Cập nhật nội dung chi tiết về Nhận Biết Và Xử Trí Bệnh Chốc Lở Ngoài Da Ở Trẻ Em mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
13/10/2014
Bé Lan (ở Ba Đình, Hà Nội) cũng có các biểu hiện ban đầu tương tự như bé Nam, nhưng gia đình nghĩ con bị hăm, bị rôm sảy vì thời tiết nóng bức nên đã tự mua lá đun nước tắm cho bé và dùng thuốc mỡ bôi lên vùng da tổn thương. Tuy nhiên, sau hơn 3 tuần bé vẫn không đỡ, mặt phù, bàn chân sưng tấy, có mụn mủ, bóng mủ và kèm theo sốt. Lúc ấy gia đình mới vội vàng đưa con đi khám thì được chẩn đoán bé bị chốc có bội nhiễm, đã biến chứng thành viêm cầu thận cấp.
Ths.Bs Phạm Thị Mai Hương – chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết mỗi ngày phòng khám Da liễu thuộc khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận hơn 100 trẻ đến khám, trong đó khoảng 10% là chốc (tỉ lệ này thay đổi theo mùa).
Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em
Chốc là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác, vì vậy bệnh còn được gọi là “chốc lây”.
Chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Trên thực tế các bậc phụ huynh rất hay nhầm lẫn giữa bệnh chốc và bệnh thủy đậu. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, bệnh chốc lở cải thiện nhanh, khỏi và không để lại sẹo; trường hợp ngược lại bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
1. Biểu hiện
Chốc được phân loại theo hình thái thương tổn: chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước.
A. Chốc có bọng nước điển hình
– Nguyên nhân: thường do tụ cầu gây ra.
– Thương tổn cơ bản:
• Khởi đầu là dát đỏ kích thước từ 0,5-1cm, nhanh chóng tạo thành bọng nước trên đó. • Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục từ thấp lên cao. • Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong. • Thương tổn khỏi không để lại sẹo.
– Vị trí thường gặp: ở mặt, vùng da hở, hoặc bất kì chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại.
– Biểu hiện toàn thân: viêm hạch lân cận, sốt rất hiếm gặp trừ khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.
– Bệnh nhân có thể ngứa – gãi làm thương tổn lan rộng chàm hóa, lan sang vùng da khác.
B. Chốc không có bọng nuớc điển hình
– Nguyên nhân: thường do liên cầu tan huyết nhóm A.
– Thương tổn ban đầu: mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp có thể thấy các thương tổn vệ tinh ở xung quanh.
– Vị trí: hay gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi.
– Hình thái này thường gặp trên những trẻ bị viêm da cơ địa, ghẻ, hoặc một bệnh da nào đó kèm theo bội nhiễm, hầu như không gặp thương tổn ở niêm mạc.
– Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài, nhất là khi cơ thể có nhiễm ký sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.
2. Xử trí trước khi đưa trẻ đến bệnh viện
– Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng nước thuốc tím pha loãng 1/10.000, hoặc sử dụng một số loại nước tắm trong dân gian như nước chè xanh làm khô se thương tổn.
– Cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch thuốc màu như xanh methylen…Dùng một vài ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên gặp bác sĩ đế được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra .
– Chốc lở dễ lây lan do thương tổn thường gây ngứa, trẻ sờ gãi vào những thương tổn ở chỗ này, rồi lại làm lây lan ra chỗ khác ngay trên cơ thể. Bởi vậy, khi trẻ bị chốc, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh trên cơ thể trẻ và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, động thái này cũng giúp hạn chế bệnh lây sang các bạn khác.
3. Điều trị
– Trường hợp nhẹ hoặc thương tổn khu trú: làm sạch tổn thương bằng dung dịch NaCl 0, 9% hay thuốc tím 1/10.000.
– Dùng mỡ/kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
– Khi thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: Dùng kháng sinh toàn thân. Có thể dùng kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin, Cefixim…)
– Dùng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin…
– Nếu chốc kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ.
– Nếu có biến chứng phải chú trọng điều trị các biến chứng.
4. Biến chứng
Chốc lở thông thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng:
1. Biến chứng tại chỗ:
– Chàm hóa: chốc tái đi tái lại xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa.
– Chốc loét: thường gặp trên trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng nặng hay người suy giảm miễn dịch, thương tổn ăn sâu, khi khỏi để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ (chốc thông thường không để lại sẹo).
2. Biến chứng toàn thân:
– Nhiễm trùng huyết: thường gặp trên cơ thể có sức đề kháng yếu, chủ yếu do tụ cầu. – Viêm cầu thận cấp: thời gian từ chốc đến viêm cầu thận cấp thường là 3 tuần. – Ngoài ra có thể gặp: viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…
5. Phòng ngừa và hạn chế bệnh lan rộng
– Biện pháp tốt nhất là luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.
– Bảo vệ da không bị xây xát. Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng.
– Giữ cho da trẻ sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, tắm cho trẻ bằng nước sạch, tránh làm xây xát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày, cắt tóc, cắt móng tay.
– Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh.
– Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.
– Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi
Ths.Bs Mai Hương – Khánh Chi
Bệnh Chốc Mép (Lở Mép) Ở Trẻ Em
Bệnh chốc mép ở trẻ em hay còn gọi là bệnh lở mép ở trẻ em là bệnh hay gặp ở trẻ do bị vi khuẩn xâm nhập. Căn bệnh này thường gây ra cho trẻ nhiều đau đớn, quấy khóc, lười ăn. Bên cạnh đó, lở mép cũng làm cho sức khỏe trẻ giảm rõ rệt. Vậy chữa chốc mép cho bé như thế nào cho hiệu quả nhất?
Những Nội Dung Cần Lưu Ý
Đối với bệnh lở mép, hay còn gọi là chốc mép, cũng là một dạng nhiễm khuẩn da thường gặp ở trẻ em. Một số nguyên nhân gây nên bệnh chốc mép ở trẻ em như sau:
– Do trẻ không được cung cấp đủ vitamin B2, PP. Các vitamin này có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa, sữa đậu… Hoặc có thể do trẻ bị kém đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.
– Do môi trẻ bị khô hay do thói quen mút tay, chảy nước dãi khiến da bị lở loét. Vì trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân nên không thể tránh khỏi các vi khuẩn có hại xâm nhập.
Dấu hiệu của bệnh chốc mép ở trẻ em (lở mép ở trẻ em)
Giai đoạn đầu của bệnh, hai bên mép của bé có màu da hơi nhạt. Lớp biểu bì mỏng dần đi sau đó xuất hiện các vết nứt. Đến khi nặng hơn, vùng da mép có thể xuất hiện thêm một lớp vảy màu vàng phủ lên da. Điều này khiến trẻ bị đau mỗi khi ăn và nói.
Lở mép ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của trẻ. Bệnh gây đau đớn ở vùng miệng khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào.
– Lá ổi. Rửa sạch và giã nhuyễn lá ổi đắp lên vùng da bị chốc mép. Vì trong lá ổi có tính kháng viêm kháng khuẩn cho nên giúp giảm chốc mép ở trẻ.
– Chuối và mật ong. Bài thuốc dân gian này rất đơn giản, chỉ cần trộn chuối và mật ong thành hỗn hợp. Đắp lên vị trí da bị tổn thương.
– Nước dừa. Bạn nên cho bé uống nhiều nước dừa. Nước dừa làm dịu hệ tiêu hóa, mát cơ thể, cung cấp thêm nước cho bé. Nó giúp trẻ bị lở mép nhanh khỏi.
Đây là phương pháp tự nhiên với những nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp nhẹ, mới xuất hiện nhưng các mẹ phải thực hiện kiên trì cho trẻ mới có được kết quả cao.
Cách chữa trị bệnh chốc mép ở trẻ bằng thuốc Tây Y
Điều quan trọng cần lưu ý trong điều trị là do sức đề kháng của trẻ rất yếu nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tùy ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào cấp độ của bệnh mà có những hướng điều trị khác nhau.
– Trường hợp trẻ mới mắc bệnh lở mép và ở cấp độ nhẹ, vết thương chưa lan rộng: hằng ngày làm sạch vết thương bằng dung dịch NaCl 0.9% hoặc thuốc tím 1/10000. Trong khi vệ sinh vùng da bị bệnh, tránh làm vỡ các mụn nước. Không để thuốc lan sang vùng da khác. Hoặc rửa vết thương bằng cách đun sôi nước rồi để ấm và rửa. Sau đó đợi khô da và bôi dầu gan cá cô đặc lên, lấy vitamin B2 rắc lên chỗ vết thương.
– Bạn cũng có tham khảo một số loại thuốc bôi/kem kháng sinh như axit fusidic hoặc mupirocin bôi ngày 2 lần. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn bác sĩ có thể kê kèm những loại thuốc uống kháng sinh như kháng sinh nhóm cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp.
Vì đa số các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ nên khuyên các bậc phụ huynh không quá lạm dụng vào nó.
Không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà cho bé. Điều này sẽ dẫn tới nhiều mối nguy hại khôn lường làm bệnh có thể trở nên nặng hơn và khó chữa trị.
(Visited 6.802 times, 2 visits today)
Mẹo Điều Trị Bệnh Chốc Lở Ở Trẻ Em Và Người Lớn
3 cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn được áp dụng nhiều
Bệnh chốc lở là hội chứng nhiễm trùng bề mặt da, bệnh này thường gặp khá phổ biến ở trẻ em, thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở người lớn. Bệnh nếu có điều kiện thì rất dễ dàng lây lan ở những khu đông dân cư, nơi công cộng… Do đó, nhà trường và nhà trẻ là môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của bệnh này.
Chốc lở thường xuất hiện dưới dạng các vết phồng rộp nhỏ trên da và dần dần trở thành các vết loét đỏ sưng tấy gây ngứa da, sau vài ngày chúng sẽ vỡ ra và rỉ mủ. Đây là thời điểm bệnh chốc lở dễ lây khi tiếp xúc với da lành.
1. Điều trị bằng Tây y
Tùy vào từng mức độ và tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị đúng thuốc để mang lại hiệu quả cao, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tây như:
Dùng dung dịch thuốc màu như Milian, Castellani để diệt khuẩn, làm khô các vết thương. Người lớn thường dùng Castellani, trẻ em thì sử dụng Milian để không gây kích ứng và cảm giác rát buốt. Dung dịch màu thường dùng đối với tổn thương chốc lở ở giai đoạn đầu hình thành mụn nước, bọng nước.
Thuốc mỡ có kháng sinh như mỡ Gentamycin, Mupirocin, Neomycin, Acid fusidic. Tiến hành bôi thuốc 1 – 2 lần trong ngày với lượng vừa đủ. Không nên dùng thuốc mỡ cho các tổn thương chảy nhiều dịch, mà nên dùng thuốc dung dịch bôi đến khi vết thương khô thì sau đó mới dùng thuốc mỡ.
Thuốc Cream có chứa kháng sinh và Corticoid nhẹ như: Fucidin H, Neocortef, Fucicort… được dùng trong giai đoạn viêm nhiều. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì các thành phần của thuốc này dễ gây tác dụng phụ như teo da, giãn mạch… nên không dùng những loại thuốc này trên diện rộng, da mỏng, nhiều nếp gấp…
Ngoài ra, có thể dùng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để ngâm vùng tổn thương hoặc tắm để mang đến hiệu quả diệt khuẩn, làm khô các tổn thương, chảy dịch.
Sử dụng kết hợp thêm các loại lotion giữ ẩm cho da như Cetaphil, Eucerin, Lactacid… giúp da sạch sẽ, tránh khô da.
2. Điều trị bằng Đông y
#Bài thuốc uống:
Bài thuốc này giảm ngứa ngáy và hạn chế kết mụn mủ gây tình trạng chuyển biến nặng hơn. Nếu kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm tê ngứa và đem đến hiệu quả điều trị bất ngờ.
Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đem đi sắc với 600ml nước cạn còn 100ml nước (tương đương 1 chén thuốc) và uống khi thuốc còn ấm. Uống trước bữa ăn hoặc khi đi ngủ khoảng 30 phút, ngày sắc 3 lần cho một thang thuốc; Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày để đem lại kết quả như mong đợi.
#Bài thuốc bôi:
Bài thuốc bôi theo Đông y có thể giúp ngừng chảy dịch, nhanh chóng khô vết thương và giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị đúng như mong đợi.
Cho tất cả các vị thuốc vào ấm nấu sôi với 30ml nước trong 3 phút, sau đó để cho nước nguội bớt và đem nước đi vệ sinh vùng da chốc lở.
Sau đó cho 3 quả bồ kết khô và 12g nghệ tười giã nhuyễn rồi trộn lại và rắc lên vùng tổn thương do chốc lở để nhanh kết vảy và ngừng chảy dịch.
3. Chữa chốc lở theo dân gian
Việc điều trị chốc lở để hạn chế các mụn mủ, vết phồng rộp hoặc phát ban còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có khá nhiều cách chữa chốc lở trong dân gian được đánh giá cao về hiệu quả nếu biết áp dụng phù hợp:
#Giấm
Giấm có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổ chức da, giúp giữ cho da sạch sẽ và có tác dụng cao trong việc sát khuẩn.
Người bệnh có thể tự tạo ra dung dịch kháng sinh bằng giấm trắng để ngăn chặn sự lan rộng của vùng da nhiễm bệnh, giúp chúng mau khô và khô viêm nhiễm.
Trộn 1 thìa giấm với 2 cốc nước ấm, sau đó lấy bông sạch thoa nhẹ lên vùng bị viêm nhiễm.
Vỗ nhẹ lên vùng da lành xung quanh để dung dịch thấm nhanh hơn. Sau đó lấy gạc phủ kín vết thương.
Tiến hành thoa ngày 2 – 3 lần cho vết thương nhanh lành. Trong thời gian này không cọ rửa hay chà sát khiến vùng da bị tấy.
#Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuốc, nó còn được biết đến là vị thuốc giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng khá hiệu quả, giảm đau ngứa tức thời.
Cho 2 – 3 tép tỏi đập giập vào chảo rang lên cùng 2 thìa dầu vừng (hoặc dầu lạc) rồi để nguội.
Sau đó lọc lấy dầu rồi bôi lên vùng da bệnh khoảng 2 lần mỗi ngày để giảm tổn thương.
Người bệnh có thể ăn thêm vài múi tỏi sống để hạn chế tình trạng bệnh phát triển thêm nữa.
#Lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa những hoạt chất kháng khuẩn mạnh, giúp giảm viêm và làm lành vết thương hiệu quả. Người lớn hoặc trẻ nhỏ bị chứng chốc lở có thể áp dụng các cách điều trị như sau:
Chọn khoảng 5 – 7 lá tía tô tươi đem vò nát rồi cho thêm chút muối vào nấu chúng với 200ml nước. Sau đó để nguội rồi rửa sạch vùng da bị chốc lở.
Giã nát lá tía tô rồi đắp trực tiếp lên vùng da bệnh trong 20 phút, cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.
Đỗ Phong
Bệnh Lở Miệng Ở Trẻ Em
Lở miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, bệnh làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt, đặc biệt là ở trẻ em. Vậy nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em là gì và điều trị như thế nào?
1. Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em
– Các chấn thương xảy ra trong vùng miệng như lỡ cắn vào niêm mạc trong má hoặc lưỡi.
– Do trẻ ăn những thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.
– Loét miệng do trẻ thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin B12, vitamin C, chất sắt, và acid folic.
– Bệnh lở miệng ở trẻ em cũng có thể xảy ra ở những trẻ dùng một số loại thuốc gây nóng, dẫn đến tình trạng khô miệng, làm xuất hiện những vết lở miệng.
– Một số loại trái cây và thực phẩm như dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýt, chocolate và pho mát có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ.
Ăn nhiều dâu tây gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ
– Cách chăm sóc, chải răng không đúng cách, chải răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh gây nên viêm nướu, viêm lợi, và xuất hiện những vết lở miệng.
– Lở miệng do chế độ nghỉ ngơi của bé không được đảm bảo, có thể ngủ ít, thiếu ngủ hoặc trẻ ngủ không ngon giấc.
2. Nhận biết bệnh lở miệng ở trẻ em
Thông thường, bệnh lở miệng ở trẻ em thường xuất hiện bởi nốt loét đỏ ở môi, nướu, dưới lưỡi. Vết loét có hình tròn màu trắng, xung quanh vết loét được bao quanh bằng vết lợi tấy đỏ. Vết loét khiến miệng trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
3. Cách điều trị bệnh lở miệng ở trẻ
– Bệnh lở miệng ở trẻ em làm chúng khó chịu và đau đớn, do đó cần tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn. Cho trẻ chế độ ăn thức ăn mềm, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất. Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cho trẻ uống nhiều nước,uống nước cam, chanh.
Tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua
– Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
– Vệ sinh cho trẻ đúng cách, nếu trẻ còn nhỏ, nên dùng những miếng gạc, quấn tròn vào ngón tay, rồi chấm vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý pha loãng để vệ sinh răng, lưỡi cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, từ 2,5 tuổi trở lên nên cho bé đánh răng để làm sạch khoang miệng. Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải đúng cách mặt trong, mặt ngoải, và mặt trên của răng.
Có bất kỳ thắc mắc về bệnh lở miệng ở trẻ em, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0902685599 hoặc trực tiếp đến trung tâm Nha khoa quốc tế Dencos Luxury để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn trực tiếp.
Nguồn: caygheprangimplant.info
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhận Biết Và Xử Trí Bệnh Chốc Lở Ngoài Da Ở Trẻ Em trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!