Top 10 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Ung Thư Đường Mật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Bệnh Ung Thư Đường Mật

Ung thư đường mật là ung thư hình thành trong hệ thống các ống dẫn đưa mật từ gan xuống ruột non. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như vàng mắt, vàng da, sút cân, mệt mỏi…

1. Ung thư đường mật là gì

2. Triệu chứng của ung thư đường mật

3. Tác hạị của bệnh ung thư đường mật

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đường mật

5. Điều trị bệnh ung thư đường mật

6. Phòng chống bệnh ung thư đường mật

7. Bác sĩ điều trị

Ung thư ống mật là ung thư hình thành trong các ống mật có chứa chất dịch tiêu hóa. Đường mật nối gan với túi mật và ruột non. Tình trạng này, còn được gọi là ung thư ống mật, là một dạng ung thư phổ biến thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đường mật đó là:

Vàng da: Vàng da là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở người ung thư đường mật. Nguyên nhân khiến cho người bệnh vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Cùng với dấu hiệu vàng da thì người bệnh còn có một số biểu hiện bất thường như phân bạc mầu và nước tiểu sậm mầu (như nước vối).

Ngứa: Ngứa thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.

Gầy sút cân: hầu hết những người mắc ung thư đường mật đều bị sút cân. Nguyên nhân do trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) vì không có dịch mật được bài xuất xuống ruột.

Đau bụng vùng gan: Ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân sẽ đau mơ hồ, lúc có lúc không. Một thời gian sau sẽ cảm thấy đau bụng nhiều hơn do các biến chứng của tắc mật.

Gan to: Gan to là do hậu quả của tình trạng ứ mật. Khoảng 25% các trường hợp có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm.

Khi cơ thể bạn gặp phải các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau bụng ở gan, gầy sút cân thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm y tế để được thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Ung thư đường mật là một căn bệnh nguy hiểm. Trước hết, ung thư đường mật khiến cho người bệnh suy giảm về sức khỏe, sức đề kháng giảm dẫn đến việc dễ mắc những bệnh khác.

Sau đó, ung thư đường mật ảnh hưởng đến gan, khiến cho người bệnh đau đớn, gặp vấn đề với ăn uống và tiêu hóa. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ khiến cho tế bào ung thư di căn, đe dọa đến tính mạng người bệnh và trường hợp xấu nhất là tử vong.

Một số nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư đường mật mà chúng ta có thể kể đến đó chính là do tình trạng béo phì, hút thuốc và uống rượu bia nhiều, di truyền, nhiễm kí sinh trùng.

Rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư đường mật

Tuổi tác: bệnh không phổ biến ở người trẻ hoặc trung niên. Trên 60 % bệnh nhân được phát hiện từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn bắt đầu bước vào giai đoạn trung niên, bạn nên chú ý đến việc tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư đường mật.

Béo phì: béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính và ung thư, bao gồm ung thư ống mật.

Lịch sử gia đình: Mặc dù tiền sử gia đình có ung thư đường mật có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, theo bác sĩ hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư ống mật đều không có mối quan hệ gia đình do đây là một căn bệnh hiếm gặp.

Uống quá nhiều rượu bia: Trong rượu bia có cồn, chất kích thích ảnh hưởng đến men gan. Lạm dụng rượu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư đường mật của một người.

Hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi mà cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật và các bệnh nguy hiểm khác.

Tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm: Những người tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại thì nguy cơ mắc ung thư đường mật rất cao. Các chất hóa học độc hại như: dioxin, polyclorinated biphenyls (PCBs), nitrosamines, amiăng, radon và thorotrast…

Bệnh gan hoặc mật ống: Một số bệnh của gan hoặc ống mật, như bệnh gan đa nang, viêm tụy (viêm tụy), hội chứng ruột kích thích, u túi mật (túi mật chứa bên ngoài gan với tế bào tiền ung thư)…có thể làm tăng nguy cơ ung thư ống mật.

Nhiễm ký sinh trùng: Sán lá gan là một loại kí sinh trùng dưới nước có thể nhiễm vào ống mật cơ thể người và gây ung thư.

Thử nghiệm hóa học máu: Các xét nghiệm hóa học máu đo mức bilirubin và phosphatase kiềm và kiểm tra chức năng gan khác. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy mức cao của các chất này trong máu, có thể chỉ ra rằng ống mật của bạn không hoạt động tốt.

Sinh thiết: Các xét nghiệm khác có thể gợi ý rằng ung thư có mặt, nhưng chỉ thực hiện sinh thiết từ tế bào được lấy trực tiếp từ đường mật mới có thể chẩn đoán xác định được khối u lành tính hay ác tính.

Siêu âm: Trong siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy khối u thật sự. Để xem đường mật, bác sĩ có thể dùng siêu âm nội soi thay thế. Hình ảnh siêu âm sẽ cung cấp cho bác sĩ các thông tin về đường mật như vị trí, khối lượng, kích thước và mức độ tổn thương khối u gây ra.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường chứ không phải tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI chuyên dùng cho ống mật được gọi là MRI phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng giúp bác sĩ xác định khối u và các vị trí khối u đã lan rộng và tác động đến hệ bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.

Phẫu thuật: Vị trí và độ nhạy của vùng đường mật thường làm cho ca phẫu thuật trở nên khó khăn. Hiệu quả của phẫu thuật có thể bị giới hạn bởi kích cỡ khối u và phần di căn. Các lựa chọn điều trị phẫu thuật phổ biến cho ung thư đường mật bao gồm:Phẫu thuật cắt bỏ ống mật, phẫu thuật một phần, thủ tục Whipple, ghép gan.

Liệu pháp bức xạ: Xạ trị bằng tia X năng lượng cao hoặc các hạt khác để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên phương pháp này ít khi được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư đường mật. Nó thường được các bác sĩ sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và đau khi bệnh tiến triển.

Hóa trị: Hoá trị liệu là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Nghiên cứu đã cho thấy hóa trị liệu có thể kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư ống mật mà không thể thực hiện phẫu thuật.

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh ung thư đường mật, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh và sớm đưa ra phương án điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được giúp đỡ, Hello Doctor luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc. Bởi khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc hại, tàn phá sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, là nguyên nhân không chỉ gây bệnh ung thư đường mật mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Không lạm dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia cũng như chứa các chất kích thích.

Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, chú trọng bổ sung rau, củ, quả, …

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe miễn dịch, có khả năng chống lại mọi tác nhân gây bệnh. Có chế độ làm việc, sinh hoạt và học tập thật hợp lí.

Khi cơ thể mắc các bệnh như xơ gan, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, … thì cần phải điều trị triệt để tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật.

Điều Trị Ung Thư Đường Mật

Phẫu thuật và hóa xạ trị

Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp được bệnh nhân ung thư đường mật lựa chọn hàng đầu. Nguyên tắc điều trị ung thư đường mật là có thể phẫu thuật, sau phẫu thuật kết hợp với xạ trị và hóa trị, để củng cố và nâng cao hiệu quả của phẫu thuật. Đối với những ca bệnh giai đoạn muộn không thể phẫu thuật, nên tiến hành phẫu thuật dẫn lưu đường mật, để giải quyết vấn đề tắc nghẽn đường mật, khống chế nhiễm trùng đường mật, cải thiện chức năng gan,… Phẫu thuật ung thư túi mật phức tạp đa dạng, là phẫu thuật ngoại khoa gặp phải nhiều thử thách nhất, phương thức phẫu thuật chủ yếu dựa vào vị trí phát sinh của ung thư đường mật.

Hóa xạ trị sau phẫu thuật có thể phát huy tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào tàn dư còn sót lại; ung thư đường mật giai đoạn cuối hóa xạ trị trước phẫu thuật có thể làm thu nhỏ khối u ở một mức độ nhất định, như vậy sẽ nâng cao được tỷ lệ thành công của phẫu thuật; bệnh nhân giai đoạn cuối không thể tiếp nhận được phẫu thuật, thì hóa xạ trị có thể trực tiếp phát huy tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, cải thiện một cách có hiệu quả các triệu chứng ở bệnh nhân.

Điều trị Đông y

Thuốc Đông y là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư đường mật. Bệnh nhân không thể tiếp nhận hóa xạ trị hoặc cơ thể suy nhược có thể sử dụng Đông y để điều trị lâu dài, vừa có thể ức chế được các tế bào ung thư, cải thiện các chức năng bị mất đi của cơ thể, vừa có thể khiến cho các tế bào ung thư tự động hủy diệt, khiến cho các tế bào ung thư trong tình trạng không tác dụng phụ mà vẫn từng bước teo nhỏ, từ đó có thể phát huy tác dụng điều trị trên bệnh nhân, đạt đến mục đích giảm nhẹ các triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Điều trị can thiệp

Điều trị can thiệp đối với ung thư đường mật là sử dụng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh để dẫn một ống có đường kính 2mm qua da đi vào huyết quản đến vị trí ổ bệnh để điều trị. Một mặt đưa thuốc vào cục bộ vùng bệnh, mặt khác tránh hết sức những tổn hại cho các bộ phận lành lặn khác trên cơ thể.

Biện pháp điều trị can thiệp đối với ung thư đường mật chỉ để lại vết thương nhỏ, không cân phẫu thuật mổ phanh, thông thường chỉ để lại một vết thương vài milimet trên da mà thôi, là đã có thể hoàn thành điều trị, đảm bảo tính thẩm mỹ mà lại hạ thấp nguy hiểm do sử dụng thuốc gây mê, đây cũng chính là phương pháp được đánh giá cao nhất hiện nay.

Chuyên gia ung thư bệnh viện ung bướu Quảng Châu nhắc nhở: Điều trị ung thư đường mật cần lựa chọn bệnh viện chuyên khoa có uy tín điều trị, đồng thời, bệnh nhân ung thư đường mật cần phải điều chỉnh hợp lý việc sinh hoạt hàng ngày, như vậy việc điều trị mới đạt được hiệu quả tốt.

Ung Thư Đường Mật Là Gì?

Đường mật trong gan nằm trong gan

Đường mật vùng rốn gan nằm dưới gan

Đường mật vùng ngoài gan nằm gần vị trí nối tá tràng

Sự phát triển ác tính này có khả năng tăng về kích thước, xâm lấn cấu trúc xung quanh và lan sang các phần khác của cơ thể. Loại ung thư đường mật vùng rốn gan và vùng ngoài gan có xu thướng làm tắc đường mật vì chúng phát triển làm tắc dòng chảy của mật từ gan vào ruột.

Những yếu tố nguy cơ

Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đường mật:

Các bệnh do viêm đường mật mãn tính như: viêm xơ chai đường mật nguyên phát, sỏi đường mật, nang đường mật

Tuổi tác (người già hơn có nguy cơ cao hơn)

Nhiễm sán lá gan (kí sinh trùng)

Gia đình có tiền sử ung thư đường mật

Béo phì

Các triệu chứng

Ở những giai đoạn đầu, ung thư đường mật thường không có triệu chứng gì (không có các dấu hiệu cảnh báo). Khi ung thư phát triển, có thể có các triệu chứng sau đây:

Vàng mắt và da (chứng vàng da)

Nước tiểu có màu nước trà

Phân nhợt màu

Đau bụng trên hoặc đau lưng

Ăn kém

Sụt cân

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Một số các triệu chứng trên có thể do nhiều tình trạng bệnh lý phổ biến khác nữa; chính vì vậy quan trọng hãy đi kiểm tra nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đó.

Chẩn đoán

Phần đầu tiên của quá trình chẩn đoán là đánh giá các triệu chứng, tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Sau những bước trên, có thể cần các xét nghiệm và kiểm tra sau đây:

Xét nghiệm máu

Chụp cắt lớp

Chụp cộng hưởng từ

Nội soi mật tụy ngược dòng

Chụp đường mật xuyên gan qua da

Chụp PET CT

Điều trị

Phẫu thuật

Đối với ung thư đường mật giai đoạn đầu không có di căn tới các bộ phận khác (có thể cắt bỏ), cơ hội chữa khỏi tốt nhất là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tùy thuộc vào loại và vị trí khối u, có các phương pháp phẫu thuật sau: * Khối u trong gan – Cắt bỏ thùy gan nơi có khối u, túi mật * Khối u vùng rốn gan – cắt bỏ đường mật bên ngoài gan, thùy gan, túi mật * Khối u vùng ngoài gan – cắt bỏ đường mật, đầu tụy, tá tràng, túi mật

Đôi khi, phẫu thuật để làm giảm triệu chứng ngay cả khi khối u không thể cắt bỏ (giảm nhẹ) vì nó có thể làm tắc đường mật và dạ dày.

Hóa trị/xạ trị

Hóa trị là phương pháp điều trị đầu tiên trong các trường hợp ung thư đường mật không phẫu thuật được. Tuy nhiên, nó cũng thường được sử dụng để điều trị hoàn tất sau khi đã phẫu thuật lấy khối u. Các loại hóa trị có thể ở dạng viên hoặc truyền tĩnh mạch. Hóa trị có thể kết hợp với xạ trị để hướng thẳng tới khối u.

Tiên lượng

Kết quả điều trị tốt nhất được thấy ở những bệnh nhân đã tư vấn với bác sĩ chúng tôi là những bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn đầu vì họ dễ có cơ hội phẫu thuật loại bỏ khối u. Thậm chí ở những trường hợp không phẫu thuật được, việc điều trị để kéo dài sự sống, giảm nhẹ các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Ung Thư Đường Mật, Túi Mật

Đặc trưng của bệnh ung thư đường mật, ung thư túi mật là sự phát triển bất thường và tăng sinh quá mức của các tế bào ung thư, do đó, chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn năng lượng của cơ thể, đồng thời thải ra nhiều độc tố gây hại tới sức khỏe. Bởi vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là thực sự cần thiết để cải thiện sức khỏe toàn trạng cho người bệnh.

Ung thư túi mật, đường mật ảnh hưởng tới việc ăn uống như thế nào?

Khi bị ung thư đường mật, ung thư túi mật, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc tiêu hóa chất béo, đồng thời cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và sút cân nhanh. Những tác dụng phụ trong qua trình điều trị như hóa trị, xạ trị cũng có thể làm giảm sự thèm ăn. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư túi mật khi đã cắt túi mật có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng trên đường tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Một chế độ ăn khoa học giúp ích rất nhiều cho người bệnh ung thư đường mật, túi mật.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người ung thư đường mật, túi mật

1. Protein (chất đạm)

Cơ thể cần được cung cấp protein qua thực phẩm hàng ngày để sửa chữa các tổn thương và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. Khi không được bổ sung chất đạm, cơ thể phá vỡ nguồn chất béo làm nhiên liệu thay thế. Điều này làm giảm khả năng phục hồi của người bệnh do dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì vậy, những người bị ung thư đường mật, túi mật thường phải bổ sung nguồn protein nhiều hơn bình thường, nhất là sau khi tiến hành các biện pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Nguồn cung cấp protein lành mạnh bao gồm: cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, đậu phộng (lạc), đậu Hà Lan, đậu lăng và các chế phẩm từ đậu nành.

2. Lipid (chất béo)

Chất béo cung cấp nguồn năng lượng lớn cho người bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chất béo cần có sự tính toán khoa học và hợp lý. Bởi nếu sử dụng các chất béo xấu, chất béo khó tiêu sẽ làm nặng thêm triệu chứng của bệnh, đồng thời thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc mỡ máu cao.

Chất béo tốt nên ăn: Chất béo có trong các loại quả hạch và cá biển là những thực phẩm lành mạnh thay thế cho thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, như các loại thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, các loại dầu cá cũng rất hữu ích nếu bạn có triglycerid cao. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư đường mật, túi mật nên chọn nguồn chất béo không bão hòa để chế biến thức ăn trong các loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu oliu, dầu hướng dương, đậu phộng…

Chất béo xấu nên tránh: Bạn nên tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như pho mát, thịt bò, thức ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần, các loại sữa chưa tách béo… Chất béo trans hay chất béo hydro hóa một phần trong các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy… cũng có thể kích thích gây các cơn đau quặn ở hạ sườn phải.

3. Carbohydrates (chất bột, đường)

Carbohydrates là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Nguồn cung cấp carbohydrates mà người bệnh nên lựa chọn:

Trái cây và rau củ: cung cấp nhiều chất xơ, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, đồng thời làm giảm các triệu chứng khi bị ung thư mà bạn nên ăn bao gồm: táo, mâm xôi, quả lê, bông cải xanh, cà rốt…

Ngũ cốc: tăng cường ngũ cốc là cách đơn giản để tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn, chẳng hạn như thay vì ăn bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc ít chất xơ, bạn có thể ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu và bột yến mạch. Bởi vì trong những loại thực phẩm này không những thành phần dinh dưỡng không bị mất đi mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất xơ hơn.

4. Nước

Người bệnh ung thư thường xuyên bị nôn mửa do tác dụng phụ của quá trình điều trị, hoặc người bệnh tiêu chảy mạn tính bắt buộc phải bổ sung nước hàng ngày để hạn chế mất nước. Bởi nước là dung môi giúp loại bỏ đi những độc tố trong cơ thể. Qua các thực phẩm mà bạn ăn, lượng nước sẽ được cung cấp một phần, nhưng các chuyên gia khuyên cáo, người bệnh ung thư nên uống ít nhất từ 2 – 2.5 lít nước trong ngày.

5. Vitamin và các khoáng chất

Cơ thể cần một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất để phục vụ cho hoạt động sống. Hầu hết chúng đều được cung cấp qua thực phẩm. Một số loại vitamin, khoáng chất cũng đã được bào chế dưới dạng các thực phẩm bổ sung qua đường uống hoặc tiêm truyền.

Người bệnh ung thư đường mật, túi mật nên được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Nếu cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Nhưng với người bệnh ung thư, điều này sẽ khó khăn hơn. Thông thường, người bệnh sẽ được khuyến cáo sử dụng hỗn hợp bổ sung đa vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng chúng, mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để tránh quá liều.

Thực phẩm giúp đối phó với tình trạng tiêu chảy sau cắt túi mật

Nếu bạn gặp phải biến chứng tiêu chảy mạn tính sau cắt túi mật, bạn nên tránh các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sấy khô vì chúng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn có thể ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan chẳng hạn như chuối, táo lại rất tốt cho trường hợp bị tiêu chảy.

Danh sách các loại thực phẩm cần tránh sau cắt túi mật bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thực phẩm chiên và nhiều gia vị, sản phẩm từ sữa chưa tách béo, trà đặc, cà phê, chocolate, thực phẩm quá nhiều đường và tinh bột tinh chế…

Được chẩn đoán ung thư đường mật, túi mật chẳng dễ dàng gì, bởi quá trình điều trị dai dẳng, cộng thêm những tác dụng phụ khiến cho sức khỏe và tinh thần người bệnh ngày một đi xuống. Để “nạp” năng lượng cho cơ thể có sức chiến đấu để chống lại bệnh tật, ngoài chế độ ăn, thì người thân trong gia đình nên trở thành các bác sĩ tâm lý giúp người bệnh vượt qua giai đoạn này.