Top 4 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Ung Thư Xương Hàm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Các Triệu Chứng Ung Thư Xương Hàm ,Cách Chữa Xương Hàm Hiệu Quả

Ung thư tấn công các mô của hàm được gọi là ung thư xương hàm. Trong loại ung thư này, tế bào ác tính hình thành trong xương hàm.

1. Đau hàm: ung thư hàm luôn khiến mọi người không thoải mái vì nó cản trở thói quen ăn uống bình thường. Các tế bào ung thư tăng dần gây nên sự suy giảm của xương hàm. Những người bị ung thư hàm không thể nhai thức ăn đúng cách. Đau cấp tính trong xương hàm khi uống rượu hoặc ăn là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư xương hàm.

2. Khối u: Các khối u có thể gây đau đớn và thường tạo thành dưới răng, trên nướu răng. Các khối u phát triển trên đường viền hàm dưới cũng có thể gây đau răng.

3. Sưng hàm: Sự phát triển của khối u ác tính trong các hàm không chỉ gây đau đớn cùng cực mà còn dẫn đến sưng hàm.

4. Răng lung lay: Khi ung thư phát triển, nướu không còn có thể giữ răng thật chặt. Do đó, bệnh nhân có xu hướng bị răng lung lay. Vì vậy, răng có xu hướng di chuyển khi chạm vào.

5. Mặt sưng: Nếu khối u phát triển ở bên ngoài xương hàm, hiện tượng sưng mặt có thể được nhận thấy. Tuy nhiên, trong trường hợp sự phát triển ung thư xảy ra bên trong xương hàm, nó có thể làm phiền các liên kết bình thường của xương hàm.

6. Tê hoặc ngứa ran trong hàm: Bệnh nhân bị ung thư hàm thường có cảm giác ngứa ran như kim châm, dọc theo đường viền hàm dưới. Điều này cho thấy khối u đang gây áp lực quá nhiều vào các dây thần kinh cảm giác của khoang miệng.

7. Sưng hạch bạch huyết: khi thấy các hạch bạch huyết bên dưới xương hàm (trong vùng cổ), dưới đường viền hàm dưới có nghĩa là ung thư đã lan ra từ vị trí ban đầu. Khi các tế bào ung thư nhân rộng có thể nhận thấy hạch bạch huyết cũng mở rộng.

Sưng hạch bạch huyết thường xảy ra từ từ. Mặt khác, sự mở rộng đột ngột của các hạch bạch huyết thường kết hợp với nhiễm trùng cổ họng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các bài kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra sưng hạch ở vùng cổ.

Bệnh Nhân Bị Ung Thư Xương Hàm Sống Được Bao Lâu

Ung thư xương hàm là bệnh khiến khuôn mặt bạn không còn giữ được hình dạng bạn đầu. Gương mặt trở nên biến dạng, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Nhiều người thấy xuất hiện đau nhức ở răng và xương hàm nhưng chỉ nghĩ là triệu chứng đau thông thường nên không để ý. Chỉ khi đi khám mới phát hiện ra bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và ung thư xương hàm sống được bao lâu Nội dung bài viết

Thế nào là ung thư xương hàm

Ung thư xương hàm là bệnh xảy ra khi xuất hiện những tế bào ác tính được hình thành trong xương hàm tạo ra những khối u ác tính. Những khối u này có khả năng lan rộng và di căn đến nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Ung thư xương hàm không những ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ của khuân mặt.

Bệnh thường gặp nhiều ở những thiếu niên dưới 20 tuổi. Tuy nhiên bất kể độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị. Khi bị bệnh này rất nhiều người tỏ ra lo lắng không biết ung thư xương hàm có chữa khỏi được không và sống được trong bao lâu

Dấu hiệu ung thư xương hàm

Đau hàm: đây là biểu hiện rõ ràng nhất bởi các khối u ác tính lúc này đã phát triển và gây ra các cơn đau khó chịu. Tình trạng đau càng nhiều hơn khi bệnh tiến triển theo thời gian. Khi ăn, nhai hay nói chuyện nhiều thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều hơn

Có sự xuất hiện của khối u: khối u này có thể nhận thấy bằng mắt thường, u ác tính sẽ mọc ở vị trí trên nướu răng, gần chân răng. Một khi khối u này phát triển to ra thì sẽ gây đau răng

Mặt và hàm bị sưng: Bên cạnh các cơn đau do khối u thì răng và hàm cũng bị sưng lên, khuôn mặt bị biến dạng rất mất thẩm mỹ

Răng yếu và dễ bị lung lay: sự phát triển của các khối u gây chèn ép chân răng và một phần nướu bị ảnh hưởng nên việc giữ chặt răng không được tốt gây nên tình trạng răng lung lay và dễ rụng

Ung thư xương hàm sống được bao lâu

Đây là một câu hỏi rất khó để trả lời. Trước hết cần khẳng định đây là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Nếu phát hiện được sớm thì sẽ có cơ hội điều trị khỏi được. Còn đối với những bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn cuối thì việc điều trị là cực kỳ khó khăn vì lúc này khối u đã di căn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa. Việc ung thư xương hàm sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân

Ung thư xương hàm có chữa được không

Ung thư xương hàm có thể chữa được nếu được điều trị sớm và phác đồ điều trị phù hợp. Các để điều trị bệnh là phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần xương lành xung quanh khối u. Vị trí cắt sẽ được thay thế bằng một miếng kim loại đặc biệt.

Ngoài ra xạ trị và hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để điều trị bệnh trong những giai đoạn đầu cho hiệu quả rất khả quan

Như vậy, ung thư xương hàm sống được bao lâu rất khó trả lời vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, tình trạng bệnh của bệnh nhân…Vì vậy khi có bất kì dấu hiệu nào bất thường ở vùng quai hàm bạn nên đi khám để phát hiện bệnh và điều trị sớm

Nguồn: https://thoiviet.com.vn

Ung Thư Xương Hàm Và Thông Tin Người Bệnh Cần Biết

Bệnh ung thư xương hàm xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành trong xương và hình thành lên khối u. Nó khiến cho xương hàm bị đau nhức, tê ngứa hoặc có thể làm răng bị lung lay, khó nhai thức ăn hoặc nói chuyện. Việc điều trị ung thư xương hàm nếu được tiến hành sớm khi khối u còn nhỏ sẽ giúp nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Ung thư xương hàm là gì?

Bệnh ung thư xương hàm là một trong những dạng ung thư xương ở mặt thường gặp được xác định khi có sự hiện diện của khối u ác tính trong xương hàm. Bệnh thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên lạm dụng bia, rượu.

Một cá nhân có thể mắc bệnh ung thư xương hàm nguyên phát khi khối u bắt đầu hình thành ngay tại xương hàm hoặc phát triển thứ phát do bị ung thư ở vị trí khác trước đó. Điều này có nghĩa là các tế bào ung thư di căn từ cơ quan khác đến xương hàm và hình thành khối u, điển hình nhất là bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy ở miệng.

Ung thư xương hàm có khả năng phát triển khá nhanh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, khối u có thể phát triển to gây biến dạng mặt, đồng thời di căn sang các cơ quan khác đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây ung thư xương hàm

Khối u ác tính trong xương hàm có thể tiến triển do các nguyên nhân sau:

Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá chứa hàm trăm chất độc, trong đó có tới 70 chất gây ung thư. Thói quen nghiện hút thuốc lá của các quý ông không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư xương hàm và nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm ở các cơ quan khác.

Lạm dụng bia rượu: Những người thường xuyên sử dụng nhiều bia rượu và các thức uống có cồn cũng có nguy cơ bị ung thư xương hàm cao. Việc lạm dụng các thức uống này trong thời gian dài làm phá vỡ trạng thái ổn định của các tế bào và gây đột biến gene, từ đó dẫn đến ung thư.

Tuổi tác: Tuổi càng cao thì chức năng hoạt động của hệ miễn dịch càng suy giảm. Chính vì vậy, khả năng chống lại vi khuẩn, virus cùng các tác nhân gây hại khác của cơ thể cũng kém dần. Đây chính là một trong những lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư xương hàm ở người lớn tuổi luôn ở mức cao.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, đồ hộp hoặc các thực phẩm chứa chất độc hại, ăn uống không đủ dưỡng chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương hàm.

Nhiễm virus Human Papilloma ( HPV): HPV là một loại virus có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tình trạng nhiễm virus HPV trong miệng kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh ung thư xương hàm.

Nhận biết đầy đủ các yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp phòng ngừa và điều trị ung thư xương hàm hiệu quả hơn.

Các dấu hiệu bệnh ung thư xương hàm

Bệnh ung thư xương hàm có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm và thường ít gây ra các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu khiến không ít trường hợp chủ quan và phát hiện bệnh chậm trễ. Khi tiến triển mạnh, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

– Thường xuyên có cảm giác đau nhức trong hàm:

Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức dữ dội ở hàm, hãy thận trọng với bệnh ung thư xương hàm. Cơn đau thường xuất hiện theo từng đợt khiến cho mọi cử động ở miệng trở nên khó khăn. Cảm giác đau có thể tăng mạnh khi nói chuyện hay nhai thức ăn.

Triệu chứng đau nhức hàm cảnh báo khối u ác tính đã bắt đầu xâm lấn rộng vào trong xương hàm. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác như viêm xương hàm hay một chấn thương sau va đập cũng có thể gây đau nhức xương hàm. Nếu có dấu hiệu này, bạn nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau và phát hiện sớm ung thư nếu không may bị bệnh.

– Có khối u ở hàm

Khi khối u ác tính phát triển to về kích thước, bạn có thể quan sát hoặc sờ thấy sự hiện diện của nó ở trên thành miệng. Đôi khi khối u cũng có thể xuất hiện dọc theo đường nướu.

Mặc dù vậy, không phải ai có khối u ở hàm cũng bị ung thư. Một số trường hợp có thể bị u lành tính ở xương hàm. Những kỹ thuật kiểm tra tại bệnh viện sẽ giúp bạn chẩn đoán phân biệt khối u lành tính hay ác tính.

– Đau răng, răng lung lay:

Sự xâm lấn của khối u khiến cho chân răng không còn bám chắc được trên hàm. Nó khiến răng bị xô lệch, lung lay và đau nhức. Nếu một hay nhiều răng của bạn bị lung lay kéo dài mà không do tác động từ ngoại lực, sâu răng hoặc do mắc các bệnh lý nha chu thì nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra.

– Hàm bị sưng to:

Ở những người bị ung thư xương hàm, hàm không chỉ đau nhức khó chịu mà còn có biểu hiện sưng to do có sự phát triển của khối u. Khi khối u ác tính xâm lấn ra bên ngoài khu vực xương hàm, nó có thể khiến bạn bị sưng cả mặt.

– Xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa ran ở hàm

Hiện tượng tê hoặc ngứa ran như châm chích có thể xuất hiện dọc theo đường viền dưới hàm. Nguyên nhân là do khối u phát triển to và chèn ép vào các dây thần kinh cảm giác ở khu vực khoang miệng.

– Hạch bách huyết dưới hàm bị sưng:

Các tế bào ác tính từ trong xương hàm có thể lan ra ngoài và xâm lấn đến các hạch bạch huyết trong vùng cổ khiến cho chúng bị sưng đau. Đây là dấu hiệu cho thấy ung thư xương hàm đang bước vào giai đoạn tiến triển mạnh và di căn ra khỏi vị trí ban đầu.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư xương hàm

Bệnh ung thư xương hàm được chia thành 4 giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn I: Khối u ác tính mới hình thành trong xương hàm, chưa xâm lấn ra ngoài.

Giai đoạn II: Khối u phát triển to hơn về kích thước nhưng ung thư vẫn chỉ ảnh hưởng trong phạm vi xương hàm, chưa di căn đến hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Đây là giai đoạn bệnh có sự tiến triển mạnh. Các tế bào ung thư nhanh chóng di căn đến các hạch bạch huyết cũng như tế bào khỏe mạnh lân cận.

Giai đoạn IV: Ở giai đoạn cuối, tế bào ác tính đã xâm lấn ra khoang miệng, hạch bạch huyết và ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa hơn.

Bệnh ung thư xương hàm có nguy hiểm không?

Nghiên cứu cho thấy, bệnh ung thư xương hàm có mức độ xâm lấn khá nhanh. Tốc độ di căn của bệnh có thể cao hơn gấp 3 – 4 lần so với nhiều loại ung thư khác.

Khi bước vào giai đoạn tiến triển mạnh, khối u nhanh chóng phát triển về kích thước và di căn đến các cơ quan ở xa hơn dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động đa nội tạng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Do vậy, ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư xương hàm, bạn nên tới bệnh viện thăm khám, tầm soát ung thư để phát hiện và điều trị sớm. Việc chữa trị ung thư xương hàm được tiến hàng ở giai đoạn đầu sẽ giúp nâng cao cơ hội điều trị thành công và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Tiên lượng sống của bệnh nhân bị ung thư xương hàm

Khả năng sống trên 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư xương hàm phụ thuộc vào giai đoạn bệnh tại thời điểm bắt đầu tiến hành điều trị. Cụ thể như sau:

Giai đoạn I: 80% bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm

Giai đoạn II: Tỷ lệ bệnh nhân sống từ 5 năm trở lên giảm xuống còn 70%

Giai đoạn III: Tiên lượng sống dưới 5 năm khoảng 60%.

Giai đoạn IV: Tiên lượng sống của bệnh nhân khá thấp, thời gian sống tối đa không quá 5 năm.

Chẩn đoán ung thư xương hàm

Chụp X-quang vùng xương hàm bị ảnh hưởng

Chụp CT 3D

Làm sinh thiết để xác định xem khối u ở xương hàm lành tính hay ác tính

Nếu phát hiện các khối u ở xương hàm là lành tính thì việc điều trị thường không được tiến hành. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân theo dõi thường xuyên bởi nếu chúng vẫn tiếp tục phát triển về mặt kích thước thì có khiến khiến cho xương hàm cũng như các mô xung quanh bị suy yếu.

Trường hợp được chẩn đoán mắc u xương ác tính ở hàm, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn ung thư, mức độ xâm lấn của khối u, tuổi tác và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh để xây dựng phác đồ điều trị ung thư cho phù hợp.

Cách điều trị bệnh ung thư xương hàm

Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị là những phương pháp điều trị chính được áp dụng cho bệnh nhân bị ung thư xương hàm. Trong đó phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất.

Khi khối u còn nhỏ, ca phẫu thuật sẽ được tiến hành nhằm mục đích khoét bỏ khối u và một số mô lân cận. Do vùng loại bỏ có diện tích không lớn nên hầu hết bệnh nhân không gặp phải di chứng xấu nào sau phẫu thuật và vẫn bảo tồn được chức năng của xương hàm cũng như tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Trường hợp khối u có kích thước lớn và đã xâm lấn rộng hơn thì bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật cắt bỏ một đoạn xương. Một số cuộc phẫu thuật chỉnh hình cũng có thể được tiến hành sau đó nhằm khôi phục tính thẩm mỹ cho người bệnh. Bệnh nhân được yêu cầu tái khám định kỳ sau ca mổ để theo dõi quá trình phục hồi và đảm bảo khối u không còn xuất hiện trở lại.

Đôi khi, hóa trị và xạ trị có thể được đề nghị kết hợp cùng với phẫu thuật. Nếu được tiến hành trước ca mổ, chúng có tác dụng thu nhỏ kích thước của khối u trong xương hàm. Ngược lại hóa trị và xạ trị được thực hiện sau ca phẫu thuật nhằm đảm bảo các tế bào ung thư còn sót lại được tiêu diệt hoàn toàn.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư xương hàm

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Khám răng miệng định kỳ, thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh khi có các dấu hiệu bất thường.

Ngưng hút thuốc lá. Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì cũng nên tránh xa những nơi có khói thuốc lá.

Hạn chế uống bia rượu

Quan hệ tình dục an toàn và tránh “yêu” bằng đường miệng để không bị lây nhiễm HPV.

Ăn uống đủ bữa, có chế độ ăn đầy đủ. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa vào trong thực đơn để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Nhìn chung, bệnh ung thư xương hàm tuy có tốc độ phát triển nhanh và nguy hiểm nhưng nếu được điều trị sớm thì cơ hội sống được trên 5 năm khá cao. Khi có triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc căn bệnh này, bạn nên tiến hành thăm khám và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời giữ vững tinh thần lạc quan để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Em Hồ Thị Bé Bị Ung Thư Xương Hàm

Hiện Bé đã được chuyển từ khoa Răng- Hàm- Mặt sang điều trị tại khoa Ung Bướu, bệnh viện Đà Nẵng. Ở đây, chỉ cần hỏi thăm tên ai cũng biết đến trường hợp đáng thương của Bé. Em đang được mẹ chăm sóc. Người nhà bệnh nhân nằm cùng giường bệnh với Bé xót xa cho hoàn cảnh của mẹ con Bé.

“Hai mẹ con người dân tộc từ trên núi xuống đây chữa bệnh. Không biết chi hết. Mẹ thì nói tiếng Kinh chữ được chữ không. Bé thì bị khối u trong vòm miệng, nói năng cũng khó khăn. Chừng đó thôi cũng biết khổ cỡ nào. Thiệt cứ y như từ trên trời rơi xuống”, một người nói.

Địa chỉ nơi điều trị mới của Em Hồ Thị Bé: khoa Ung Bướu, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng.

“Con bé ngại đó. Hắn ngại người ta thấy cái đầu trọc lóc. Như hôm trước nói hoài cũng không chịu bỏ khẩu trang ra, sợ người ta thấy khối u to khủng trên mặt. Mọi người ở cùng nhau mấy ngày rồi, quen rồi, nói lắm bé mới chịu bỏ khẩu trang ra đó. Chừ thì đội khư khư cái nón trên đầu”, các cô chú ở cùng phòng bệnh với Bé kể.

Nhìn cô bé con gầy nhỏ với khối u to cấn cả vòm miệng cúi mặt cười bẽn lẽn, thật thương. Những ngày dài khó khăn và đối diện với những đợt điều trị nặng của em đang ở phía trước.

Bà Hồ Thị Chảy, mẹ của Bé nhìn con lo lắng: “Xuống đây nghe bác sĩ, nghe mọi người nói mới biết con bé bị bệnh phải được chữa trị chứ không phải bị con ma rừng bắt tội phải bỏ vô rừng như nhà tôi nghĩ. Tôi chưa bao giờ đi khỏi làng. Ở đây tôi không biết chi hết. Có chú Tuấn (người đã khuyên gia đình cho đưa Bé ra Đà Nẵng khám chữa bệnh- PV) giúp giùm, không thì con Bé cứ để vậy chứ biết làm sao. Mấy ngày nay, tôi bỏ ruộng xuống đây trong con. Chị của Bé thì về lại nhà chăm cha nó bị đau nằm một chỗ đã mấy năm ni rồi. Nhà cũng chẳng có chi mô mà đem theo cho con bé chữa bệnh. Nhiều người thương cho bánh, cho sữa rồi cho tiền nữa”.

Bé đưa quà bạn đọc cho mẹ (ngoài cùng bên trái) cất giữ. Phía trước em là những ngày điều trị dài

“Thương cảnh hai mẹ con, ai cũng muốn giúp nhưng hầu như ở đây là người nhà bệnh nhân. Đã vô khoa ung bướu này rồi ai cũng khó. Như tôi cũng chỉ có bộ đồ, cái gối bông cũ ở nhà của đứa con đem lên cho con bé”- một chị nhân viên vệ sinh y tế ở phòng bệnh nhìn Bé tắc lưỡi sẻ chia. Mong sao sẽ thêm nhiều tấm lòng nhân ái dang tay giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương của em bé Mơ Nông đang ngày đêm chống chọi với khối u xương hàm trên.