Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vì sao phải khám sức khỏe khi xuất cảnh
Khám sức khỏe xuất cảnh là một trong những yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng đến việc xin visa của người đi xuất cảnh.
Lý do bắt buộc phải khám sức khỏe :
Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Đảm bảo người từ nước khác không mang mầm mống bệnh lây nhiễm cho công dân nước họ.
Bảo đảm không gây thêm gánh nặng cho chính phủ.
Thời tiết khí hậu và môi trường sống ở các quốc gia khác tương đối khác biệt so với Việt Nam. Do đó người đi xuất cảnh cần phải chuẩn bị sức khỏe tốt. Và cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình thế nào để có giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới.
Lưu ý quan trọng là chỉ các đơn vị khám sức khoẻ do Lãnh sự quán Mỹ chỉ định (panel doctors ) mới có thể tiến hành thủ tục khám sức khỏe xuất cảnh. Đơn vị này là Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Quy trình khám sức khỏe xuất cảnh tại Bệnh Viện Chợ Rẫy
Giấy tờ cần chuẩn bị khi khám sức khỏe xuất cảnh:
Hộ chiếu bản chính và bản photo.
Thư mời phỏng vấn (02 bản).
04 tấm hình 3,5cm x 4,5cm chụp thẳng, nền trắng.
Địa chỉ dự tính lưu trú ở quốc gia sẽ đến.
Hồ sơ sức khỏe (nếu có): sổ khám bệnh, phiếu chích ngừa, giấy ra viện, toa thuốc đang sử dụng, phim CT, X Quang để thuận tiện cho Bác sĩ tham khảo.
American Plus Group
Tư vấn Mua bán nhà bên Mỹ & Định cư Mỹ – Canada – Châu Âu
Liên hệ: Tầng 18.09, Tòa nhà OT2 – Sài Gòn Royal, 34 – 35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4
Hotline: 091 390 4477 – 094 806 4444
Fanpage: facebook.com/muanhamy.vn
Like this:
Like
Loading…
Related
Có Nên Khám Sức Khỏe Tại Fv Không, Quy Trình, Bảng Giá Các Gói Khám
Theo các chuyên gia bác sĩ, độ tuổi thích hợp nhất để tập thói quen khám sức khỏe 2 lần/năm. Đặc biệt trong trường hợp gia đình bạn có tiểu sử mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư… cần duy trì việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.
2. Có nên khám sức khỏe tại FV không
Có nên khám sức khỏe tại FV không? Để có câu trả lời thỏa đáng, đầu tiên bạn hãy tham khảo quy mô, cơ sở vật chất bệnh viện với hơn 200 giường bệnh, 1500 lượt khám ngoại trú hằng ngày, cùng hơn 30 chuyên khoa khám và điều trị bệnh đa dạng, đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu chăm sóc và chữa trị bệnh. Cụ thể bệnh viện đa khoa chuẩn quốc tế FV sở hữu các chuyên khoa: Khoa Thận, khoa Vật lý trị liệu, khoa Xét nghiệm, khoa Y học hạt nhân, khoa Tiết niệu, Nam khoa, Ngoại thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, khoa Phẫu thuật mạch máu, Ngoại tổng quát, khoa Gây mê Hồi sức, thậm chí có cả Viện thẩm mỹ chống lão hóa…
Tại FV, mọi thủ tục rườm rà phức tạp về giấy tờ đều được lược bỏ một số công đoạn tốn nhiều thời gian. Thay vào đó bạn chỉ cần đặt lịch hẹn trước sau đó đến bệnh viện trực tiếp thăm khám, tư vấn sức khỏe cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa ở phòng riêng rộng lớn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, an tâm.
Sau khi hỏi thăm tình trạng sức khỏe của bạn và gia đình, bao gồm độ tuổi, dấu hiệu bất thường, tiền sử bệnh trong nhà và khả năng tài chính hiện có, các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn chương trình khám sức khỏe tổng quát thích hợp nhất.
Phần lớn đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện FV đều đã được chuyên tu nhiều năm bên các quốc gia có nền y học tân tiến như Pháp, Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc… học hỏi và được đào tạo chuyên sâu, nâng cao tay nghề trước khi trở về Việt Nam. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm chất lượng khám, chữa bệnh của các bác sĩ luôn ở mức chính xác gần như tuyệt đối.
Ngoài việc cung cấp nhiều gói khám sức khỏe đa dạng, sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, bệnh viện FV còn nằm trong top các bệnh viện tốt, uy tín chuyên sâu, ứng dụng đầy đủ các trang thiết bị y học tân tiến. Bên cạnh đó không gian rộng lớn, sạch sẽ, chia thành nhiều hạng phòng điều trị nội trú và VIP để chăm sóc đặc biệt chính là điểm cộng lớn của FV.
Để phục vụ cho yêu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện cũng như đảm bảo chất lượng tốt nhất của nhiều cá nhân, bệnh viện có cung cấp dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn tiện nghi khách sạn 5 sao. Theo đó, phòng bệnh VIP có các dịch vụ đi kèm là thực đơn món ăn tại phòng hàng ngày, tivi truyền hình cáp, truy cập internet tốc độ cao miễn phí.
Gói khám sức khỏe toàn diện tại bệnh viện FV tiêu chuẩn quốc tế gồm 3 gói khám dạng tiêu chuẩn là 2.400.000 đồng, mở rộng là 4.700.000 đồng và đặc biệt là 8.700.000 đồng.
Gói kiểm tra sức khỏe cao cấp: 28.000.000 đồng.
Gói kiểm tra tim mạch trọn gói là: 5.950.000 đồng.
Gói sức khỏe dành cho người hoạt động thể chất nhiều: 970.000 đồng, trong đó kiểm tra mở rộng là 3.450.000 đồng.
3. Các gói khám tại bệnh viện Pháp Việt
Hiện tại có 3 chương trình kiểm tra sức khỏe toàn diện tại FV dưới dạng khám Tiêu chuẩn, mở rộng và đặc biệt có giá lần tương ứng là: 2.400.000 đồng, 4.700.000 đồng và 8.700.000 đồng.
Đối với chương trình kiểm tra sức khỏe cao cấp, bạn sẽ được khám và tư vấn bởi 5 bác sĩ chuyên khoa. Trong đó phụ nữ có thêm các kiểm tra đặc trưng là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV DNA và khám chuyên khoa Sản phụ, với tổng chi phí là 32.000.000 đồng. Còn đối với nam giới, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm siêu âm tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng và khám chuyên khoa Niệu. Chi phí kiểm tra toàn diện cho nam là: 31.000.000 đồng.
Kiểm tra sức khỏe tim mạch và hệ thống mạch máu toàn diện gồm có:
Gói khám tầm soát, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim: Chụp CT mạch vành, đo điện tim, siêu âm tim và khám chuyên khoa tim mạch. Gói khám áp dụng cho người ở độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Giá gói khám: 7.400.000 đồng.
Tầm soát bệnh mạch máu: Khám chuyên khoa với bác sĩ tĩnh mạch, siêu âm Doppler động mạch cảnh, siêu âm Doppler động mạch chủ bụng & động mạch chậu, đo chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI). Đối tượng thực hiện chương trình là người mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, máu nhiễm mỡ, rối loạn cương dương, người có tiền sử bị tai biến, người nghiện hút thuốc, người bị bệnh phình động mạch chủ bụng… Giá gói khám: 3.530.000 đồng.
Chương trình tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh được chỉ định cho trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi. Giá gói khám: 550.000 đồng.
Chương trình tầm soát bệnh lý nội khoa tại Pháp Việt hiện đang cung cấp 4 gói khám:
Gói tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường: Đo thị lực – khúc xạ, đo nhãn áp, chụp hình màu võng mạc, khám sinh hiển vi và soi đáy mắt, tư vấn bác sĩ chuyên khoa Mắt. Đối tượng cần thực hiện chương trình khám này là người đang mắc bệnh tiểu đường. Giá gói khám: 1.200.000 đồng.
Gói tầm soát hiện tượng ngưng thở khi ngủ: Chương trình dành cho người bị béo phì, ngáy to, hay đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, dễ buồn ngủ vào ban ngày,…Giá gói khám: 2.310.000 đồng.
Gói tầm soát đột quỵ: Đây là gói chẩn đoán dành cho người béo phì, tiểu đường, ít vận động, sử dụng nhiều thuốc Tây, huyết áp tăng, mắc bệnh tim mạch… Giá gói khám: 15.200.000 đồng.
Gói tầm soát bệnh lây qua đường tình dục: Xét nghiệm VDRL/TPHA, PCR, Mycoplasma niệu sinh dục, xét nghiệm HIV, xét nghiệm Viêm gan siêu vi B. Chương trình dành cho phụ nữ mang thai, người có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, đã quan hệ với người nhiễm các bệnh về tình dục. Giá gói khám: 3.300.000 đồng.
Chương trình tầm soát ung thư xét nghiệm sàng lọc chuyên sâu tại FV gồm:
Gói tầm soát ung thư cổ tử cung: Được tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa, xét nghiệm Pap Smear, xét nghiệm HPV-DNA. Chương trình thích hợp cho phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi. Giá gói khám: 1.910.000 đồng.
Gói tầm soát ung thư vú: Chụp nhũ ảnh, thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa. Áp dụng cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Giá gói khám: 1.350.000 đồng.
Gói tầm soát ung thư đại trực tràng nội soi gây mê: gồm khám với bác sĩ Khoa Tiêu hóa, sau đó được phẫu thuật nội soi đại tràng có gây mê. Giá gói khám: 6.800.000 đồng.
Gói tầm soát ung thư đại trực tràng nội soi ảo: Chương trình áp dụng cho người trung niên từ 50 tuổi, có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, viêm loét đại tràng. Giá gói khám: 4.600.000 đồng.
Gói tầm soát ung thư tuyến tiền liệt: Xét nghiệm PSA, siêu âm tuyến tiền liệt qua ngõ trực tràng, khám và tư vấn với bác sĩ Tiết niệu. Chương trình khám phù hợp với đàn ông trên 50 tuổi.Giá gói khám: 1.630.000 đồng.
Gói tầm soát ung thư vòm họng: Khám với bác sĩ tai mũi họng, nội soi mũi họng bằng ống soi mềm NBI và xét nghiệm máu. Gói khám chỉ định với những người xuất hiện các dấu hiệu: đã nhiễm Epstein-barr virus, ăn nhiều cá, thịt muối, tiếp xúc thường xuyên với bụi gỗ, hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng. Giá gói khám: 2.540.000 đồng.
Tư Vấn Sức Khỏe: Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu
Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ gặp hiện tượng xuất huyết, ví dụ như: bị các vết bầm tím, chảy máu chân răng… Hoặc nghiêm trọng hơn là không thể cầm máu khi có vết thương, nhổ răng, kinh nguyệt… Vậy nguyên nhân của hiện tượng xuất huyết là gì, có phải xuất huyết là do giảm tiểu cầu hay là do một nguyên nhân nào khác?
Để trả lời câu hỏi này, kính mời quý vị khán giả theo dõi chương trình tư vấn sức khỏe với sự tham gia của BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giải đáp các vấn đề về chăm sóc, điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là một bệnh lý phổ biến về tiểu cầu có ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn.
MC: Xin bác sĩ cho biết tiểu cầu thường giảm trong những bệnh lý nào?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Tiểu cầu là một tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nguyên nhân giảm tiểu cầu có thể do giảm tiểu cầu ngoại vi vì tiểu cầu tăng tiêu thụ và tăng phá hủy ở máu ngoại vi hoặc tiểu cầu giảm do giảm sinh tủy tại tủy xương. Đối với giảm tiểu cầu ngoại vi do tiểu cầu bị tăng tiêu thụ, phá hủy thì có các bệnh như bệnh giảm tiều cầu miễn dịch nguyên phát, ngoài ra còn có các giảm tiểu cầu thứ phát khác sau nhiễm virus như: thủy đậu, zona; sau tiêm chủng hoặc các bệnh như xơ gan, rối loạn đông máu DIC, hoặc các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng evans…
Tiểu cầu giảm sinh ra tại tủy xương có thể gặp trong những bệnh máu có tổn thương tủy như: rối loạn sinh tủy, suy tủy xương, ung thư máu hoặc các bệnh K di căn khác đến tủy xương. Ngoài ra, tiểu cầu có thể giảm do sai số về xét nghiệm hoặc một số bệnh nhân có tiểu cầu vón nên khi làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu xuất hiện hiện tượng tiểu cầu giảm.
Chỉ số tiểu cầu bình thường từ 150 – 450 G/l, nếu tiểu cầu dưới 100 G/l được gọi là giảm tiểu cầu.
MC: Thưa bác sĩ, những triệu chứng, dấu hiệu nào khiến chúng ta nghĩ đến bệnh lý giảm tiểu cầu?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Khi tiểu cầu giảm, triệu chứng, dấu hiệu chính là gây xuất huyết. Xuất huyết rất đa dạng, có thể là xuất huyết dưới da (các chấm nốt nhỏ bầm tím hoặc các mảng bầm tím), xuất huyết niêm mạc mắt, mũi, răng miệng hoặc nặng hơn là bệnh nhân tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, nôn ra máu. Triệu chứng nặng nhất của xuất huyết là xuất huyết não (bệnh nhân đau đầu, buồn nôn hoặc có các triệu chứng thần kinh khu trú). Dấu hiệu thường gặp nhất là người bệnh là bị xuất hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc, và lúc đó chúng ta cần đi khám, làm các xét nghiệm máu.
MC: Trên Fanpage của Viện Huyết học – Truyền máu TW, chúng tôi cũng nhận được một số câu hỏi của khán giả, mong được bác sĩ giải đáp:
Con tôi hay bị chảy máu chân răng, bầm tím có phải do tiểu cầu
giảm
hay không?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Triệu chứng chảy máu chân răng, bầm tím ngoài nguyên nhân giảm tiểu cầu còn có các nguyên nhân khác, vì thế bạn cần đến cơ sở y tế và làm xét nghiệm để biết có giảm tiểu cầu hay không.
Tôi hay bị bầm tím, xuất huyết, nhiều người khuyên tôi nên uống thuốc bổ máu và sử dụng một số thực phẩm bổ máu, xin hỏi bác sĩ như vậy có thể giúp tăng tiểu cầu hay không?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Đây là biện pháp chưa hợp lý để điều trị những vết bầm tím và xuất huyết. Trước hết cần phải tìm hiểu những vết bầm tím đó do nguyên nhân gì, từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Tôi bị kinh nguyệt kéo dài, điều trị ở một số nơi chưa khỏi có phải do tiểu cầu
giảm
không?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Kinh nguyệt kéo dài do rất nhiều nguyên nhân ở phụ nữ và không chỉ mỗi nguyên nhân giảm tiểu cầu, tuy nhiên nguyên nhân giảm tiểu cầu cũng nên nghĩ đến. Việc đầu tiên các bạn nên làm là đi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, đi khám định kì, khám cơ bản để biết có phải do nguyên nhân giảm tiểu cầu hay không.
MC: Như chúng ta đã biết, xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý phổ biến về tiểu cầu, vậy xin bác sĩ cho biết những thông tin khái quát về bệnh và có những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng tiểu cầu trong máu ngoại vi bị phá hủy do sự có mặt của kháng khể kháng tiểu cầu. Trước đây, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát có tên là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch vô căn (có nghĩa là nguyên nhân bệnh không được xác định rõ). Trước đây, các nhà lâm sàng thường chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân giảm tiều cầu khác như: do virus vi khuẩn, bệnh hệ thống khác… không có thì chẩn đoán do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Ngày nay, chúng ta đã có phương pháp hiện đại hơn, khẳng định bệnh giảm tiểu cầu là do nguyên nhân miễn dịch.
MC: Xin bác sĩ chia sẻ người bị xuất huyết giảm tiểu cầu thường có những triệu chứng, biểu hiện như thế nào?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Chúng ta nên nghĩ đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khi có triệu chứng, biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, kinh nguyệt lâu cầm thì chúng ta cần đi khám để biết được có bị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch hay không.
MC: Vậy thưa bác sĩ, để chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh nhân cần làm những xét nghiệm gì và chi phí khoảng bao nhiêu?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Chúng ta nên đến những cơ sở y tế mà chúng ta tin cậy về chất lượng xét nghiệm để kiểm tra số lượng tiểu cầu của mình. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh này rất đơn giản, quan trọng là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sau đó là xét nghiệm về đông máu, virus, các bệnh tự miễn… để làm phương pháp loại trừ. Chi phí các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khoảng 1 triệu đồng.
MC: Xin bác sĩ chia sẻ về các phương pháp điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và tiên lượng trong điều trị căn bệnh này như thế nào?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Bệnh chủ yếu điều trị nội khoa với những phương pháp cơ bản là dùng corticoid, các thuốc như gamma globulin đối với trẻ em. Corticoid có thể đem lại đáp ứng đến 80% đối với các bệnh nhân, nếu bệnh nhân nào không đáp ứng các phương pháp thứ nhất (phương pháp hàng 1) thì chuyển sang điều trị phương pháp hàng 2 như là các thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc nhắm đích đặc biệt là các thuốc kích thích sinh tiểu cầu dạng mới.
Ngoài các phương pháp điều trị nội khoa còn có phương pháp điều trị ngoại khoa đó là cắt lách. Khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì chúng ta sẽ tiến hành cắt lách để đem lại sự đáp ứng cho bệnh nhân.
Corticoid là một loại thuốc đem lại khá nhiều phiền toái cho bệnh nhân, có nhiều tác dụng phụ. Khi bạn dùng corticoid thì cần kết hợp chặt chẽ với bác sĩ để bác sĩ giảm liều cho bạn một cách tốt nhất, nghĩa là với liều thấp nhất mà đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong điều trị bệnh.
MC: Có một vấn đề mà rất nhiều người bệnh, người nhà người bệnh quan tâm đó là: người bệnh nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào. Xin bác sĩ có lời khuyên dành cho người bệnh trong vấn đề này?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Do corticoid đem lại nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn. Tác dụng phụ của thuốc hay gặp như: giữ nước, tăng cân và ảnh hưởng đến dạ dày cũng như một số về rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, tác dụng phụ lâu dài hơn như ảnh hưởng đến đường huyết, huyết áp.
Từ những tác dụng phụ trên, người bệnh cần chọn chế độ ăn không khiến cho bản thân tăng cân nhanh và không ảnh hưởng đến dạ dày: cần hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng, các chất kích thích; các thực phẩm không làm ảnh hưởng đến đường huyết.
Người bệnh nên chọn chế độ ăn vừa sạch vừa phù hợp, cân bằng để làm sao không ảnh hưởng đến cân nặng cũng như dạ dày, đó là chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh để phối hợp tốt với việc điều trị bệnh.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát chủ yếu ở nữ giới, chiếm gần 66%, vì vậy, vấn đề về tập luyện, ăn uống rất quan trọng với bệnh nhân để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, các chế độ tập luyện của bệnh nhân nên tránh chấn thương để giảm xuất huyết.
MC: Tỷ lệ bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở nữ giới thường nhiều hơn, vậy xin hỏi bác sĩ người bị bệnh có thể sinh con được hay không và khi sinh con thì cần lưu ý những vấn đề gì trước, trong và sau khi mang thai?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Các bệnh nhân vẫn sinh con được và trong quá trình mang thai cần phối hợp chặt chẽ, đồng hành với bác sĩ từ những ngày đầu để bệnh nhân dùng thuốc ở mức thấp nhất nhưng vẫn đem lại những đáp ứng ở mức chấp nhận được. Thường 3 tháng đầu, chúng tôi không điều trị thuốc cho bệnh nhân, gần như bệnh nhân có thể ngừng thuốc và theo dõi. Sau 3 tháng, chúng tôi điều trị với liều rất thấp để làm sao đạt được đáp ứng. Và đặc biệt lúc chuyển dạ, bệnh nhân cần duy trì tiểu cầu ở mức 50 G/L.
Những phụ nữ bị bệnh giảm tiều cầu miễn dịch nguyên phát hoàn toàn có thể mang thai sinh con như phụ nữ bình thường nhưng cần phải sát cánh, đồng hành cùng bác sĩ trong quá trình điều trị để đảm bảo an toàn cao nhất cho sản phụ.
MC: Lời khuyên vừa rồi phù hợp với những người bệnh đã điều trị bệnh một thời gian sau đó mới quyết định mang thai. Tôi được biết nhiều trường hợp sản phụ trong quá trình kiểm tra thai kỳ mới phát hiện xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ có lời khuyên nào với những trường hợp này?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Hiện tượng giảm tiểu cầu thai kỳ là một hiện tượng phổ biến và thường là không đáng ngại, hiện tượng này thông thường sẽ hết sau khi sinh xong. Những phụ nữ lần đầu phát hiện giảm tiểu cầu thai kỳ đừng quá lo lắng vì mức giảm tiều cầu thường không quá thấp hoặc khi phát hiện giảm tiểu cầu thường là những tháng con đã lớn nên những can thiệp nội khoa lúc này khá an toàn cho mẹ và con. Các bạn nên tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ và đừng quá lo lắng, bác sĩ sẽ giúp bạn vượt qua quá trình sinh nở một cách an toàn.
MC: Chúng tôi nhận được một số câu hỏi của người bệnh như sau:
Thưa bác sĩ, em bị bệnh từ năm 2015, hiện tại mới sinh con được 6 tháng, vẫn cho con bú và uống thuốc để duy trì để tiều cầu ở mức 23-25 g/l thì con có bị ảnh hưởng gì không?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Theo lời khuyên của bác sĩ, hiện tại bạn vẫn duy trì thuốc ở liều thấp để đảm bảo lượng tiểu cầu an toàn cho bạn, vẫn cho con bú đó là điều hoàn toàn có thể được và tốt cho cả mẹ lẫn con. Tác dụng phụ của thuốc qua sữa tỉ lệ rất ít, bạn vẫn có thể dùng thuốc để nuôi con được nhưng ở liều bác sĩ cho phép. Nếu bạn dùng liều cao thì bác sĩ khuyên nên dừng cho con bú.
Em muốn sinh thêm con thứ 2 thì có nên hay không?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Điều này hoàn toàn do quyết định của bạn, bác sĩ sẽ cố gắng giúp để bạn đạt mức an toàn nhất. Theo tôi thì có thể được vì việc điều trị bệnh đã có bác sĩ, có bệnh viện, bạn nên theo dõi sức khỏe bằng các xét nghiệm định kì. Bác sĩ sẽ tư vấn cho trong từng thời kì và từng mức độ tiểu cầu phù hợp. Theo tôi, khi bạn đã sinh con thứ nhất thì nên dành thời gian khoảng cách xa nhau để bệnh ổn định rồi sinh con tiếp theo sẽ tốt hơn cho bạn.
Em thường hay bị tím nhiều chỗ nếu để lâu dài thì có ảnh hưởng gì không ạ?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo: Triệu chứng tím trên da bản chất là xuất huyết dưới da. Về cơ bản, xuất huyết dưới da không gây hại nhiều cho bệnh nhân vì không gây mất máu, không gây tổn thương vị trí bầm tím tại chỗ, chỉ gây xấu về mặt thẩm mĩ. Về lâu dài, bạn cần kiểm tra số lượng tiểu cầu để bác sĩ duy trì cho bạn ở mức tiểu cầu an toàn. Nếu như số lượng tiểu cầu của bạn ở mức an toàn rồi mà vẫn bầm tím thì hãy chung sống với hiện tượng đó, nó không quá nguy hiểm với bạn.
Về mức độ nguy hiểm thì triệu chứng về xuất huyết niêm mạc sẽ nguy hiểm hơn, ví dụ như chảy máu mũi, răng, xuất huyết niêm mạc mắt. Đây là những triệu chứng cảnh báo cần đi khám ngay vì triệu chứng này xuất huyết sâu hơn ở mức ngoài da nên bạn cần phải theo dõi sát và thường tiểu cầu lúc này sẽ xuống thấp hơn xuất huyết dưới da.
Qua sự tư vấn của BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, chắc hẳn quý vị khán giả đã có được những thông tin rất hữu ích về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ đã tham gia chương trình.
Phòng Truyền thông – GDSK
Khám Sức Khỏe Định Kỳ
Home
Lịch làm việc
Thông báo
Quý Khách Hàng có thể xem lịch khám – đặt hẹn khám với bác sĩ để giảm thiểu thời gian chờ đợi và được phục vụ tốt nhất trong quá trình thăm khám.
* PGS. TS. BS. LÊ QUANG QUỐC ÁNH (Trưởng khoa nội soi tiêu hóa) bắt đầu khám vào mỗi thứ 7 hàng tuần từ ngày 1/12/2020Lịch làm việc
Khám – Nội soi tiêu hóa Xem
Khám – nội soi tai mũi họng Xem
Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Xem
KTV. NGUYỄN TRƯỜNG BÁ PHONG
KTV. NGUYỄN TRƯỜNG BÁ PHONG Chức vụ: Kỹ thuật viên khoa Chẩn đoán hình ảnh X- Quang PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH SỐ CCHN: 010687/HCM-CCHN Ngoại ngữ: Anh văn Bằng cấp chuyên môn: Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Kinh nghiệm y khoa:
2006: Làm việc tại Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic
2007-2018: Làm việc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
View Profile
Khoa Dược Xem
Khoa Mắt (7h30 – 17h)Xem
BS. ĐẶNG PHƯƠNG HẠNH
Chức vụ: Bác sĩ khoa Mắt PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA MẮT Ngoại ngữ: Anh Văn SỐ CCHN: 002647/BYT-CCHN Bằng cấp chuyên môn: – Tốt nghiệp chuyên khoa Mắt Đại học Y Dược TPHCM
Chứng chỉ chuyên khoa định hướng Y học Biển Trung tâm đào tạo Y học Biển
Chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên ngành y tế tại Viện vệ sinh y tế cộng đồng.
Kinh nghiệm y khoa: View Profile
Khoa Ngoại (7h30 – 17h)Xem
Khoa nha (7:30 – 17:00)Xem
BS.CK I PHẠM ĐĂNG PHONG
Chức vụ: Bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA RĂNG HÀM MẶT Ngoại ngữ: Anh Văn B Bằng cấp chuyên môn: Tốt nghiệp CKI Đại Học Y Dược Cần Thơ Kinh nghiệm y khoa:
Chỉnh răng – Răng trẻ em.
Trưởng Đoàn Y tế học đường – Nha học đường Huyện Củ Chi – Tp.HCM
Trưởng khoa Nha Phòng khám đa khoa Quốc Tế Sài Gòn – Bệnh viện tai Mũi Họng Sài Gòn.
Trưởng khoa Nha chuỗi phòng khám Cộng Hòa
Trưởng khoa Nha chuỗi phòng khám Phước Sơn
View Profile
Khoa Nhi (7h30 – 17h)Xem
BS. NGUYỄN THỊ HỒNG THÊ
Chức vụ: Bác sĩ khoa Nhi PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA NHI SỐ CCHN: 002054/HCM-CCHN Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp Bằng cấp chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học Y Khoa Hà Nội: Kinh nghiệm y khoa: Học tập, hội nghị nước ngoài Khám và điều trị Các bệnh lí hô hấp thường gặp
Viêm phổi – Viêm phế quản: sốt, ho, thở mệt
Hen suyễn: ho, khò khè, thở mệt
Viêm tiểu phế quản: sốt, ho, khò khè, thở mệt
Viêm thanh khí phế quản cấp: sốt, ho, khàn tiếng, thở rít
Viêm họng: sốt, ho, đau họng, sổ mũi
Các bệnh lí tiêu hóa thường gặp Các vấn đề về Thận nội tiết Các vấn đề khác về Nhi tổng quát
Tư vấn dinh dưỡng
Tư vấn chủng ngừa
View Profile
Khoa Xét Nghiệm Xem
KTV. VÕ THỊ MẪN
KTV. VÕ THỊ MẪN Chức vụ: Trưởng khoa Xét nghiệm PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA XÉT NGHIỆM SỐ CCHN: 007462/HCM-CCHN Ngoại ngữ: Anh Văn Bằng cấp chuyên môn: Cử nhân xét nghiệm tại Đại học Hồng Bàng Kinh nghiệm y khoa:
2008 – 2018: Làm việc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
View Profile
Nội tổng quát (7h30 – 17h)Xem
BS. LÊ MINH TOÀN
Bs. LÊ MINH TOÀN Chức vụ: Bác sĩ Nội tổng quát PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA TỔNG QUÁT SỐ CCHN: 042530/HCM-CCHN Ngoại ngữ: Tiếng Anh Bằng cấp chuyên môn: Tốt nghiệp Học Viện Quân Y Kinh nghiệm y khoa: View Profile
Sản phụ khoa (7h30 – 16h30)Xem
BS. TRẦN THỊ THU THỦY
BS.TRẦN THỊ THU THỦY Chức vụ: Bác sĩ khoa Sản – Phụ khoa PKĐK Quốc tế Golden Healthcare Chuyên khoa: KHOA SẢN – PHỤ KHOA SỐ CCHN: 007491/HCM-CCHN Ngoại ngữ: Anh Văn Bằng cấp chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học Y Huế Kinh nghiệm y khoa:
1993 – 2004 Bác Sĩ Sản – Phụ khoa tại Trung tâm y tế Tân Bình
2014 – 2017: Trưởng khoa phụ sản tại Trung tâm Y tế Tân Phú
View Profile
CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC
BÀI VIẾT KHÁC
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Khám Sức Khỏe Xuất Cảnh trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!