Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Xử Lý Nhanh Khi Bị Trúng Gió Tại Nhà mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trúng gió là thuật ngữ dân gian để chỉ tình trạng mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh… đột ngột mắc phải của một người. Khi bị trúng gió, cần xử lý nhanh tại nhà với các bước như cạo gió, uống nước gừng…. Nếu để bệnh diễn biến âm thầm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.Tìm hiểu về trúng gió
Trúng gió là một khái niệm của phương Đông và có nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Trúng gió là gì?
Trúng gió là thuật ngữ của Đông Y. Bệnh trúng gió theo Đông Y có thể hiểu tương đương với bệnh cảm trong Tây Y. Trong Đông Y coi trúng gió là do hiện tượng xâm nhập của các yếu tố như Gió, Lạnh (hàn), nóng (nhiệt), ẩm… Cơ thể vốn là một thể cân bằng, tuy nhiên, khi cơ thể bị yếu, hoặc gió độc hoặc vì lý do gì đó mà gió nhiễm vào cơ thể gây tình trạng trúng gió. Với Tây Y có thể coi như đây là vấn đề giữa yếu tố môi trường sống và sức đề kháng của cơ thể. Khi cơ thể bị yếu, các lỗ chân lông mở rộng tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập và làm thay đổi khả năng điều hòa trong cơ thể, mất khả năng kiểm soát thân nhiệt hoặc khả năng tiết mồ hôi, vận mạch nên gây ra hiện tượng cảm. Các biểu hiện của trúng gió như mệt mỏi, khó thở, đau đầu, gai rét..
Những người dễ bị trúng gió
Mọi người đều có nguy cơ bị trúng gió nếu không đề phòng. Tuy nhiên, một số đối tượng sau dễ trúng gió hơn cả.
Khi thời tiết nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… (cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh)
Khi thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng…
Khi giao mùa (xuân sang hè, thu sang đông…)
Triệu chứng khi bị trúng gió
Cảm thấy ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.
Nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, nôn mửa.
Đau bụng, tiêu chảy.
Tình trạng nặng có thể hôn mê, chân tay co cứng…
Trúng gió không xử lý kịp thời sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng…
Cách xử trí khi bị trúng gió
Xử lý nhanh trúng gió theo Tây y
Trúng gió thường không phải là tình trạng nặng nề tới mức phải nhập viện, nên thường bệnh nhân sẽ xử lý tại nhà. Đông Y và Tây Y có các cách xử lý trúng gió khác nhau, do cách nhìn nhận nguyên nhân khác nhau.
Theo Tây Y thì trúng gió tương đương với hiện tượng cảm, không rõ nguyên nhân. Cho nên, Tây Y chú trọng việc xử lý triệu chứng bệnh với các loại thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, kháng histamin. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm các loại multivitamin đặc biệt là Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol đơn thành phần hoặc kết hợp nhiều thành phần…)
Ngoài ra bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Xử lý nhanh trúng gió theo Đông y
Sử dụng phương pháp cạo gió, đánh cảm (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).
Làm nóng gan bàn chân.
Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.
Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…
Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị. Nếu các biểu hiện bệnh của người trúng gió trầm trọng hơn như lờ mờ, mệt mỏi, khó thở, hãy đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.
Trúng gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, giao mùa… Đối với những người đang điều trị bệnh, người già, trẻ em do sức đề kháng yếu nên thường bị trúng gió hơn so với những người bình thường khác.
Vì vậy, để hạn chế bị trúng gió, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông. Khi ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường…Ngoài ra cần tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.
Tìm Hiểu Về Trúng Gió Và Cách Xử Lý Khi Bị Trúng Gió
Trúng gió hiểu theo nghĩa thông thường theo dân gian Việt Nam nghĩa là bị “gió độc” nhập vào cơ thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân v.v.
Hiện tượng “trúng gió” mà dân gian hay nhắc đến, theo nghĩa thông thường thì đồng nghĩa với cảm trong Tây y, còn Đông y gọi là nhóm bệnh “thời khí”. Nguyên nhân của trúng gió là do một trong các yếu tố thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… tác động vào cơ thể một cách đột ngột khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.
Trúng gió là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi bị trúng gió nếu biết cách xử lý thì sau vài ngày cơ thể sẽ trở lại khỏe mạnh. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm thầm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người hiểu sai về trúng gió. Nhiều người cho rằng, trúng gió chính là bị cảm cúm. Tuy nhiên, trúng gió khác với cúm. Vì cúm là do siêu vi trùng gây nên và có khả năng lây lan mạnh. Trúng gió có thể chữa trị bằng cách uống thuốc trị cảm, uống thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Những người dễ bị trúng gió hơn người khác
Trúng gió xảy ra khi nào?
Khi thời tiết nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa…(cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh).
Khi thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng…
Khi giao mùa (xuân sang hè, thu sang đông…).
Triệu chứng khi bị trúng gió
Cảm thấy ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.
Nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, nôn mửa.
Đau bụng, tiêu chảy.
Tình trạng nặng có thể hôn mê, chân tay co cứng…
Trúng gió không xử lý kịp thời sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng…
Cách xử trí khi bị trúng gió
Trong tây y
Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol, paradol..).
Ngoài ra bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Uống nước trà gừng, cạo gió, hút giác… là phương pháp xử lý khi bị trúng gió.
Trong đông y
Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).
Làm nóng gan bàn chân.
Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.
Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…
Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị.
Lời kết
Trúng gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, giao mùa… Đối với những người đang điều trị bệnh, người già, trẻ em do sức đề kháng yếu nên thường bị trúng gió hơn so với những người bình thường khác.
Vì vậy, để hạn chế bị trúng gió, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân. Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông. Khi ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường…Ngoài ra cần tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Chó Cắn Để Được An Toàn
Hầu hết mọi người sau khi bị chó cắn đều khá lúng túng trong việc tìm cách xử lý, chính điều này đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh những tổn thương trên bề mặt da, sau khi chó cắn thì bệnh nhân còn có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm do Virus gây ra, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người bệnh và thậm chí dẫn đến trường hợp xấu nhất. Vì đây là căn bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mọi người cần phải nắm bắt được cách xử lý khi bị chó cắn là điều vô cùng quan trọng.
Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn
Việc đầu tiên cần làm sau bị bị chó cắn là cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, điều này nhằm tránh xảy ra trường hợp chúng sẽ cắn nạn nhân và người sơ cứu. Tuy nhiên các bạn không nên cố gắng để bắt ngay chú chó vì vào thời điểm đó nó đang bị căng thẳng rất nguy hiểm. Bên cạnh đó các bạn cũng không được giết nó, thay vào đó hãy theo dõi trong vòng 7-15 ngày để có được thông tin hữu ích cho việc điều trị. Điều tốt nhất lúc này là bạn hãy đợi đến khi con chó đã cắn nạn nhân bình tỉnh rồi bắt nhốt lại.
Các bước thực hiện cách xử lý khi bị chó cắn
Làm sạch vết cắn: Đây là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất sau khi bị chó cắn mà bạn bắt buộc phải thực hiện. Các bạn nên sử dụng bông tiệt trùng để rửa vết thương thật nhẹ nhàng dưới vòi nước đang chảy, nhớ sử dụng thêm xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ đi những mầm bệnh. Lưu ý: Tuyệt đối không chà xát mạnh, nếu không tình trạng vết cắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Sát trùng vết thương: Sau khi vết thương đã được rửa thật sạch các bạn hảy dùng bông băng lau kho vết cắn, dùng cồn hoặc nước muối pha loãng để sát trùng cho vết cắn. Các bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ dung dịch sát trùng, không nên dùng quá nhiều để tránh làm bỏng da.
Cầm máu: Khi đã sát trùng vết thương, bạn nên tìm cách nâng cao vết thương lên càng cao càng tốt để tránh việc máu chảy ra quá nhiều. Sau đó hãy dùng một miếng bông sạch để băng bó vết thương lại.
Sau khi thực hiện toàn bộ các bước trên hãy dưa nạn nhân đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Đối với những vết thương do chó cắn gây ra, chúng ta cần đưa nạn nhân đến ngay các cơ sở y tế trong vòng 48 giờ ( Không quan trọng là chó nhà hay chó dại cắn).
Tiêm phòng: Đối với những nạn nhân bị chó cắn cần phải được tiêm phòng uốn ván và bệnh dại để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn nạn nhân. Nếu trong vòng 15 ngày kể từ khi cắn nạn nhân mà con chó có dấu hiệu bỏ ăn, chết hay mất tích thì nạn nhân cần phải có phát đồ điều trị phù hợp. Còn nếu sau 15 ngày mà con chó đã cắn nạn nhân vẫn bình thường thì không nhất thiết phải tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại, loại thuốc này có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên việc này các bạn cần phải xin ý kiến của bác sỹ có chuyên môn.
*****
Hướng Dẫn Xử Lý Khi Bị Ong Đốt Và Dự Phòng Ong Đốt
Phương pháp điều trị ong đốt phụ thuộc vào loại ong, mức độ nặng của triệu chứng và cơ địa dị ứng của người bệnh. Hầu hết các trường hợp ong đốt chỉ cần chăm sóc tại chỗ. Tuy nhiên, nhiều khi ong đốt gây biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.
Các loại ong thường gặp
Ong thuộc họ cánh màng gồm 2 họ chính:
Họ ong vò vẽ bao gồm: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng.
Họ ong mật gồm ong mật và ong bầu.
Bộ phận gây độc gồm túi nọc và ngòi nằm ở phần bụng sau của con cái. Ngòi của ong mật có hình răng cưa do vậy sau khi đốt ong bị rách phần bụng và để lại ngòi ong trên da và con ong sẽ bị chết. Ong vò vẽ thì ngòi ong trơn nên có thể đốt nhiều lần.
Nọc ong có khoảng 40 thành phần bao gồm:
Các enzyme: gây phản ứng dị ứng (ngứa, đỏ, sưng nề,…), vỡ hồng cầu, phá hủy liên kết mô làm nọc ong lan nhanh.
Các peptit hủy tế bào mast (dưỡng bào): giải phóng các chất gây phản ứng viêm.
Apamin: độc tố thần kinh tác động chủ yếu lên tủy sống.
Melittin: chiếm 50% trọng lượng của nọc khô, làm tổn thương màng tế bào do có tác dụng như một chất tẩy.
Mức độ nặng phụ thuộc vào loại ong, số nốt đốt và vị trí đốt. Ở người lớn bị ong vò vẽ đốt từ trên 30 vết đốt trở lên là nặng, trẻ em bị 10 nốt đốt trở lên là nặng.
Xử trí sau khi bị ong đốt
Nếu bạn bị 1 vết đốt và không có các triệu chứng dị ứng thì bạn có thể chỉ cần thực hiện những điều sau:
Rút nọc ong ra ngay lập tức. Lưu ý: nên sử dụng nhíp để rút nọc ong hoặc tấm thẻ để cạo nọc, không nặn vết đốt để tránh làm nọc độc lan rộng.
Chườm đá tại vết thương để giảm nhẹ các triệu chứng. Chườm 20 phút trong mỗi giờ cho đến khi vị trí đốt bớt sưng và đau. Nên bọc đá vào khăn hoặc miếng vải để tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da gây nên hiện tượng bỏng lạnh.
Sử dụng thuốc kháng histamin dạng kem bôi (ví dụ: Phenergan) hoặc thuốc uống (Ví dụ: Clarityne, Aerius…) giúp giảm ngứa và giảm sưng.
Uống thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau (nếu cần).
Rửa sạch vùng da bị đốt bằng nước và xà phòng. Bôi kem corticoid vào vết đốt giúp giảm đỏ, ngứa và sưng.
Nếu bạn tiêm uốn ván hơn 10 năm trước hoặc không rõ về việc tiêm phòng này, bạn có thể cần tiêm mũi nhắc lại.
Những trường hợp ong đốt cần tới cơ sở y tế
Có những phản ứng dị ứng ở mức độ trung bình đến nặng như: nổi mẩn toàn thân, đau ngực, khó thở, khó nuốt, nổi mề đay, sưng nề rộng hoặc sưng nề các vùng khác ngoài vết đốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng,…
Bị nhiều vết đốt (10 – 20 vết) mà không cần có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng.
Bị ong đốt trong miệng hoặc họng bởi nguy cơ cao gây phù nề hầu họng và co thắt thanh quản gây khó thở cấp.
Bị ong đốt vào vùng quanh mắt hoặc mi mắt có thể gây đục màng trước thuỷ tinh thể, viêm mống mắt, áp xe thuỷ tinh thể, thủng nhãn cầu, tăng nhãn áp, rối loạn khúc xạ.
Dự phòng ong đốt và những biến chứng nghiêm trọng do nọc ong
Với những người có tiền sử dị ứng nên chuẩn bị thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ.
Khi vào rừng không nên xịt nước hoa, trang điểm và mặc quần áo sặc sỡ hoặc quần áo in hình những bông hoa vì sẽ hấp dẫn ong.
Khi đi dã ngoại thì lưu ý những đồ ăn, nước uống ngọt cũng lôi kéo ong đến.
Không đi chân không vào rừng vì có thể dẫm phải tổ ong.
Nếu có ong vò vẽ bay quanh thì bạn nên bình tĩnh, hít thở sâu vì ong đang khám phá bạn có phải là bông hoa không, hay là một cái gì có ích cho nó, nếu nó phát hiện là người thì ong sẽ bay đi.
Không chọc phá tổ ong.
Khi trong nhà hoặc ngoài vườn có tổ ong thì bạn nên nhờ người có kinh nghiệm để dỡ bỏ tổ ong.
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
2. “Treatment of Bee and Wasp Stings” WebMD Medical Reference, Reviewed by Carol DerSarkissian on May 15, 2018
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Xử Lý Nhanh Khi Bị Trúng Gió Tại Nhà trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!