Top 11 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Ung Thư Xương Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ung Thư Xương Là Gì?

Triệu chứng nổi bật nhất của ung thư xương là đau nhức, nên ở giai đoạn đầu người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, cột sống…

Ung thư xương là sự xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Ung thư xương có thể là nguyên phát (ung thư phát sinh tại chỗ) hoặc ung thư xương thứ phát (di căn từ cơ quan khác đến xương). Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết bệnh ung thư xương rất hiếm gặp, đặc biệt là nhóm ung thư xương nguyên phát chỉ chiếm khoảng 0,5%. Bệnh hầu hết gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi (từ 10 đến 25 tuổi).

Ung thư xương thứ phát hay gặp hơn, thường ở người lớn tuổi. Theo bác sĩ Khánh, loại ung thư hay di căn đến xương khớp nhất là ung thư phổi, chiếm khoảng 30%, tiếp đến là ung thư vú ở nữ giới (khoảng 24%), đa u tủy xương (13%), ung thư đường tiêu hóa (9%) và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới (8%).

Triệu chứng nổi bật nhất của ung thư xương là đau nhức. (Ảnh: Medical News Today).

Ở giai đoạn đầu, ung thư xương thường không có biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng. Đến giai đoạn muộn hơn, bệnh có các triệu chứng đau, sưng nổi u cục, rối loạn chức năng xương, gãy xương, suy nhược cơ thể… Trong đó, triệu chứng nổi bật nhất của ung thư xương là đau nhức. Đau thường khu trú một vị trí nhất định, tăng về đêm và cường độ tăng dần theo thời gian. Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối thường gặp những vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn… Bên cạnh đó, khi khối u di căn sang các bộ phận khác, chẳng hạn như phổi sẽ gây ra tình trạng ho dai dẳng, khó thở, tràn dịch màng phổi. Khối u di căn lên gan gây vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sậm màu.

Để giúp chẩn đoán xác định ung thư xương (cả nguyên phát và di căn), bệnh nhân cần được thực hiện một vài hoặc tất cả những thăm dò như chụp phim X-quang xương các bình diện, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ vùng tổn thương, đo xạ hình xương, sinh thiết vùng tổn thương để xét nghiệm tế bào học. Ngoài ra khi nghi ngờ là ung thư xương do di căn từ cơ quan khác đến, chúng ta cần thực hiện thêm một số thăm dò bổ sung tùy trường hợp cụ thể như chụp X-quang phổi, siêu âm tuyến vú, tuyến giáp, tuyến tiền liệt, xét nghiệm yếu tố ung thư trong máu, nội soi dạ dày, đại tràng, chụp PET..

“Bệnh có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị kịp thời”, bác sĩ nói.

Với ung thư xương thứ phát, tiên lượng kém hơn vì nhóm bệnh này thường xuất hiện ở người lớn tuổi, kèm theo có tổn thương ung thư ở một hoặc nhiều cơ quan khác (nguyên phát). Chiến lược điều trị ung thư xương thứ phát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng bệnh nhân, ung thư nguyên phát là ở cơ quan nào, ung thư di căn đến một xương hay nhiều xương, quyết tâm của bệnh nhân và gia đình.. Mục đích ưu tiên trong điều trị vẫn là chất lượng sống (giảm đau) cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…

Để phòng tránh ung thư xương nói riêng và các loại ung thư nói chung là cần sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ.

Tìm hiểu về các loại ung thư Ung thư xương ác tính được phát hiện có từ loài rùa Kỷ Trias

Bệnh Ung Thư Xương Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Ung Thư Xương

Bệnh ung thư xương là bệnh mà trong đó có sự xuất hiện của các khối u ác tính trong xương, mặc dù không phải khối u nào cũng là ác tính. Thế nhưng những tế bào ung thư này tăng trưởng và cạnh tranh với các mô xương lành và chúng có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Bệnh ung thư xương nguyên phát sẽ cần phải phân biệt rõ ràng với ung thư ở vị trí khác rồi di căn tới xương. Có 4 giai đoạn ung thư xương gồm:

+ Giai đoạn I: các tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện trong mô xương và chưa có dấu hiệu lây lan sang các bộ phận khác, nó cũng ít gây hại và chưa chen lẫn với các tế bào bình thường khác. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách không gây nguy hiểm đến tính mạng.

+ Giai đoạn II: các khối u dần phát triển nhưng vẫn chưa lan truyền, chỉ giới hạn ở xương. Giai đoạn này nếu được phát hiện và điều trị thì tiên lượng tốt.

+ Giai đoạn III: tế bào ung thư bắt đầu hiện ra ở nhiều vị trí khác nhau của xương. Xuất hiện ít nhất 2 vị trí trên xương, nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận xung quanh.

+ Giai đoạn IV: các tế bào ung thư tăng trưởng nhanh và bắt đầu di căn từ xương sang bộ phận khác với tốc độ nhanh chóng và cạnh tranh khốc liệt với những tế bào bình thường gây đau đớn cho cơ thể. Giai đoạn này tiên lượng rất xấu.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư xương

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư xương thường thấy nhất là bị đau, tuy nhiên không phải lúc nào ung thư xương cũng đau mà còn có các triệu chứng khác như là:

+ Đau xương

+ Xương yếu đi

+ Đi lại khó khăn, đau mỏi chân tay với những người qua tuổi 30

+ Các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói các chi có thể là dấu hiệu của việc khối u chèn ép tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh

+ Cảm giác có một vùng xương ấm hơn

Khi bệnh ung thư bắt đầu tiến triển nặng hơn, xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như:

+ Mệt mỏi, căng thẳng, nhanh có cảm giác kiệt sức

+ Toát mồ hồi bất thường, chán ăn, sụt cân, có thể có hạch ngoại vi

+ dài ngày, sốt không rõ nguyên nhân

+ Chán ăn, , nôn ói, thậm chí lú lẫn

+ Da xanh tái, nhợt nhạt

+ Dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vết thương lâu lành

+ Dễ bị xuất huyết dưới da

Nguyên nhân của bệnh ung thư xương

+ Chấn thương mãn tính: các chấn thương xảy ra tại các vùng xương là nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư xương.

+ Yếu tố di truyền: trong gia đình có người mắc ung thư xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.

+ Xạ trị: bệnh nhân khi mắc một căn bệnh ung thư nào khác, khi tiến hành xạ trị liều cao, gây phơi nhiễm phóng xạ dẫn đến mắc bệnh ung thư xương.

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ xương ra, thì ung thư xương còn có thể là ung thư xương thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới.

Điều trị và khắc phục bệnh ung thư xương

+ Phẫu thuật: các khối u sẽ được cắt bỏ với những kỹ thuật đặc biệt. Việc này tốn nhiều thời gian để có thể hồi phục sau mổ

+ Hóa trị: đây là phương pháp sử dụng thuốc kháng ung thư để có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

+ Xạ trị: đây thì lại là kỹ thuật sử dụng tia X với năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

+ Cắt lạnh: các tế bào ung thư sẽ được làm đông lạnh bằng dung dịch là nitơ và chúng sẽ chết đi sau một thời gian.

*Cách phòng ngừa ung thư xương tái phát và nguy cơ mắc ung thư :

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể.

Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý: khẩu phần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá…

+ Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng…

+ Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe

+ Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị

+ Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình…

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được những thông tin về bệnh ung thư xương qua đó sẽ phát hiện cũng như là điều trị bệnh sớm nhất có thể, tránh để cho bệnh tình ảnh hưởng tới cuộc sống. Xin cám ơn!

Dấu Hiệu Của Ung Thư Xương Là Gì?

25/12/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 523 lượt xem

Ung thư xương là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ xương. Đau, nhức xương, tăng canxi huyết… là những dấu hiệu của ung thư xương mà bất cứ ai cũng cần nhớ.

Ung thư xương giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:

1. Đau xương

Đau xương mỗi lúc một tăng dần đó là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Cơn đau thường nặng hơn vào ban đêm hoặc khi hoạt động xương, như đau ở cánh tay sau khi nâng vật nặng, hoặc đau chân sau chuyến đi dài. Mật độ xuất hiện của cơn đau ngày càng thường xuyên hơn.

Đau là triệu chứng thường gặp nhất ở những người có ung thư đã di căn vào xương và ảnh hưởng tới khoảng 70% bệnh nhân có di căn xương. Đau xương có thể do sự căng của màng tế bào bao phủ xương (màng xương) và kích thích thần kinh của các lớp tế bào lót khoang bên trong của xương (endosteum). Các cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi người bệnh đứng. Tình trạng đau xương do ung thư thường bị nhầm lẫn với các cơn đau do viêm khớp hoặc đau nhức cơ thể.

2. Sưng

Dấu hiệu sưng ở vị trí đau có thể xuất hiện muộn hơn. Ung thư ở xương cổ có thể gây cục u ở cổ họng khiến người bệnh khó nuốt, khó thở.

3. Thay đổi mật độ xương và xương bị suy yếu

Khi ung thư lan tới xương, bệnh có thể làm xương suy yếu theo một trong hai cách. Di căn Osteolytic ảnh hưởng tới xương chân, hông và xương chậu, ung thư ăn mòn xương, hình thành lỗ trong xương. Di căn Osteoblastic có thể làm tăng mật độ xương, dẫn đến xương giòn hơn, dễ gãy.Gãy xương bệnh lý có thể xảy ra khi khối u đã phá hủy xương và xương suy yếu không còn có thể hỗ trợ các chức năng cơ thể bình thường. Khoảng 50% bệnh nhân bị ung thư di căn đến xương bị gãy xương mỗi năm.

3. Tăng canxi huyết

Tăng canxi huyết là tình trạng nồng độ canxi trong máu cao hơn bình thường. Ung thư trong xương gây ra sự mất cân bằng giữa hình thành và tái hấp thụ canxi ở xương, do đó có quá nhiều canxi được giải phóng vào máu. Tăng canxi huyết có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, táo bón, chán ăn, khô miệng, yếu cơ, tim đập bất thường, đi tiểu thường xuyên, lú lẫn và hôn mê.

4. Triệu chứng khác

Ung thư trong xương cột sống có thể gây căng thẳng thần kinh, dẫn đến tê liệt. Bệnh nhân ung thư xương cũng có thể giảm cân và mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Nếu ung thư lan sang các cơ quan khác cũng có thể gây ra các triệu chứng khác. Ví dụ, nếu ung thư lan ra phổi, bệnh nhân có thể khó thở, đau tức ngực.Các triệu chứng trên cũng có thể do các tình trạng khác ngoài ung thư, chẳng hạn như chấn thương hoặc viêm khớp gây ra. Tuy nhiên, nếu gặp các dấu hiệu này trong thời gian dài mà không có lý do rõ ràng, bạn nên gặp bác sĩ.

Ung Thư Xương Hàm Là Gì? Triệu Trứng, Dấu Hiệu Của Bệnh

Vì ung thư xương hàm là một dạng ung thư xương, nên bệnh cũng có hai loại ung thư xương hàm cơ bản. Loại đầu tiên là khối u thực sự bắt đầu bên trong xương hàm. Điều này có nghĩa là các khối u phát triển bên trong xương hàm. Ung thư xương hàm loại này khá hiếm.

Loại ung thư xương hàm khác là khối u bắt đầu từ một nơi nào đó trong cơ thể, các tế bào từ khối u chính vỡ ra và đi vào xương hàm. Ví dụ phổ biến nhất về tình trạng này là ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu trong miệng. Nói cách khác, bạn có một khối u ung thư bắt đầu từ các mô mềm trong miệng, một số tế bào của khối u di chuyển đến xương hàm và bắt đầu hình thành một khối u mới ở đó.

Các triệu chứng chính của ung thư xương hàm là kết quả của áp lực bên trong hàm gây ra do khối u lớn lên. Khi khối u trở nên to hơn, nó ép lên răng, dây thần kinh, mạch máu và thành của chính xương hàm.

Nhận biết các triệu chứng ung thư xương hàm

Các triệu chứng ung thư xương hàm gồm:

– Đau đớn. Đau ở hàm không phải là triệu chứng thường thấy ở giai đoạn đầu, nhưng là triệu chứng điển hình của ung thư hàm giai đoạn sau. Cơn đau ngày càng trở nên nặng hơn khi khối u phát triển. Nó thường là một cơn đau liên tục, âm ỉ. Cơn đau có thể lan đến cổ hoặc mặt nếu khối u đè lên dây thần kinh. Tùy thuộc vào vị trí của khối u trong hàm, nhai có thể gây đau. Khu vực bị ảnh hưởng bởi khối u cảm giác mềm khi chạm vào.

– Sưng. Các khối u ung thư xương hàm, cho dù là bất kỳ kích thước nào, cuối cùng sẽ gây sưng mặt hoặc bên trong miệng. Các khối u phát triển bên trong xương hàm có thể gây sưng trong miệng. Các khối u mọc bên ngoài xương hàm thường gây sưng mặt.

– Răng lung lay. Rụng răng nhiều trong một khoảng thời gian ngắn có thể là dấu hiệu sớm của ung thư xương hàm. Điều này là do khối u ảnh hưởng đến xương xung quanh ổ cắm răng, làm mềm và sau đó tiêu hủy xương, răng bị lung lay.

Chẩn đoán và điều trị ung thư xương hàm

Điều trị

Thỉnh thoảng, khối u lành tính hoặc u nang có thể không cần điều trị. Chúng sẽ cần bác sĩ theo dõi theo thời gian. Ngay cả một khối u nang hay khối u lành tính cũng có thể làm suy yếu xương và mô xung quanh nếu chúng tiếp tục phát triển.

Các khối u xương hàm thường cần phẫu thuật cắt bỏ. Tùy thuộc vào loại khối u, khu vực xương xung quanh khối u có thể cần được lấy đi. Một số phẫu thuật chỉnh hình tại khu vực này có thể cần thiết.

Khu vực xung quanh khối u sẽ được theo dõi để đảm bảo rằng khối u không mọc trở lại.

Xạ trị và hóa trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật, đôi khi phương pháp này được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước của khối u và đôi khi sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.

Giống như tất cả các khối u ở khắp nơi trong cơ thể, bạn có cơ hội điều trị thành công cao nhất nếu bệnh được chẩn đoán sớm. Vì vậy, nếu nghĩ rằng bạn bị sưng ở bất cứ nơi nào, ngay cả khi nó không làm tổn thương, hãy kiểm tra và chụp X-quang càng sớm càng tốt. Điều này có thể cứu mạng bạn!