Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Ung Thư Hạch Bạch Huyết mới nhất trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ung thư hạch bạch huyết là bệnh ung thư xuất phát từ tế bào bạch huyết. Ung thư bạch huyết chia làm 2 loại: U lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết
Mặc dù nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết chưa được kết luận chính xác nhưng có một vài yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Môi trường sống: Những người sống trong khu vực bị ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ… thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết cao.
Nhiễm virut: Một số loại virut như HIV, virut Epstein Barr… có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Bệnh hay gặp phải ở những người trên 60 tuổi
Tiền sử gia đình: Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư hạch bạch huyết sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết
Thông thường khi mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
Hạch bạch huyết sưng to: Đây là triệu chứng thường gặp của ung thư hạch bạch huyết. Khối u sưng dần lên, không có cảm giác đau, bề mặt nhẵn. Hạch sưng to ở phần cổ, nách và phần xương thượng đòn.
Biến đổi làn da: Khi mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng nổi ban đỏ trên da, xuất hiện mụn nước, mưng mủ…
Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác kèm theo như: Sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết
Khám lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ kiểm tra các vị trí khác nhau trên cơ thể như nách, bẹn, cổ… để đánh giá số lượng khối u, kích thước và vị trí khối u. Bác sĩ cũng hỏi tiền sử bản thân và gia đình để đưa ra kết luận chính xác.
Chụp X-quang: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát kích thước và vị trí của khối u.
Siêu âm, chụp CT, chụp MRI: Giúp phát hiện các hạch có đường kính lớn và đánh giá giai đoạn bệnh cụ thể.
Sinh thiết: Nếu có nghi ngờ mắc ung thư hạch, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
Giai đoạn I: Ung thư xuất hiện ở 1 hạch bạch huyết
Giai đoạn II: Ung thư xuất hiện ở 2 hoặc nhiều hạch bạch huyết nhưng u lympho chỉ ở một phía của cơ hoành.
Giai đoạn III: Các tế bào u lympho trong các hạch bạch huyết ở trên và dưới cơ hoành và lá lách.
Giai đoạn IV: U lympho đã lan ra ngoài các hạch bạch huyết như tủy xương, gan hoặc phổi.
Phương pháp điều trị bệnh
Hóa trị: Là sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch hoặc đường miệng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
Xạ trị: Hai loại xạ trị được sử dụng cho người ung thư hạch bạch huyết là bức xạ bên ngoài và bức xạ toàn thân. Đây là những phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao. Xạ trị cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u và giảm đau.
Cấy ghép tế bào gốc: Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp ung thư hạch bạch huyết tái phát hoặc các trường hợp khó.
Liệu pháp sinh học: Chủ yếu bao gồm các kháng thể đơn dòng có thể liên kết với các tế bào u lympho và tiêu diệt chúng.
Khám và điều trị ung thư hạch bạch huyết tại bệnh viện Thu Cúc
Hiện nay, bệnh viện Thu Cúc không hỗ trợ điều trị ung thư hạch bạch huyết. Tuy nhiên khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh có thể tới khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn tình trạng bệnh.
Ưu điểm khi tới khám bệnh tại Thu Cúc:
Được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu giàu kinh nghiệm.
Các trang thiết bị y tế, máy móc tại bệnh viện được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới, giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
Người bệnh không mất nhiều thời gian đợi chờ kết quả.
Người bệnh không phải lo lắng về chi phí khám bệnh bởi bệnh viện có áp dụng thanh toàn bảo hiểm y tế trong các dịch vụ khám lẻ, giúp hỗ trợ tối đa chi phí cho người bệnh.
Người bệnh có thể đặt hẹn trước qua số điện thoại hoặc kênh chát trực tuyến để chủ động thời gian khám bệnh.
Để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư hạch bạch huyết, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558896 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn thêm.
Tổng Quan Về Ung Thư Hạch Bạch Huyết
Bạn hiểu những gì về ung thư hạch bạch huyết? Căn bệnh có tỷ lệ sống thấp và khó phát hiện ở những giai đoạn đầu.
Ung thư hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết có vai trò vô cùng lớn trong hệ tạo máu và hệ miễn dịch của cơ thể. Ung thư hạch bạch huyết bắt đầu từ các tế bào lympho (tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch). Tế bào lympho không chỉ có mặt trong các hạch bạch huyết mà còn có trong lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết ung thư hạch bạch huyết
Người mệt mỏi, suy giảm khả năng lao động hàng ngày.
Hay đổ mồ hôi đêm.
Sốt mà không có tình trạng nhiễm trùng.
Nổi hạch: ở những vùng nách, bẹn, cổ và bụng hạch nổi lên kèm theo những đặc điểm như sưng to, cứng, không đau, không di động, loét hoặc chảy máu.
Người bệnh có thể thiếu máu (xanh xao nhợt nhạt, suy giảm khả năng lao động); Chảy máu: Bầm da, chảy máu cơ quan; nhiễm trùng tái diễn: như viêm phổi, nhiễm trùng da,…;Bệnh siêu vi tái diễn như zona, herpes,…
Ngựa đau, khó thở, đau bụng.
Gan lách to, căng chướng bụng.
Ung thư hạch bạch huyết được chia làm bao nhiêu loại?
Nhằm đáp ứng mục tiêu điều trị, ung thư hạch được chia thành các loại như sau:
Nguyên phát: Ung thư hạch nguyên phát hay còn gọi là lymphoma.
Thứ phát: Do các ung thư từ vị trí khác trong cơ thể di căn tới hạch: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,…
Cách xác định giai đoạn của ung thư hạch
Xác định được giai đoạn của ung thư sẽ là cách tốt nhất giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
– Hạch bạch huyết đã bị ung thư ở những vị trí nào?
– Các khối hạch nằm ở một bên hay cả hai bên cơ hoành?
– Ung thư đã di căn đến vùng tủy xương, lách hay chưa?
– Ung thư đã di căn ra ngoài hệ bạch huyết đến các bộ phận khác trong cơ thể hay chưa?
Căn cứ vào kích thước, vị trí và sự di căn của ung thư hạch mà người ta chia thành các giai đoạn gồm:
1. Giai đoạn I
Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng, khi đó u lympho chỉ ở một phía của cơ hoành.
2. Giai đoạn II
Khi có hai hoặc nhiều hơn các nhóm hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và u lympho chỉ xuất hiện ở một phía của cơ hoành.
3. Giai đoạn III
Các tế bào u lympho đã lan ra khắp cơ hoành. Lúc này. lách cũng có thể đã bị tổn thương.
4. Giai đoạn IV
U lympho đã di căn ra ngoài phạm vi hạch bạch huyết, ví dụ như đến gan, phổi hoặc tuỷ xương.
Có dấu hiệu bất thường về hạch cần đi khám ngay
Điều trị ung thư hạch như thế nào?
Các biện pháp điều trị trong ung thư hạch bạch huyết thường được kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
Hoá trị liệu: Dùng thuốc chống ung thư có thể phối hợp kháng thể đơn dòng hoặc thuốc trúng đích để điều trị.
Xạ trị: Dùng tia xạ có tần số cao để chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phẫu thuật: Vét hết vùng hạch và những vùng di căn lân cận.
Ghép tế bào gốc: Trong các trường hợp đặc biệt như xâm lấn tuỷ xương.
Ancan Fucoidan 1500mg – Liệu pháp miễn dịch tối ưu cho người bệnh ung thư hạch bạch huyết
Không chỉ có hàm lượng Fucoidan cao, chiết xuất 100% từ tảo nâu Mozuku mà Ancan Fucoidan 1500mg còn có sự kết hợp của Beta-glucan và cao sâm báo; Loại thảo dược tiến vua thất truyền nay đã được tái trồng trọt và khai thác từ vùng nguyên liệu chuẩn GAP của Triso Group.
Kết hợp tinh túy 3 thành phần thảo dược quý tạo nên hiệp đồng tác dụng 3 trong 1:
1. Kích hoạt tế bào ung thư tự chết
Mỗi tế bào sinh ra và chết đi đều theo một chu trình tự nhiên, chu trình này được gọi là Apoptosis. Apoptosis (sự tự chết theo chương trình của tế bào) là hiện tượng mà các nhân tế bào tự co lại thậm chí tách thành các mảnh nhỏ. Sau đó, các đại thực bào nuốt và tiêu diệt chúng. Đây được xem là chương trình chết tự nhiên của một tế bào khỏe mạnh sau khi hết vòng đời của nó.
Tế bào ung thư trở nên quá phát và chống lại chương trình tự chết của một tế bào tự nhiên, từ đó xâm lấn, đi xa trong cơ thể. Đưa tế bào trở về chương trình tự chết Apoptosis là cách để tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả nhất.
Đặc tính chống ung thư của Fucoidan đã được chứng minh bởi 1400 công trình khoa học trên toàn thế giới. Fucoidan tác động trực tiếp lên tế bào ung thư, “bắt giữ” và kích hoạt trở lại chương trình tự chết Apoptosis. Đồng thời kích hoạt hệ thống miễn dịch giúp người bệnh tăng khả năng chống chọi với bệnh, thậm chí là đẩy lùi bệnh khi sử dụng Fucoidan hàm lượng cao.
2. Ngăn chặn hình thành mạch máu mới, hạn chế ung thư tái phát
Một trong những phương pháp có thể giết chết tế bào ung thư triệt để đó là ức chế hình thành mạch máu mới, khoá chặt con đường cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi khối u khiến khối u “tự rụng”. Nhờ đặc tính giết sạch khối u bằng con đường chặn đứng nguồn dinh dưỡng giúp giảm kích thước khối u, ngăn chặn được sự di căn, kéo dài sự sống cho người bệnh ở giai đoạn muộn.
Với những người bệnh ung thư đã được chữa khỏi, Fucoidan sẽ có tác dụng bảo vệ, phòng chống oxy hóa ngăn chặn sự tái sinh của tế bào ác tính, ngăn chặn ung thư di truyền, duy trì sự khỏe mạnh của tế bào trong cơ thể.
3. Tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khoẻ
Thành phần Beta Glucan hàm lượng 1000mg kích hoạt đại thực bào Macrophage, một loại bạch cầu chịu trách nhiệm một loạt các tác động bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch và tạo ra các đáp ứng tối ưu chống lại các yếu tố nguy hại với cơ thể. Khả năng “nuốt chửng” các yếu tố ngoại lai, “khoanh vùng” các tế bào lạ và giết chúng.
Bộ đôi Sâm báo và fucoidan cũng tạo nên 1 hiệp đồng tác động nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi chức năng bạch cầu, hỗ trợ quá trình đại thực bào, giúp ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh ung thư hiệu quả.
Nhờ hiệp đồng tác động 3 trong 1 ưu việt, Ancan Fucoidan 1500mg được đánh giá cao bởi các chuyên gia điều trị u bướu hàng đầu. Mang lại sự tự tin, niềm hy vọng cho người bệnh ung thư.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch như thế nào?
Bản thân người bệnh cũng như người nhà cần chú ý đến những vấn đề sau:
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
Ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín uống sôi. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, dễ thấp thu, tốt cho sức khỏe, tăng cường miễn dịch để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Sinh hoạt lành mạnh, khoa học; ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya và căng thẳng quá mức, luôn giữ tinh thần vui vẻ và yêu đời.
Bạn đang mắc bệnh lý về hạch hay có nguy cơ tiến triển ác tính, người mắc ung thư hạch gọi ngay Hotline 0325 015 551 để được chuyên gia tư vấn miễn phí về bệnh lý và biết thêm thông tin chi tiết về liệu trình sử dụng Ancan Fucoidan trong hỗ trợ điều trị ung thư hạch bạch huyết trong từng giai đoạn.
Ung Thư Hạch Bạch Huyết Hodgkin
Các phương thức điều trị có thể là một trong các cách sau: hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và ghép tế bàogốc. Thông thường, đó là sự kết hợp của hai phương thức. Điều này còn phụ thuộc vào loại lymphoma và các đặcđiểm tiên lượng khác nhau của lymphoma.
Hóa trị
Các thuốc hóa trị hay còn được biết đến là cytotoxics là phương pháp điều trị chính cho những người mới được chẩnđoán mắc Lymphoma Hodgkin. Nhìn chung, các loại thuốc này tiêu diệt các tế bào phân chia/phát triển nhanh chóng. Dođó, cytotoxics mang lại hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng tiêu diệt các tế bàobình thường phát triển nhanh trong cơ thể như nang lông và các tế bào tạo máu trong tủy xương. Các tác dụng này cóbiểu hiện rụng tóc và suy giảm tạm thời các tế bào máu (như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Hóa trị cũng có thể đượckết hợp với liệu pháp kháng thể đơn dòng ở một số bệnh nhân mới được chẩn đoán.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương thức điều trị sử dụng chính hệ miễn dịch của người bệnh, hoặc thuốc chế tạo từ cácthành phần của hệ miễn dịch, để chống lại bệnh. Có nhiều hình thức trị liệu miễn dịch. Trong trường hợp lymphomaHodgkin, các dạng chính là kháng thể đơn dòng nhắm vào một loại protein cụ thể trong tế bào ung thư lymphomaHodgkin, và mũi tiêm này được gọi là điểm kiểm soát ức chế. Các điều trị này hiệu quả khá cao trong việc tiêu diệtcác tế bào lymphoma Hodgkin nhưng thường sử dụng như phương pháp thay thế.
Cấy Ghép Tế Bào Gốc
Người bị lymphoma Hodgkin tái phát có thể nhận cấy ghép tế bào gốc, thường là biện pháp thay thế. Cấy ghép tế bàogốc tạo máu cho phép người bệnh nhận hóa trị, xạ trị liều cao, hoặc cả hai. Liều cao phá hủy các tế bào lymphoma vàcả các tế bào máu khỏe trong tủy xương. Sau đó, bệnh nhân nhận tế bào gốc tạo máu qua ống mềm đặt ở tĩnh mạch lớntại cổ hoặc vùng ngực. Các tế bào máu mới phát triển từ các tế bào gốc cấy ghép.
Cấy ghép tế bào gốc được thực hiện tại bệnh viện. Tế bào gốc có thể lấy từ của chính người bệnh hoặc từ người hiếntặng khỏe mạnh.
Liệu pháp xạ trị
Liệu pháp xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào lymphoma Hodgkin. Có thể thu nhỏ khối u vàgiúp kiểm soát cơn đau. Xạ trị hay sử dụng trong bước đầu của trị liệu đới với bệnh nhân có các khối hạch bạch huyếtlớn.
Ung Thư Hạch Bạch Huyết Là Gì?
Ung thư hạch bạch huyết hay cách gọi ngắn gọn hơn là ung thư hạch. Đây là triệu chứng bệnh ung thư tác động lên các hạch bạch huyết trong cơ thể. Thường do suy giảm miễn dịch gây nên.
I. Đại cương về ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư xuất phát từ hạch bạch huyết của cơ thể. Hạch bạch huyết vốn là cấu trúc nằm trong hệ tạo máu, chúng có nhiều vai trò trong việc cấu thành nên các tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch. Những rối loạn ở đây có khả năng gây nên bệnh lý nghiêm trọng tại hạch.
Ngoài ra ung thư hạch bạch huyết thứ phát di căn từ nơi khác tới thường gặp hơn ung thư hạch nguyên phát. Thật ra cụm từ “ung thư hạch bạch huyết” là khá chung chung. Đây là một tập hợp nhiều bệnh lý khác nhau. Với chẩn đoán, chữa trị và tiên liệu có khi khác biệt hoàn toàn.
II. Lý do gây bệnh ung thư hạch
Bây giờ lý do chính gây nên bệnh ung thư hạch bạch huyết chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên các thống kê cho thấy sự liên hệ giữa một vài tác nhân với bệnh ung thư hạch bạch huyết. Các tác nhân đó là:
Tuổi tác: các đối tượng trên 60 tuổi có sức khỏe giảm sút là nhóm dễ mắc ung thư nhất.
Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc phải bệnh ung thư hạch bạch huyết nhiều hơn so với giới nữ.
Hệ thống miễn dịch suy yếu: hệ miễn dịch suy yếu do nhiều nguyên nhân như cấy ghép nội tạng. Bẩm sinh hoặc nhiễm virus HIV.
Chứng bệnh hệ thống miễn dịch: Bênh nhân viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, Lupus hay celiac có khả năng mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết cao hơn người thường. Hoặc các đối tượng bị nhiễm các loại virus như Epstein-Barr, viên gan C, HHV8 cũng có thể cao khá cao.
Tiểu sử gia đình: Nếu có người thân đã từng bị ung thư hạch bạch huyết, bạn có tỷ lệ cao cũng mắc phải căn bệnh này.
Nhiễm phóng xạ: Định kỳ tiếp xúc với benzen, các chất diệt côn trùng, cỏ dại.
Béo phì
III. Có bao nhiêu loại ung thư hạch bạch huyết ?
Ung thư hạch bạch huyết được phân loại thành nhiều thể bệnh. Các cách phân loại này đều nhằm mục đích phục vụ cho việc điều trị:
3.1 Nguyên phát và thứ phát
Bệnh nguyên phát còn được gọi là lymphoma.
Thứ phát là những ung thư từ vị trí khác di căn tới hạch bạch huyết: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,…
3.2 Nguồn gốc tế bào của lymphoma lại được phân loại thành
3.3 Các loại lymphoma phổ biến:
Ung thư hay gặp nhất là tế bào B, trong tế bào B sẽ rất có nhiều loại khác nhau
Việc nhận diện này đôi khi rất khó khăn và phức tạp. Bác sĩ có khả năng phải phối hợp nhiều công cụ để đưa ra chuẩn đoán chính xác nhằm phục vụ cho kết quả trị liệu. Các xét nghiệm như sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, … sẽ có ích trong nhiều trường hợp.
IV. Bệnh ung thư hạch có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào bản chất của loại ung thư hạch bạch huyết thì bác sĩ mới đánh giá được mức độ nguy hiểm của chúng. Nếu là ung thư thứ phát từ một ổ ung thư khác thì thường là giai đoạn II trở đi. hiệu quả trị liệu và tiên liệu chủ yếu là đánh giá dựa trên giai đoạn và trạng thái của vị trí nguyên phát.
Đối với lymphoma, nguồn gốc xuất phát của tế bào ung thư cực kì quan trọng trong tiên liệu bệnh: Có một vài thể vô cùng tốt, người bệnh có thể sống đến 5 – 10 năm mà không có biểu hiện như u lympho tế bào nhỏ (Small lymphocytic lymphoma). Người mắc bệnh này bác sĩ cũng sẽ không chữa trị nếu không có dấu hiệu và bệnh không có triệu chứng tiến triển.
4.1 Lymphoma diễn tiến chậm
Thời gian sống khá dài, có thể đến 10 năm. Trị liệu những thể này có phần nhẹ nhàng hơn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì việc chữa trị sẽ đơn giản. Tuy vậy bệnh giai đoạn cuối thì có xu hướng khác với điều trị thông thường.
4.2 Thể xâm nhiễm
Vài thể của ung thư hạch nguyên phát diễn tiến rầm rộ và gây triệu chứng nặng nề. Nếu không chữa trị người mắc bệnh có thể chết vì biến chứng. Bệnh có thể đáp ứng tốt với hoá chữa trị ban đầu, nhưng tỉ lệ phần trăm tái phát sớm cao và dễ dàng kháng sau đó.
V. Biểu hiện của bệnh
Ung thư hạch có nhiều triệu chứng lâm sàng khá giống với nhiều loại căn bệnh thường gặp, có khả năng kể đến như:
Nổi hạch: Nổi một hoặc nhiều hạch tại cổ, nách, hay bẹn, các hạch này nổi lên, phình to nhưng không cảm thấy gì. Những trường hợp hạch to dễ dàng nhầm với bệnh đường hô hấp thông thường.
Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Sốt thường xuyên và kéo dài dai dẳng
Ho, khó thở, thậm chí là đau lồng ngực.
Mệt mỏi, suy kiệt kéo dài dai dẳng.
Đau bụng, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
Đổ mồ hôi đêm, mất cảm giác ngon miệng
Những ca bệnh được chuẩn đoán ung thư đều có các triệu chứng giống nhau. những triệu chứng cảnh báo có khả năng kể đến như:
1
Dấu hiệu toàn thân
Xuất hiện các biểu hiện sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và giảm cân vào thời điểm trước khi hạch bắt đầu sưng to, có những khi cùng lúc hạch sưng to.
2
Hạch bạch huyết sưng to
Đây là biểu hiện điển hình nhất của ung thư hạch khi mà có khối u cứ sưng dần lên mà không có cảm giác đau. Hạch sưng to ở cổ và phần xương thượng đòn.
3
Làn da thay đổi
Người mắc bệnh ung thư hạch sẽ có một loạt những biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ… bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn muộn khả năng đề kháng giảm, nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch.
Khi bạn thấy mình xuất hiện những triệu chứng ở trên, chưa chắc đã bị ung thư hạch. Nhưng cần phải đến ngay bệnh viện để có các chẩn đoán chính xác. nếu như chẩn đoán chính xác là mắc ung thư, cần phải chữa trị đúng lúc, nâng cao kết quả trị liệu, cải thiện chất lượng cuộc sống. nhận ra sớm các biểu hiện trên cơ thể, để tiến hành chuẩn đoán, việc chữa trị khối u hạch ác tính sẽ diễn ra thuận lợi, gia tăng tuổi thọ.
VI. Tiên lượng bệnh
Ung thư hạch bạch huyết được chia làm 2 cấp độ: A và B.
Cấp độ A: bệnh nhân không có các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết.
Cấp độ B: bệnh nhân có ít nhất một trong những dấu hiệu sau đây: giảm cân không rõ lý do, đổ mồ hôi ban đêm, hoặc sốt.
Giai đoạn bệnh và các cấp của bệnh ung thư là những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiên lượng của người bệnh. tiên lượng của người bệnh phụ thuộc và loại và giai đoạn của ung thư, cộng thêm độ tuổi và sức khỏe thời điểm chuẩn đoán.
Tỷ lệ sống của người trẻ tuổi thường lớn hơn so với người lớn tuổi. Việc chẩn đoán sớm và đưa ra được phác đồ trị liệu thích hợp có khả năng giúp nâng cao tỉ lệ sống cho người mắc bệnh ung thư hạch. Tỉ lệ sống sau 5 năm cho bệnh ung thư hạch bạch huyết dạng u lympho Hodgkin
Giai đoạn 1: Khoảng 90%
Giai đoạn 2: Khoảng 90%
Giai đoạn 3: Khoảng 80%
Giai đoạn 4: Khoảng 65%
Tỉ lệ sống sau 5 năm cho u lympho không Hodgkin
Giai đoạn tại chỗ: 81,6%
Giai đoạn khu vực (lây lan đến hạch bạch huyết khu vực): 72,9%
Di căn xa: 61,6%
Những biện pháp chữa trị trong ung thư hạch có khả năng phối hợp nhiều phương pháp không giống nhau. Những liệu pháp thông thường hay sử dụng:
Hoá trị liệu: dùng thuốc chống ung thư có khả năng phối hợp kháng thể đơn dòng hoặc thuốc trúng đích.
Xạ trị
Phẫu thuật
Ghép tế bào gốc: Trong các trường hợp đặc trưng như lấn chiếm tuỷ xương.
phương pháp đào thải gốc tự do: sử dụng để ngăn chặn di căn và giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị
VIII. Chăm sóc người mắc bệnh ung thư hạch như thế nào?
Cũng như bao người bệnh ung thư khác, người mắc bệnh cần được chú ý các vấn đề sau:
Giữ vệ sinh, vật dụng cá nhân và môi trường sống.
Dinh dưỡng đầy đủ, nhiều rau ít thịt. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, dễ dàng thấp thu.
Trong thời gian điều trị, loét có khả năng xảy ra đặc thù ở đường tiêu hoá và da. Hãy tham vấn bác sĩ chữa trị trong việc lựa chọn thực phẩm và vệ sinh vết loét.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Ung Thư Hạch Bạch Huyết trên website Growcaohonthongminhhon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!