Cập nhật nội dung chi tiết về Hoàn Phong Thấp – Bv Yhct Bộ Công An mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HOÀN PHONG THẤP – BV YHCT bộ công an
Điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối
Hoàn phong thấp – Viện YHCT bộ công an là thuốc đông dược được điều chế từ các dược liệu có tác dụng trừ phong tê thấp, chữa đau mình nhức xương. Thuốc được bào chế dưới dạng hoàn mềm, vị ngọt.
Thành phần
Hy thiêm, Hà thủ ô đỏ, Huyết giác, Ngũ gia bì gai, Thương nhĩ tử, Thiên niên kiện, Ngưu tất, Thổ phục linh, Hoài sơn
Với các dược liệu đặc trị tê thấp, đau nhức xương như: hy thiêm, ngũ gia bì, cầu tích… Bệnh viện YHCT bộ công an với kinh nghiệm nhiều trong sử dụng y học cổ truyền điều trị cho bệnh nhân đã sản xuất được Viên hoàn phong thấp. Hoàn phong thấp viện YHCT bộ công an vừa tiện sử dụng cho bệnh nhân vừa đảm bảo được công năng chữa bệnh của bài thuốc.
THAODUOC24H.COM VỚI HƠN 6 NĂM PHÁT TRIỂN CHÚNG TÔI CAM KẾT
PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG UY TÍN – TẬN TÂM – TRUNG THÀNH
Công dụng
Bổ huyết, tử phong.
Điều tri các bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê buồn chân tay.
Liều dùng
Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Uống với nước ấm để tăng hấp thu.
Qui cách đóng gói: Hộp 10 viên hoàn mềm.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Một số lưu ý khi dùng bài thuốc Hoàn phong thấp
– Thận trọng với người âm hư hỏa vượng, người tiểu đường.
– Người nước tiểu vàng không nên dùng.
– Không dùng chung với thức ăn, nước uống có hàm lượng sắt cao.
– Người bị bệnh dạ dày nên uống thuốc sau bữa ăn.
Sản xuất: Trung tâm bào chế Thuốc YHCT – BV YHCT Bộ công an
Số 278 – Lương Thế Vinh – Hà Nội
MUA HÀNG TẠI chúng tôi QUÝ KHÁCH ĐƯỢC ĐẢM BẢO
– Hàng chính hãng
– Mua sản phẩm mới nhất
– Vận chuyển nhanh
– Nhận hàng, kiểm tra sản phẩm chi tiết tại nhà
– Tư vấn khoa học với các chuyên gia Thạc sĩ Dược là giảng viên tại các trường Đại học Y Dược lớn
– Giá cả luôn hợp lý
– Đổi trả sản phẩm trong 15 ngày theo chính sách đổi trả
HOTLINE 24/7 THẠC SĨ DƯỢC TRỰC TIẾP TƯ VẤN
097459 0463 / 0243 9961055
Bệnh Phong Thấp Ở Trẻ Em
Bệnh phong thấp ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của bé. Đặc biệt nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Hiểu thế nào về bệnh phong thấp ở trẻ?
Bệnh phong thấp ở trẻ em bắt nguồn từ rối loạn miễn dịch khiến các tế bào mô sụn và xương khớp khỏe mạnh bị tác động và gây tổn thương bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh thường gây đau nhức xương khớp và có thể khiến bé gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như thấp tim cấp, thấp khớp cấp thậm chí là hội chứng di tim.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh phong thấp ở trẻ chiếm từ 3 – 5%. Hiện nay, con số này đang có xu hướng gia tăng, bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 15.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ
Trẻ có thể bị phong thấp ngay từ khi sinh ra với sự thiếu hụt trong cấu trúc xương khớp. Tuy nhiên, lúc này bệnh chỉ có những biểu hiện nhỏ, không rõ ràng nên bố mẹ rất khó phát hiện.
Phong thấp ở trẻ có thể xuất hiện do biến chứng của các bệnh như sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sốt virus hoặc tai – mũi – họng… Những bệnh lý này tạo điều kiện để vi khuẩn tan huyết nhóm A streptococcus có khả năng xâm nhập và tấn công cơ thể bé.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết tác động lớn để cơ thể của trẻ do lúc này cơ thể trẻ còn yếu, chưa hoàn toàn hoàn thiện và hệ miễn dịch kém dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp và xương khớp. Khi xương khớp chịu các tác động tiêu cực từ yếu tố thời tiết sẽ rất dễ gây ra bệnh phong thấp.
Trẻ lười ăn, kén ăn hoặc không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ rất dễ bị còi cọc, sức đề kháng yếu, xương khớp kém phát triển. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nhiều bé mắc bệnh phong thấp.
Triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ em
Đối với trẻ bị phong thấp bẩm sinh, các biểu hiện ban đầu thường không rõ rệt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên các dấu hiệu sẽ rõ ràng, dễ nhận biết. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là:
Trẻ thường hay sốt nhẹ và bắt đầu xuất hiện các mẩn đỏ.
Trẻ thường vụng về hơn thường ngày như cầm đồ hay rớt, tay run run khi cầm bút viết chữ…
Tay chân ra nhiều mồ hôi khiến tay trẻ thường xuyên bị ẩm ướt nhất là khi thời tiết thay trẻ.
Các ngón tay, ngón chân trẻ bắt đầu sưng viêm và đau khiến trẻ không còn hiếu động, chạy nhảy vui chơi như trước. Nếu không kịp thời điều trị tình trạng sưng viêm sẽ lan sang các khớp khác.
Trẻ bị cứng khớp, khó khăn khi di chuyển, có thể đi khập khiễng nếu viêm khớp hông hoặc gối, biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi sáng sớm khi bé vừa ngủ dậy.
Da xuất hiện các hạt tròn nhỏ, cứng, có thể di động nhưng không gây đau. Các nốt sần này thường xuất hiện ở những phần xương nhô ra hoặc các vùng da mỏng như khớp cổ tay, cổ chân, bàn chân, vùng chẩm da đầu…
Ngoài ra, trẻ còn có những hiểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc.
Cách điều trị phong thấp ở trẻ em
Khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh phong thấp, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh thường được điều trị bằng các biện pháp sau đây:
1. Dùng thuốc
Nếu bé chỉ bị phong thấp nhẹ, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc để giảm đau khớp và ức chế sự phát triển của bệnh. Các loại thuốc thường dùng là:
Thuốc giảm đau Acetaminophen: Ít gây hại đến các cơ quan trong cơ thể trẻ nhưng cần được sử dụng đúng liều lượng và giờ giấc.
Thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, Ibuprofen để cải thiện tình trạng sưng viêm dữ dội ở cơ bắp và xương khớp trẻ
Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng để giảm sưng viêm tại khớp và các cơ quan. Tuy nhiên, có thể gây suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.
2. Vật lý trị liệu
Vì xương khớp của trẻ có khả năng tái tạo và phục hồi nhanh nên ngoài việc dùng thuốc, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bé các bài tập để cải thiện bệnh. Các bài tập này thường nhẹ nhàng vừa giúp giảm đau, khôi phục khả năng vận động lại vừa giúp trẻ nâng cao sức khỏe.
Chăm sóc cho trẻ mắc phong thấp
Để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, bố mẹ nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn và hãy dạy trẻ cách tự chăm sóc. Nhằm giúp việc điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả, trẻ cần:
Thường xuyên liệu tập các động tác thể dục nhẹ nhàng giúp hệ xương khớp khỏe mạnh và mau lành bệnh hơn.
Không nên lên cân quá nhiều vì sẽ khiến các khớp xương sưng viêm nghiêm trọng vì phải chịu áp lực quá lớn.
Nên được bổ sung nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm giàu đạm, magie, canxi, Kali như sữa, thịt cá, hải sản để xương khớp rắn chắc.
Giữ cho tâm trạng lạc quan yêu đời để bệnh chóng khỏi. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chủ động cùng còn điều trị, không nên la mắng khiến tinh thần bé không được ổn định.
Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
Cách phòng tránh phong thấp cho trẻ
Để trẻ không mắc phải bệnh phong thấp, bố mẹ nên phòng tránh bằng cách:
Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, tuyệt đối không để trẻ nhiễm lạnh vì nguy cơ mắc các bệnh về khớp và bệnh đường hô hấp của trẻ ở thời điểm này rất cao.
Hướng dẫn và tạo thói quen vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối loãng vào buổi tối cho trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất và phải đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể bé mỗi ngày.
Các triệu chứng của bệnh phong thấp có thể xuất hiện cùng lúc hoặc lần lượt. Khi có một trong những dấu hiệu này, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kịp thời điều trị.
Bệnh phong thấp ở trẻ em có các biểu hiện ban đầu không mấy rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, bố mẹ nên hết sức quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bé để có thể nhanh chóng phát hiện thông qua các dấu hiệu và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Bị Phong Thấp Là Bệnh Gì? Thuốc Trị Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân Và Cách Chữa Tại Nhà
Phong thấp, hay còn được gọi là phong tê thấp, là căn bệnh thoái hóa khớp mạn tính với biểu hiện phổ biến là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động nhiều khớp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Theo quan điểm Đông y, phong thấp là do các chướng khí Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể đang suy yếu. Chúng làm tổn thương khí huyết và kinh mạch của toàn bộ cơ thể. Khí huyết đến cơ xương khớp tắc nghẽn thì gây đau mỏi, trì trệ. Khí huyết đến lục phủ ngũ tạng kém thì gây suy giảm chức năng các cơ quan. Phủ tạng yếu thì luân chuyển khí huyết càng kém, bệnh sẽ ngày càng trở nặng.
Bệnh phong thấp có lây không?
Như đã nói ở trên, bệnh căn của phong thấp nằm ở chính cơ địa của người bệnh. Bệnh không phải do vi sinh vật như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… gây ra nên hoàn toàn không gây truyền nhiễm.
Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình. Điều này có nghĩa là con cái của người mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với con cái của người bình thường. Nguyên nhân là các yếu tố về cơ địa như các yếu tố hòa hợp mô HLA, yếu tố miễn dịch thường giống nhau giữa những người gần huyết thống.
Cho dù như vậy, tỷ lệ mắc phong thấp qua di truyền vẫn là tương đối thấp. Bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kích hoạt thì mới có thể xảy ra. Rất nhiều người bình thường cũng mang yếu tố dạng thấp trong huyết thanh.
Trên thực tế, do là bệnh hệ thống phức tạp, sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này trong tất cả các trường hợp. Có người biểu hiện rất nhẹ nhàng, vẫn sống nhiều năm bình thường nhưng cũng nhiều người có biểu hiện bệnh rầm rộ, nhiều biến chứng, gây tàn tật, thậm chí tử vong do tổn thương tim, thận, phổi, mạch máu.
Bệnh phong thấp có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Sưng đau nhiều khớp lâu ngày gây biến dạng khớp, cứng khớp, tiêu hủy xương khớp. Kết quả khiến người bệnh đau đớn vô cùng, lâu ngày sẽ hạn chế vận động, cuối cùng là mất chức năng khớp đó. Tổn thương tại các khớp cột sống cổ có thể gây di chứng thần kinh như liệt tứ chi.
Viêm mao mạch gây tắc mạch, hoại tử quanh móng, hoại tử đầu chi. Kết quả là có nhiều nguy cơ cắt cụt, gây tàn tật cho người bệnh.
Viêm gân, cơ, dây chằng, bao khớp gây co kéo hoặc lỏng lẻo khớp.
Tổn thương phổi như viêm phổi kẽ, tăng áp động mạch phổi, viêm màng phổi… là những biểu hiện hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tử vong.
Các tổn thương tim như bệnh cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim… cũng ít xuất hiện, thường chỉ có trong đợt tiến triển. Khi xuất hiện, chúng báo động tình trạng nặng, nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân.
Các biểu hiện hiếm gặp khác như viêm mống mắt, nhiễm bột thận, suy thận, hội chứng ống cổ tay… cũng gây suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các tổn thương do thuốc gây ra cũng rất thường gặp. Do biểu hiện của phong thấp là sưng đau khớp chiếm chủ yếu nên rất nhiều bệnh nhân tự ý dùng thuốc giảm đau. Trong đó phổ biến là corticoid dạng viên hoặc bột được trộn vào các thảo dược Đông y không có uy tín. Chúng có thể giảm đau, chống viêm mạnh và nhanh nhưng lạm dụng lâu dài sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phải kể đến là biến chứng tiểu đường, suy thận, loãng xương, suy giảm miễn dịch…
Bệnh phong thấp có chữa được không?
Phong thấp là bệnh hệ thống, có yếu tố cơ địa nên không thể chữa khỏi ở mức cận lâm sàng. Tuy nhiên, có thể đạt lui bệnh hoàn toàn và phòng chống các đợt tái phát nếu điều trị đúng cách. Điều đó có nghĩa là bệnh có thể chữa được, không tái phát trở lại. Người bệnh có thể quay lại với công việc, cuộc sống như người bình thường.
Để làm được điều đó, bệnh phải được chẩn đoán sớm, chính xác. Cùng với đó, bệnh nhân phải được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp, kết hợp các loại thuốc điều trị bệnh với điều trị biến chứng. Quan trọng hơn, người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, vật lý trị liệu thì mới đạt được kết quả cao nhất, ngăn ngừa đợt tái phát.
Theo Tây y, cần kết hợp hai nhóm thuốc ngay từ đầu để có hiệu quả tốt:
Nhóm thuốc điều trị triệu chứng: Là các thuốc giảm đau, chống viêm như glucocorticoid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau theo bậc… Các thuốc này chỉ làm giảm triệu chứng mà không làm thay đổi bệnh. Đặc biệt lạm dụng corticoid còn gây nhiều biến chứng do thuốc rất nghiêm trọng.
Nhóm thuốc điều trị cơ bản bệnh gồm nhóm thuốc chống thấp khớp làm thay đổi bệnh (DMARDs) kinh điển và thuốc điều trị sinh học hay DMARDs mới:
Các DMARDs kinh điển: Methotrexate là lựa chọn đầu tay cho hầu hết các bệnh nhân. Thuốc có hiệu quả làm thay đổi căn bản bệnh, ngoài ra còn chống viêm và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên thuốc có độc tính lên nhiều cơ quan. Các thuốc thay thế và phối hợp với methotrexate gồm thuốc chống sốt rét tổng hợp, sulfasalazine… cho hiệu quả khá tốt trong một số trường hợp nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn.
Các DMARDs mới: Là những thuốc sinh học tác động lên nhiều khâu trong quá trình đáp ứng miễn dịch của bệnh. Thuốc sinh học ngày càng cho thấy triển vọng to lớn của mình trong điều trị bệnh và hạn chế tác dụng không mong muốn của DMARDs kinh điển. Tuy nhiên giá thành rất cao, còn cần nghiên cứu nhiều hơn.
Như vậy, chữa phong thấp có triển vọng thành công rất lớn nếu người bệnh tuân thủ điều trị. Ngoài các thuốc Tây y kể trên, cũng có rất nhiều bài thuốc Đông y hiệu quả trong phòng và chữa bệnh phong thấp.
Cách trị phong thấp ra mồ hôi tay chân
Lá lốt là vị thuốc nam quen thuộc, có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng thông kinh lạc, chữa nhiều bệnh cơ xương khớp hiệu quả trong đó có phong thấp. Có nhiều bài thuốc từ lá lốt có thể áp dụng. Trong đó các cách phổ biến là canh lá lốt, sắc thuốc từ lá lốt và đắp lá lốt.
Đây là món ăn thơm ngon nếu biết cách chế biến. Để thực hiện món canh này ta làm như sau:
Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi, đem rửa sạch.
Cắt nhỏ lá lốt thành dạng sợi vừa ăn.
Đun sôi một bát canh nước, sau đó bỏ lá lốt thái sợi vào, khuấy đều.
Khi nồi canh sôi lại, cho thêm vài ba lát gừng và nêm nếm gia vị vừa miệng.
Khi canh chín, tắt bếp sau đó thêm một nhúm húng quế vào và khuấy đều.
Ăn khi còn ấm nóng.
Món canh lá lốt thích hợp để ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, ăn vào những ngày nhiều khí “thấp” như trời mưa, chuyển mùa sẽ làm dịu đau xương khớp hiệu quả, khiến cơ thể khoan khoái và giảm ra mồ hôi tay chân.
Các món ăn khác có thể thay thế canh lá lốt cho đỡ ngán như chả lá lốt, lá lốt chưng trứng, lá lốt luộc chấm xì dầu…
Chuẩn bị: 100 gam lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
Cho lá lốt đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc.
Cho ba bát con nước sạch vào, đun lửa nhỏ.
Khi nước cạn chỉ còn độ một bát con là thuốc đã sắc xong.
Chắt thuốc ra và uống khi còn ấm nóng.
Uống hai lần một ngày chia sáng và tối trong mười ngày đến hai tuần sẽ thấy giảm đau khớp hiệu quả và hiện tượng ra mồ hôi cũng hết.
Đắp thuốc lá lốt
Chữa phong thấp bằng ngải cứu
Ngải cứu vừa là gia vị phổ biến vừa là phương thuốc chữa phong thấp hiệu quả. Ngải cứu có tác dụng khu phong, trừ thấp làm giảm hiện tượng ra nhiều mồ hôi tay chân ở người bệnh. Bài thuốc từ ngải cứu cũng rất đơn giản:
Đốt ngải cứu
Chữa phong thấp bằng cây dâu tằm
Cây dâu tằm hay tang bì là một vị thuốc Đông y có tính mát, đặc trị các bệnh về nhiệt và thấp. Dâu tằm làm giảm chứng ra mồ hôi tay chân hiệu quả ở người bệnh phong thấp. Bài thuốc này sử dụng lá dâu tằm tươi.
Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng lá chè xanh
Lá chè xanh chứa chất tanin và cafein có tác dụng giảm đau đồng thời se khít lỗ chân lông, trừ thấp rất hiệu quả. Lá chè xanh sẽ giảm nhanh chứng ra mồ hôi chân tay nhờ các biện pháp ngâm và tắm:
Chuẩn bị: Một bó lá chè xanh, tốt nhất là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.
Đem chè xanh đun với hai lít nước sạch.
Pha nước lá chè với nước cho vừa ấm, dùng để tắm hoặc ngâm chân tay trong khoảng 30 phút mỗi lần.
Tắm phối hợp với ngâm chân tay hàng ngày trước khi đi ngủ cho hiệu quả cao.
Muối biển có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, khử mồ hôi tay chân hiệu quả. Nó cũng rất tốt cho người bệnh phong thấp bị ra nhiều mồ hôi tay chân.
Chuẩn bị: Một nắm muối biển, hai lít nước ấm.
Pha nước vào chậu ngâm chân vừa đủ ấm. Nên dùng nhiệt kế để thử nhiệt độ chính xác hoặc pha với công thức bốn gáo nước mát và một gáo nước sôi.
Hòa muối biển vào nước.
Ngâm chân trong khoảng hai mươi phút mỗi lần, ngày thực hiện hai lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Ngoại giảm đau, giảm tiết mồ hôi, ngâm muối biển còn giúp thư giãn, tăng lưu thông máu và ngủ ngon.
Thuốc trị phong thấp ra mồ hôi tay chân từ rau cần tây
Rau cần tây là vị thuốc nam có tính ấm, vị cay nồng, rất tốt trong khu phong trừ thấp. Bệnh giúp giảm đau, giảm cảm giác nặng nề ở người phong thấp hiệu quả. bài thuốc từ cần tây cũng rất dễ thực hiện:
Chữa phong thấp bằng gừng và hành
Gừng và hành cũng là một vị thuốc Đông y hết sức quen thuộc. Chúng có tính nóng, vị cay nồng, rất tốt trong trừ hàn, tiêu thấp. Trong bệnh phong thấp, chúng làm giảm đau, tăng cường máu lưu thông, giảm mồ hôi ở các vùng cơ xương khớp.
Bệnh phong thấp kiêng ăn gì?
Đồ ăn nhiều chất béo no
Các loại thực phẩm nhiều chất béo no là nội tạng động vật, xúc xích, mỡ động vật, đồ chiên rán nhiều lần… Chất béo no được chứng minh tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp và mạch máu. Với người phong thấp, nó làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
Tương tự, các chất kích thích như rượu, cà phê cũng không có lợi cho người bị phong thấp. Về lâu dài, chúng gây tổn thương xương khớp tiến triển, loãng xương, tăng nguy cơ tắc mạch.
Thịt đỏ chứa nhiều protein khó tiêu hóa. Trong cơ thể chúng dễ chuyển hóa thành các chất trung gian gây độc. Một số protein là tác nhân gây dị ứng. Giảm thịt đỏ như bò, cừu, lợn… thay bằng các loại thịt trắng từ gia cầm sẽ tốt cho người phong thấp hơn.
Thực phẩm giàu gluten
Hỗ trợ chữa dứt điểm bệnh phong thấp bằng bài thuốc đông y
Trong đông y, chứng phong thấp hình thành do khí huyết không thông, bệnh thường trở nặng hơn khi thiết tiếp ẩm thấp. Muốn điều trị dứt điểm chứng bệnh này cần phải đả thông kinh mạch – Tán phong, trừ thấp – Phục hồi chức năng thận.
Dựa trên cơ sở lý luận này, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc An Cốt Nam – Đặc trị phong thấp.
Đây là bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, trong đó có chứa một số thành phần chủ dược như Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo, Hương Nhu,… Các thảo dược này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ vàng sao cho phù hợp với cơ địa người Việt, giúp tiêu tiêu viêm, phục hồi tổn thương, tăng cường chức năng sụn khớp.
Cơ chế hoạt động của An Cốt Nam:
Thuốc uống: Có tác dụng tiêu viêm, nuôi dưỡng sụn khớp tổn thương, khôi phục chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch.
Cao dán: Giảm đau tức tay, giảm thiếu tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau.
Bài tập vật lý trị liệu: Tăng cường sức dẻo dai, đả thông kinh mạch, mở đường cho dưỡng chất của thuốc đi sâu vào cơ thể.
Toàn bộ thảo dược được thu hái trực tiếp tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đạt chuẩn CO-CQ.
Thuốc được bào chế dưới dạng cao giúp bảo toàn tối đa dược chất có trong thảo mộc, từ đó giúp phát huy tác dụng tối đa.
Thuốc thẩm thấu nhanh chóng giúp rút ngắn thời gian điều trị gấp 2-3 lần so với những bài thuốc đông y thông thường.
Không chứa tạp chất, an toàn cho dạ dày, dễ uống, dễ bảo quản.
Học Cách Chữa Bệnh Phong Thấp Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
I. Những mẹo trị phong thấp dân gian được áp dụng khá hiệu quả:
Từ lâu, các mẹo dân gian và những cây thuốc từ thiên nhiên được đánh giá khá cao vì tính an toàn, dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng đem lại hiệu quả chữa bệnh rất cao. Trong đó có các bài thuốc trị phong thấp khá phổ biến.
Những bài thuốc dân gian trị phong thấp được lưu truyền ngàn, theo thời gian càng được nghiên cứu và phát triển để chắt lọc tinh túy mà đưa ra hiệu quả điều trị tốt nhất. Đã có hàng ngàn người sử dụng cách chữa bệnh phong thấp dân gian và cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, người bệnh phong thấp cần kiên trì điều trị, không ngại mất thời gian, thời gian chữa bệnh có thể phải áp dụng cả vài tháng hoặc vài năm phòng ngừa triệu chứng phong thấp tái phát:
1. Bài thuốc dân gian chữa phong thấp đến từ lá lốt
Lá lốt đã không còn xa lạ đối với gia đình việc, nó là loại rau gia vị thường thấy trong bữa ăn hàng ngày để tăng hương vị món ăn, giúp bạn đưa cơm và ngon miệng hơn. Nhiều người còn biết đến lá lốt như là một vị thuốc chữa các chứng phong thấp khá nổi tiếng và hiệu quả chuyên giảm các chứng đau nhức, tê bì khớp xương.
Theo giới nghiên cứu y học hiện đại, trong lá lốt chứa khá nhiều hàm lượng tinh dầu, các khoáng chất chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm đau và các vitamin để tăng cường sức đề kháng để ngăn chăn các tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân, lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Bạn có thể dùng món canh lá lốt như một món ăn hàng ngày để giảm các tình trạng đau nhức xương khớp, tê mỏi khớp xương, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa và hạn chế phát triển chứng phong thấp.
Bạn dùng khoảng 100g lá lốt đem rửa sạch với nước muối, sau đó thái nhỏ và nấu như một món canh bình thường và ăn hàng ngày. Bạn nên thêm một ít lát gừng hoặc chút rau húng quế để giúp hiệu quả chữa phong thấp nâng cao hơn.
Lấy 50g lá lốt tươi đem rửa sạch và nấu với 3 bát nước còn lại một bát, uống khi còn ấm. Bạn nên uống ngày 2 lần là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng khoảng một tuần bạn sẽ giảm đau nhức do phong thấp và hạn chế phát triển thành các chứng viêm khớp đau nhức và tê chứng chân tay.
2. Dùng cần tây chữa phong thấp
Nghe khá lạ tai khi cần tây không chỉ là món ăn dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, tăng thêm hương vị mà cân tây còn là một vị thuốc khá “đắt giá” trong điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, sinh bụng, ợ chua, giảm đau nhức khớp xương, hạn chế bệnh phong thấp và bệnh Gout nhờ trung hòa các acid có hại cho xương khớp trong máu.
Nếu dùng cần tây thường xuyên sẽ giúp bạn bổ sung được lượng canxi và magie đáng kể để tái tạo và bổ sung xương để xương luôn chắc khỏe. Ngoài ra, trong cần tây còn có hoạt chất Polyacetylene – Hoạt chất kháng viêm, giúp giảm sưng và đau các khớp xương. Việc dùng cần tây hạn chế bệnh phong thấp khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những cách sau đây:
Mua khoảng 1kg cần tây, nên lấy cả rễ để dùng làm thuốc và lựa mua loại cần tây mà thân và lá vẫn còn tươi, không bị héo úa hoặc dập nát.
Đem cần tây đi rửa sạch, lưu ý giữ cả rễ để cho tác dụng nhiều hơn. Sau đó bạn đem rau cần tây đi phơi ở nơi có bóng râm cho rau khô và hơi héo lại
Mỗi ngày bạn lấy rau cần tây từ 100g – 200g cắt nhỏ, cho vào ấm sắc nấu với 5 chén nước, đun lửa riu riu cho đến khi còn lại khoảng 2 bát nước thuốc. Bạn nên chia chỗ thuốc từ rau cần tây này làm 3 lần uống trong ngày là sáng chiều và tối và nên uống khi thuốc còn ấm.
Khi dùng rau cần tây để chữa chứng phong thấp, bệnh nhân cần hạn chế ăn các món hàn như tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, hột vịt lộn… để không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc và gây khó khăn cho kết quả điều trị.
3. Bài thuốc từ quả đu đủ chữa phong thấp
Mọi người đa phần đều khá ưa chuộng vị ngọt ngào của đu đủ khi làm món tráng miệng sau những bữa cơm. Tuy nhiên, đủ đủ còn khá nhiều công dụng chữa các chứng nhức xương, đau lưng, đau khớp và biến chứng phong thấp khá hiệu quả.
Trong đu đủ có chứa hoạt chất Papain nhằm chuyển hóa đam và khai thông các mạch máu quanh khớp xương bị phong thấp, giúp giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn để khí huyết lưu thông và giảm đau khá hiệu quả.
Để điều trị các chứng đau nhức từ quả đu đủ, bệnh nhân có thể tham khảo, thực hiện tại nhà bài thuốc dân gian đơn giản sau đây:
Chuẩn bị nửa quả đu đủ xanh cho một lần thuốc, sau đó gọt sạch và thái miếng cho như nấu canh rồi cho vào nồi.
Cho khoảng 1 tô nước vào, thêm khoảng 40g mễ nhân sống vào, sắc thuốc với lửa nhỏ riu riu.
Nấu thuốc cho đến khi thấy đu đủ chín mềm thì cho nửa muỗng canh đường trắng vào, sau đó ăn hết để giảm đau nhức khớp xương và các triệu chứng của bệnh phong thấp.
Bài thuốc này nên áp dụng một tuần khoảng 2 – 3 lần và dùng liên tục để giảm hẳn chứng bệnh phong thấp.
4. Trà hoa cúc chữa đau do phong thấp
Hoa cúc không chỉ là loài hoa đẹp dùng để trang trí, mà bạn có thể dùng để hãm trà nhằm cho ra thức uống bổ dưỡng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức của chứng phong thấp và khá nhiều lợi ích cho sức khỏe mà khoa học đã chứng minh.
Sở dĩ trà hoa cúc được dùng là bài thuốc trị phong thấp dân gian vì các hoạt chất có trong hoa cúc đem đến nhiều lợi ích, giảm đau nhức hiệu quả nếu kiên trì sử dụng:
Trong trà hoa cúc có chứa Apigenin – một hoạt chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, giúp thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tinh dầu Bisalobol là một hoạt chất khá tốt với công dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp cải thiện các tế bào bệnh và kích thích sinh trưởng tế bào sụn khớp cũng như tế bào biểu bì để làm đẹp da.
Bên cạnh đó, trà hoa cúc có hương thơm nhẹ nhàng, vị ngọt thanh và dễ chịu nên được khá nhiều người ưa chuộng. Bạn chỉ cần mua trà hoa của được chế biến sẵn trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc phơi hoa cúc cho héo, hãm với nước sôi trong ấm nhỏ, cho thêm một ít đường tùy sở thích để tạo vị ngọt cho trà và uống hàng ngày sẽ giảm các chứng đau nhức do bệnh phong thấp khá hiệu quả.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hoàn Phong Thấp – Bv Yhct Bộ Công An trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!