Cập nhật nội dung chi tiết về Kiểm Soát Đau Lưng Ở Bệnh Nhân Ung Thư Vú mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đau lưng có thể có nhiều mức độ, từ đau âm ỉ đến đau nhói đột ngột khi đang cố gắng nâng một vật gì đó. Ước tính có khoảng 8 trên 10 người sẽ bị đau lưng trong suốt cuộc đời của họ.
Một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể gây đau lưng:
Thuốc hóa chất: mitoxantrone.
Thuốc nội tiết: Faslodex, Femara,
Liệu pháp nhắm trúng đích: Kisqali
Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, cũng có thể gây đau lưng.
Kiểm soát đau lưng
Nếu đau lưng nặng hoặc kéo dài hơn vài ngày, hãy báo cho bác sĩ biết. Bác sỹ có thể đề nghị đổi sang một phương pháp điều trị khác hoặc thuốc giảm đau khác để làm giảm triệu chứng đau lưng.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa đau lưng là tập thể dục thường xuyên và giữ cho cơ lưng chắc khỏe. Kéo căng cơ lưng cũng có thể giúp giảm đau lưng và giảm cứng khớp. Nằm trên giường cả ngày có thể làm cho lưng của bạn đau nhiều hơn.
Một số kỹ thuật y học đã được chứng minh là giúp giảm đau lưng, bao gồm: Các mẹo khác để kiểm soát đau lưng bao gồm:
Chườm nóng hoặc lạnh tùy trường hợp có thể làm dịu cơn đau lưng. Nhiệt độ ấm có thể giúp giảm co thắt cơ và nhiệt độ lạnh có thể giúp giảm viêm.
Ăn chế độ lành mạnh bao gồm đủ canxi và vitamin D để giữ cho cột sống và xương chắc khỏe nhất có thể.
Duy trì cân nặng chuẩn để giảm tải trên lưng.
Giữ tư thế tốt và hỗ trợ lưng đúng cách khi phải ngồi trong một thời gian dài.
Tránh nâng vật nặng. Nếu phải nâng một vật gì đó, cần giữ thẳng lưng (không cúi xuống để nhặt đồ vật). Thay vào đó, co đầu gối sau đó nâng vật phẩm. Điều này đặt áp lực lên vùng chân và hông chứ không phải vùng lưng.
Nhật Ký Cơn Đau Ở Bệnh Nhân Ung Thư Vú
Để kiểm soát cơn đau tốt nhất bạn cần cung cấp cho bác sĩ của bạn một mô tả chi tiết về những gì bạn cảm thấy, ở đâu và khi nào. Bạn có thể làm điều này bằng cách viết nhật ký hằng ngày về cơn đau của bạn, trong một cuốn sổ tay hoặc trên máy tính. Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả các loại thuốc giảm đau, liều lượng của chúng và tần suất bạn sử dụng, cùng với bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng. Mỗi lần bạn cảm thấy đau, hãy ghi lại những điều sau:
Ngày giờ?
Bạn cảm thấy đau ở đâu?
Cảm giác đau như thế nào ?(âm ỉ, đau chói, như dao đâm, co thắt, v.v.)
Cường độ của cơn đau ?(theo thang điểm từ 0 đến 10, với 0 là không đau chút nào và 10 là nỗi đau tồi tệ nhất có thể tưởng tượng)
Cơn đau kéo dài bao lâu?
Vận động nào làm tăng hay giảm đau?
Tên và số lượng của bất kỳ loại thuốc nào bạn đã dùng để giảm đau và hiệu quả như thế nào?
Bạn có phương pháp giảm đau nào khác không? có hiệu quả không?
Những lưu ý khác về cơn đau mà bạn nghĩ là quan trọng.
Nếu bác sĩ của bạn thay đổi bất kỳ loại thuốc, liều lượng hoặc tần suất sử dụng thuốc, hãy ghi vào nhật ký.
Ghi vào nhật ký nếu bạn bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc ngoài toa của bác sĩ.
Việc viết nhật ký sẽ dễ dàng lưu lại thông tin hơn nhiều so với việc cố gắng ghi nhớ nó rồi nói cho bác sĩ của bạn.
Một cuốn nhật ký có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau của mình nhiều hơn: Nếu bạn chọn chia sẻ nhật ký cơn đau của mình với các thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết nhất, bạn có thể giúp họ hiểu chính xác những gì bạn đang trải qua – và họ có thể hỗ trợ bạn tốt nhất. Càng nhiều thông tin bạn có thể cung cấp cho bác sĩ về cơn đau, bác sĩ càng giúp được nhiều hơn cho bạn. Nhật kí cơn đau giúp bạn mô tả nỗi đau của bạn đầy đủ hơn
Kiểm Tra Gen Brca Ung Thư Vú
Đàn ông thừa hưởng đột biến gen BRCA cũng phải đối mặt với tăng nguy cơ ung thư vú. Đột biến BRCA có thể làm tăng nguy cơ các loại ung thư ở phụ nữ và nam giới.
Định nghĩa
Kiểm tra gen BRCA là một xét nghiệm máu có sử dụng phân tích ADN để xác định các thay đổi có hại (đột biến) hoặc là một trong hai gen nhạy cảm với – BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ thừa hưởng đột biến trong những gen này phải đối mặt với một nguy cơ cao hơn phát triển và ung thư buồng trứng so với dân số nói chung. Kiểm tra gen BRCA duy nhất để những người có khả năng có đột biến di truyền, dựa trên lịch sử cá nhân hoặc gia đình, hoặc những người có loại hình cụ thể ung thư vú. Kiểm tra gen BRCA không thực hiện thường xuyên trên phụ nữ có nguy cơ và ung thư buồng trứng trung bình.
Tại sao nó được thực hiện
Có thể tăng nguy cơ có đột biến gen BRCA – và là ứng cử viên để thử nghiệm gen BRCA – nếu có:
Một người họ hàng nam giới bị ung thư vú.
Một thành viên trong gia đình có cả hai vú và ung thư buồng trứng.
Một thành viên gia đình bị ung thư vú hai bên.
Hai hoặc nhiều người thân bị ung thư buồng trứng.
Một người họ hàng với đột biến BRCA1 hoặc BRCA2.
Tổ tiên là người do thái hay đông âu, với một người thân có ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Tổ tiên của người do thái và lịch sử cá nhân của ung thư buồng trứng.
Ai nên xem xét kiểm tra gen BRCA?
Rủi ro
Nếu kiểm tra dương tính với đột biến gen BRCA, có thể phải đối mặt với:
Cảm giác lo lắng, buồn bã, giận dữ hoặc trầm cảm.
Những lo lắng về sự phân biệt đối với bảo hiểm.
Căng thẳng quan hệ gia đình qua đột biến di truyền gia đình.
Khó quyết định về các biện pháp phòng ngừa có hậu quả lâu dài.
Cảm giác “không thể tránh khỏi” sẽ mắc bệnh ung thư.
Mặt khác, nếu kiểm tra âm tính với đột biến BRCA hoặc kết quả không rõ ràng, có thể gặp:
Sự không chắc chắn và lo ngại rằng kết quả có thể không thực sự âm tính.
Cảm giác tội lỗi nếu gia đình có đột biến gen được biết có thể ảnh hưởng đến những người thân yêu.
Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho cuộc gặp với một cố vấn di truyền:
Thu thập thông tin về bệnh sử gia đình, đặc biệt là người thân.
Tài liệu lịch sử y tế cá nhân, bao gồm thu thập hồ sơ từ các chuyên gia hoặc kết quả thử nghiệm di truyền trước đây, nếu có.
Ghi lại câu hỏi cho nhân viên tư vấn.
Hãy xem xét có một người hoặc thành viên gia đình đi cùng đặt câu hỏi hoặc ghi chép.
Có hay không tiến hành thử nghiệm di truyền sau khi gặp một cố vấn di truyền.
Những gì có thể mong đợi
Kết quả
Kết quả thử nghiệm có thể dương tính, âm tính hoặc không chắc chắn.
Kết quả kiểm tra dương tính
Chăm sóc, theo dõi sau khi kết quả xét nghiệm dương tính có thể bao gồm các biện pháp cụ thể để giảm nguy cơ ung thư. Những gì chọn để làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tuổi, lịch sử y tế, phương pháp điều trị trước, phẫu thuật trong quá khứ và sở thích cá nhân.
Để giảm nguy cơ ung thư sau khi kết quả xét nghiệm dương tính, có thể:
Kết quả âm tính hay không chắc chắn
Mặc dù thử nghiệm gen BRCA có thể phát hiện phần lớn các đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2, nó có thể có đột biến gen mà các thử nghiệm đã không thể phát hiện. Hoặc có thể có nguy cơ cao bệnh ung thư di truyền, nếu gia đình mang đột biến gen có nguy cơ cao mà các nhà nghiên cứu chưa xác định và tiến hành thử nghiệm.
Nguồn: Internet.
Kiểm Soát Đường Huyết Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cửu Long
21-03-2019
Trên toàn cầu, số người bị đái tháo đường đã tăng gấp bốn lần trong ba thập kỷ qua, và đái tháo đường là nguyên nhân chính gây tử vong thứ chín. Khoảng 1 trong 11 người lớn trên toàn thế giới hiện đang bị đái tháo đường, 90% trong số đó là đái tháo đường típ 2.
Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2015 trên thế giới có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, hơn phân nữa số đó (56%) người bệnh đái tháo đường đang sống ở khu vực Đông Nam Á hoặc vùng Tây Thái Bình Dương[2]. Tại Việt Nam, theo ước tính của IDF 2017 có tỷ lệ mắc đái tháo đường là 5,5%, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất 7,2% [1]. Tổ chức y tế thế giới đã xếp đái tháo đường là một trong năm bệnh không lây ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó đái tháo đường típ 2 là chủ yếu chiếm tỉ lệ 85-90% [2].
Đái tháo đường thực sự là một gánh nặng sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân và xã hội. Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính và theo đó bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị suốt đời để kiếm soát làm chậm tiến triển của bệnh và biến chứng. Đái tháo đường nếu không được điều trị tốt, có thể làm bệnh nhân nhanh chóng gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến chứng bàn chân, biến chứng trên tim mạch , thận và võng mạc. Chính vì vậy, trong hầu hết các khuyến cáo điều trị đái tháo đường trên thế giới, cụ thể là khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) đưa ra mục tiêu cụ thể cho việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường người lớn, không mang thai:HbA1c < 7% Đường huyết đói mao mạch: 70-130 mg/dL (3,9-7,2 mmol/L) Đường huyết mao mạch sau ăn: 180mg/dL (10mmol/L)[3] HbA1c là một chỉ số quan trọng được vào mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Kiểm soát đường huyết mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, giảm 1% HbA1c giúp giảm 21% biến chứng võng mạc và 33% biến chứng thận, về lâu dài giảm được 42% các biến cố tim mạch và 57% nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc tử vong do bệnh mạch vành.[4][5] Mặc dù y học ngày càng tiến bộ nhưng điều trị đái tháo đường thực sự khó khăn bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như thời gian mắc bệnh, chế độ ăn uống và vận động, di truyền..v.v… Theo số liệu từ chương trình JADE được công bố năm 2014, kết quả cho thấy Việt Nam, có đến 70% bệnh nhân chưa đạt được mục tiêu HbA1c <7%[6].
Chính vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, Khoa Nội tiết Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã thực hiện đề án nhằm cải thiện tỷ lệ bệnh nhân đạt được mục tiêu HbA1c<7%. Cụ thể trong năm 2018, thực hiện tăng cường tư vấn cho bệnh nhân thay đổi chế độ ăn và rèn luyện. Bên cạnh đó là việc cập nhật các guideline bắt kịp xu hướng điều trị của các nước tiên tiến. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện xét nghiệm kết quả HbA1c để theo dõi sát được liệu trình điều trị. Trong năm 2018, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm HbA1c ít nhất 6 tháng 1 lần tăng lên 67,9%. Từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đạt được mục tiêu HbA1c lên 38,4% và giảm tỷ lệ những người bệnh đái tháo đường có chỉ số đường huyết tăng so với lần trước: từ 42.4% giảm còn 23.8%. Kết quả đề án cải thiện tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường đạt mục tiêu HbA1c<7% bước đầu cho kết quả khả quan. Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp. Để điều trị đạt kết quả tốt nhất cần có sự phối hợp giữa người bệnh và thầy thuốc, góp phần quan trọng trong việc tư vấn cũng như điều trị theo dõi đạt kết quả tốt hơn, mục đích cuối cùng là để mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh.
Tài liệu tham khảo 1. Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương (2013), “Báo cáo Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia và hoạt động phòng chống các rối loạn thiếu iod”, Hà Nội. 2. K. Ogurtsova, et al. (2017), “IDF Diabetes Atlas: Global estimates for the prevalence of diabetes for 2015 and 2040”, Diabetes Res Clin Pract, (128), pp. 40-50. 3. American Diabetes Association (2018), “Standards of medical care in diabetes”, Diabetes Care, 41 Suppl 1, pp. S13-S105 4. Genuth S., Eastman R., Kahn R., Klein R., Lachin J., Lebovitz H. et al (2003).―Implications of the United kingdom prospective diabetes study‖. Diabetes Care 26 Suppl 1,pp.S28-S32. 5. Scheen A. J., Paquot N. &Lefebvre P. J (2008). ―United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS): 10 years later‖. Rev Med Liege 63, pp.624-629. 6. Roseanne O Yeung, Yuying Zhang. Metabolic profi les and treatment gaps in young-onset type 2diabetes in Asia (the JADE programme): a cross-sectionalstudy of a prospective cohort. Lancet Diabetes Endocrinol2014; 2: 935-43.
BS. CK1. THẠCH THỊ PHOLA KHOA NỘI TIẾT – BỆNH VIỆN HOÀN MỸ CỬU LONG
Theo báo Thể Thao & Văn Hóa: https://thethaovanhoa.vn/ban-can-biet/kiem-soat-duong-huyet-o-benh-nhan-dai-thao-duong-tip-2-tai-benh-vien-hoan-my-cuu-long-n20190321134326045.htm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kiểm Soát Đau Lưng Ở Bệnh Nhân Ung Thư Vú trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!