Đề Xuất 3/2023 # Mật Khẩu Của Người Ngành Ngành Y Đặc Biệt Như Thế Nào? # Top 7 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Mật Khẩu Của Người Ngành Ngành Y Đặc Biệt Như Thế Nào? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mật Khẩu Của Người Ngành Ngành Y Đặc Biệt Như Thế Nào? mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mật khẩu của người ngành y đặc biệt như thế nào 

Mật khẩu là điều gì đó rất sâu xa nằm phía sau mỗi người. Nhất là nhờ một vài ký tự đặc biệt ấy mà bạn có thể dễ dàng tìm ra bí ẩn của chủ nhân. Và với người cán bộ y tế nói riêng, mật khẩu của họ rất đặc biệt nhưng lại chẳng có gì xa lạ với đặc thù của chuyên ngành cả.

Ngành Y sở hữu những mật khẩu độc và lạ nhất

Bạn không thể tưởng tượng được người ta có thể sử dụng một mật khẩu mà không ai nghĩ được. Đó là một số mật khẩu là “aikhongbiet” “khongcopass”, “khongbiet”, “tukhongdenchin”…vv.

Ví dụ: bạn đang ở trong Khoa Nội tiết thì hẳn nhiên pass sẽ là Noi@tiet, khoa Tiêu hóa thì đặt là Tieu@hoa hoặc khoatieuhoa…Vậy nên chẳng mấy khó khăn mà bệnh nhân có thể tự nhớ và dò được mật khẩu wifi của các bệnh viện, phòng khám…vv.

Tất cả những mật khẩu độc lạ như thế đều được sở hữu bởi những con người có tính cách đặc biệt không kém. Mà trong danh sách những người vừa “ngông” vừa “dị” thì người làm ngành Y tế là vị trí đầu tiên. Mật khẩu này thể hiện chủ nhân của nó là người lém lỉnh, hài hước và vui tính. Mà xét về độ thông minh hơn người thì người ngành Y luôn luôn đứng ở vị trí quán quân rồi.

Mật khẩu là: Ngày sinh hoặc số điện thoại

Tất các các thông tin bao gồm ngày sinh và số điện thoại của bạn mà dùng làm mật khẩu thì bạn là một người có trí nhớ cực kém.

Hơn thế, theo sinh viên trường Cao đẳng Dược Hà Nội thì người có trí nhớ kém sẽ tránh được những cơn đột quỵ hay nhồi máu cơ tim bất ngờ. Bởi vì, họ ít khi giận dai và nhớ lâu như những người khác.

Mật khẩu bệnh viện thường rất dễ nhớ

Thay vì tự nhiên phải thuộc nằm lòng mật khẩu điện thoại và mạng xã hội thì bạn cứ việc lấy ngày sinh và những con số quen thuộc để làm mật khẩu.

Với bản tính cẩn trọng, thông minh nhưng cũng rất chu đáo nên các bệnh viện thường đặt mật khẩu kiểu này để bệnh nhân, cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân có thể dễ dàng nhớ và tìm mật khẩu khi cần nhanh chóng nhất.

Mật khẩu là Số chứng minh nhân dân

Có thể nói rằng, đặt mật khẩu kiểu này chứng tỏ bạn là người… “kín tiếng không bền vững”. Tức là, bạn có thể giữ bí mật rất giỏi, chẳng mấy ai được bạn chia sẻ điều thầm kín nếu không có “chất xúc tác”.

Thế nhưng bí mật ấy không được lâu bền. Chỉ cần khơi đúng “điểm” thì kiểu gì bạn cũng có thể trải lòng và nói ra hết. Thế nên họ thường rất dễ dụ.

Dùng thông tin của người thân làm mật khẩu

Nếu bạn lấy mật khẩu kiểu này thì bạn chính là người của gia đình. Tình cảm với người thân là thiêng liêng và quan trọng hơn bất kỳ điều gì. Tuy nhiên,bề ngoài rất lạnh lùng và ít nói.

Mà điều này thì người làm ngành Y thể hiện giỏi không ai hết. Trong công việc hàng ngày yêu cầu căng thẳng, nghiêm túc thì họ luôn dùng cái đầu lạnh để hoàn thành công việc hằng ngày.

Còn với người thân, họ lại là người có trái tim nóng, vô cùng nồng ấm. Tuy nhiên, trong tình yêu họ cũng là người rất lụy tình.

Một dãy dài loằng ngoằng

Nếu bạn dùng một dãy dài loằng ngoằng thì chứng tỏ bạn rất cẩn thận, suy xét kỹ trước khi làm bất kỳ điều gì.

Sinh viên Y khoa ít khi đặt mật khẩu kiểu này

Và đó cũng là lý do mà bạn có thể trở thành người bạn cực kỳ đáng tin cậy mỗi khi người xung quanh cần sự giúp đỡ. Để tránh gây phiền phức cho bệnh nhân, các bác sỹ, y tá, điều dưỡng hiếm khi sử dụng mật khẩu như thế này.

Thay mật khẩu liên tục

Bạn không tin là mật khẩu của mình đã thực sự bảo mật và an toàn. Thế nên bạn lúc nào cũng muốn thay đổi mật khẩu của mình. Bạn là chúa “khác người nên chẳng ai có đủ dũng cảm để hiểu được bạn.

Nhưng với dân nghề Y thì việc tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng nên họ cũng thường dùng các mật khẩu cố định, ít khi thay đổi gây phiền hà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Trang Minh – Caodangduochoc.edu.vn

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội. Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0996.212.212 – 0886.212.212

212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội: 0996.212.212 – 0886.212.212

Người Miền Trung Thất Vọng Vì Ngành Y Tế Thiếu Lương Tri

Hù dọa bệnh nhân       Một nền y tế mà hầu như trên khắp cả nước, đi đâu cũng nghe nhân dân ta thán. Miền Trung không nằm ngoại lệ, đặc biệt, ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng, vấn đề lương tri nghề nghiệp, lương tâm của đội ngũ y, bác sĩ nghe ra có vẻ chẳng tốt đẹp hơn những nơi khác, nếu không nói rằng ở một số bệnh viện tư nhân, hiện tượng hù dọa bệnh nhân để tiểu phẫu xãy ra khá cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh, người Điện Bàn, Quảng Nam cho biết là trước đây hai tháng, em trai ông bị chứng khó thở, phải đưa đi bệnh viện, ban đầu, người em cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Tam Kỳ, Quảng Nam, được một tuần, ông xin chuyển viện, ra nhập một bệnh viện tư nhân khá nổi tiếng ở Đà Nẵng với hy vọng bệnh viện này có thể chữa chạy tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Thế nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Vừa nhập viện chưa đầy nửa giờ đồng hồ, các bác sĩ cho khám tổng quát, liền sau đó không cho bệnh nhân tự đi lại, bắt phải ngồi xe lăn, thậm chí có lúc phải nằm băng ca để khiêng. Cả gia đình ông Đinh tá hỏa vì lo lắng nhiều thứ, sợ rằng em trai mình sắp chết nên bệnh viện mới làm thế. Sau đó, một bác sĩ gọi riêng ông lên văn phòng khoa, báo cho ông biết rằng em trai ông đang bị tắt nghẽn động mạch vành, muốn sống thì phải can thiệp, có hai cách can thiệp, hoặc là thông động mạch, hoặc là phẫu thuật. Nếu thông động mạch thì hết mười tám triệu đồng, còn phẫu thuật thì mất một trăm tám mươi triệu đồng.

Ông Đinh lấy làm lạ vì mức chênh lệch quá cao của hai phương pháp điều trị, hỏi thêm thì không được giải thích gì ngoài cách nói ví von khá văn chương của bác sĩ rằng tim mạch con người cũng giống như các kênh mương trong đồng ruộng, lâu ngày, rêu đất, các chất dơ dáy, kể cả rác bám vào thành mương làm cho nó bị nghẹt, nếu không thông, sẽ chết. Nghe đến đây, ông Đinh càng lấy làm lạ vì thái độ và cách giải thích có chút gì đó không thành thật.

Phòng khám đa khoa An Phước, đây là một phòng khám được xây dựng bởi nhóm bác sĩ hảo tâm ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam RFA

Sau đó, ông chuyển người em ra bệnh viện trung ương Huế, ở đây, trước khi đi, ông còn bị các bác sĩ ở bệnh viện tư Đà nẵng hù thêm rằng bệnh viện trung ương Huế giống như cái chợ Đông Ba, nhặng xị và tào lao. Nhưng ông Đinh vẫn quyết tâm đưa em trai ra Huế. Cuối cùng, tại bệnh viện trung ương Huế, sau khi khám và theo dõi, các bác sĩ ở đây kết luận người em trai ông Đinh chỉ bị suy kiệt do làm việc quá căng thẳng, không có gì để phẫu thuật và tuyệt đối không được can thiệp bằng phẫu thuật. Nằm ở Huế nửa tháng, người em ông Đinh xuất viện, khỏe hẳn ra và chỉ tốn chưa đầy mười triệu đồng.

Ông Đinh chua chát nói thêm: “ ‘Chừ cái ni tôi nói theo nông dân thôi! Anh làm đám ruộng, anh có đường mương anh đổ vô, nhưng giờ đường mương sụp rồi, nghẹt mất rồi, nước đâu chảy cho được đám ruộng này, lúa anh chết có phải anh chết không . Chừ tôi phải nâng cái mương lên, tôi phải can thiệp, tôi kiểm tra, cái mương này nghẹt ở chỗ nào, tôi nâng nó lên để nước chảy vào.’  Khốn nạn rứa đó!

Một, hai tôi nói đi là đi, rồi tôi quyết định đi, một hai, bác không kí tôi cũng đi. Cho hay không cho tôi cũng đi. Nhưng mà tôi xin cái đơn, khám ở bệnh viên tư chẳng qua tôi xin vậy. Xin trên tinh thần chứ có phải lấy bảo hiểm gì đâu. Bác có cho đi hay không, có ký hay không ký gì cũng đi.” Sau khi tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân ở các bệnh viện khu vực miền Trung, đặc biệt là các bệnh viên tư nhân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng, chúng tôi đều có chung đáp án: Bệnh nhân bức xúc, cảm thấy mình bị vắt kiệt túi, bị xúc phạm và những người nghèo khổ cảm thấy bị khinh khi trong lúc điều trị bệnh. Rất hiếm thấy bác sĩ có y đức và lương tâm nghề nghiệp. Nhà nhà thi nhau mở bệnh viện, người người thi nhau mở phòng khám, mục đích lớn nhất của họ là làm giàu, moi tiền của bệnh nhân càng nhiều càng tốt.

Và gần đây, hiện tượng các bác sĩ gièm nhau, bác sĩ ở bệnh viện này gièm bác sĩ bệnh viện khác, làm mất uy tín của nhau để tranh giành thị phần ngày càng nặng nề, phổ biến. Điều này làm cho những vị bác sĩ thực sự còn lương tâm, y đức cảm thấy bị xúc phạm, và những phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tư có ý hướng từ thiện trở thành đối tượng nhắm đến để gièm pha, hạ uy tín, làm cho bệnh nhân lo sợ, không dám ghé đến. Phòng khám đa khoa An Phước, ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam là một trường hợp điển hình cho hiện tượng này. Theo dõi siêu âm cho bệnh nhân. RFA RFA

Những tấm lòng hiếm hoi

Cũng xin nói thêm về phòng khám đa khoa An Phước, đây là một phòng khám được xây dựng bởi nhóm bác sĩ hảo tâm và nó hình thành với hai mục đích, khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo và tạo quĩ giúp đỡ người khó khăn, tàn tật. Bác sĩ Thảo, giám đốc bệnh viện là một sứ giả của hội trợ giúp người nghèo khổ, bệnh tật có tên Người Tôi Cưu Mang. Xuất phát từ những lần chứng kiến các bệnh nhân nghèo không có tiền trả viện phí, không có bảo hiểm, cũng không có cơm để ăn. Nhiều lần, ông và vợ tình nguyện nấu tặng bữa cơm tình thương ở các bệnh viện tuyến huyện.

Nhưng, theo như ông nói thì sức người có hạng, mà người nghèo thì nhiều quá, ông và vợ chỉ biết xót thương mà đành bó tay. Suy nghĩ mãi, ông vận động một số bạn bè cùng góp tay để tặng bữa cơm. Thế rồi lâu dài cũng không ổn, vì kinh phí và thời gian luôn là vấn đề nhức nhối. Ông quyết định kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp góp vốn mở phòng khám đa khoa An Phước để duy trì mục đích từ thiện của mình.

Để xác minh nguồn tin về lòng từ thiện của phòng khám An Phước, nhiều lần chúng tôi đóng giả bệnh nhân đến khám và thăm dò. Ấn tượng của phòng khám An Phước để lại trong chúng tôi khá sâu, nhân viên lịch sự, nhẹ nhàng và ân cần, các bác sĩ, y tá cũng thế. Đặc biệt, giá phiếu khám chỉ tốn 15 ngàn đồng, nếu tái khám thì khỏi tốn tiền mua phiếu khám lần hai. Những y tá hướng dẫn cũng tận tụy và nhiệt tình. Bác sĩ khám xong, cho toa thuốc, khi mua thuốc, chúng tôi một lần nữa ngỡ ngàng vì giá thành ở đây. Có thể nói lượng thuốc ở phòng khám An Phước chiếm 70% thuốc nhập ngoại. Nhưng hiếm có trường hợp phải bỏ ra trên 100 ngàn đồng để mua thuốc điều trị.

Một bệnh nhân tên Hùng, nói với chúng tôi rằng mỗi khi đưa con đi khám ở An Phước, tiền thuê taxi cho đoạn đường 5km từ nhà ông đến nơi khi nào cũng đắt gấp đôi tiền khám và mua thuốc điều trị. Và thi thoảng, ông mua một nải chuối hay một ít trái ây mang tặng các bác sĩ ở đây. Bởi vì đã có nhiều lần tiếp xúc, thăm dò nên chúng tôi hoàn toàn đồng cảm với ông Hùng. Và, cứ mỗi cuối tuần, phòng khám đa khoa An Phước lại có kế hoạch nấu bữa cơm tình thương mang đến một bệnh viện huyện nào đó. Ở đó, những bệnh nhân nghèo, thiếu ăn đang chờ đợi họ.

Trong một xã hội mà hầu như mọi ngành nghề, mọi khía cạnh đều manh nha sự man trá. Ngay cả bà Bộ trường Y tế cũng có những phát biểu hết sức vô cảm, ở xã hội mà bác sĩ nhẫn tâm đến độ có thể ném xác nạn nhân xuống sông, các đồng nghiệp thả sức gièm pha nhau và thả sức moi tiền của dân nghèo… Sự hiện hữu của phòng khám đa khoa An Phước cùng với đội ngũ y, bác sĩ giàu lòng trắc ẩn và từ tâm nghiễm nhiên trở thành điểm sáng để người dân có quyền hy vọng rằng vẫn còn rất nhiều bác sĩ, rất nhiều bệnh viện luôn đặt trách nhiệm và y đức lên hàng đầu, lấy sinh mạng và sức khỏe con người làm lý lẽ hành nghề và tồn tại. Mong rằng sẽ còn nhiều nơi như thế!

Nhóm phóng viên RFA tường trình từ Việt Nam.

Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc Ngành Y Học Bổ Sung

Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc Ngành Y học Bổ sung

Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của Đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí

Khí Công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc

KCYĐ được Thầy Đỗ Đức Ngọc sáng lập ra và đã dạy ở Sài Gòn từ năm 1980 . Năm 1993 Thầy sang định cư tại

Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện Khí Công Y Đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh- khí- thần theo phương pháp tự nhiên của Y học cổ truyền phương Đông.

Ở Pháp có giáo sư bác sĩ châm cứu Nguyễn văn Nghi đã viết, dịch và giảng dạy châm cứu theo kinh điển Hoàng đế nội kinh và viết về khí công theo cách nhìn của một nhà khoa học thực nghiệm; Bác sĩ Nguyễn tối Thiện thuộc nhóm Nghiên cứu và thực hành thiền quán ở Pháp cũng đã nghiên cứu những lợi ích cho sức khỏe khi tập thở thiền. Ở Việt có giáo sư bác sĩ Ngô gia Hy người đã tập luyện khí công để tự chữa bệnh cao áp huyết cho mình khỏi bệnh và sau đó vừa tập vừa thực nghiệm những kết qủa khi tập khí công qua những cách thở khác nhau. Từ đó giáo sư đã viết các công trình nghiên cứu để chỉ ra lợi ích của tập khí công đối với hệ hô hấp, hệ tuần hoàn , hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các tuyến hạch và đối với giấc ngủ .

1. Cao huyết áp do thận hư đã 13 năm

Nam bệnh nhân 50 tuổi, có bệnh cao huyết áp do thận hư đã 13 năm, uống thuốc huyết áp mà không xuống. Tây y chẩn đoán nếu huyết áp không xuống phải đi lọc thận.

Khám Bệnh bằng máy đo huyết áp :

trái 165/100mmHg mạch 60, tay phải 178/95mmHg mạch 60. Chân trái 240/120mmHg mạch 62, chân phải 215/124mmHg mạch 58.

– Lý thuyết thứ nhất: âm hư sinh nội nhiệt, cơ thể cảm thấy nóng, cần phải uống nhiều nước mà cổ vẫn khô khát, thận càng hư.

– Lý thuyết thứ hai : âm hư hỏa vượng, có nghĩa là Tâm hỏa thực ra không nóng, nhưng không có thủy khắc chế để trao đổi thủy hỏa giữ quân bình âm dương, cho thân nhiệt đều, tự nhiên không có âm, khiến dương vượt trội lên, Đông y gọi là hư hỏa, tạo ra huyết áp cao giả tạo.

Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần :

Tập bài điều hòa thủy hỏa làm hạ huyết áp, thông khí huyết xuống chân, tăng thân nhiệt, vừa chữa tiêu hóa, và chữa thận bằng bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần. Đo kiểm chứng lại huyết áp, tay trái 140/95mmHg mạch 65, tay phải 145/90mmHg mạch 68. Bệnh nhân tập chưa đủ liều lượng, để bệnh nhân nghỉ dưỡng thần 5 phút rồi tập tiếp bài Kép Ép Gối 200 lần nữa. Đo kiểm chứng huyết áp xuống, tay trái 139/92mmHg mạch 70, tay phải 140/90mmHg mạch 71, chân tay ấm.

2. Bài tập để giảm huyết áp, hạ mỡ máu, thiếu máu động mạch vành, gan nhiễm mỡ, mất ngủ do đi tiểu đêm, tức ngực và khó thở

Tôi viết thư này mong thầy vui lòng chỉ giúp tôi bài tập để giảm huyết áp, hạ mỡ máu, thiếu máu động mạch vành, và gan nhiễm mỡ, và mất ngủ do đi tiểu đêm nhiều lần, đôi khi tức ngực và khó thở

3. Hỏi cách chữa bệnh tiểu đường theo KCY Đ

4. Kết quả kỳ diệu của phương pháp tập thở khí công để chữa bệnh nan y

Cách chữa ung thư theo Tây y là hóa học trị liệu từ trước đến nay theo phương pháp của Trường Đạ i Học Johns Hopkins, đã được xem là cách duy nhất để thử nghiệm và loại bỏ ung thư. Nhưng ngày nay phương pháp này đã có một cách nhìn khác dần dần đi đúng lý thuyết tinh-khí-thần trong Đông y.

1. Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể. Những tế bào này không thể bị phát hiện trong những cuộc kiểm tra tiêu chuẩn, trừ khi chúng nhân ra thành vài tỷ tế bào.

. Ung thư là căn bệnh của thể xác và tinh thần. Một tinh thần lạc quan và sảng khoái sẽ giúp các bệnh nhân ung thư giành giật được sự sống. Giận dữ, căm thù và cay đắng khiến cơ thể bị căng thẳng và tạo ra acide. Hãy học cách sống vị tha và đầy yêu thương. Học cách thư giãn và hưởng thụ cuộc sống (Thiền).

. Các tế bào ung thư sẽ không tồn tại được trong môi trường đầy oxy. Tập thể dục đều đặn, hít thở sâu sẽ giúp các tế bào được nạp đầy đủ oxy. Liệu pháp oxy cũng là cách tiêu diệt các tế bào ung thư (Khí Công)

Chúng ta thử tìm hiểu cách chữa bệnh nan y theo phương pháp Khí Công y đạo qua bệnh sau đây:

Bệnh ung thư Phổi do hút nhiều thuốc lá, di căn sang gan và lên não.

Hà Nội, tháng 10 năm 2012

Thuật Ngữ Cơ Bản Tiếng Anh Chuyên Ngành Y

Thuật ngữ cơ bản tiếng Anh chuyên ngành y

Bệnh viện quốc tế City xin hướng dẫn một số từ, thuật ngữ tiếng Anh chuyên dụng trong ngành Y. Những từ tiếng anh rất hữu ích cho các bác sĩ, nhân viên y tế khi tham khảo tài liệu hay viết luận văn.

Bác sĩ

Bác sĩ chuyên khoa

Các chuyên gia ngành y tế tương cận

Các chuyên khoa

Bệnh viện

Phòng/ban trong bệnh viện

Từ ngữ chỉ các bộ phận trên cơ thể người

Các từ ngữ chỉ cơ quan ở bụng

Các gốc từ chỉ bộ phận trên cơ thể người

Bằng cấp y khoa

1. Bác sĩ

Attending doctor: bác sĩ điều trị

Consulting doctor: bác sĩ hội chẩn; bác sĩ tham vấn.

Duty doctor: bác sĩ trực

Emergency doctor: bác sĩ cấp cứu

ENT doctor: bác sĩ tai mũi họng

Family doctor: bác sĩ gia đình

Herb doctor: thầy thuốc đông y, lương y.

Specialist doctor: bác sĩ chuyên khoa

Consultant: bác sĩ tham vấn; bác sĩ hội chẩn.

Consultant in cardiology: bác sĩ tham vấn/hội chẩn về tim.

Practitioner: người hành nghề y tế

Medical practitioner: bác sĩ (Anh)

General practitioner: bác sĩ đa khoa

Acupuncture practitioner: bác sĩ châm cứu.

Specialist: bác sĩ chuyên khoa

Specialist in plastic surgery: bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình

Specialist in heart: bác sĩ chuyên khoa tim.

Eye/heart/cancer specialist: bác sĩ chuyên khoa mắt/chuyên khoa tim/chuyên khoa ung thư

Fertility specialist: bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn và vô sinh.

Infectious disease specialist: bác sĩ chuyên khoa lây

Surgeon: bác sĩ khoa ngoại

Oral maxillofacial surgeon: bác sĩ ngoại răng hàm mặt

Neurosurgeon: bác sĩ ngoại thần kinh

Thoracic surgeon: bác sĩ ngoại lồng ngực

Analyst (Mỹ): bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Medical examiner: bác sĩ pháp y

Dietician: bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng

Internist: bác sĩ khoa nội.

Quack: thầy lang, lang băm, lang vườn.

Vet/ veterinarian: bác sĩ thú y

2. Bác sĩ chuyên khoa

Allergist: bác sĩ chuyên khoa dị ứng

Andrologist: bác sĩ nam khoa

An(a)esthesiologist: bác sĩ gây mê

Cardiologist: bác sĩ tim mạch

Dermatologist: bác sĩ da liễu

Endocrinologist: bác sĩ nội tiết.

Epidemiologist: bác sĩ dịch tễ học

Gastroenterologist: bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

Gyn(a)ecologist: bác sĩ phụ khoa

H(a)ematologist: bác sĩ huyết học

Hepatologist: bác sĩ chuyên khoa gan

Immunologist: bác sĩ chuyên khoa miễn dịch

Nephrologist: bác sĩ chuyên khoa thận

Neurologist: bác sĩ chuyên khoa thần kinh

Oncologist: bác sĩ chuyên khoa ung thư

Ophthalmologist: bác sĩ mắt.

Orthopedist: bác sĩ ngoại chỉnh hình

Otorhinolaryngologist/otolaryngologist: bác sĩ tai mũi họng.

Pathologist: bác sĩ bệnh lý học

Proctologist: bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng

Psychiatrist: bác sĩ chuyên khoa tâm thần

Radiologist: bác sĩ X-quang

Rheumatologist: bác sĩ chuyên khoa bệnh thấp

Traumatologist: bác  sĩ chuyên khoa chấn thương

Obstetrician: bác sĩ sản khoa

Paeditrician: bác sĩ nhi khoa

3. Các chuyên ngành y tế tương cận

Physiotherapist: chuyên gia vật lý trị liệu

Occupational therapist: chuyên gia liệu pháp lao động

Chiropodist/podatrist: chuyên gia chân học

Chiropractor: chuyên gia nắn bóp cột sống

Orthotist: chuyên viên chỉnh hình

Osteopath: chuyên viên nắn xương

Prosthetist: chuyên viên phục hình

Optician: người làm kiếng đeo mắt cho khách hàng

Optometrist: người đo thị lực và lựa chọn kính cho khách hàng

Technician: kỹ thuật viên

Laboratory technician: kỹ thuật viên phòng xét nghiệm

X-ray technician: kỹ thuật viên X-quang

Ambulance technician: nhân viên cứu thương

4. Các chuyên khoa

Surgery: ngoại khoa

Internal medicine: nội khoa

Neurosurgery: ngoại thần kinh

Plastic surgery: phẫu thuật tạo hình

Orthopedic surgery: ngoại chỉnh hình.

Thoracic surgery: ngoại lồng ngực

Nuclear medicine: y học hạt nhân

Preventative/preventive medicine: y học dự phòng

Allergy: dị ứng học

An(a)esthesiology: chuyên khoa gây mê

Andrology: nam khoa

Cardiology: khoa tim

Dermatology: chuyên khoa da liễu

Dietetics (and nutrition): khoa dinh dưỡng

Endocrinology: khoa nội tiết

Epidemiology: khoa dịch tễ học

Gastroenterology: khoa tiêu hóa

Geriatrics: lão khoa.

Gyn(a)ecology: phụ khoa

H(a)ematology: khoa huyết học

Immunology: miễn dịch học

Nephrology: thận học

Neurology: khoa thần kinh

Odontology: khoa răng

Oncology: ung thư học

Ophthalmology: khoa mắt

Orthop(a)edics: khoa chỉnh hình

Traumatology: khoa chấn thương

Urology: niệu khoa

Outpatient department: khoa bệnh nhân ngoại trú

Inpatient department: khoa bệnh nhân ngoại trú

5. Bệnh viện

Hospital: bệnh viện

Cottage hospital: bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện huyện

Field hospital: bệnh viên dã chiến

General hospital: bệnh viên đa khoa

Mental/ psychiatric hospital: bệnh viện tâm thần

Nursing home: nhà dưỡng lão

Orthop(a)edic hospital: bệnh viện chỉnh hình

6. Phòng/ ban trong bệnh viện

Accident and Emergency Department (A&E): khoa tai nạn và cấp cứu.

Admission office: phòng tiếp nhận bệnh nhân

Admissions and discharge office: phòng tiếp nhận bệnh nhân và làm thủ tục ra viện

Blood bank: ngân hàng máu

Canteen: phòng/ nhà ăn, căn tin

Cashier’s: quầy thu tiền

Central sterile supply/ services department (CSSD): phòng/đơn vị diệt khuẩn/tiệt trùng

Coronary care unit (CCU): đơn vị chăm sóc mạch vành

Consulting room: phòng khám.

Day surgery/operation unit: đơn vị phẫu thuật trong ngày

Diagnostic imaging/ X-ray department: khoa chẩn đoán hình ảnh

Delivery room: phòng sinh

Dispensary: phòng phát thuốc.

Emergency ward/ room: phòng cấp cứu

High dependency unit (HDU): đơn vị phụ thuộc cao

Housekeeping: phòng tạp vụ

Inpatient department: khoa bệnh nhân nội trú

Intensive care unit (ICU): đơn vị chăm sóc tăng cường

Isolation ward/room: phòng cách ly

Laboratory: phòng xét nghiệm

Labour ward: khu sản phụ

Medical records department: phòng lưu trữ bệnh án/ hồ sơ bệnh lý

Mortuary: nhà vĩnh biệt/nhà xác

Nursery: phòng trẻ sơ sinh

Nutrition and dietetics: khoa dinh dưỡng

On-call room: phòng trực

Outpatient department: khoa bệnh nhân ngoại trú

Operating room/theatre: phòng mổ

Pharmacy: hiệu thuốc, quầy bán thuốc.

Sickroom: buồng bệnh

Specimen collecting room: buồng/phòng thu nhận bệnh phẩm

Waiting room: phòng đợi

Lưu ý:

Operations room: phòng tác chiến (quân sự)

Operating room: phòng mổ

7. Từ chỉ các bộ phận trên cơ thể người (parts of the body)

Jaw : hàm (mandible)

Neck: cổ

Shoulder: vai

Armpit: nách (axilla)

Upper arm: cánh tay trên

Elbow: cùi tay

Back: lưng

Buttock: mông

Wrist: cổ tay

Thigh: đùi

Calf: bắp chân

Leg: chân

Chest: ngực (thorax)

Breast: vú

Stomach: dạ dày (abdomen)

Navel: rốn (umbilicus)

Hip: hông

Groin: bẹn

Knee: đầu gối

8. Các từ ngữ chỉ cơ quan ở bụng (abdominal organs)

Pancreas: tụy tạng

Duodenum: tá tràng

Gall bladder: túi mật

Liver: gan

Kidney: thận

Spleen: lá lách

Stomach: dạ dày

9. Các gốc từ (word roots) chỉ các bộ phận trên cơ thể người

Brachi- (arm): cánh tay

Somat-, corpor- (body): cơ thể

Mast-, mamm- (breast): vú

Bucca- (cheek): má

Thorac-, steth-, pect- (chest): ngực

Ot-, aur- (ear): tai

Ophthalm-, ocul- (eye): mắt

Faci- (face): mặt

Dactyl- (finger): ngón tay

Pod-, ped- (foot): chân

Cheir-, man- (hand): tay

Cephal-, capit- (head): đầu

Stom(at)-, or- (mouth): miệng

Trachel-, cervic- (neck): cổ

Rhin-, nas- (nose): mũi

Carp- (wrist): cổ tay

10. Bằng cấp y khoa

Bachelor: Cử nhân

Bachelor of Medicine: Cử nhân y khoa

Bachelor of Medical Sciences: Cử nhân khoa học y tế

Bachelor of Public Health: Cử nhân y tế cộng đồng

Bachelor of Surgery: Cử nhân phẫu thuật

Doctor of Medicine: Tiến sĩ y khoa

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để đặt hẹn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mật Khẩu Của Người Ngành Ngành Y Đặc Biệt Như Thế Nào? trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!