé ngay và cho bé tái khám. Không nên để bé bị đổ ghèn kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến thị lực mắt của bé.

Cách Chữa Bệnh Ho Liên Tục Bằng Mật Ong

Cách chữa bệnh ho liên tục bằng mật ong

Ho liên tục khiến cho người bệnh luôn mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả công việc, học tập và cuộc sống. Mật ong được biết đến như một loại thực phẩm hiệu quả đặc trị chứng ho liên tục.

Thông thường, ho được biết đến như là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể trước những tác nhân có hại. Song nếu xuất hiện chứng ho kéo dài trên 10 ngày liên tiếp, thì người bệnh nên tìm cách điều trị ngay, tránh để bệnh tiến triển thành những biến chứng nặng nề.

Mật ong và tỏi được biết đến là một trong những vị thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả nhất, đặc biệt là chứng ho liên tục bởi mật ong kết hợp với tỏi giúp sát khuẩn, kháng viêm lại làm cổ họng dịu mát. Ngoài ra, mật ong và tỏi cũng là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình.

Do đó, khi những cơn ho kéo dài trên 10 ngày, người bệnh không nên uống quá nhiều thuốc kháng sinh mà có thể áp dụng bài thuốc “đặc trị” chứng ho liên tục như sau:

Nếu có thời gian, có thể ngâm sẵn một bình lớn để dùng cho cả gia đình. Nếu thời gian gấp gáp, có thể thực hiện bài thuốc dùng trong một ngày như sau: chuẩn bị 2-3 củ tỏi cùng với khoảng 3 thìa cà phê mật ong.

Tỏi bóc vỏ, đập dập, trộn cùng với bát mật ong đã chuẩn bị rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Sau đó lấy nước cốt ngậm rồi nuốt từ từ, ngày chia làm 3 lần bệnh sẽ sớm thuyên giảm.

Cùng với chanh đào thì quất là một trong những loại quả “khắc tinh” với bệnh ho. Với tính sát khuẩn, lại rất lành tính, mật ong ngâm quất là bài thuốc có thể dùng cho cả trẻ em chữa ho rất hiệu quả.

Mặt khác, bài thuốc với quất cũng rất tiện lợi. Bởi nhiều gia đình nếu không có trẻ nhỏ sẽ ít khi ngâm bình chanh đào trong nhà để đề phòng. Do đó, khi bệnh ho hình thành sẽ không kịp chuẩn bị. Vì thế, bài thuốc mật ong với quất là lựa chọn tốt nhất cho người bị bệnh ho, bởi cách làm vừa đơn giản vừa nhanh gọn, có thể tiến hành trong ngày.

Cách làm như sau: Quất bao tử hoặc quất to khoảng 4- 5 quả rửa sạch, cắt đôi rồi hấp cách thủy với 3 thìa đường phèn trong vòng 15 phút. Người bị ho liên tục uống nước cốt trên, ngày dùng 3 lần. Bài thuốc này không chỉ giúp liên tục hiệu quả mà còn giúp thanh trùng cổ họng, giúp cổ họng thông thoáng, hạn chế bớt cảm giác khó chịu, đau rát do những cơn ho gây ra.

Để thực hiện bài thuốc này, chuẩn bị một lít mật ong sạch, nguyên chất, 500g gừng tươi. Gừng tươi rửa sạch, cạo bớt vỏ bên ngoài, thái lát mỏng hoặc xắt thành dạng sợi, sau đó đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ngâm vào cùng với nhau. Để bình mật ong gừng nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 20 ngày là có thể đem ra sử dụng.

Khi có triệu chứng ho liên tục không khỏi, chỉ cần lấy nước cốt mật ong ngâm gừng ra pha với nước ấm uống sẽ thấy công dụng rất hữu hiệu.

Ho Có Đờm Là Bệnh Gì? Ho Khạc Ra Đờm Nhiều Phải Làm Sao Hết?

Ho có đờm gặp ở mọi lứa tuổi, có thể vài ba ngày tự khỏi, cũng có khi kéo dài nhiều tuần không dứt. Nó không chỉ mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh và những người xung quanh, mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh tật nguy hiểm. Vậy ho khạc ra đờm là bệnh gì, chúng ta phải làm sao để tình trạng này biến mất?

Giải thích về phản ứng ho của cơ thể

Thực chất, ho là một phản xạ có điều kiện có lợi của cơ thể, chúng xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhằm loại bỏ các chất bài tiết, chất kích thích hoặc bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp.

Phản xạ ho được chia thành 4 pha là cảm giác, hít vào, nén và thở ra:

Trước khi khởi phát cơn ho, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy nhất định ở cổ. Lúc này, các các vagal Receptor ở phổi sẽ cảm nhận được các kích thích cơ học hoặc cả hóa học ở đường dẫn khí, sau đó truyền tín hiệu về thân và vỏ não để khởi phát cơn ho.

Sau đó, cơ thể của người bệnh sẽ hít một hơi lớn, các cơ hô hấp căng giãn ra, tạo ra áp lực dương trong ngực lớn hơn lúc thở ra.

Sau khi hít vào, thanh môn của người bệnh nhanh chóng đóng vào để duy trì thể tích phổi. Lúc này, áp lực ở trong ngực cũng đang được tạo lập.

Giai đoạn cuối cùng, thanh môn mở ra, các không khí dồn nén trong phổi đẩy ra ngoài, tạo ra phản ứng ho.

Ho có đờm là tình trạng ho kèm theo một chất được tạo nên bởi các chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ cùng các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Ho khan là hiện tượng ho nhưng không kèm theo đờm. Đa phần người bệnh đều trải qua giai đoạn ho khan trước khi ho có đờm.

Ho có đờm là bệnh gì?

Ho có đờm do bệnh về đường hô hấp

Viêm họng cấp

– Phản ứng viêm bắt đầu báo hiệu bằng cảm giác đau rát nơi cổ họng, nuốt thức ăn hoặc nước uống thấy đau.

– Đa phần các trường hợp đều sốt cao 39 – 40 độ ở giai đoạn đầu của bệnh.

– Ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi.

– Quan sát thấy hai amidan viêm to, có chất nhày trong hoặc bựa trắng bao phủ.

– Ban đầu người bệnh ho nhẹ, sau 7 – 10 ngày bắt đầu ho nhiều, chảy nước mũi, ho có đờm. Sau cơn ho xuất hiện các tiếng rít nên mới gọi là ho gà.

– Khi bệnh nặng, người bệnh có thể ho rất nhiều dẫn đến mệt rũ rượi, nôn thức ăn, đờm, chất nhầy sau khi ho khiến sức khỏe giảm sút.

– Ho khạc ra đờm kéo dài trên 1 tuần. Ho ra một chút máu trong giai đoạn nặng hơn của bệnh.

– Những cơn sốt nhẹ về chiều tối là triệu chứng khá điển hình.

– Hay ra mồ hôi trộm về đêm, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, sút cân.

Viêm khí phế quản cấp

– Triệu chứng thường gặp là ho khan 1 – 2 ngày đầu, sau đó ho có đờm đặc, nhầy mủ, thở khò khè.

– Sốt cao có hoặc không gặp ở một số trường hợp.

Hen phế quản

– Ho, hen chủ yếu gặp về ban đêm hoặc gần sáng. Có thể nghe rõ tiếng hen, tiếng rít trong mỗi cơn ho.

– Đờm xuất hiện sau mỗi cơn hen, đa số là đờm loãng trắng.

– Người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở.

Giãn phế quản

– Ho có đờm gặp nhiều vào buổi sáng. Khi để lắng thấy đờm lắng thành 3 lớp: Bọt dịch, chất nhầy và mủ.

– Khi bệnh nặng, xuất hiện ho có đờm dính máu.

– Khởi phát bằng sốt cao, rét run.

– Ho có nhiều đờm, rất đặc, quánh dính lại, màu rỉ sắt.

– Ho khan hoặc kho có đờm. Khi ổ áp xe vỡ, người bệnh ho khạc ra đờm có mủ hoặc dính máu. Đờm đặc trưng bởi mùi cực kỳ tanh hoặc thối.

– Kèm theo triệu chứng sốt cao, đau ngực.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Ho chủ yếu vào ban ngày, ban đầu ho khan, sau đó ngày càng nhiều đờm xuất hiện.

– Khó thở dai dẳng, nặng hơn khi người bệnh hoạt động nặng, leo cầu thang.

– Ho ban đầu ít, sau đó nhiều dần lên, có dính đờm và mủ. Một số người ho ra đờm có dính một chút máu.

– Khó thở, đau ngực dai dẳng khi khối u đã lớn làm tắc nghẽn phế quản.

Ung thư phổi

– Thở nặng nhọc, đau ngực, khó thở, khò khè, ho nhiều, ho có đờm, khản giọng, một số người ho ra máu.

– Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thất thường, hay khó chịu.

Ho có đờm không phải do bệnh đường hô hấp

– Khó thở khi phải chạy bộ, leo cầu thang, đặc biệt là khi nằm xuống. Khó thở đôi lúc xảy ra vào cả ban đêm khi người bệnh đang ngủ.

– Ho dai dẳng, ho khạc ra đờm trắng hoặc ho khò khè. Mỗi lần ho, người bệnh lại cảm thấy rất tức ngực, khó chịu.

– Mệt mỏi, sưng phù tay chân, mí mặt, mặt, đầu các chi tím tái.

– Chán ăn, tiểu đêm nhiều, sụt cân.

– Đặc trưng bởi triệu chứng vàng da, sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

– Khi ổ áp xe gây phản ứng lên màng phổi có thể kích thích và gây ho, ho có đờm.

Trào ngược dạ dày

– Ợ chua, cợ nóng, ợ hơi xảy ra thường xuyên.

– Đau họng, ho có đờm, khan giọng. Ho nhiều hơn khi ăn no, trầm trọng hơn khi người bệnh nằm ngủ vào ban đêm.

Ho có đờm phải làm sao hết?

Bởi ho khạc đờm là rắc rối thường gặp nên khi gặp phải, ít người thắc mắc đây là triệu chứng của bệnh gì, mà chủ yếu nghĩ rằng nó không quá nghiêm trọng, chỉ cần một số bài thuốc đơn giản là có thể chữa khỏi.

Trước khi quyết định phải uống thuốc gì khi bị ho có đờm, người bệnh cần thực hiện một số việc sau:

– Không uống đồ lạnh, vì nhiệt độ thấp làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

– Kiêng ăn đồ tanh, tôm cua, hải sản.

– Giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ và tai.

Chữa ho có đờm bằng bài thuốc dân gian

Lá hẹ hấp mật ong

Lấy một nắm lá hẹ đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp cách thủy với mật ong. Nếu không có mật ong, người bệnh có thể thay bằng đường phèn, không dùng đường trắng.

Nước hẹ hấp mật ong/đường phèn chắt ra rồi uống khi còn ấm nóng là bài thuốc chữa ho có đờm rất công hiệu, được nhân dân truyền lại qua nhiều đời.

Gừng nướng với mật ong

Củ gừng ta rửa sạch, để cả vỏ rồi nướng cho thơm. Sau đó cho gừng vào cối giã nhỏ, lọc lấy nước cốt.

Cho một chút mật ong vào nước cốt gừng khuấy đều, sau đó ngậm từng chút trong miệng để làm ấm họng, trị ho, tiêu đờm.

Có một cách khác là giã nhỏ gừng, sau đó cho vào một chút nước nóng, khuấy đều, dùng uống ngay khi còn ấm nóng sẽ giúp đẩy lùi cơn ho tức thì.

Lá diếp cá và nước vo gạo

Rửa sạch khoảng 10 lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Trộn phần lá này với nước vo gạo (lấy nước lần thứ 2 để tránh bụi bẩn), sau đó cho tất cả vào nồi đun liu riu dưới lửa nhỏ.

Sau khi nước đã sôi được 20 phút, dùng rây lọc bỏ bã, phần nước thu được dùng để uống sau bữa ăn, một ngày 3 lần.

Tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực

Rửa sạch nguyên liệu, cho tất cả vào một bát nước rồi hấp cách thủy dưới lửa liu riu, càng lâu càng tốt.

Hỗn hợp thu được có thể bảo quản trong hũ thủy tinh, để ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi khi bị ho có đờm, lấy một thìa nhỏ đem hấp nóng, sau đó ngậm vào miệng cho đến khi hỗn hợp tan hết.

Đến gặp bác sĩ khi tự điều trị ho có đờm mà không khỏi

Trong các trường hợp ho có đờm nhẹ, thường các cơn ho sẽ chấm dứt sau 2 – 3 ngày dùng các bài thuốc dân gian kể trên.

Khi bị ho ra đờm kéo dài, mặc dù đã dùng thuốc cả tuần mà không khỏi, người bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh mà nên khám bác sĩ, bởi triệu chứng kéo dài như vậy rất có thể đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.

Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ho Liên Tục Không Dứt Phải Làm Sao? trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!