Top 8 # Xem Nhiều Nhất Biểu Hiện Ung Thư Xương Ở Trẻ Em Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Những Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư Mắt Ở Trẻ Em

Những biểu hiện bệnh

Bệnh có thể biểu hiện rất rõ nét và dễ dàng phát hiện tại gia đình và các cơ sở y tế, ví dụ đốm sáng ở con ngươi, hay con ngươi trắng; nhưng đấy là dấu hiệu muộn.

Đôi lúc bệnh biểu hiện rất kín đáo như lé nhẹ và chỉ được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt kinh nghiệm cùng với sự trợ giúp của các phương tiện như siêu âm, chụp cắt lớp (CT scan).

Đồng tử trắng: người nhà phát hiện thấy mắt bé sáng trắng nhất là vào ban đêm như mắt mèo. Lé cũng là dấu hiệu thường gặp. Người nhà cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có lé.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu kín đáo này.

Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện như:

Mắt đỏ, đau nhức do tăng nhãn áp thứ phát hay do phản ứng viêm Giảm thị lực Sưng tấy hốc mắt do bướu hoại tử Lồi mắt Chảy máu trong không do nguyên nhân chấn thương Một số trường hợp không có biểu hiện bất thường chỉ phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ tại các trường học.

Ung thư mắt: Ung thư có thể chữa lành

Hiện nay, bướu nguyên bào võng mạc là loại ung thư có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm.

Sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở mức cứu sống bệnh nhân mà đã giữ lại cho trẻ con mắt còn chức năng. Hay nói cách khác, trẻ mắc bệnh bướu nguyên bào võng mạc có tỷ lệ sống sót cao và vẫn thấy đường sinh hoạt bình thường, không phải bỏ mắt.

Ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là cắt bỏ nhãn cầu có bướu và truyền hoá chất ngăn ngừa di căn để cứu mạng sống cho trẻ.

Một số trẻ sống sau khi đã cắt bỏ cả hai nhãn cầu. Tỷ lệ trẻ sống sót sau cắt bỏ mắt khá cao (đánh giá trẻ sống trên 5 năm sau bỏ mắt mà không có tái phát bệnh hay di căn. Hơn thế nữa, các bác sĩ Việt Nam đang tiến những bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng phương pháp bảo tồn mắt (không cắt bỏ mắt).

Các phương pháp này bao gồm: truyền hoá chất chống ung thư vào máu hay còn gọi là “vô hoá chất”, kết hợp với tiêm hoá chất vào ngay mắt và chiếu laser tại khối bướu.

Từ máy Laser của tổ chức ORBIS cho dự án điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, các bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Mắt chúng tôi đã áp dụng thiết bị này trong điều trị tại chỗ ung thư nguyên bào võng mạc. Qua đó phối hợp điều trị để bảo tồn nhãn cầu cũng như bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, nhiều người quan niệm ung thư là hết đường cứu chữa. Ung thư là chỉ chờ chết, đụng dao kéo vào là chết nhanh hơn.

Nhiều người khác lại tin vào phương thức gia truyền như thuốc nam, thuốc bắc. Một gia đình đau xót trước cảnh con bị múc mắt hay do tập tục của một số dân tộc thà để con chết nhưng mắt còn nguyên vẹn.

Do đó khiến người nhà đưa trẻ đến khám trễ hay tự ý bỏ điều trị khi có yêu cầu bỏ mắt của các nhân viên y tế.

Chính vì vậy, bướu lớn nhanh do những loại thuốc đắp, ăn lan vào các tổ chức xung quanh (di căn) thậm chí di căn vào não khiến trẻ chết rất nhanh.

Một số trường hợp bướu lớn ăn lan ra ngoài gây mùi hôi khó chịu cho cả người thân. Lúc này gia đình mới đưa trẻ đến bác sĩ thì đã quá muộn.

Xử trí lúc này rất nặng nề và trẻ thường khó qua khỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt. Sau đó, hốc mắt được nạo vét sát xương sọ trông rất sợ đến nỗi bản thân người mẹ có khi không dám nhìn khi thay băng.

Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau.

Ngoài ra nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, và không tự ý bỏ điều trị dù bất cứ lý do nào.

Bệnh Ung Thư Xương Ở Trẻ Em

Ung thư xương ở trẻ em thường xuất phát từ các tế bào sụn, xương hoặc các tế bào mô liên kết của xương. Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 13 -15 là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Bệnh không chỉ cản trở quá trình phát triển của các bộ phận trong cơ thể mà còn tạo nên những hậu quả không mong muốn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương ở trẻ em?

Đối với bệnh ung thư xương ở trẻ em, dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất chính là thường xuyên xuất hiện những cơn đau và sưng tấy ở những khu vực như cánh tay, chân hoặc khớp.

Khi các khối u xương phát triển và xâm lấn vào các mô mềm xung quanh và phá vỡ cấu trúc da làm sẽ xuất hiện dấu hiệu chảy máu, viêm nhiễm khiến cho cơ thể người bệnh đau đớn và luôn mệt mỏi.

Một số trường hợp lại có dấu hiệu căng cứng các cơ xương, đau đớn khi vận động hay đi lại nhiều, cơn đau thường nặng hơn về đêm, nặng hơn có thể khiến cho xương bị gãy mà không biết rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương ở trẻ em

Các bác sĩ chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư xương ở trẻ em là do bên trong cơ thể có sự rối loạn di truyền làm cho quá trình phân bào có gen biến dị. Điều này lí giải vì sao, trẻ em ở độ tuổi đang phát triển thường mắc phải bệnh ung thư xương nhiều nhất.

Ung thư xương cũng có thể là do các bệnh lành tính của xương chuyển hóa thành.

Điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em như nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em như phẫu thuật đoạn chi có ung thư, hóa trị (sử dụng các loại thuốc tiêm truyền để điều trị và ngăn ngừa tổn bệnh di căn sang các bộ phận khác, phương pháp này được thực hiện trước phẫu thuật để ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư).

Đối với những trẻ phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn chi nhưng may mắn chữa khỏi được bệnh thì cũng có thể được lắp chân giả, tay giả để có được cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trẻ em là đối tượng được coi là mắc phải bệnh ung thư xương nhiều nhất. Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh ung thư xương và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí để có thể bảo vệ con mình khỏi căn bệnh quái ác này và giúp cho con có sự phát triển an toàn nhất.

Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn

7 Biểu Hiện Của Ung Thư Máu Giai Đoạn Đầu Ở Trẻ Em+ Người Lớn

Triệu chứng bệnh ung thư máu thường gặp nhất đó là: đau xương, khò khè, ho kéo dài, xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, đau bụng,…Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó phát hiện.

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho cơ thể. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần, người bệnh thiếu máu dẫn đến tử vong.

Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng hầu hết các ca bệnh đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, cần sớm phát hiện bệnh từ những dấu hiệu ung thư máu đầu tiên

1/ Đau xương biểu hiện của ung thư máu

Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư máu đều có triệu chứng đau xương. Đặc biệt, vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ sẽ đau nhức hơn cả. Thậm chí, bệnh còn khiến bệnh nhân dễ đối diện với nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân của những cơn đau này bắt nguồn từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.

2/ Khò khè khó thở

Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi,…

Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua. Sở dĩ đây là một vì khi các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức nó có thể khiến bạn khó thở và ho.

3/ Xuất hiện đốm đỏ trên da

Nếu trên da bỗng xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, cần đề cao cảnh giác bởi rất có thể nó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chặn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu đổi màu trên da.

4/ Sốt, nhức đầu

Hầu hết các bệnh ung thư đều có dấu hiệu sốt nhẹ và nhức đầu. Khi lượng bạch cầu tăng lên nhưng lại không có khả năng kháng lại những vi khuẩn có hại từ bên ngoài, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, thường xuyên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm bởi môi trường xung quanh. Kèm theo đó là hiện tượng vết thương khó lành.

5/ Chảy máu cam triệu chứng của bệnh ung thư máu

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ gây viêm nhiêm và những hạch bạch huyết là hậu quả của sự viêm nhiễm đó. Ngoài ra, ở bệnh nhân ung thư máu có hiện tượng chảy máu cam nhưng ít người để tâm. Thông thường chỉ là những lần chảy máu cam nhẹ, nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, lượng máu nhiều cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

6/ Dễ bị bầm tím

Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu.

Khi các tế bào bạch cầu có sự thay đổi bất thường chúng sẽ khiến tiểu cầu bị ứ đọng dễ xảy ra bầm tím hoặc có thể ngược lại.

7/ Giảm khả năng miễn dịch

Khi mắc ung thư máu, bệnh nhân có xu hướng giảm khả năng miễn dịch. Do vậy, họ dễ bị nhiễm trùng; mắc các chứng như viêm xoang, zona, viêm phổi, nhiễm trùng da, thận… liên tục trong thời gian dài

8/ Đau bụng

Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, người mắc ung thư máu ở giai đoạn này sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi khó chịu.

Bệnh ung thư máu có chữa được không?

Cháu chào Bác sĩ, nhà cháu năm nay 33 tuổi, được chuẩn đoán là ung thư máu và đang điều tri tại Khoa Huyết học bệnh viện Bạch Mai, hiện đang điều trị bằng hóa chất. Cháu muốn hỏi Bác sĩ là nhà cháu điều trị như vậy thì có thể thành công được bao nhiêu phần trăm ạ? Trong quá trình chăm sóc có cần đặc biệt chú ý đến điều gì không thưa Bác sĩ? BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của vợ bạn. Đối với điều trị ung thư máu phương pháp điều trị tại các bước: hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy tế bào gốc, hóa trị và xạ trị, uống thuốc. Tùy vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Các bác sĩ có thể kết hợp cho bạn từ 2 phương pháp điều trị trở lên.

Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy… theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ có một khoảng thời gian điều trị và nghỉ ngơi để bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe. Mục tiêu của việc điều trị này là sử dụng thuốc để chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.

Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.

Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.

Vợ bạn đang điều trị bằng hóa chất có tác dụng chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu, phương pháp này không thể điều trị khỏi bệnh. Cách duy nhất để điều trị triệt để ung thư máu là ghép tế bào gốc tạo máu. ghép tế bào gốc tạo màu đồng loại tỷ lệ thành công 60-70%. Tuy nhiên việc tìm người cho phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn không phải đơn giản. Thường chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có khả năng ghép được.

Cách phòng bệnh ung thư máu

Lối sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng phát sinh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Tăng cường các thực phẩm có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: Tỏi, cà chua, hành tây, cần tây, bông cải xanh, cà rốt,…

Giảm thiểu việc sử dụng chất béo động vật, thay thế chất béo từ động vật bằng chất béo thực vật là tốt nhất.

Tầm soát ung thư bằng cách khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt những gia đình đã có tiền sử ung thư.

[ratings]

tu khoa

benh ung thu mau co may loai

benh ung thu mau song duoc bao nhieu nam

trieu chung benh ung thu mau giai doan dau

ung thư máu chữa được không

ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không

ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu

Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Ở Trẻ Em

Bệnh ung thư ở trẻ em hiếm gặp, 100 người lớn bị ung thư thì có một em bé bị bệnh. Không có cách phòng ngừa, nhưng cần phát hiện sớm để điều trị tốt.

Cha mẹ mới nhận ra bệnh

Ban đầu triệu chứng bệnh ung thư ở trẻ em rất mập mờ. Trong bụng nhiều cơ quan tạng phủ có thể sinh bướu. Bướu lớn thì mới rờ được. Tắm rửa cho bé, mẹ thấy “bụng bé to”, thường nằm bên hông bé. Cần lưu ý khi dưới da trẻ có chỗ u lên, một cục dính cứng hoặc chạy tới chạy lui, các vết lấm tấm đỏ hoặc bầm tím. Coi chừng nếu đấy là một nhóm hạch cứng, không đau, hai ba tuần lễ không teo lại hoặc chồi thịt trong miệng, mũi, lỗ tai, âm đạo. Con ngươi có đốm trắng hoặc trong xanh như mắt mèo, bé nhìn nghiêng nghiêng thì báo động ung thư mắt.

Trẻ thường bị ung thư gì?

Khoảng phân nửa là ung thư máu và ung thư hạch. Số còn lại gồm các loại bướu đặc. Khác hẳn người lớn, bướu mọc từ các tế bào non thời kỳ phôi thai gọi là bướu nguyên bào ở trẻ từ 0 – 5 tuổi, nằm ở thận, mọc ở mắt, ở gan, buồng trứng và tinh hoàn. Các bướu não gặp ở trẻ em bất kể tuổi nào. Ung thư của trẻ rất khác với người lớn, cách điều trị cũng không giống.

Bệnh bạch cầu (BBC) là loại ung thư thường gặp nhất, còn gọi là ung thư máu. Tủy xương sản sinh các bạch cầu không bình thường ngày một nhiều, lấn lướt các bạch cầu lành. Trẻ em thường mắc bệnh cấp tính (BBC nguyên bào) diễn tiến rất ác. Ngày nay nhiều tiến bộ giúp việc điều trị loại bệnh này của trẻ khả quan hơn với hóa trị hoặc xạ trị. Ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc có thể giúp điều trị tốt.

Ung thư hạch (bệnh lymphô) mọc từ hệ miễn dịch (hệ lymphô). Nhiều tế bào lymphô bất thường sản sinh lan tràn khắp cơ thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng gồm: hạch to không đau ở cổ, nách, bẹn, sụt cân không lý do; nóng sốt; đổ mồ hôi đêm; ho khó thở, đau ngực; mệt mỏi bải hoải, đau và đầy bụng. Hóa trị và/hoặc xạ trị là liệu pháp hiệu quả.

Các bướu não cũng hay gặp ở trẻ em. Có vài loại bướu lành. Các bướu ác là ung thư. Trẻ bị nhức đầu, nôn mửa, thay đổi tính tình, có vấn đề nhìn ngó hoặc nói năng. Có thể mổ lấy bướu hoặc phối hợp phẫu xạ hóa trị.

Bướu Wilms (ung thư thận) chỉ thấy ở trẻ em. Bướu ở bụng, đau, tiểu ra máu và nóng sốt. Mổ kết hợp với hóa trị cho kết quả tốt. Ung thư xương thì hiếm gặp. Ung thư mô mềm rất hiếm.

Nhiều tiến bộ trong điều trị

Gần đây có những thành tựu phấn khởi. Chọn lựa cách điều trị phải dựa vào loại bệnh, thời kỳ diễn tiến bệnh và tuổi của bé. Nhờ các tiến bộ y học, trên thế giới ngày càng có nhiều trẻ được điều trị tốt ở nhiều trung tâm chuyên khoa rồi về nhà và lớn lên như các trẻ khác, khoảng 50% đến 70% các trẻ được trị khỏi. Nước ta cũng không ngoại lệ khi đang có nhiều cố gắng cho các bé thoát ung thư.