Đề Xuất 3/2023 # Huyện Thạch Thất Thực Hiện Tốt Công Tác Y Tế Dự Phòng Và Công Tác Dân Số # Top 4 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Huyện Thạch Thất Thực Hiện Tốt Công Tác Y Tế Dự Phòng Và Công Tác Dân Số # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Huyện Thạch Thất Thực Hiện Tốt Công Tác Y Tế Dự Phòng Và Công Tác Dân Số mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 26/12/2019, huyện Thạch Thất đã tổ chức kỷ niệm 58 năm ngày dân số Việt Nam và tổng kết công tác y tế dự phòng năm 2019, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

Đối với công tác y tế dự phòng trên địa bàn huyện Thạch Thất được thực hiện tốt, các dịch bệnh truyền nhiễm được kiểm soát hiệu quả, không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm nhóm A, không có ca tử vong do dịch bệnh. Lũy tích từ đầu năm đến nay, tổng số ca bệnh truyền nhiễm các loại ghi nhận trên địa bàn huyện Thạch Thất là 396 trường hợp. Các ca bệnh đã được điều tra và xử lý kịp thời theo đúng quy trình đảm bảo an toàn.

Trao kỷ niệm chương của Bộ Y tế cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác y tế.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, huyện Thạch Thất đã tăng cường công tác vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, điều tra bọ gậy, phun hóa chất khử khuẩn các trường mần non, các nhà trẻ, hộ gia đình, các khu công cộng. Đồng thời, huyện cũng đã đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhờ vậy, tỷ lệ tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98,7%; tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B1 sớm trước 24 giờ sau sinh đạt 88,1%; tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván đủ mũi cho phụ nữ có thai đạt 99,9%; tỷ lệ tiêm vắc xin sởi – rubella đạt 99,4%; tỷ lệ tiêm DPT mũi 4 đạt 98,6%; tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não nhật bản mũi 3 cho trẻ sinh năm 2016 đạt 93,8%…

Song song với các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, huyện Thạch Thất cũng đẩy mạnh các biện pháp phòng chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Năm 2019, huyện đã tổ chức tư vấn cho 5.207 lượt bệnh nhân mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính( COPD), ung thư đến khám tại trạm y tế và Phòng khám đa khoa khu vực. Tư vấn cho đối tượng có nguy cơ cao về bệnh không lây nhiễm sau khi đánh giá sàng lọc đến kiểm tra lại trạm y tế là 13.000 lượt người; tổ chức đợt điều tra sàng lọc bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm cho 66.491/68.313 đối tượng trên 40 tuổi đạt 97,3%; phát hiện mới 16.620 người dân tiên tăng huyết áp; phát hiện mới 2.512 bệnh nhân mặc tăng huyết áp đạt 89,6% chỉ tiêu; phát hiện mới 10.307 đối tượng có nguy cơ đái tháo đường. Khám phát hiện mới 441 bệnh nhân mắc đái tháo đường đạt 147% chỉ tiêu kế hoạch. Qua công tác tư vấn, điều tra sàng lọc, huyện đã quản lý 11.673 bệnh nhân tăng huyết áp; 2.462 bệnh nhân tiểu đường; 354 bệnh nhân ung thư các loại; 478 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 324 bệnh nhân hen phế quản.

Thu dung điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa. Đồng thời, huyện cũng đã tổ chức 36 lớp truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về phòng chống bệnh không lây với 2.698 người dự; phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức đánh giá hoạt động điểm can thiệp về bệnh không lây nhiễm, thăm hộ gia đình, đo huyết áp, đánh giá yếu tố nguy cơ và tư vấn dự phòng tăng huyết áp, đái tháo đường cho 46.289 người(20 người dân trên 40 tuổi/tháng).

Đối với các hoạt động khác như phòng chống bệnh dại, phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS, đảm bảo an toàn thực phẩm, y tế học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cải thiện dinh dưỡng cộng đồng… đều được huyện Thạch Thất tích cực thực hiện hiệu quả.

Trao tặng giấy khen cho các cá nhân và tập thể có nhiều thành tích về công tác y tế trong năm 2019.

Đối với công tác Dân số – KHHGĐ, tổng số sinh là 3.133 trẻ, tỷ suất sinh thô 14,49‰, giảm 0,21‰ so với năm 2018 đạt 105% kế hoạch; số sinh con thứ 3 trở lên là 386 người, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 12,32% giảm 0,2% so với năm 2018 đạt 100% kế hoạch; tỷ số giới tính khi sinh 11 tháng năm 2019 là 107,6 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2018.

Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực như sàng lọc trước sinh 86,6%; sàng lọc sơ sinh 96,5%; duy trì mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng xã Cần Kiệm, Liên Quan, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Tân Xã; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; mô hình can thiệp truyền thông CSSKSS/KHHGĐ vùng đặc thù công giáo xã Cần Kiệm; mô hình CSSKSS vị thành niên xã Phú Kim; tổ chức khám khiếm thính miễn phí cho 6.324 cháu học sinh các trường mầm non, sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho 1.271 trẻ sinh tại bệnh viện, sàng lọc tan máu bẩm sinh miễn phí cho 1.022 học sinh trường THPT Phùng Khắc Khoan…

Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, năm 2020 huyện Thạch Thất sẽ triển khai đồng bộ, chủ động, tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, khống chế không để dịch lớn xảy ra; hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch công tác Dân số – KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng dân số; tăng cường công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế các xã/thị trấn, thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Cũng tại buổi lễ nhân kỷ niệm 58 năm ngày Dân số Việt Nam, Ban tổ chức đã trao kỷ niệm chương của Bộ Y tế, giấy khen của UBND huyện Thạch Thất cho các cá nhân và tập thể đã có nhiều thành tích đóng góp cho công tác y tế trên địa bàn huyện trong những năm qua.

Vũ Anh Tú

ad syt ad

Sở Y Tế Kiểm Tra Công Tác Phòng, Chống Dịch Covid

Sáng ngày 20/02, đoàn công tác của Sở Y tế do đồng chí Bùi Thế Bừng, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phòng khám Đa khoa CLC Bố Hạ và Phòng khám Y cao Hà Nội về công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 tại các cơ sở y tế ngoài công lập.

Tại các cơ sở y tế, Đoàn làm việc đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cho việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. Qua kiểm tra, các cơ đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, triển khai và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh; treo áp phích, phát tờ rơi tuyên truyền. Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh sàn, bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn, các biện pháp phòng chống lây nhiễm chéo tại cơ sở. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, đồng thời tổ chức tập huấn cho toàn bộ nhân viên trong đơn vị.

Kiểm tra tại Phòng khám Đa khoa CLC Bố Hạ, cơ sở đã thực hiện tốt nơi bố trí khám sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nghi ngờ nhiễm Covid -19; thực hiện việc đo thân nhiệt cho người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám; có biển chỉ dẫn cách ly và bố trí phòng khám cách ly cho đối tượng nghi ngờ nhiễm Covid -19.

Đối với Phòng khám Y cao Hà Nội cần làm ngay các vách ngăn phòng cách ly, nhà vệ sinh riêng biệt cho đối tượng nghi nhiễm Covid- 19. Treo băng rôn, dán áp phích, tờ rơi tại vị trí dễ quan sát theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về phòng, chống Covid -19.

Tác giả bài viết : Nguyễn Hòa- TTGDSK

Phòng Y Tế Quận Cầu Giấy Có Đang “Nới Lỏng” Công Tác Quản Lý?

Thương Trường Mặc dù tiến hành thanh, kiểm tra theo định kỳ và tập huấn thường xuyên tất cả các phòng khám trên địa bàn quận, thế nhưng, nguyên nhân do đâu khiến những phòng khám trên địa bàn quận Cầu Giấy có thể “luồn lách” và xảy ra những sai phạm nghiêm trọng sau những đợt kiểm tra trên?

Dụng cụ y tế dính vết máu khô quánh lại

Những vết đỏ nâu khô quánh lại lẫn với những bông băng, bơm kim tiêm dính đầy máu trên khay chứa mẫu xét nghiệm hay chai lọ tưởng chừng như chỉ để chứa chất tẩy rửa như cồn nay đã trở thành nơi chứa đầy đầu kim tiêm đã qua sử dụng mà không biết đã được “gom” lại từ bao giờ (!?).

Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT đã có quy định quản lý chất thải y tế rất rõ về: Phân định, phân loại chất thải y tế; thu gom, lưu trữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải y tế;… Đối với những loại chất thải được xếp vào chất thải y tế lây nhiễm bao gồm như: Chất thải sắc nhọn (kim tiêm, bơm liền kim tiêm,…); chất thải không sắc nhọn (chất thải thẩm định chứa máu,..); chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm,…); chất thải giải phẫu thì đều được phân loại, lưu chứa một cách cẩn thận và đúng quy trình.

Tuy nhiên, đối chiếu với những hình ảnh mà PV đã ghi nhận được tại phòng xét nghiệm của Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang thì Thông tư liên tịch số 58 của Bộ y tế dường như quá xa lạ.

Mẫu máu của thai phụ được “cất” chung với bông băng, bơm kim tiêm dính máu Ngang nhiên “vặt” đầu bơm kim tiêm bỏ vào lọ màu trắng?

Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người. Chất thải y tế lây nhiễm có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường hô hấp (do xông, hít phải).

Việc quản lý chất thải y tế lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người. Chẳng hạn như một số người có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến phòng xét nghiệm, nhưng khi đến lấy máu hoặc làm việc sau một thời gian sẽ bị mắc bệnh hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở.

Rất nhiều đầu kim tiêm được lưu chứa trong bình nhựa màu trắng trước đó

Sự việc trên một lần như lời cảnh tỉnh không chỉ đối với khách hàng mà còn là lời “nhắc nhở” đối với công tác quản lý của cơ quan chức năng cụ thể là Phòng Y tế.

Mới đây, một thai phụ tử vong bất thường tại phòng khám phụ sản trên địa bàn quận Cầu Giấy

Quay trở lại sự việc tại Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, sau khi tiếp nhận được những hình ảnh sai phạm, bà Nguyễn Thị Tô Hà – Phó phòng Y tế quận Cầu Giấy cho rằng: “Mặc dù trên áo của kỹ thuật viên có in logo của phòng khám nhưng vẫn cần gửi những tư liệu đó cho phía công an để chắc chắn rằng đó có phải là kỹ thuật viên cũng như phòng xét nghiệm của 43 Nguyễn khang hay không (!?)”.

Mặc dù được khẳng định chắc nịch: “Sẽ gửi cho phía Công an, sẽ thông tin lại cho phóng viên và sẽ tiến hành xử phạt theo đúng với quy định của pháp luật”. Thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại, những gì mà PV nhận được chỉ là sự im lặng.

Để đảm bảo sự an toàn cho mỗi khách hàng, thiết nghĩ những phòng khám tư cần được theo dõi và quản lý chặt hơn nữa để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra tương tự như phòng khám 15 Mai Dịch hay sự “coi thường” sức khỏe của khách hàng như tại phòng khám 43 Nguyễn Khang.

Đồng thời, dư luận cũng đặt ra câu hỏi vậy trong những đợt thanh, kiểm tra các phòng khám trên đã “qua mặt” cơ quan chức năng như thế nào? Liệu phòng Y tế quận Cầu Giấy có để xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” nữa hay không? Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc để đảm bảo quyền lợi cũng như tính mạng của người dân.

Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT đã có quy định quản lý chất thải y tế rất rõ về: Phân định, phân loại chất thải y tế; thu gom, lưu trữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải y tế;… Đối với những loại chất thải được xếp vào chất thải y tế lây nhiễm bao gồm như: Chất thải sắc nhọn (kim tiêm, bơm liền kim tiêm,…); chất thải không sắc nhọn (chất thải thẩm định chứa máu,..); chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm,…); chất thải giải phẫu thì đều được phân loại, lưu chứa một cách cẩn thận và đúng quy trình.

Tuy nhiên, đối chiếu với những hình ảnh mà PV đã ghi nhận được tại phòng xét nghiệm của Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang thì Thông tư liên tịch số 58 của Bộ y tế dường như quá xa lạ.

Nhóm PV

Thị Xã Sơn Tây: Công Tác Quân Dân Y Đạt Hiệu Quả Tích Cực

QPTĐ-Công tác Quân dân y trên địa bàn Thị xã Sơn Tây đã phát huy sức mạnh tổng hợp quân-dân y trong xây dựng, củng cố tiềm lực y tế quốc phòng ở cơ sở địa phương, tạo mạng lưới khám chữa bệnh rộng khắp, góp phần tích cực trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bộ đội.

Các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Sơn Tây

tập huấn sử dụng phương tiện bảo hộ, trang bị y tế, khử khuẩn.

Thị xã Sơn Tây có địa hình phân chia phức tạp gồm: Đồi núi thấp, trung du, đồng bằng và đô thị với diện tích 113,46 km2, dân số trên 14 vạn người, trong đó, có trên 5 vạn người là bộ đội. Mạng lưới y tế được bố trí rộng khắp từ thị xã đến xã, phường gồm: Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, bệnh viện Quân y 105, Phòng y tế, Trung tâm y tế, 15 trạm y tế xã, phường và các bệnh xá của đơn vị quân đội. 

Những năm qua, Ban Quân dân y thị xã  đã đề xuất với Thị ủy, UBND thị xã kiện toàn Ban Quân dân y, bảo đảm hoạt động thường xuyên, hiệu quả hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt năm 2019, trong công tác quốc phòng-quân sự địa phương, Ban Quân dân y chủ động tham mưu với UBND Thị xã thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với công tác khám sức khỏe nghĩa vụ, tuyển sinh quân sự, phân công nhiệm vụ đến từng thành viên, chỉ đạo các Trạm y tế xã, phường tổ chức sơ tuyển sức khỏe cho 220 nam công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, khám sức khỏe cho 89 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường sĩ quan trong quân đội, khám sức khỏe định kỳ cho 100% cán bộ, chiến sĩ Cơ quan Quân sự, 30 đồng chí sĩ quan dự bị, hạ sĩ quan, chiến sĩ diện đi đào tạo.

Quán triệt và thực hiện tốt Nghị định số 118/2108/NĐ-CP ngày 12/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Thị xã có 3 đội phòng dịch cơ động, 30 tổ ở các xã, phường, đơn vị quân đội được trang bị đầy đủ phương tiện, tổ chức tốt công tác phòng dịch khi có dịch xảy ra. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, cửa hàng dịch vụ ăn uống, chế biến lương thực, thực phẩm, bánh kẹo trên địa bàn được kiểm tra, kiểm định định kỳ. Đồng thời, trước tình hình mới do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp chủng mới của virus Corona gây ra, Ban Quân dân y chỉ đạo  ngành y tế phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thường xuyên, tích cực tổ chức tốt công tác tuyên  truyền, giáo dục về kiến thức và các biện pháp phòng, chống dịch tới toàn thể nhân dân. Đảm bảo đầy đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, nhân lực, phương tiện đến các cơ sở y tế ở địa phương. Duy trì thường xuyên công tác tổng dọn vệ sinh ở tất cả các thôn, xóm, tổ dân phố, doanh trại quân đội. Tổ chức phun thuốc, hóa chất diệt muỗi, diệt côn trùng, khử khuẩn trên địa bàn các xã, phường, các đơn vị quân đội trong đợt giao mùa làm mất nguy cơ tiềm ẩn bùng phát các loại dịch.

Các đơn vị, lực lượng quân dân y từ Thị xã đến cơ sở, các đơn vị quân đội duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ, trực cấp cứu, nhất là trong các ngày lễ, kỉ niệm lớn của đất nước…Duy trì tổ chức tập huấn, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về công tác y tế quân sự địa phương, trình độ tổ chức bảo đảm y tế, quân y cho các nhiệm vụ. Huấn luyện công tác cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến, công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; 438 đồng chí ở các lớp tập huấn cán bộ, thôn đội trưởng quân sự xã, phường năm 2019, 156 đồng chí y tá cứu thương các phân đội quân y. Tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã, phường về công tác bảm đảm y tế đạt kết quả tốt, 100% lực lượng quân, dân y tham gia đợt huấn luyện, hội thi, hội thao do các đơn vị nghiệp vụ chuyên ngành tổ chức.

Cùng với đó, Ban Quân dân y Thị xã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội trên địa bàn như: Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, thăm tặng quà, cấp thuốc miễn phí cho 2.170 đối tượng chính sách với tổng số tiền 335 triệu đồng; vận động tuyên truyền nhân dân các đơn vị quân đội trên địa bàn tham gia hiến máu nhân đạo được 2.675 đơn vị máu an toàn trị giá bằng 640.320.000 đồng… Các nội dung hoạt động kết hợp quân-dân y trên địa bàn Thị xã ngày càng được triển khai sâu rộng, sát thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân và bộ đội, đồng thời, củng cố tiềm lực y tế quốc phòng ở địa phương.

Đức Anh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Huyện Thạch Thất Thực Hiện Tốt Công Tác Y Tế Dự Phòng Và Công Tác Dân Số trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!