Cập nhật nội dung chi tiết về Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BS. Trần Thị Minh Châu. Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.
1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì?
Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.
2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không?
Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.
3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam?
Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur chúng tôi (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.
4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?
Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.
Không nên băng kín vết thương.
Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.
Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).
Làm Gì Khi Bị Bọ Cạp Cắn?
Phóng to
Bị bọ cạp cắn không nguy hiểm nhưng có thể gây ra một số triệu chứng đáng lo ngại – Ảnh tư liệu
Bệnh nhân vào viện với vết cắn sưng đỏ ở tay, nhìn ngoài vết thương không có gì đáng lo ngại.
“Sau khi xem xét vết thương, rửa sát trùng vết cắn như các vết côn trùng cắn khác, chúng tôi cho bệnh nhân các thuốc kháng sinh, giảm đau và kháng histamin, chiều cùng ngày bệnh nhân ra viện. Đây là lần đầu bệnh viện tiếp nhận người bị bọ cạp cắn. Trong trường hợp này, do quá lo lắng, bệnh nhân có yêu cầu chúng tôi truyền huyết thanh kháng độc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không cần thiết phải làm theo yêu cầu của bệnh nhân, nên có giải thích với người bệnh. Mọi người cần phải biết nọc của bọ cạp không có độc như một số loại rắn, chỉ gây sưng, đau nhức ở vết cắn sau đó sẽ khỏi, đừng lo lắng thái quá” – bác sĩ Thường nói.
Theo bác sĩ Hà Anh Tuấn – trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, bọ cạp là loài động vật tám chân có khớp, đuôi có các tuyến nọc độc và một cái ngòi.
Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, nhiều người còn dùng bọ cạp ngâm rượu uống chữa chứng đau nhức. Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người chỉ có ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ.
Vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim…
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo nếu bị bọ cạp hay côn trùng cắn (chích) phải xử lý càng sớm càng tốt, nếu để quá sáu giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch.
Khi bị bọ cạp cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng tại vết chích bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ, chườm lạnh để giảm sưng. Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol… và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da.
Bác sĩ Tuấn còn cho biết nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng. Chúng có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng này không phải thường gặp, nhưng tốt nhất là sau khi sát trùng vết cắn, phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám và xử lý.
Bà Bầu Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao? Cách Chữa Hôi Miệng Cho Bà Bầu?
1. Tại sao mang bầu lại bị hôi miệng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng, nổi bật trong số đó có thể kể đến như là:
Chế độ ăn uống
Phụ nữ mang thai thường bị nôn, nghén trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên. Dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, làm tăng axit trong khoang miệng. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, nên hơi thở thường có mùi nặng.
Trong thời kỳ mang thai, các bà bầu thường chia ra thành nhiều các bữa ăn nhỏ trong ngày vì tình trạng hay bị nghén. Nếu việc vệ sinh răng miệng không được kỹ lương thì đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng.
2. Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao?
Cách trị hôi miệng cho bà bầu tại nhà
➤ Lá bạc hà: Bạc hà là loại lá có vị thơm, the mát, giúp hơi thở của bạn dễ chịu, không còn hôi miệng hiệu quả nếu kiên trì thực hiện. Phương pháp này cũng rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần rửa sạch lá bạc hà, rồi nhai 2-3 lá mỗi lần. Sau khoảng 1 tuần thực hiện liên tiếp, tình trạng hơi thở nặng mùi sẽ dần được cải thiện.
Các biện pháp dân gian kể trên có thể giúp bạn cải thiện hơi thở nếu kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn loại bỏ mùi hôi triệt để, hãy đến phòng khám nha khoa từ sớm để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có biện pháp khắc phục hôi miệng tận gốc.
Cách chữa hôi miệng triệt để tại nha khoa
Lấy cao răng là biện pháp loại bỏ lớp mảng bám cứng đầu – nơi tích tụ vi khuẩn gây mùi, từ đó tình trạng hơi thở nặng mùi cũng sẽ được loại bỏ triệt để, đồng thời hàm răng cũng trở nên trắng sáng hơn trông thấy.
Tại Nha Khoa Paris, bà bầu bị hôi miệng sẽ được các bác sĩ chuyên gia cạo vôi răng và vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc kháng sinh và sóng siêu âm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
Bà Bầu Bị Ù Tai Phải Làm Sao? Mẹo Hay Chữa Ù Tai Cho Bà Bầu
Mang thai là một hành trình vô cùng diệu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lúc bạn đang háo hức, ngóng trông những cú đạp đầu tiên của bé, có lúc bạn đang vỡ òa hạnh phúc khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ. Nhưng xen lẫn đó là những lúc mệt mỏi, khó chịu của các triệu chứng khi mang thai như ù tai, đau lưng. Vậy bà bầu bị ù tai phải làm sao? Bí quyết nào giúp bạn phòng tránh bệnh ù tai khi mang thai.
1. Ù tai là gì?
Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng ồn hoặc tiếng kêu lạ trong tai. Bạn có thể nghe thấy tiếng kêu đơn hoặc tiếng kêu âm phức như: tiếng quạt máy chạy, tiếng sóng biển, tiếng ve kêu, tiếng rít, huýt sáo, chuông gió,…Tình trạng này có thể xuất hiện vài ngày rồi tự hết hoặc có thể kéo dài liên tục gây mãn tính, khó chịu.
Triệu chứng ù tai thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 50 tuổi trở lên và nó cũng thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể gặp chứng ù tai ở bà bầu. Đây là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc có thể kéo dài hết cả thai kỳ, thậm chí là sau sinh.
Ù tai là triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong quá trình mang thai
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ù tai
Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị ù tai là do thiếu máu, lượng oxy không đủ để vận chuyển lên máu, từ đó gây hiện tượng ù tai. Ngoài ra, chúng còn một số nguyên nhân khác như:
Bà bầu bị viêm nhiễm vùng tai – mũi – hộng khiến mũi bị tắc nghẽn.
Bà bầu hay bị căng thẳng, mệt mỏi hay lo lắng, suy nghĩ,…dẫn đến tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Bà bầu bị mắc các bệnh về tai như: viêm màng nhĩ tai, viêm tai giữa.
Bà bầu bị tăng huyết áp trong quá trình thai kỳ.
Do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai.
Do bị chấn thương tai hoặc chấn thương vùng đầu.
Do tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn trong thời gian dài.
Do sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá quá nhiều.
Ngoài ra, những bà bầu đã từng bị ù tai ở những lần mang thai trước thì nguy cơ bị ù tai ở lần mang thai tiếp theo cũng tương đối cao.
3. Bà bầu bị ù tai phải làm sao? Bí quyết hạn chế ù tai ở bà bầu
Bà bầu bị ù tai phải làm sao? Để kiểm soát tình trạng ù tai khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng các bí quyết sau:
Mệt mỏi, lo âu, bồn chồn, mất ngủ,…đều là những nguyên nhân khiến bạn căng thẳng, gây chứng ù tai khi mang bầu. Do đó, để tránh gặp phải triệu chứng này, bà bầu nên tìm cách giảm căng thẳng, mệt mỏi, hãy giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
Những tiếng động lớn sẽ khiến tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn. Vì thế, bạn nên tránh xa những nơi có tiếng ồn lớn trong thời gian mang thai.
Nghe nhạc hoặc sử dụng tiếng ồn trắng sẽ giúp bạn che lấp những âm thanh khác phát ra từ môi trường xung quanh như: tiếng sóng vỗ, tiếng suối chảy, tiếng tivi nhiễu sóng, tiếng máy khoan, máy đục,…
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là biện pháp giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, làm tăng cường thể lực, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm nguy cơ gặp phải triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như ù tai.
Việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng mà còn làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng thường gặp của thai kỳ như ù tai. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều muối, gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị ù tai.
Nếu có thói quen sử dụng tai nghe thì dừng ngay, tốt nhất chỉ nghe nhạc bằng tai nghe không quá 60 phút mỗi ngày, âm lượng không vượt quá 60% âm lượng tối đa.
Không ngoáy tai vì có thể làm ảnh hưởng đến thính lực, gây tình trạng ù tai, điếc tai.
Không nghe điện thoại trong thời gian dài.
Khi tắm nên hạn chế cho nước lọt vào tai.
Ù tai không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu cho bà bầu
4. Khi nào bà bầu bị ù tai cần đến khám bác sĩ?
Nếu bạn thấy cảm thấy triệu chứng ù tai khi mang bầu không được giảm mà bệnh tình ngày càng nặng hơn, giảm cảm giác khó chịu quá mức thì nên đến bệnh viện để khám, chuẩn đoán nguyên nhân, từ đó tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra toàn bộ tai – mũi – họng để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
5. Cách chữa bệnh ù tai cho bà bầu bằng phương pháp dân gian
Mẹ bầu chuẩn bị 1 chén muối hạt và 1 túi chườm. Sau đó, cho muối hạt vào chảo, rang nóng lên. Tiếp đến, cho muối vào túi chườm rồi chườm nhẹ nhàng lên tai trong vòng 15 phút. Ngày thực hiện đều đặn 2 lần cho đến khi nào hiện tượng ù tai chấm hết thì thôi.
Phương pháp ấn huyệt tai cũng có hiệu quả tương tự như chườm muối hạt. Trước tiên, mẹ đặt 2 lòng bàn tay lên 2 tai, từ từ xoa vòng tay theo vòng tròn cho 2 tai nóng lên rồi dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai, kéo tay ra, làm nhanh, thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 50 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!