Đề Xuất 3/2023 # Review Đi Đẻ Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm # Top 12 Like | Growcaohonthongminhhon.com

Đề Xuất 3/2023 # Review Đi Đẻ Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Review Đi Đẻ Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết review đi đẻ bệnh viện đại học Y Dược TPHCM của mom Trần Tuyết trong hệ thống facebook group dành cho mẹ và bé lớn nhất Việt Nam.

Mình tập đầu sinh mổ do tử cung ko mở, đến lúc sinh tập 2 là tròn 2 năm, và nguyện vọng của mình là sinh thường để có thể sinh thêm vài lần nữa (vì bé đầu mình bị mất lúc 5th tuổi nên mình sợ và muốn sinh nhiều). Mình đã pải đấu tranh tư tưởng rất nhiều và chọn thật kĩ bv để sinh cho an toàn. Cuối cùng mình đã chọn bv ĐHYD tphcm để sinh, và đó quả là 1 qđ thật sáng suốt😁😁.

Rồi e ra về, bs dặn sáng mùng 2/1 nhập viện sớm để kiểm tra rồi tách ối.

Cũng vì nhà xa nên e ko về nhà nữa mà ở Lại sg chơi lễ tết dương lịch luôn . Hôm 1/1 e đi trung tâm thương mại chơi từ 12h trưa đến 7h tối mới về, nói chung là e đi bộ từ 12h đến 7h tối á (đi bộ nhiều cho dễ đẻ😆) . 8h tối e tắm rửa xong thì thấy bung nút nhầy tử cung, rồi có mấy cơn đau nhẹ nhưng tần xuất đều nên e chạy vô viện luôn. 12h đêm e nhập viện, lạy chúa đã bước sang ngày 2/1 rồi nên e thở phào nhẹ nhõm, bs đo cơn gò cho e rồi cho nhập viện luôn, e đau 2-3 cơn bs thấy e nhăn nhó nên tiêm cho e mũi gây tê màng cứng. Lúc nằm phòng chờ sinh các yta ân cần và theo dõi mình sát sao lắm chứ ko bỏ mặc đâu nha các mom, cưng hết sức hà. Tiêm xong e hết đau bs dặn e ngủ chút đi lấy sức dặn, mà e đâu ngủ đc đâu. Đến hơn 4h sáng yta lại kt rồi bảo vỡ ối rồi, mở 8phan rồi nên chuyển mình qa phòng sinh luôn.

Sau khi sinh xong tất cả bs, yta lúc đỡ Và cả lúc khám cho mình đều bất ngờ và khen mình giỏi, bảo mình liều qá. 😝😝 Mình sinh thường lần 2 nên trọn gói là 10,5tr. 1 mũi tiêm gây tê màng cứng 1,5tr nữa. Còn các xét nghiệm mình làm trc rồi nên khi sinh ko pải làm nữa, nhanh gọn lẹ lắm các mom. 👍👍👍

Người review: Mom Trần Tuyết

Nguồn:

Tâm Sự Chuyện Mang Thai

CHUYỆN MANG THAI

REVIEW KHÁM THAI VÀ CHỖ ĐẺ

HỘI CHUỘT VÀNG 2020

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Review Đi Đẻ Bệnh Viện Tâm Anh

Tổng hợp review đi đẻ bệnh viện Tâm Anh của hàng trăm mom trong hệ thống facebook group dành cho mẹ và bé lớn nhất Việt Nam.

Minhthu Nguyen E vừa sinh ở tâm anh hồi tháng 7 này mom, h cũng mua gói tiêm cho con ở đấy luôn, e thấy dịch vụ ok lắm

Nàng Mimosa Bs nào siêu âm cho bạn? Mình theo suốt thai kỳ. Mỗi lần khám đều gọi điện đặt lịch trước với bs. Hồng và thấy rất ok. Tất cả những lần mình khám ở đó có phải lần nào cũng lấy nước tiểu đâu.

Thảo Lê Tiểu Linh Về chuyên môn thì Tâm Anh được đánh giá cao trong các viện tư và quốc tế. Còn ca quas khó thì đúng là sẽ cho về Phụ sản TW. Nếu thai ổn định thì bạn k cầ lo quá đâu. Vào PSTW đông lắm

Phan Hải AnhTác giả Yến Nhi Trần e thấy dv tốt m ạ, với cả bên này lúc sinh ck đc vào cùng, bên thu cúc thì k có. Vs cả e chọn vì viện này gần nhà. Bên này có bác hiền lê khám có tiếng lắm

Phan Hải AnhTác giả Yến Nhi Trần thế m bảo e gái tham khảo viện này xem, e thấy khám ở bên này ổn phết, mõi tội cái phần ăn nhẹ hơi chán đời hơn so với hồng ngọc

Diệp Yu Trồi ôi. Bv Tâm anh mang tiếng bv 5* mà bà c mình quen cùng chỗ làm đi siêu âm bác sĩ bảo trai mà đi đẻ lại ra gái. Lúc 12w đi siêu âm bảo làm double test mà nó bảo ok đến lúc thanh toán hết hơn triệu mà thâdy ghi mỗi siêu âm 4D với xét nghiệm nước tiểu. Mà đắt lòi.

ẤN VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤDiệp Yu Huỳnh Mai Anh Trần An Chi mình chỉ đang nói về giá cả và sự sai sót số ít của bs. Chứ k nói đến bs k nhiệt tình.Bv TA nổi tiếng về chưa hiếm muộn r mà

Phan Hải Anh M đang theo bác lê ở đây, khám thấy ổn lắm, chả biết lúc sinh thì thế nào, bác hồng khám cũng tốt mom ạ

Nguyễn Hoàng Anh Mình đẻ tập 1 ở đây, bs Sao Hiêng đỡ nói chung là khá hài lòng trừ khoa sơ sinh của bv ko ok lắm. Tập 2 lại định đẻ ở đây mà ko có phòng riêng do quá tải nên cũng hơi lăn tăn

ẤN VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤHà LêTác giả Nguyễn Minh Hiền hôm nay mình qua khám dự định để tham quan dự tính sinh ở đây mà thấy bs chán quá. Dịch vụ thì chỉ có cơ sở vật chất là thấy tốt còn nhân viên cũng chả ai quan tâm bệnh nhân như thế nào cả, siêu âm thu 600k mà k đc tư vấn cái gì và nhận đc tờ siêu âm đen trắng thì các thông số cũng chẳng chi tiết

Hà LêTác giả Diệu Bống nhìn cái phiếu siêu âm nó sơ sài trong khi thu tiền đắt hơn các chỗ khác. Tư vấn thì k tư vấn gì siêu âm đen trắng di di mấy cái xong thôi, về nghĩ mà chán hẳn chẳng muốn đến đăng ký sinh ở đấy nữa

Nguyễn Loan Mình khám tâm anh 1 lần chạy mất dép luôn

Gia Hân Mình thấy oke mà. Mình ở Long biên toàn vào đấy khám. Con mình cũng mua gói tiêm ở đấy. Có ốm đau cũg vào đấy khám. Dịch vụ tốt mà b.

Nguồn:

Tâm Sự Chuyện Mang Thai

CHUYỆN MANG THAI

REVIEW KHÁM THAI VÀ CHỖ ĐẺ

HỘI CHUỘT VÀNG 2020

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Từ ngày 28/9/2017, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) sẽ triển khai Phòng khám quốc tế dành cho khách hàng trong và ngoài nước. Với phương châm “Nhanh chóng – Chất lượng – Tận tâm”, phòng khám hi vọng mang đến trải nghiệm khác biệt và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Khu vực tiếp nhận

Nhanh chóng Khu vực Phòng khám quốc tế được bố trí riêng biệt tại lầu 7, khu A của Bệnh viện với 02 phòng tiếp nhận, 01 phòng khám chuyên khoa và 01 phòng khám tổng quát khang trang. Việc tư vấn, khám bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm ban đầu được thực hiện ngay tại phòng khám, giúp khách hàng rút ngắn thời gian chờ đợi, di chuyển và thực hiện cận lâm sàng.

Chất lượng Yếu tố thuận lợi của Phòng khám quốc tế BV ĐHYD là nằm trong một bệnh viện đa khoa uy tín có đầy đủ trang thiết bị và các chuyên khoa sâu cùng phối hợp nhằm cung cấp hệ thống tối ưu, an toàn và thuận tiện cho người bệnh khi cần điều trị chuyên sâu. Đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia đầu ngành, giảng viên của Đại học Y Dược TPHCM với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực như Tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Viêm gan, Tiêu hóa gan mật, Chấn thương chỉnh hình, Nội tiết, Tai mũi họng…Tất cả hội tụ để đem đến chất lượng khám chữa bệnh ngang tầm quốc tế ngay tại Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ

1. Khám và điều trị:

Tổng quát

Các chuyên khoa: Tim mạch, Tiêu hóa – Gan mật, Viêm gan, Nội tiết, Thần kinh, Hô hấp, Tai Mũi Họng, Chấn thương chỉnh hình.

2. Dịch vụ cung cấp:

Người bệnh được các chuyên gia đầu ngành, giảng viên của Đại học Y Dược TPHCM thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.

Người bệnh được nhân viên y tế hỗ trợ ở tất cả các khâu khám chữa bệnh: đăng ký khám bệnh, khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng và mua thuốc.

Khu vực chờ riêng tư, tiện nghi, wifi miễn phí.

Hỗ trợ phiên dịch tiếng Anh , Hoa, Hàn Quốc, Campuchia,…

3. Chi phí khám:

Khám tổng quát: 600.000đ/lượt khám

Khám chuyên khoa: 800.000đ/lượt khám.

4. Thời gian khám: Từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy

Sáng: 07h00 – 11h30

Chiều: 13h00 – 16h30

5. Hình thức đăng ký khám:

Qua điện thoại: 028 3952 5346

Tại Bệnh viện: Bộ phận tiếp nhận Phòng khám Quốc tế tầng trệt khu A

6. Lịch khám bệnh:

Phòng khám Tổng quát: Các buổi trong tuần từ thứ Hai đến sáng thứ 7

Phòng khám chuyên khoa:

Lịch khámBuổi sángBuổi chiều

Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM được xem là một trong những nơi khám chữa bệnh uy tín và chất lượng trên cả nước, nơi tập trung nhiều đội ngũ y bác sĩ đầu ngành vừa làm công việc nghiên cứu – giảng dạy vừa ứng dụng vào thực tiễn. Hiện có 3 cơ sở khám chữa bệnh:

Cơ sở 1: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

Cơ sở 2: Đa khoa – 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

Cơ sở 3: Y học Cổ truyền – 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho anh/chị tất cả những điều cần biết khi đến khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1 (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM).

Bệnh viện đại học y dược TPHCM cơ sở 1

I. Di chuyển

Từ bến xe Miền Đông đến bệnh viện Đại học Y dược: khoảng cách từ 11 đến 13 km. Đường đi ít kẹt xe và ngắn nhất là: bến xe Miền Đông – Đinh Bộ Lĩnh – Điện Biên Phủ – Võ Thị Sáu – Ba Tháng Hai – Nguyễn Kim – Hồng Bàng. Nếu chọn phương tiện là xe ôm thì anh/chị nên trả giá khoảng 80 đến 100 nghìn, đi trong 25 đến 30 phút là đến nơi. Nếu phương tiện là Taxi thì chi phí khoảng 200 nghìn, thời gian mất khoảng 30 phút. Đối với xe Buýt thì anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 14, mỗi 12 phút là có 1 chuyến, thời gian đi đến bệnh viện bằng xe Buýt khoảng 1 tiếng 10 phút. Trong trường hợp anh/chị muốn đi từ bệnh viện quay lại bến xe Miền Đông thì đi theo tuyến xe Buýt số54 và số 8.

Từ bến xe Miền Tây đến bệnh viện Đại học Y dược: khoảng cách tầm từ 6 đến 7 km. Nếu chọn phương tiện là xe ôm thì anh/chị nên trả giá khoảng 30 đến 50 nghìn, đi trong 15 phút là đến nơi. Nếu phương tiện là Taxi thì chi phí khoảng 100 nghìn, thời gian mất khoảng 20 phút. Đối với xe Buýt thì anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 10, mỗi 10 phút là có 1 chuyến, thời gian đi đến bệnh viện bằng xe Buýt khoảng 40 phút. Để đi ngược lại từ bệnh viện đến bến xe Miền Tây, anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 14 tại phía trước cổng bệnh viện. Với anh/chị nào đi đến bến xe Miền Tây bằng xe khách Mai Linh, thì nhà xe có xe trung chuyển miễn phí đến bệnh viện luôn.

Từ những nơi khác đến bệnh viện Đại học Y dược và ngược lại: chúng tôi chỉ gợi ý đối với phương tiện di chuyển là xe Buýt, vui lòng xem hình ảnh bên dưới để biết các tuyến xe Buýt có đi qua bệnh viện (ngay trước cổng bệnh viện có trạm xe Buýt).

Sơ đồ lộ trình tuyến xe Buýt số 6 đi qua bệnh viện đại học y dược cơ sở 1 Các tuyến xe buýt đi ngang qua bệnh viện đại học y dược tphcm cơ sở 1

II. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược

Thứ 2 đến thứ 6: từ 5h sáng đến 4h30 chiều

Thứ 7: 5h sáng đến 11h30

Chủ nhật: nghỉ

Lưu ý: Khoảng thời gian từ 5h đến 6h30 sáng, bệnh viện chỉ tiếp nhận đăng ký khám bệnh khu A, gặp bác sĩ tư vấn cận lâm sàng khu B, thu ngân tại khu B, làm các xét nghiệm tại khu B. Tất cả các dịch vụ còn lại anh/chị phải đợi đến 6h30 sáng mới bắt đầu.

III. Các bước thực hiện khám bệnh ban đầu

Trước tiên chúng tôi giải thích cho anh/chị khái niệm “Cận lâm sàng” là gì? Vì anh/chị sẽ gặp khái niệm này rất nhiều khi đi khám bệnh.

Cận lâm sàng: là việc áp dụng các phương tiện, kỹ thuật vào việc chuẩn đoán và điều trị cho người bệnh, hiểu đơn giản “Cận lâm sàng” là đi làm các xét nghiệm (máu, nước tiểu, đàm…), chuẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, siêu âm…), nội soi, điện tim, điện não…tấc cả những dịch vụ gì mà có sự hỗ trợ của phương tiện, kỹ thuật.

Nếu anh/chị cần gửi xe vào lúc 4h sáng thì đi ra phía sau bệnh viện để gửi vào các nhà xe chung cư (bên hông trái của bệnh viện là đường Đặng Thái Thân, đi thẳng vào sẽ gặp đường Mạc Thiên Tích, phía sau này có nhiều chung cư). Các nhà xe xung quanh bệnh viện Đại học Y dược thì 4h30 mới bắt đầu cho gửi.

Cơ sở 1 có 3 khu khám bệnh: khu A, B, C. Tuy nhiện, hiện nay khu C đã đóng vì vậy chỉ con 2 khu là khu A và khu B. Trên đường Hồng Bàng có 2 cổng là cổng số 1 (luôn đóng và chỉ mở khi có sự kiện lớn) và cổng số 2 (được xem là cổng chính), anh/chị hãy đi thẳng vào cổng số 2 này.

Ngôi sao màu xanh ở khu B (từ cổng chính đi thẳng vào 15m, anh/chị thấy cái bàn hướng dẫn bên tay trái, có các anh bảo vệ ngồi trực).

Ngôi sao màu xanh ở khu A (từ cổng chính đi thẳng vào 7m rồi quẹo phải 5m, thấy bàn hướng dẫn có anh bảo vệ ngồi trực)

Bàn hướng dẫn ghi thông tin khám bệnh tại khu B và khu A có anh bảo vệ ngồi trực

Sau khi vào cổng, hãy đến 1 trong 2 nơi này (thấy nơi nào ít người hơn thì đến), anh/chị lấy phiếu màu vàng trên bàn và đền thông tin cá nhân của mình vào (trên bàn có sẵn bút).

Phiếu màu vàng ghi thông tin khám bệnh

Anh/chị điền đẩy đủ thông tin cá nhân của mình vào phiếu trên. Nếu xác định dùng Bảo hiểm y tế thì đánh dấu vào ô “Có mang theo BHYT”, trong trường hợp có giấy chuyển viện từ bệnh viện khác đến thì đánh dấu vào ô “Có mang theo giấy chuyển viện”.

Một việc rất quan trọng tiếp theo là anh/chị cần xác định mình khám ” cận lâm sàng” hay ” khám chuyên khoa “?

Khám “chuyên khoa“: anh/chị có các triệu chứng bệnh và muốn gặp bác sĩ chuyên môn tương ứng khám và chuẩn đoán cho mình. Trong một số trường hợp, anh/chị có thể yêu cầu khám nhiều chuyên khoa nếu cần thiết. Ví dụ: khám Thần kinh, khám Dạ dày, Tai-mũi-họng, Ung bướu, Xương khớp… Theo đó, anh/chị sẽ điền vào phiếu ghi thông tin bệnh nhân dòng “Đăng ký khám chuyên khoa” là liệt kê chuyên khoa mình muốn khám. Có thể từ ngữ anh/chị ghi không chính xác tên chuyên khoa, nhưng nhân viên tiếp nhận bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược sẽ điều chỉnh lại cho chính xác sau khi trao đổi với anh/chị.

Sau khi xác định được mình muốn khám “cận lâm sàng” hay “chuyên khoa” rồi, thì anh/chị sẽ thực hiện tiếp bước sau:

Nếu khám “cận lâm sàng“: lấy số thứ tự gặp bác sĩ tư vấn chỉ định cận lâm sàng tại bàn hướng dẫn đó luôn (phải xếp hàng lấy số thứ tự nếu tại bàn hướng dẫn có đông người. Đôi khi bàn hướng dẫn khu A không phát số thứ tự chỉ định cận lâm sàng thì anh/chị chuyển sang bàn hướng dẫn ở khu B). Sau khi có số thứ tự, anh/chị đi đến vị trí tư vấn chỉ định khám cận lâm sàng như trên bản đồ để chờ gặp bác sĩ (trong trường hợp ít người khám thì các anh bảo vệ tại bàn hướng dẫn chỉ anh/chị vào thẳng phòng đó để gặp bác sĩ luôn mà không cần lấy số thứ tự). Ngồi chờ đến số thứ tự của mình (nhìn vào bảng điện tử hiển thị số thứ tự phía trước phòng, nhớ chú ý là ở bệnh viện Đại học Y dược không sử dụng loa thông báo số thứ tự), vào đưa số thứ tự và phiếu ghi thông tin bệnh nhân để được tư vấn khám cận lâm sàng. Ở phòng này, có 2 bàn tư vấn, mỗi bàn gồm 1 bác sĩ và 1 nhân viên. Bác sĩ sẽ hỏi anh/chị đang bị triệu chứng gì, muốn khám gì…từ đó tư vấn cho anh/chị các cận lâm sàng cần khám. Anh/chị có thể đồng ý hoặc yêu cầu bỏ đi một số cận lâm sàng nào đó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ liệt kê các cận lâm sàng mà anh/chị cần khám trong phiếu “chỉ định cận lâm sàng” (có kèm theo giá tiền của mỗi cận lâm sàng và tổng chi phí). Anh/chị cầm phiếu chỉ định cận lâm sàng này đến nộp vào rổ theo quy định của quầy thu ngân trong phòng đó luôn (nếu quầy thu ngân này đông người thì ra bên ngoài tìm quầy thu ngân khác…xem bản đồ để rõ vị trí của các quầy thu ngân) và chờ gọi tên lên đóng tiền (số tiền như trong phiếu chỉ định cận lâm sàng). Sau khi đóng tiền xong, thu ngân sẽ trả lại anh/chị phiếu chỉ định cận lâm sàng này cùng với các biên lai thu tiền (màu đỏ) để anh/chị tiến hành thực hiện các cận lâm sàng sau đó.

Nếu khám “chuyên khoa“: không cần lấy số thứ tự gì cả mà đi đến vị trí đăng ký khám chuyên khoa như trên bản đồ (khu A – từ quầy 01 đến 14). Xem quầy nào ít người nhất để xếp hàng và chờ đến lượt của mình (chú ý: những quầy đầu là giành cho người ưu tiên như phụ nữ có thai, người lớn tuổi…). Đưa cho nhân viên tại quầy này phiếu ghi thông tin khám bệnh, họ sẽ trao đổi thêm với anh/chị để chỉ định đúng chuyên khoa cần khám (có thề một hoặc nhiều chuyên khoa). Tại đây, anh/chị phải nộp 100 ngàn đồng cho mỗi chuyên khoa mà anh/chị cần khám (2 chuyên khoa thì 200 ngàn…). Sau khi đóng tiền, với mỗi chuyên khoa, anh/chị sẽ nhận được một biên lai thu tiền trên đó có số thứ tự khám chuyên khoa, phòng khám số mấy. Cầm biên lai có số thứ tự này đi đến các phòng khám chuyên khoa tương ứng để chờ đến lượt mình (xem trên bảng điện tử hiển thị số thứ tự trước mỗi phòng khám) và vào gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ khám cho anh/chị dựa vào các triệu chứng và các kết quả cận lâm sàng mà anh/chị thực hiện trước đó (nếu có). Vì vậy, nên chú ý khi đi khám phải mang theo hết các kết quả cận lâm sàng mà mình đã thực hiện trước đó. Từ đó, bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh và kê toa luôn nếu đủ cơ sở hoặc thường sẽ yêu cầu anh/chị thực hiện một số cận lâm sàng nào đó cần thiết cho anh/chị. Nếu chỉ chuẩn đoán và kê toa luôn thì anh/chị đơn giản là tìm trên bản đồ vị trí của nhà thuốc để mua và xem như kết thúc việc khám bệnh ở đây (với trường hợp có BHYT, vui lòng xem chỉ dẫn cuối bài viết). Còn nếu bác sĩ chỉ định cho anh/chị thực hiện cận lâm sàng (thông qua phiếu “chỉ định cận lâm sàng”) thì anh/chị cầm phiếu chỉ định cận lâm sàng này đem đến các quầy thu ngân (xem vị trí trên bản đồ – tầng nào, khu nào cũng có) và nộp vào để được gọi tên lên đóng tiền. Sau đó, nhận lại phiếu chỉ định cận lâm sàng cùng với các biên lai thu tiền (màu đỏ) để tiến hành thực hiện các cận lâm sàng sau đó.

Mẫu phiếu chỉ định cận lâm sàng (dùng cho cả khám “cận lâm sàng” và khám “chuyên khoa”) Biên lai thu tiền khám chuyên khoa – ở hình trên là chuyên khoa Tổng quát (chú ý trên phiếu có ghi Phòng khám nào, số thứ tự, thời gian dự kiến được khám) Biên lai thu tiền thực hiện các cận lâm sàng (từ 01 phiếu chỉ định cận lâm sàng, Thu ngân sau khi thu tiền xong sẽ in ra biên lai cho từng cận lâm sàng khác nhau và đưa lại cho anh/chị)

Chú ý: Nếu anh/chị muốn khám chuyên khoa với 01 bác sĩ cụ thể nào đó mà anh/chị mong muốn, vui lòng xem ” lịch khám bệnh của y bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y dược TpHCM ” để đi đúng thời gian mà bác sĩ đó có lịch khám. Đồng thời, khi đăng ký khám chuyên khoa (khu A – từ quầy 01 đến 14), anh/chị phải đọc tên y bác sĩ muốn khám và yêu cầu cho khám bác sĩ này, nhân viên bệnh viện sẽ chỉ định chính xác phòng khám mà y bác sĩ đó đang trực.

IV. Vị trí thực hiện cận lâm sàng và phòng khám chuyên khoa tại bệnh viện Đại học Y dược

Vị trí thực hiện cận lâm sàng

Xét nghiệm máu nước tiểu: Lầu 01 khu A hoặc Tầng trệt khu B

Siêu âm tim: Lầu 01 khu A

Đo điện tim: Lầu 01 khu A

Đo điện cơ, điện não: Lầu 01 khu A

Nội soi dạ dày: Lầu 1 khu A

Siêu âm tổng quát: Quầy tiếp nhận Siêu âm Tầng trệt khu A hoặc Lầu 1 khu A

Chụp X – Quang: Quầy tiếp nhận X – Quang Tầng trệt khu B hoặc Tầng trệt khu A

CT Scan: Quầy tiếp nhận CT Scan Tầng trệt khu A

MRI: Quầy tiếp nhận MRI Tầng trệt khu A

Nội soi đại, trực tràng: Tầng trệt khu B

Đo chức năng hô hấp: Trong phòng khám Hô hấp tầng trệt khu B

Test lẩy da: Trong phòng khám Dị ứng – Miễn dịch tầng trệt khu B

Test hơi thở: Phòng khám Phổi (phòng 30), Lầu 01 khu A

Để dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm vị trí, chúng tôi cung cấp bản đồ vị trí như bên dưới:

Tiêu hóa: phòng khám 04, 05 và từ phòng 11 đến 16 Lầu 01 khu A

Tạo hình thẩm mỹ, chăm sóc da: phòng khám 16 đền 2o Lầu 01 khu A

Tai mũi họng: phòng khám 06 đến 10 Lầu 01 khu A

Nam khoa: phòng 01 Lầu 01 khu A

Tiết niệu: phòng 02 và 03 (buổi sáng) Lầu 01 khu A

Đau mãn tính: phòng 02 (buổi chiều) Lầu 01 khu A

Chỉnh hình Xương khớp: phòng 41 đến 43 Lầu 01 khu A

Nội Thận: Phòng 27 Lầu 01 khu A

Lồng ngực mạch máu: phòng 28 và 29 Lầu 01 khu A

Phổi: phòng 30 Lầu 01 khu A

Da liễu: phòng 31 Lầu 01 khu A

Y học gia đình: phòng 37 và 38 Lầu 01 khu A

Nội tiết: phòng 39 và 40 Lầu 01 khu A

Thần kinh: phòng 21 đến 26 Lầu 01 khu A

Tổng quát: phòng 32 đến 36 Lầu 01 khu A

Lão khoa (khám cho người già): Tẩng trệt khu B

Hô hấp: Tầng trệt khu B

Tâm lý: Tầng trệt khu B

Tim mạch: phòng 46 đến 49 Tầng trệt khu B

Ngoại Tim mạch: phòng 50 Tầng trệt khu B

Vú: phòng 74 và 75 Lầu 01 khu B

Viêm gan: phòng 66 đến 69 Lầu 01 khu B

Mắt: phòng 72 và 73 Lầu 01 khu B

Và 1 số chuyên khoa khác (vui lòng xem trên bản đồ vị trí ở trên)

Anh/chị có thể xem bản đồ vị trí ở trên để thấy cụ thể các phòng khám mà mình cần tìm nằm ở đâu.

Một lần nữa, anh/chị nên đọc lại thời gian khám bệnh của bệnh viện Đại học Y dược ở trên nếu anh/chị đến sớm. Phải đến 6h30 thì các dịch vụ cận lâm sàng và các phòng khám chuyên khoa ở khu A mới bắt đầu ( đăng ký khám chuyên khoa thì từ 5h), vì vậy khoảng thời gian từ 5h đến 6h30 chúng ta nên dùng các dịch vụ bên khu B (nếu có). Anh/chị có thể tuy chọn vị trí thực hiện cận lâm sàng nếu chúng có nhiều nơi thực hiện (vd: xét nghiêm có 2 nơi, siêu âm có 2 nơi…), tuy nhiên, theo kinh nghiệm, trừ khi bị yêu cầu thực hiện tại khu khác, anh/chị nên chọn khu A (nếu sau 6h30) vì là khu mới và có nhiều trang thiết bị hiện đại.

V. Quy trình thực hiện cận lâm sàng

Trên biên lai thu tiền của Siêu âm Tim có số thứ tự là 42 và thực hiện tại phòng Siêu âm 1 (trong phòng Siêu âm có nhiều phòng nhỏ…) Trên biên lai thu tiền của Xét nghiệm có số thứ tự là 353, tại phòng Xét nghiệm khu A

Ngồi chờ tại các phòng thực hiện cậm lâm sàng cho đến lượt mình (xem số thứ tự hiển thị trên bảng điện trước mỗi phòng thực hiện cận lâm sàng), anh/chị cầm biên lai cùng số thứ tự này vào đúng phòng mình được chỉ định và đưa cho y bác sĩ trong phòng đó, sau đó tiến hành thực hiện cận lâm sàng.

Một kinh nghiêm quý báu là nếu phải làm nhiều cận lâm sàng, thì anh/chị nên lần lượt nộp hết tất cả các biên lai vào các phòng thực hiện tương ứng và nhận lại hết các số thứ tự thực hiện cho mỗi cận lâm sàng (không nên nộp 01 nơi rồi làm xong sau đó mới đi qua nơi khác). Sau đó, xem xét cận lâm sàng nào gần đến lượt mình thực hiện nhất thì ưu tiên ngồi chờ ở phòng cận lâm sàng đó và thực hiện trước , và cứ thế tiếp tục lần lượt cho đến khi hết. Có thể trong quá trình thực hiện cận lâm sàng này thì cận lâm sàng khác đã đến lượt mình. Không sao cả, sau đó anh/chị cứ vào gặp y bác sĩ phòng cận lâm sàng đó và xuất trình biên lai và số thứ tự bị qua lượt đó, họ sẽ bố trí cho anh/chị ngay sau vài người.

Sau khi thực hiện xong cận lâm sàng, y bác sĩ tại phòng đó sẽ trả lại biên lai đồng thời ghi vào đó thời gian dự kiến lấy kết quả để anh/chị biết. Mặc định nơi lấy kết quả là tại bàn tiếp nhận của phòng thực hiện cận lâm sàng đó (nơi anh/chị nhận số thứ tự thực hiện), một số ít trường hợp lấy tại nơi khác thì sẽ được ghi trên biên lai.

Hẹn 9h trả kết quả Siêu âm (tại bàn tiếp nhận trong phòng Siêu âm) Hẹn 11h10 lấy kết quả Xét nghiệm tại Phòng khám Tổng quát

Đúng khoảng thời gian này, anh/chị đến các phòng tương ứng nghe đọc tên và xuất trình biên lai để nhận lại kết quả thực hiện cận lâm sàng đã thực hiện.

Lưu ý là đối với Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, đàm thì khi Thu ngân đưa biên lai thu tiền cho anh/chị đã có sẵn trên đó số thứ tự và nơi khám (như hình trên), anh/chị ko cần nhận số thứ tự từ bàn tiếp nhận nữa, mà chỉ cần ngồi chờ đến lượt mình và vào phòng xét nghiệm, nộp giấy chỉ định và biên lai thu tiền cho nhân viên kiểm tra và sau đó nhận lại từ họ. Vào khu vực các bàn lấy mẫu để lấy máu nếu xét nghiệm máu. Riêng đối với xét nghiệm nước tiểu, phân, đàm thì anh/chị nhận được lọ chứa và cầm vào nhà vệ sinh để lấy mẫu và nộp lại tại bàn lấy mẫu. Đối với biên lai có ghi “Hẹn trả kết quả tại phòng khám” thì anh/chị sẽ nhận kết quả tại phòng khám (đối với khám chuyên khoa). Một số trường hợp ghi “Hẹn giờ trả kết quả” thì nhận kết quả tại phòng xét nghiệm này.

Thời gian chờ kết quả đối với các cận lâm sàng trung bình từ 30 phút đến 1h đồng hồ, riêng đối với Xét nghiệm thì lâu hơn (máu, nước tiểu, phân, đàm) khoảng 3h đồng hồ nên anh/chị cố gắng sắp xếp làm Xét nghiệm trước.

Trong các cận lâm sàng, thời gian thực hiện Siêu âm là lâu nhất (đông người chờ nhất) vì cận lâm sàng này thường ai cũng thực hiện. Thời gian nhận được số thứ tự cho đến khi đến lượt mình vào Siêu âm tương đối lâu nên anh/chị có thể xem xét làm các cận lâm sàng khác trong lúc này.

Muốn biết chi phí của từng cận lâm sàng, anh/chị có thể tham khảo bài viết ” bảng giá dịch vụ cận lâm sàng của bệnh viện Đại học Y dược TpHCM “

VI. Các bước cuối cùng hoàn tất việc khám bệnh

VII. Trường hợp có sử dụng Bảo Hiểm Y Tế tại bệnh viện Đại học Y dược

Các bước thực hiện cũng giống như trường hợp không sử dụng BHYT, thực hiện như những gì trong bài viết hướng dẫn, chỉ cần chú ý thêm các vấn đề bên dưới:

Nếu chỉ đăng ký khám cận lâm sàng (không khám chuyên khoa), đồng nghĩa với việc anh/chị không có toa thuốc thì anh/chị không thể sử dụng BHYT.

Sau khi có toa thuốc từ bác sĩ chuyên khoa, phải xác nhận và thanh toán BHYT tại quầy BHYT (ngay khu đăng ký khám chuyên khoa Tầng trệt khu A, quầy 15 đến quầy 20). Hồ sơ thanh toán BHYT bao gồm (nộp bản photo – gần ngay đó có sẵn quầy photo): thẻ BHYT (đúng tuyến), giấy tờ tùy thân có ảnh đóng dấu giáp lai như CMND hay bằng lái xe, toa thuốc, các biên lai thực hiện cận lâm sàng (nếu có).

Lãnh thuốc tại nhà thuốc BHYT Tầng trệt khu B.

VIII. Tái khám

Theo lịch tái khám của bác sĩ chuyên khoa trước đó, anh/chị đến khu đăng ký khám chuyên khoa xuất trình sổ khám bệnh (có đơn thuốc) trước đó và yêu cầu tái khám. Nhân viên tiếp nhận bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược vẫn sẽ thu tiền phí khám là 100 ngàn đồng cho 01 chuyên khoa và sắp xếp cho anh/chị tái khám đúng bác sĩ mà anh/chị đã khám trước đó (trương trường hợp đặc biệt, không có bác sĩ đó thì anh/chị sẽ được cho khám bác sĩ khác). Anh/chị sẽ nhận được số thứ tự và tiếp tục làm theo quy trình ở trên trong bài viết.

Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có chỉ định các cận lâm sàng khi tái khám (trong lần khám bệnh trước) thì anh/chị mang giấy chỉ định cận lâm sàng này đi đóng tiền tại Thu ngân (không cần qua khâu gặp bác sĩ tư vấn cận lâm sàng) và thực hiện xong các hết các cận lâm sàng sau đó mới đăng ký khám chuyên khoa và vào gặp bác sĩ tái khám.

IX. Một số lưu ý quan trọng khi khám chữa bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Nếu đã đóng tiền thực hiện cận lâm sàng rồi, nhưng vì một lý do gì đó, anh/chị ko muốn thực hiện thì có thể hoàn tiền lại được: đến quầy số 05, khu Thu Ngân, Tầng trệt khu B (ngay bàn hướng dẫn ghi thông tin bệnh nhân) và làm theo hướng dẫn của nhân viên tại quầy.

Nếu muốn lấy hóa đơn đỏ (thanh toán cho công ty, lấy lại tiền từ một số bảo hiểm dịch vụ…) thì đến quầy 06,07,08 khu Thu Ngân, Tầng trệt khu B đưa các biên lai.

Nếu thực hiện nhiều cận lâm sàng, thì cần phải chịu khó di chuyển qua lại giữa các phòng để “canh” phòng nào gần đến lượt mình mà thực hiện.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Review Đi Đẻ Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!