Cập nhật nội dung chi tiết về Thuốc Chủng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung
Hỏi: Ngày 13.8.2009, tôi đi tiêm mũi đầu tiên trong liều 3 mũi vaccine ngừa bệnh ung thư cổ tử cung tại Viện Pasteur, tên thuốc là Gardasil do công ty MERCK, Hoa Kỳ sản xuất.
Tại Viện Pasteur, tôi được bác sĩ tư vấn, thuốc có tác dụng phòng ngừa 70% nguy cơ mắc bệnh, trong đời chỉ cần 3 mũi, không cần lặp lại và tuyệt đối an toàn choc ho sức khỏe cũng như không có tác dụng phụ.
Nguyễn thị T. M. – Q.10, TPHCM
Thưa bà, có 2 điều chúng ta nên suy nghĩ:
Thứ nhất, theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ về các sắc dân sinh sống tại nước này, phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao nhất. Do đó, tầm soát để phát hiện sớm bằng cách phết âm đạo (PAP’ smear) hàng năm cũng như tiêm thuốc chống ung thư cổ tử cung, sẽ giảm được nguy cơ ung thư.
Thứ hai, tại Hoa Kỳ, cơ quan kiểm soát thực dược phẩm (FDA) thường đưa ra tiêu chuẩn của thuốc hiệu quả và an toàn của thuốc thuộc hàng cao nhất thế giới. Nếu thuốc không an toàn, không bao giờ họ cho phép bán cho công chúng dùng. Riêng với thuốc chủng ngừa, bên cạnh FDA, ngừa dịch bệnh (CDC), có chức năng theo dõi khi thuốc được đưa ra thị trường. Thuốc bà dùng hiện đang được lưu hành tại Hoa Kỳ.
An toàn thuốc chủn HPV
An toàn thuốc chủng HPV (là siêu vi thường gây ung thư cổ tử cung) được nghiên cứu trong 5 thử nghiệm lâm sàng trước khi được cấp phép sản xuất. có tất cả 21.000 bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tham dự vào những thử nghiêm lâm sàng này.
Từ khi thuốc được sản xuất và bán ra thị trường, CDC và FDA đã theo dõi sát theo 3 hệ thống. Những hệ thống này có thể theo dõi tác dụng đã biết do thuốc chủng gây ra cũng như phát hiện những tác dụng phụ hiếm xảy ra chưa được nhận diện trong những lần thử nghiệm lâm sàng trước đây.
Về hệ thống theo dõi an toàn thuốc chủng HPV
Cho đến 1.6.2009, hơn 25 triệu liều thuốc Gardasil đã được phân phối khắp Hoa Kỳ. Đã có 14.072 báo cáo về tác dụng nghịch sau khi tiêm chủng Gardasil để chủng ngừa 4 chủng siêu vi HPV gây ung thư cổ tử cung, mà CDC và FDA vẫn tiếp tục theo dõi sát an toàn. Bất cứ vấn đề gì phát hiện được đều được báo các cho các cơ quan y tế, đồng thời FDA sẽ có quyết định cần thiết để bảo đảm sức khỏe và an toàn của công chúng.
Về những tác dụng phụ không trầm trọng
Những sự cố không trầm trọng không khiến người dùng thuốc phải nhập viện, tử vong, tàn phế vĩnh viện hay bị bệnh tật đe dọa tính mạng.
Phần lớn tác dụng phụ của Gardasil là không trầm trọng, gồm ngất sỉu, đau hay viêm chỗ tiêm (trên cánh tay), nhức đầu, buồn nôn sốt. Ngất sỉu thường xảy ra sau khi tiêm, nhất là với thiếu nữ vị thành niên. Té ngã sau khi tiêm đôi khi có thể gây thương tích, có thể ngừa bằng cách theo dõi sát 15 phút sau khi tiêm.
Sự cố tác dụng nghịch trầm trọng
Những nhà chuyên môn cứu xét vấn đề này không tìm thấy một đăc điểm nào trong các báo cáo về sự cố tác dụng nghịch sau khi tiêm gợi ý do Gardasil gây ra:
Hội chứng Guilliain Barre được báo cáo sau khi chủng Gardasil là một bệnh hiếm gặp làm cho yếu cơ. Bệnh xảy ra ở 1 – 2 trong 100.000 người ở tuổi dưới 20. Có một số trường hợp nhiễm trùng do hội chứng này gây ra. Không có chỉ định nào cho thấy a Gardasil tăng tỷ lệ hội chứng này ở các bé gái và phụ nữ, dù họ được chủng ngừa hay không.
Huyết khối: Một số rất ít báo cáo huyết khối sau khi tiêm Gardasil. Những huyết khối này xảy ra ở tim, phổi và chân. Phần lớn những người này có nguy cơ sinh huyết khối, thí dụ đang dùng thuốc uống ngừa thai.
Tử vong: Cho đến ngày 1.6.2009, có tất cả 43 báo cáo tử vong ở phụ nữ chủng ngừa Gardasil. 26 báo cáo được xác nhận, 9 đang còn điều tra và 8 chưa đucợ xác nhận vì không kiểm tra thông tin của người bệnh. 26 báo cáo tử vong được xác nhận không tìm được những đặc điểm nào bất thường để có thể cho là do thuốc chủng gây ra.
Thuốc Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Bạn có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung có thể nếu phát hiện bệnh sớm. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đây là lý do số lượng trường hợp ung thư cổ tử cung đang giảm dần trên thế giới.
Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
Ai là người có nhiều nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:
Nhiễm virus HPV: quan hệ tình dục với nhiều người có thể làm bạn tăng nguy cơ nhiễm HPV 16 và 18;
Hút thuốc: thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc sẽ dễ bị ung thư cổ tử cung gấp -hai lần so với người không hút thuốc;
Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Nhiễm chlamydia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia;Ăn ít trái cây và rau quả: phụ nữ ăn không đủ các loại trái cây và rau quả sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung;
Thừa cân: phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung;
Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng về việc uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung;
Sử dụng thiết bị trong tử cung: một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ từng sử dụng dụng cụ tử cung (IUD, một thiết bị được đưa vào tử cung của bạn để ngăn ngừa mang thai) có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung thấp hơn bình thường;
Mang thai nhiều: những phụ nữ mang thai 3 lần hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung;
Mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi: phụ nữ dưới 17 tuổi mang thai lần đầu sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần so với người bình thường;
Hoàn cảnh sống khó khăn: phụ nữ nghèo đói sẽ không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm cả xét nghiệm Pap;
Bệnh sử gia đình: người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vú;
Di truyền: nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường.
Vì sao ung thư cổ tử cung tái phát?
Ung thư cổ tử cung tái phát được coi là “án tử” đối với nữ giới, nhưng nếu phát hiện để điều trị sớm, kiểm soát được các tế bào ung thư thì có thể kéo dài được thời gian sống. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung có thể tái phát lúc nào là điều không ai biết trước được, chỉ có cách luyện tập, chăm sóc cơ thể, thay đổi chế độ sống khoa học mới khiến bệnh ít có nguy cơ tái phát.
Theo thống kê, mỗi năm tại Pháp có hơn 50.000 phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung. Họ vẫn điều trị và luôn tìm kiếm cho mình những giải pháp ngăn ngừa bệnh tái phát, vì họ nhận thức được rằng đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Một số triệu chứng ung thư cổ tử cung tái phát giúp chị em nhận biết bệnh đang quay trở lại:
– Giảm cân đột ngột.
– Sưng 1 chân, đau ở đùi hoặc mông.
– Chảy máu âm đạo, đau ngực.
– Ho kéo dài không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
Những nguy cơ khiến ung thư cổ tử cung tái phát
Xạ trị là phương pháp giúp điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu với hiệu quả khá cao. Đây là cách kéo dài thời gian sống cho người bệnh, nhưng một số trường hợp tế bào ung thư di căn đến khu vực xương chậu mà bức xạ không thể điều trị tại đó. Lúc này, bệnh tái phát rất nhanh và chỉ có phẫu thuật rộng mới loại bỏ được tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cung tái phát sau khi phẫu thuật
Phẫu thuật khoét chóp, cắt bỏ tử cung giúp loại bỏ các tế bào ung thư khi chưa di căn đến các cơ quan khác. Tuy nhiên, thủ thuật này đôi khi vẫn sót các tế bào, sau thời gian dài chúng phát triển và tái phát lại thành khối u ung thư cổ tử cung mới. Tình trạng ung thư cổ tử cung tái phát này phổ biến ở giai đoạn 1B và giai đoạn 2.
Ung thư cổ tử cung tái phát ngoài xương chậu
Ung thư cổ tử cung khi đã xâm lấn, lây lan di căn đến các cơ quan khác rất khó điều trị và dễ tái phát. Thông thường người bệnh sẽ được điều trị bằng hóa trị giúp giảm triệu chứng của bệnh và tăng tiên lượng sống chứ không thể chữa trị bệnh triệt để được.
Chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung tái phát
Sau khi điều trị ung thư tại cổ tử cung, người bệnh có thể chủ động phòng tránh bệnh tái phát trở lại bằng một số giải pháp sau:
– Duy trì cho mình chế độ sống khoa học: Bạn nên giữ cân nặng hợp lý, vận động cơ thể thường xuyên, ăn uống đủ chất là cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Về chế độ dinh dưỡng nên tăng cường các thực phẩm chống oxy hóa, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn và tránh sử dụng các chất kích thích gây hại. – Tầm soát ung thư cổ tử cung: Thăm khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung cũng như kịp thời kiểm soát khi bệnh có dấu hiệu tái phát. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ phòng khám phụ khoa uy tín để liên tục cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân.
Ngăn Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung thường được gây ra bởi sự thay đổi của các tế bào trong cổ tử cung, quá trình này diễn ra từ từ theo thời gian. Papillomavirus ở người (HPV) lây truyền qua đường tình dục là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung. Việc điều chỉnh lối sống và tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa bạn khỏi việc bị nhiễm vi-rút. Sàng lọc với xét nghiệm Pap smear thường xuyên và khám phụ khoa có thể xác định những thay đổi tiền ung thư rất sớm để bạn có thể điều trị hiệu quả trước khi ung thư cổ tử cung phát triển hoặc tiến triển.
Một số thói quen lối sống có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm vi-rút HPV và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu bạn đã bị nhiễm vi-rút.
Quan hệ tình dục với nhiều đối tác khác nhau làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tất nhiên, có thể bị nhiễm vi-rút ngay cả khi bạn chỉ có một đối tác nếu họ đã tiếp xúc với vi-rút bởi các đối tác khác.
Hầu hết, phụ nữ không biết rằng họ bị nhiễm vi-rút cho đến khi phát hiện ra những thay đổi ở cổ tử cung và đàn ông thường không biết rằng họ có mang vi-rút. Đó chỉ là một lý do tại sao kiểm tra sức khỏe thường xuyên có vai trò quan trọng.
Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách có thể giúp ngăn ngừa nhiễm HPV. Do vi-rút lây lan qua sự tiếp xúc giữa da với da của bộ phận sinh dục, bao cao su có thể làm giảm khả năng lây nhiễm bằng cách thêm một hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên bao cao su không đảm bảo hoàn toàn chống lại vi-rút, vì tiếp xúc với vi-rút vẫn có thể xảy ra ngay cả khi sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây và rau quả, duy trì cân nặng khỏe mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Điều này có thể là do một lối sống lành mạnh tối ưu hóa chức năng hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của những thay đổi gây ra ung thư trong cơ thể.
Ngoài ra, một nghiên cứu từ Nam Mỹ cho rằng chất curcumin, một loại gia vị có đặc tính chống oxy hóa, có thể cho thấy khả năng ức chế ung thư cổ tử cung. Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên mà chúng ta có được từ một số loại thực phẩm (đặc biệt là trái cây và rau quả) giúp chống lại các bệnh như ung thư.
Vắc-xin chống lại HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 được khuyến nghị cho những người trong độ tuổi từ 9 đến 45 chưa bắt đầu hoạt động tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng mới và lây lan HPV. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm vắc-xin nếu bạn có quan hệ tình dục ở độ tuổi này mà chưa bị nhiễm HPV.
Vắc-xin được tiêm dưới dạng một loạt hai hoặc ba mũi trong suốt 06 đến 12 tháng được tiêm vào cơ đùi hoặc cánh tay.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng ngứa, chảy máu hoặc khó chịu của khu vực âm đạo, hãy thông báo những vấn đề này với bác sĩ. Đây có thể là những dấu hiệu sớm của HPV, ung thư cổ tử cung hoặc một bệnh hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tất nhiên, đi khám sức khoẻ tổng quát định kỳ rất quan trọng ngay cả khi bạn không có các triệu chứng như vậy.
Mẫu này được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự bất thường về kích thước, hình dạng và tổ chức của các tế bào của cổ tử cung. Những bất thường không phải là ung thư thường được mô tả là loạn sản cổ tử cung.
Một phết tế bào Pap được khuyên kiểm tra ba năm một lần đối với phụ nữ từ 20 đến 29 tuổi và cứ sau 5 năm đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi.
Thuốc Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung. Tiêm Vaccin Ngừa Hpv Giá Bao Nhiêu?
Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung có đắt không? Khi nào nên dùng thuốc ngừa ung thư cổ tử cung? Những ai cần chích ngừa ung thư cổ tử cung? Đã quan hệ tình dục có tiêm thuốc ngừa ung thư cổ tử cung được không? Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao hàng đầu ở nữ giới. Đây là hàng loạt câu hỏi đặt ra khi tìm hiểu về loại thuốc ngừa ung thư cổ tử cung.
Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung có những loại nào?
Trong số các bệnh ung thư ở nữ giới, ung thư cổ tử cung gây ra tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh này cũng khá phổ biến với phụ nữ trên toàn thế giới. Căn bệnh này đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em bởi khi đã phát hiện bệnh hầu hết đều đã ở giai đoạn muộn và di căn. Vì vậy, làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này là điều rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về thuốc ngừa ung thư cổ tử cung.
Theo thống kê, có 99,7% bệnh nhân ung thư cổ tử cung mang virus HPV trong cơ thể. Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung thường được gọi là vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung. Loại vaccine này có tác dụng phòng ngừa tình trạng lây nhiễm virus HPV. Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể.
HPV là tên gọi viết tắt của Human Papilloma Virus, lây nhiễm chủ yếu do quan hệ tình dục. Virus này có nhiều chủng loại khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là loại gây bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất chị em phụ nữ nên tiêm thuốc ngừa ung thư cổ tử cung khi chưa từng có quan hệ tình dục. Đây được coi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Các loại thuốc ngừa ung thư cổ tử cung
Việt Nam hiện nay vẫn chưa tự sản xuất được thuốc ngừa ung thư cổ tử cung. Tại nước ta hiện có 2 loại vaccine HPV đó là Gardasil và Cervarix. Hai loại vaccine này đều nhằm mục đích phòng ngừa virus HPV tấn công cơ thể. Tuy nhiên chúng có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:
Loại thuốc ngừa ung thư cổ tử cung này do Bỉ sản xuất, ngừa được 2 chủng HPV là type 16 và 18. Cervarix có tính đặc trưng hơn so với Gardasil vì nó chỉ phòng được bệnh ung thư cổ tử cung. Vaccine này chỉ dùng được cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 – 25.
Đây là thuốc ngừa ung thư cổ tử cung do Mỹ sản xuất. Vaccine này phòng ngừa được 4 chủng loại HPV là type 6, 11, 16 và 18. Nhóm đối tượng có thể tiêm loại vaccine này khá rộng, từ 9 – 26 tuổi. Khi được tiêm Gardasil, nữ giới sẽ tránh được các bệnh như: Ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.
Chi phí chích ngừa ung thư cổ tử cung
Hiện nay, tiêm phòng ung thư cổ tử cung tại Hà Nội có mức giá dao động trên dưới 1.000.000đ. Tùy theo dịch vụ tiêm phòng ở từng cơ sở y tế mà mức giá sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể. Chị em nên tìm đến các trung tâm uy tín, bệnh viện lớn để tiêm thuốc ngừa ung thư cổ tử cung.
Với vaccine Gardasil, giá thành là khoảng 1.330.000đ cho 1 lần tiêm. Loại vaccine này cần tiêm đủ 3 mũi để phát huy hết hiệu quả. Lịch tiêm vaccine Gardasil cụ thể là:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
Mũi 2: cách lần đầu tiên 1 tháng
Mũi 3: cách lần đầu tiên 4 tháng
Với vaccine Cervarix, mỗi mũi tiêm có chi phí khoảng 890.000đ. Các chị em cũng cần tiêm đủ 3 mũi để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Lịch tiêm chủng cụ thể như sau:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
Mũi 2: cách mũi đầu 3 tháng
Mũi 3: cách mũi đầu 5 tháng
Những ai không nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Lưu ý rằng thuốc ngừa ung thư cổ tử cung sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục. Mặc dù vậy, những người đã quan hệ tình dục và trong độ tuổi tiêm phòng vẫn tiêm được thuốc này. Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm bớt đáng kể. Không chỉ dành riêng cho phái nữ, vaccine HPV cũng có thể tiêm cho nam giới trong độ tuổi 9 – 26 chưa từng có quan hệ tình dục.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên tiêm thuốc ngừa ung thư cổ tử cung. Những người đang mắc bệnh lý khác và có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với nấm men, cao su latex cũng chống chỉ định với thuốc ngừa ung thư cổ tử cung.
Bệnh ung thư cổ tử cung vẫn đang từng ngày cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Vì vậy, tiêm thuốc phòng ngừa ung thư cổ tử cung là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Các chị em nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh xa bệnh tật. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh cũng là yếu tố phòng bệnh rất quan trọng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuốc Chủng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!