Cập nhật nội dung chi tiết về Phải Làm Sao Để Xin Cấp Lại Giấy Ra Viện Khi Làm Mất mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất. Em làm mất giấy ra viện. Vậy cho hỏi bên bệnh viện có cấp lại giấy ra viện không? Xin cảm ơn
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:
“Điều 15. Cấp giấy ra viện
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.”
Như vậy thẩm quyền cấp giấy ra viện là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.’
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định trên thì trong trường hợp giấy ra viện bị mất sẽ được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện cấp lại theo quy định. Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn làm mất giấy ra viện thì bạn có thể xin cấp lại. Bệnh viện nơi đã cấp giấy ra viện cho bạn có trách nhiệm cấp lại trong trường hợp bị mất theo quy định.
Giấy ra viện lần hai có được giải quyết chế độ ốm đau không
Hướng dẫn cách ghi giấy ra viện mới nhất năm 2018
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
Răng Thưa Phải Làm Sao Để Khít Lại? Nên Trám, Bọc Hay Niềng?
Ngày đăng: 01-07-2020
Tình trạng răng thưa thường xảy ra ở vị trí răng cửa hoặc răng nanh luôn khiến cho người mắc phải không dám tự tin khoe nụ cười trước đám đông. Vậy khi răng bị thưa phải làm sao để khít lại một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Trám hay bọc thì tốt hơn hoặc có nên niềng lại không?
Răng thưa là tình trạng xảy ra ở khá nhiều người và nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố riêng lẻ hoặc kết hợp:
Hiện tượng dịch chuyển sai khớp cắn
Răng quá nhỏ so với cung hàm, tạo khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ.
Cung hàm quá rộng so với răng, tạo nhiều chỗ trống và khiến các răng không xếp đều khít
Các bệnh lý như nha chu, viêm cuống, viêm tủy làm hỏng xương ổ răng, khiến cho các răng trên cung hàm bị thưa dần.
Hở răng cửa bẩm sinh
2/ Một số trường hợp răng cửa thưa thường gặp
2 răng cửa thưa không mọc thẳng hàng thẳng lối trên cung hàm, có thể bị vênh so với nhau, hoặc bị lệch so với cung hàm, song tỷ lệ và kích cỡ các răng vẫn bình thường.
2 răng cửa to và thưa, mức độ thưa có thể nhiều hay ít, tuy nhiên về kích cỡ của răng cửa so với các răng khác trên cung hàm thì quá to, không cân đối.
Trực tiếp bác sĩ 20 năm kinh nghiệm giải đáp cho bạn!
3.1/ Trám răng – Giải pháp cho răng thưa nhanh chóng và tiết kiệm nhất
Nếu bạn đang băn khoăn răng thưa phải làm sao để khít lại một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất thì đây chính là phương án dành cho bạn.
Trám răng thưa là việc sử dụng vật liệu nhân tạo (vật liệu trám) để tạo hình trên các cạnh răng nhằm làm tăng kích cỡ của thân răng. Giải pháp này giúp khe răng biến mất nhanh chóng, các răng sẽ khít vào với nhau và đều đặn hơn.
Trám răng là giải pháp cho răng thưa tiết kiệm và và nhanh chóng nhất
Không xâm lấn răng thật. Kỹ thuật hàn răng thưa chỉ bù thêm chất liệu trám vào phần thưa giữa các răng mà không cần phải mài cùi răng.
Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ cần một lần hẹn nha sỹ trong khoảng 30 – 40 phút là hoàn tất được quy trình.
Giá thành của phương pháp này không cao nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho người chữa răng thưa. Xem bảng giá trám răng thưa
➤ Nhược điểm:
Tính thẩm mỹ không cao, chất trám sẽ rất dễ nhận thấy bằng mắt thường nên người đối diện sẽ dễ dàng nhận ra bạn đã trám răng. Ngoài ra, chất liệu này còn rất dễ bị đổi màu theo thời gian.
Độ bền không cao, chỉ tồn tại khoảng 2 – 3 năm, thậm chí có trường hợp chỉ vài tháng là có dấu hiệu bong bật.
Sau khi trám, người bệnh cần hạn chế hoặc kiêng hẳn những đồ ăn cứng hay quá bám dính vì sẽ làm ảnh hưởng đến miếng trám.
Chỉ phù hợp với răng thưa ở mức độ nhẹ.
Làm răng thưa khít lại bằng phương pháp bọc răng sứ là lựa chọn của rất nhiều khách hàng. Bác sĩ sẽ thực hiện mài đi một phần của răng thật, sau đó dùng 1 mão sứ tương thích để chụp lên phần cùi răng đã mài sao cho sát khít từ rìa cắn đến viền nướu, khắc phục hoàn toàn tình trạng răng thưa.
Bọc răng sứ cho răng thưa đem lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu
Với phương pháp này, bạn sẽ không còn phải lo lắng răng thưa nên làm gì để khít lại một cách nhanh chóng và bền vững nhất. Răng sứ được chế tác chuẩn cả về màu sắc và hình dáng (đặc biệt là đối với dòng răng sứ không kim loại), người đối diện khó có thể nhận ra bạn đang mang răng sứ giả.
➤ Nhược điểm:
Vấn đề lớn của phương pháp này là không bảo tồn được răng thật 100%. Để bọc lại bằng răng sứ, bạn cần phải tiến hành mài cùi răng. Số lượng răng thưa càng nhiều thì số răng cần phải mài càng lớn.
Có thể nói, niềng răng là cách làm răng thưa khít lại cổ điển nhưng duy trì hiệu quả lâu bền hiện nay. Phương pháp này sử dụng mắc cài cố định trên răng, sau đó tác động trên dây cung bằng lực nhẹ phù hợp, kéo các răng lại gần nhau hơn.
Niềng răng thưa đem lại hiệu quả vĩnh viễn
Niềng răng thưa là phương pháp dựa trên các tiêu chí đồng thời: đảm bảo thẩm mỹ lại không xâm lấn răng, bảo tồn răng thật 100%.
➤ Nhược điểm:
TS. BS Đàm Ngọc Trâm đưa pháp đồ điều trị MIỄN PHÍ!
4/ Vậy răng thưa nên trám, bọc sứ hay niềng thì tốt nhất?
Nha Khoa Paris hiểu rằng bạn có thể vẫn còn rất phân vân trong vấn đề răng thưa phải làm sao để khít lại một cách hợp lý nhất. Vì vậy Nha Khoa Paris sẽ đưa ra một vài phương án để bạn có thể đối chiếu với trường hợp của mình và tham khảo.
4.1/ Hãy chọn trám răng nếu răng bị thưa ít
Khi răng cửa của bạn bị thưa với mức độ nhẹ và ít thì Nha Khoa Paris khuyên bạn chỉ nên sử dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ. Bởi với diện tích thưa nhỏ như vậy thì với công nghệ Laser Tech tiên tiến của chúng tôi cũng quá đủ để bạn duy trì vết trám đó lên tới hàng chục năm.
Không những vậy khi bạn lựa chọn cách làm răng thưa khít lại này, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn và còn không phải trải qua bất kỳ kỹ thuật xâm lấn nào khác. Đây chính là điều mà cả bác sĩ và khách hàng đều mong muốn.
4.2/ Lựa chọn bọc răng sứ nếu răng thưa nhiều và muốn điều trị nhanh chóng
Trong các trường hợp răng thưa nhiều thì trám răng sẽ không phát huy tốt hiệu quả của mình nên chúng tôi chỉ khuyên bạn nên cân nhắc giữa phương án bọc răng hoặc niềng răng. Cách đơn giản để lựa chọn là nếu bạn muốn nhanh thì chọn bọc còn nếu không quá gấp gáp cũng như răng thật bị xâm lấn thì nên chọn niềng răng.
Nhìn chung, khi bạn tới điều trị tại Nha khoa Paris, trong những trường hợp răng cửa thưa cụ thể bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp hợp lý nhất. Phương pháp được tư vấn luôn là cách có thể khắc phục được thẩm mỹ khiếm khuyết răng cửa thưa, đảm bảo cho khách hàng và bệnh nhân đạt được hiệu quả như mong muốn.
Giá tốt nhất – Hiệu quả vĩnh viễn
Trẻ Em Khó Ngủ Phải Làm Sao? Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Em Mất Ngủ
Trẻ em khó vào giấc ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ em khó ngủ, quấy khóc cả đêm khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hiểu được khó khăn của bậc phụ huynh trong việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị khó ngủ, mất ngủ, chuyên trang xin giải đáp trẻ em khó ngủ phải làm sao. Gợi ý một số thuốc trị mất ngủ cho trẻ em được sử dụng hiện nay.
Trẻ em mất ngủ, khó ngủ là gì?
Cũng như người lớn, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ làm mới tinh thần, giữ sức khỏe. Thậm chí do cơ thể bé đang phát triển nên trẻ nhỏ cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, trong trạng thái ngủ ngon giấc, cơ thể trẻ sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần so với trạng thái thức. Trẻ càng nhỏ thì càng cần phải ngủ nhiều. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày cần ngủ đủ từ 14 – 18 tiếng.
Trẻ từ 2 – 5 tuổi mỗi ngày cần ngủ đủ từ 11 – 13 tiếng
Trẻ từ 6 – 13 tuổi mỗi ngày cần ngủ đủ 9 – 10 tiếng.
Trẻ bị khó ngủ là một biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Lúc này, thời gian ngủ của trẻ không đủ theo đồng hồ sinh học thông thường: trẻ ngủ ít, không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn thường giật mình tỉnh dậy và rất khó ngủ lại. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, sụt cân. Thậm chí đây cũng có thể là hiện tượng cảnh báo sớm một số bệnh lý mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Trẻ em khó vào giấc ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Khi thấy trẻ em bị mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn cha mẹ chớ nên chủ quan bởi đây có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh lý. Lúc này có thể con đã mắc:
Mất ngủ sau sinh và liệu pháp ngủ ngon tự nhiên giúp mẹ khỏe con ngoan
Trẻ bị trầm cảm: Mặc dù chưa thể nói ra hay có biểu hiện quá rõ ràng nhưng mất ngủ có thể làm tăng sự lo lắng nơi trẻ. Đây có thể là biểu hiện sớm của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý.
Trẻ bị mộng du: Sau khi ngủ được một lúc trẻ có dấu hiệu giật mình, bật dậy đi lại cười nói hoặc quấy khóc khi ngủ.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường họng: Ban đêm trẻ bị khó ngủ, ngủ hay giật mình và quấy khóc có thể là dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về hô hấp. Một số trẻ bị sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản cổ nhiều đờm sẽ gây tắc đường thở dẫn tới giấc ngủ bị gián đoạn.
Trẻ mắc bệnh lý nội khoa: Bệnh viêm tai giữa, trào ngược dạ dày, hay bệnh tâm thần… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ, giấc ngủ chập chờn.
Trẻ mắc bệnh tiểu đường: Một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, trẻ ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin – yếu tố gây bệnh tiểu đường sớm ở trẻ.
Trẻ bị béo phì: Ở nhóm trẻ thừa cân, béo phì đường thở của bé sẽ phì đại gây tình trạng khó nuốt, khó thở. Ngoài ra trẻ còn bị đổ nhiều mồ hôi về đêm, khô miệng, giấc ngủ không yên.
Tăng động, kém tập trung: Kết quả nghiên cứu tại Đại học Michigan công bố những trẻ thường xuyên ngủ ngáy, giấc ngủ bị chập chờn sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bị tăng động, kém tập trung so với trẻ ngủ ngon, đủ giấc.
Có thể thấy trẻ em mất ngủ là có thể cảnh báo nhiều bệnh lý lo ngại, vì thế cha mẹ không nên chủ quan. Khi thấy con trẻ thường xuyên bị khó ngủ, tỉnh giấc quấy khóc nửa đêm cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở trẻ em
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất, hoàn thiện não bộ, sự tập trung cho trẻ. Cha mẹ cần chú ý với những triệu chứng điển hình mất ngủ ở trẻ em bao gồm:
Trẻ quấy khóc về đêm, không ngủ
Ngủ hay giật mình tỉnh giấc và rất khó để trẻ ngủ lại
Khi ngủ trẻ ngáy hoặc ngáy rất lớn
Trẻ luôn thấy buồn ngủ vào ban ngày, người mệt mỏi, uể oải.
Trẻ mất tập trung, lờ đờ
Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em
Để biết được trẻ em khó ngủ phải làm sao cha mẹ cần nắm rõ được nguyên nhân khiến con bị mất ngủ. Từ đó tìm ra phương án giải quyết hợp lý giúp con có được giấc ngủ ngon giấc. Theo kết quả khảo sát, chứng mất ngủ ở trẻ em chủ yếu xảy ra do một số nguyên nhân bao gồm:
Thói quen ru ngủ của cha mẹ: Thói quen bế bồng, đưa võng nôi ru bé ngủ sẽ khiến trẻ bị quen. Lâu dần trẻ sẽ không thể ngủ nếu không được bế, đưa võng hay sử dụng công cụ hỗ trợ.
Lịch ngủ của bé không hợp lý: Cha mẹ để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, đặc biệt nếu trẻ ngủ quá 5g chiều sẽ rất khó ngủ vào ban đêm.
Nơi ngủ không đảm bảo: Nơi ngủ của trẻ nhiều ánh sáng hoặc tiếp xúc với nhiều dụng cụ phát sáng như ipad, điện thoại, máy tính cũng khiến trẻ khó ngủ. Thêm vào đó, môi trường ồn ào nhiều tiếng động hoặc thường xuyên thay đổi chỗ ngủ cũng là nguyên nhân khiến bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ hoặc giật mình nửa đêm.
Vệ sinh nơi ngủ kém: Tã trẻ bị ướt, giường chiếu bụi bẩn, không sạch sẽ được xác định là tác nhân cản trở giấc ngủ của trẻ nhỏ.
Trẻ bị thiếu chất: Khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất như: Kẽm, Magie, Sắt cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc hội chứng giật chân khi ngủ. Ở trường hợp này, trẻ thường bị mất ngủ về đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm, thuốc corticosteroid có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ bỏ ăn, khó ngủ.
Trẻ em khó ngủ phải làm sao? Dùng thuốc nào?
Thuốc trị mất ngủ cho trẻ em – Chú ý khi sử dụng
Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cho trẻ sử dụng thuốc Tây để điều trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hay không. Theo chuyên gia, thuốc gây ngủ có nhiều loại như:
Nhóm 1: Thuốc để trị bệnh lý và có kèm tác dụng phụ là gây buồn ngủ
Nhóm 2: Thuốc đặc trị chứng mất ngủ, khó ngủ
Nhóm 3: Thuốc tâm thần, hỗ trợ thần kinh
Khi trẻ bị mất ngủ, khó ngủ bác sĩ thường sẽ chỉ định phụ huynh cho trẻ dùng thuốc ở nhóm 1. Nhóm thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh nhưng có tác dụng phụ gây ngủ là nhóm Antihistamine.
Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như ngứa, sổ mũi, nổi mày đay ở trẻ. Một số thuốc xuất hiện trong kê toa bao gồm: Chlorpheniram, Théralène, Peritol… (thường được bào chế dạng siro).
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc gây ngủ ở nhóm 2 và nhóm 3 khi không có bệnh. Cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không muốn gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tuy nhiên việc dùng thuốc Tây gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ. Trẻ thậm chí có thể bị nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc. Đáng lo hơn, do lạm dụng thuốc gây ngủ mà trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên tối không ngủ nữa gây xáo trộn cho cả gia đình.
Chữa mất ngủ cho trẻ em bằng bài thuốc Đông y
Đối với các bậc cha mẹ lo lắng trẻ em khó ngủ phải làm sao? khi không muốn sử dụng thuốc Tây có thể chuyển hướng sang điều trị sang Đông y. Theo quan niệm YHCT, chứng mất ngủ xảy ra do cơ thể bị yếu tố ngoại tà xâm nhập gây rối loạn tạng phủ, mất cân bằng âm dương.
Bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên đào sâu tống tiễn căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt hơn.
Một số thảo dược có tác dụng dưỡng tâm, an thần, đào thải độc tố, bồi bổ sức khỏe cho trẻ nhỏ như: Liên nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Long nhãn… Tùy theo độ tuổi, cân nặng, tình trạng mất ngủ ở trẻ mà bác sĩ sẽ gia giảm định lượng cho phù hợp. Chữa mất ngủ trong Đông y được đánh giá cao bởi tính an toàn, không tác dụng phụ tuy nhiên cha mẹ cũng nên tìm tới địa chỉ bốc thuốc uy tín, đảm bảo nguồn dược liệu sạch.
Áp dụng mẹo dân gian chữa mất ngủ ở trẻ em
Khi trẻ bị khó ngủ, tỉnh dậy giữa đêm cha mẹ có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian giúp dễ ngủ sau đây:
Sử dụng túi ngủ: Túi ngủ giúp các cơ quan thư giãn, từ đó trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cha mẹ có thể sử dụng các loại hoa khô như: hoa hồng, hoa cúc, hoa oải hương vào trong túi vải. Đặt túi đó bên cạnh trẻ hoặc cho trẻ gối đầu giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Cho trẻ uống 1 ly sữa ấm: Trước khi đi ngủ vào buổi tối, hãy cho bé uống 1 ly sữa ấm có tác dụng thư giãn các cơ, từ đó đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Sử dụng tinh dầu: Vài giọt tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa cúc hòa cùng nước tắm cũng là một mẹo giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
Rễ cây nữ lang: Trong rễ cây nữ lang có chứa hoạt chất tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần rất tốt. Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên sử dụng liều lượng vừa phải. Tốt nhất hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Một số mẹo giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, tự nhiên
Hãy thiết lập cho con thời gian đi ngủ và thức giấc mỗi ngày. Từ đó cha mẹ sẽ giữ được đồng hồ sinh học của quen theo một lập trình nhất định.
Hầu hết trẻ từ 3 – 5 tuổi sẽ ngừng ngủ ngày. Nếu con bạn trên 5 tuổi mà vẫn ngủ ban ngày bạn hãy rút ngắn thời gian ngủ ngày của bé lại. Những giấc ngủ dài và muộn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ về đêm.
Nếu con khó ngủ do luôn cảm thấy sợ hãi với việc lên giường, cha mẹ nên khích lệ, thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ can đảm. Thêm vào đó, vào ban ngày cha mẹ không nên cho con tham gia các trò chơi bạo lực, nô đùa quá sức hoặc dọa nạt con.
Cha mẹ hãy tinh tế, theo dõi để nhận biết được những sự thay đổi đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ, từ đó đồng hành cùng con, giúp con vượt qua cơn lo lắng.
Hạn chế tối đa việc cho trẻ nghịch điện thoại, xem tivi, xem phim ảnh trước khi ngủ. Thay vào đó hãy cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng, chơi một số trò chơi như lắp ghép gỗ, xếp hình.
Phòng ngủ của con cần sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt tránh ánh sáng và tiếng ồn. Hãy thử kiểm tra lại xem phòng ngủ của con bạn có quá nhiều ánh sáng hay tiếng ồn hay không.
Nên tạo điều kiện cho trẻ nhận càng nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày càng tốt, đặc biệt vào buổi sáng. Ánh sáng rực rỡ có tác dụng ngăn tiết melatonin giúp bé tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ.
Ăn nhiều chất bột, thu nạp thêm axit amin, tryptophan hỗ trợ tốt hơn cho giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đã cho bé một bữa tối vừa đủ no vào thời gian hợp lý. Cảm giác quá đói hoặc quá no trước khi ngủ sẽ khiến con quấy khóc, ngủ không thoải mái.
Một bữa ăn sáng lành mạnh góp phần khởi động đồng hồ sinh học của trẻ tốt hơn. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: vịt, trứng, hải sản có vỏ, thịt đỏ, các loại trái cây,…
Socola, soda, cà phê, nước tăng lực là những thứ cha mẹ không nên cho trẻ uống, đặc biệt vào buổi chiều và buổi tối.
Nghẹt Mũi Khi Mang Thai Phải Làm Sao?
Trong quá trình mang bầu, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi vô cùng khó chịu. Nghẹt mũi tuy là bệnh thường gặp nhưng với mẹ bầu nó lại nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguyên nhân gây tình trạng nghẹt mũi khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi khi mang thai cho bà bầu. Trong đó có 4 nguyên nhân phổ biến gồm:
Viêm mũi thai kỳ là tình trạng mẹ bầu bị viêm mũi kéo dài trên 6 tuần trong quá trình mang thai mà không kèm theo các biện khác của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm mũi thai kỳ thường biến mất hoàn toàn trong 2 tuần đầu sau sinh.
Theo nhiều nghiên cứu, viêm mũi thai kỳ là tình trạng khá phổ biến, có đến 30% phụ nữ mang thai gặp phải Viêm mũi thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 13 – 21 hoặc những tuần cuối của thai kỳ.
Tình trạng viêm mũi thai kỳ rất dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi bệnh lý thông thường nên mẹ bầu hết sức cẩn thận để tránh việc dùng thuốc không đúng, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị dị ứng với nhiều chất mà trước đây chưa từng bị. Dị ứng có thể kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng…
Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nghẹt mũi khi mang thai, việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn đối với mẹ bầu. Vì thế nhiều mẹ phải thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Nghẹt mũi khi mang thai còn khiến mẹ không cung cấp đủ lượng oxy cho nhu cầu của cơ thể. Tình trạng thiếu oxy ở cả mẹ và thai nhi có thể dẫn tới các biến chứng như:
– Thai nhi không được cung cấp đủ oxy có thể dẫn đến chậm phát triển bên trong tử cung người mẹ
– Nghẹt mũi khi mang thai, chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, có thể khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược cơ thể. Những vấn đề này đều ít nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ gây ra không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi khi mang thai kéo dài cũng có thể khiến sức khỏe của mẹ suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Việc ho hay hắt hơi của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chúng sẽ tác động và tạo áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai, thậm chí sảy thai. Dù tỉ lệ gây ra biến chứng này không lớn nhưng mẹ bầu cũng nên cẩn trọng, không được chủ quan.
Khi bị nghẹt mũi do bệnh lý, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn, virus xâm nhập, nhất là đối với hệ hô hấp. Những tác nhân này có thể tác động xấu đến thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai và gây suy dinh dưỡng đối với thai nhi.
Vì vậy, dù là nghẹt mũi do sinh lý hay bệnh lý thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe của mình. Không nên chủ quan vì rất có thể, thai nhi bên trong bụng mẹ bị ảnh hưởng xấu do các tác nhân gây nghẹt mũi gây ra.
10 cách chữa nghẹt mũi vô cùng đơn giản cho bà bầu
Muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống họng, vừa giúp mũi sạch hơn do khi súc miệng, một phần nước muối sẽ trở ngược lên mũi.
Tình trạng nghẹt mũi và khó thở có thể gây ra do dịch nhầy đọng nhiều ở mũi. Vì vậy, sử dụng nước mũi sinh lý để rửa mũi 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp mũi sạch hơn, đánh bay dịch nhầy để mũi được thông thoáng và không còn nghẹt nữa.
Uống nhiều nước có thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tốt hơn mẹ nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh, nó sẽ giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi tốt nước lọc thông thường.
Gừng có tác dụng chống viêm rất tốt nên khi bà bầu bị nghẹt mũi khi mang thai có thể pha nước nóng với vài lát gừng tươi và thêm một thìa mật ong, để ấm rồi uống. Trà gừng mật ong giúp làm ấm các cơ quan của hệ hô hấp, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai khó chịu.
Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe hơn và ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn. Mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể có khả năng chống chọi lại tình trạng này, nhanh phục hồi hơn. Nước cam là thực phẩm cực tốt cho mẹ, giàu vitamin, tăng sức đề kháng tối ưu.
Đây cũng được xem là giải pháp giảm nghẹt mũi khi mang thai rất hữu hiệu. Khi ngủ, mẹ bầu nên kê cao đầu, đảm bảo mũi cao hơn tim để giúp ngủ ngon hơn do trọng lực giúp mũi trút hết chất nhầy và hỗ trợ giảm nghẹt tốt.
Thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và làm dịu cơn nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế tập luyện ngoài trời vì có nguy cơ cao tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm khiến đường hô hấp bị kích ứng.
Đồ ăn, gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn và làm tình trạng nghẹt mũi thêm trầm trọng. Vì thế, mẹ bầu nên tránh xa những đồ ăn này để cảm thấy dễ chịu và nó cũng không hề tốt cho sức khỏe nên mẹ càng hạn chế càng tốt.
Mẹ bầu có nên sử dụng thuốc chữa nghẹt mũi?
Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu nghẹt mũi khi mang thai do tình trạng viêm mũi thai kỳ thì mẹ không cần phải dùng thuốc điều trị mà tình trạng này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh em bé và không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Việc của mẹ chỉ cần ăn uống đủ, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái để chờ đón khoảnh khắc con yêu chào đời.
Nếu nghẹt mũi do bệnh lý gây ra, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ đưa cho phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn nhất. Với một số bệnh lý, mẹ có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị nhưng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không được tự ý mua thuốc về uống vì một số loại thuốc có nguy cơ tác động tiêu cực đến thai nhi.
Khi bị nghẹt mũi mẹ bầu cần lưu ý gì?
Như đã nói ở trên, các loại thuốc trị nghẹt mũi có thể là thuốc kháng sinh hoặc chứa các thành phần có khả năng gây sảy thai, nhiễm độc thai , hoặc gây dị tật bẩm sinh.
Do đó, mẹ không được tự ý mua thuốc về uống mà cần phải đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây nghẹt mũi cũng như nắm được tình hình bệnh. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ loại thuốc phù hợp, uống đúng liều đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để vừa giúp hết bệnh vừa an toàn cho thai nhi.
Các loại thuốc rửa mũi, xịt mũi có tác dụng rất tốt trong việc giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải loại thuốc xịt mũi nào cũng an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tham khảo bác sĩ xem loại thuốc nào an toàn thì mới nên dùng.
Có thể tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu rất phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan. Hãy chú ý đến từng thay đổi của cơ thể và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phải Làm Sao Để Xin Cấp Lại Giấy Ra Viện Khi Làm Mất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!