Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lành Nhiệt Miệng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Ăn Gì Để Chữa Lành Nhiệt Miệng

Hãy bấm Thích nếu bạn thích tin này

Nhiệt miệng là bệnh dễ gặp nhất với sinh viên. Các bạn rất thích ăn vặt, những món đồ chiên, nướng, bánh tráng trộn… là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Vậy, ta nên ăn gì để chữa nhiệt miệng.

– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ). Đến khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng ) – Nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng. – Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12. – Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,… – Người bệnh gặp phải các chứng bệnh về tâm lý như: stress do công việc căng thẳng, áp lực tinh thần khiến cho cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; hoặc do các rối loạn bài tiết bên trong, thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc.

Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện như sau: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng kích thước 1 – 2 mm, đốm trắng to dần, hơi mọng nước, sau 1 đến 2 ngày thì chúng vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét dần to hơn, gây nên cảm giác đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt hằng ngày cũng như ăn uống, giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau một khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Sử dung bột sắn dây để làm giảm đau rát do vết nhiệt miệng, thanh nhiệt cho cơ thể là một phương pháp thường được sử dụng. Bột sắn dây có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Pha bột sắn dây với nước lọc để uống, vắt thêm một ít chanh hoặc quất vào, không cho đường sẽ có hiệu quả hơn. Người bị nhiệt miệng pha uống liên tục trong 10-15 ngày, tùy theo thể trạng và bệnh tình để tăng giảm liều lượng. Trẻ nhỏ nên cho uống chín sẽ tốt và đảm bảo an toàn hơn.

Rau ngótlà loại rau phổ biến và dễ nấu, được rất nhiều người yêu thích. Ngoài hương vị thơm ngon, dễ ăn, rau ngót còn là một loại thuốc tự nhiên để chữa trị nhiệt miệng. Rau ngót rửa sạch, đem giã nát ép lấy nước cốt rồi hòa với một chút mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm, kết hợp với rau ngót giải nhiệt, bôi vào vết sưng đau 2-3 lần/ ngày, vết loét sẽ dịu dần và liền lại, không còn cảm giác đau đớn nữa. Có thể làm loại thuốc này cất vào tủ lạnh và sử dụng dần.

Củ cải ngoài công dụng để làm thực phẩm thì còn là một loại thuốc dân gian rẻ tiền và dễ kiếm. Củ cải có vị cay, tính lạnh, trong củ cải chứa 92% nước, lá và ngọn chứa tinh dầu và vitamin A, vitamin C. Cách làm bài thuốc chữa nhiệt miệng từ củ cải như sau: Cạo vỏ củ cải rồi rửa sạch, xay nhuyễn vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi rồi đem súc miệng. Mỗi ngày súc miệng bằng nước ép củ cải 2-3 lần, dùng trong 2- 3 ngày là bạn sẽ thấy hiệu quả, vết nhiệt miệng sẽ giảm sưng đau và dần liền lại.

Khế cũng là một loại trái cây có công dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Công thức làm thuốc chữa nhiệt miệng từ khế: Lấy 2-3 quả khế rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đổ ngập nước rồi đun sôi một lúc. Khi nước nguội, đổ ra cốc và ngậm rồi nuốt dần, thực hiện nhiều lần trong ngày, trong thời gian 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Chọn quả khế chua sẽ có tác dụng thanh nhiệt tốt hơn khế ngọt.

Nước dừa thanh mát có tác dụng giải nhiệt, còn phần cùi dừa ngoài việc để chế biến các món ăn thì còn có thể làm thành bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng. Bạn nghiền nát vài mảnh cùi dừa, ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy viết nhiệt miệng giảm sưng đau và khó chịu.

Hãy bấm Thích nếu bạn thích tin này

Bấm Thích để đăng ký thành viên cộng đồng Tạp Chí Sinh Viên

Chữa Lành Nhiệt Miệng Trẻ Em Trong 3 Ngày Với Mật Ong

Mùa hè là thời điểm trẻ em dễ bị nhiệt miệng. Nhìn con khóc lóc nhăn nhó mỗi khi ăn, cha mẹ nào chẳng xót. Làm gì để đánh bại nhiệt miệng cho trẻ?

Nhiệt miệng là bệnh viêm loét niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm trắng tại niêm mạc hoặc lưỡi, đốm trắng sưng mọng rồi loét ra thành nốt nhiệt. Bệnh nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu khi ăn, khiến bé biếng ăn và dễ bị sụt cân.

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Những nốt nhiệt miệng khó chịu có thể chữa khỏi trong 3 ngày nếu mẹ chịu khó thực hiện cách chữa dân gian sau:

– Cho bé ngậm mật ong, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng.

– Lấy bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ loét trong miệng. Ngày bôi 3 lần.

– Rau ngót giã nát vắt lấy nước cốt, pha với chút mật ong, lấy tăm bông thấm dung dịch bội vào chỗ loét. Ngày bôi 3 lần.

Mật ong có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, vì vậy có thể chữa lành các nốt nhiệt một cách an toàn. Mẹ lưu ý chỉ dùng mật ong cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng

– Cho trẻ ăn thức ăn mềm: trẻ bị nhiệt miệng thường cảm thấy rất đau khi có thức ăn đưa vào miệng, vì vậy mẹ nên xay nhỏ thức ăn để trẻ có thể nuốt nhanh.

– Uống bột sắn dây hoặc khuấy chín bột sắn dây cho trẻ ăn, bột sắn dây làm mát cơ thể, giúp giảm đau rát.

– Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, uống thêm nước trái cây nhiều vitamin C như cam, bưởi.

– Không cho trẻ ăn/ uống đồ nóng: khi pha sữa bột cho trẻ, mẹ nên để sữa nguội hẵng cho trẻ uống để giảm kích thích vào nốt nhiệt.

– Không cho trẻ ăn đồ mặn, cay: những món ăn này khiến những nốt nhiệt rát hơn, nên cho trẻ ăn nhạt.

– Sau mỗi bữa ăn, vệ sinh sạch sẽ miệng cho trẻ

Bệnh Nhiệt Miệng Và Cách Chữa Trị Bệnh Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là hiện tượng viêm loét xảy ra ở lưỡi, lợi hay bên trong thành má với đặc trưng là một mụn nhỏ hay một đốm trắng trong màng nhầy gây sưng, đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Bệnh nhiệt miệng là một căn bệnh răng miệng phổ biến. Theo thống kê, trên thế giới có tới hơn 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng và trong số chúng ta, dù ít nhưng ai cũng từng bị nhiệt miệng một vài lần trong đời. Bệnh xảy ra do một số nguyên nhân: căng thẳng, stress kéo dài; ăn nhiều đồ cay nóng; rối loạn bài tiết bên trong cơ thể; suy giảm chức năng khử độc của gan; thiếu chất; nhiễm khuẩn,…

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian và không để lại sẹo hay di chứng. Tuy nhiên nếu nhiệt miệng quá nặng và không chữa trị kịp thời cũng có thể gây nhiễm trùng và sốt cao.

Muốn phòng ngừa bệnh nhiệt miệng và hạn chế việc tái phát có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau đây:

– Thường xuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu và ăn các thực phẩm cay nóng.

– Hạn chế việc làm việc căng thẳng, thường uyên giữ tâm trạng thoải mái.

– Đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

– Có thể sử dụng các sản phẩm giải độc gan, điều hòa chức năng gan.

Cách điều trị bệnh nhiệt miệng

Trong trường hợp quá nặng, tức là vết nhiệt lớn, thường xuyên, sưng đau và gây sốt bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Trong trường hợp vế nhiệt nhỏ, có thể tự điều trị bệnh nhiệt miệng bằng các biện pháp đơn giản sau:

– Có thể uống thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh, sau vài ngày bệnh sẽ tự lành.

– Uống bột sắn hoặc nước rau má, nước râu ngô để giải nhiệt.

– Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sau khi ăn.

– Lấy khế chua giã nát và đun nước ngậm, sau đó nuốt dần, làm vài lần trong ngày.

– Ngậm nước ép cà chua hoặc nhai cà chua sống cũng có tác dụng rất tốt.

– Bôi mật ong lên chỗ viêm. Mật ong có công dụng tránh mất nước và tái tạo mô mới.

– Có thể dùng cây nhọ nồi hoặc lá rau ngót giá nát chắt nước, trộn với mật ong và chấm vào vết thương cũng rất hiệu quả.

– Nước củ cải sống dùng để ngậm 3 lần mỗi ngày, làm vài ngày sẽ khỏi.

– Ngoài ra phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp với các biện pháp phòng chống ở trên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ

1. Thế nào là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là tình trạng trên niêm mạc trong má, nướu, lưỡi xuất hiện các ổ viêm loét có đường kính từ 1 – 10mm hình bầu dục hoặc tròn. Nhiệt miệng không lây nhiễm nhưng có thể khiến trẻ bị đau rát khi vết loét tiếp xúc với các loại thức ăn, nước uống.

Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không gây sẹo. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần thì mẹ cần đưa bé đến các bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nhiệt miệng được chia làm 3 thể bệnh chính bao gồm:

2.1. Viêm đau nhiệt miệng nhỏ

Viêm đau nhiệt miệng nhỏ là thể phổ biến nhất trong các loại nhiệt miệng. Trong đó, các vết nhiệt miệng có hình bầu dục với viền đỏ xung quanh kích thước đường kính nhỏ hơn 12mm. Viêm nhiệt miệng nhỏ có thể tự lành sau 1 – 2 tuần và không để lại sẹo.

2.2. Viêm đau nhiệt miệng lớn

Viêm đau nhiệt miệng lớn có các tổn thương viêm loét sâu và rộng hơn với kích thích đường kính có thể lớn hơn 12mm. Thể bệnh này gây nhiều đau nhức cho trẻ và cần đến 6 tuần để có thể điều trị khỏi. Sau khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo.

2.3. Viêm đau nhiệt miệng thể herpetiform

Thể bệnh này được biểu hiện bởi 10 – 100 vết viêm loét có kích thích nhỏ hơn 3mm chụm lại thành cụm. Các cụm này có thể được điều trị khỏi sau 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo cho người bệnh.

3. Lý do trẻ bị nhiệt miệng?

Các bác sĩ cho biết, hiện tại chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng cường nguy cơ xuất hiện các vết loét được phát hiện bao gồm:

Vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải quá cứng để vệ sinh răng miệng có thể gây ra các tổn thương trên nướu, lợi. Thông qua các tổn thương hở đó, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra các ổ viêm loét như nhiệt miệng.

Vô tình cắn vào má: Cắn vào má quá mạnh có thể gây tổn thương và làm hình thành các ổ viêm loét.

Chế độ ăn uống chưa hợp lý: Việc ăn quá nhiều đồ cay, nóng gây nóng trong cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nóng trong và xuất hiện các vết nhiệt miệng.

Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch giảm sút khiến cơ thể không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.

Rối loạn bài tiết bên trong cơ thể.

Căng thẳng: Căng thẳng quá mức có thể làm giảm miễn dịch khiến cơ thể không chống lại được vi khuẩn, virus dẫn làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.

Trẻ bị nóng, phải dùng kháng sinh: Một số trường hợp trẻ dùng kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến cơ thể bị nóng và biểu hiện ra bên ngoài bằng tình trạng nhiệt miệng.

Một số bệnh lý: Một số bệnh lý đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng như:

Viêm loét đại tràng

Bệnh Celiac

Bệnh Behcet

4. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ từ thực phẩm

Sử dụng các loại thực phẩm, rau, củ, quả có tính mát giúp thanh nhiệt là cách chữa nhiệt miệng tự nhiên, an toàn được rất nhiều bà mẹ lựa chọn.

4.1. Các loại nước ép sinh tố từ rau củ quả

Các loại nước ép củ quả là nguồn bổ sung dồi dào vitamin, chất xơ và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Nước ép cà chua: Chứa dồi dào các loại vitamin như vitamin A, vitamin K, vitamin C, vitamin B6, đồng, photpho… giúp kích thích quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương tại các vết nhiệt miệng.

(Cà chua tăng tái tạo và phục hồi vết loét trên niêm mạc miệng)

Nước cam, chanh: Vị chua trong nước cam chanh có tính mát sẽ giúp thanh lọc và đào thải các cặn bã trong cơ thể thúc đẩy quá trình tự lành của các vết nhiệt miệng.

Nước ép dứa: Nước ép dưa giàu các enzyme tiêu hóa tự nhiên giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường quá trình phân giải và hấp thu dinh dưỡng loại bỏ nguyên nhân gây nhiệt miệng từ bên trong.

Nước ép củ cải: Súc miệng giúp làm săn se các ổ viêm loét, ức chế phản ứng viêm, sát khuẩn và bảo vệ các vết viêm do nhiệt miệng gây ra. Tác dụng này được tạo ra bởi thành phần dồi dào vitamin A, Vitamin C và tinh dầu có trong củ cải.

4.2. Ngậm chất chát

Y học hiện đại đã chứng minh được tác dụng của những sản phẩm chứa thành phần tanin có khả năng tạo phức hợp với các protein làm săn se các vết thương hở và tạo ra lớp bảo vệ giúp các vết thương nhanh chóng lành lại. Một số loại chứa Tanin thường được sử dụng để ngậm như nước trà xanh, quả sung, vỏ xoài….

4.3. Uống nước khế chua

Trong thành phần của khế chua có chứa Vitamin C, A, E, K, B5… các chất khoáng như đồng, kali, magie… có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc làm mát cơ thể và khắc phục tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, chất xơ trong quả khế cũng có tác dụng trợ tiêu hóa, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn, hấp phụ các chất thải và làm sạch lòng ruột.

Mật ong là thực phẩm có khả năng kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Mẹ có thể sử dụng mật ong thoa trực tiếp vào các vết nhiệt miệng để sát khuẩn và giúp tổn thương lành nhanh hơn.

4.5. Giấm táo súc miệng

Giấm táo có tính acid nhẹ có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn đồng thời làm sạch răng miệng. Do vậy, mẹ có thể hướng dẫn bé sử dụng một chút giấm táo pha loãng để súc miệng sau khi ăn.

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, men tiêu hóa có lợi thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Tiêu hóa tốt đồng nghĩa với quá trình hấp thu dinh dưỡng, đào thải cặn bã của cơ thể đang diễn ra tốt. Đây chính là yếu tố quan trọng trong điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua khoảng 3 lần/ tuần, ăn sau bữa chính 30 phút.

4.7. Sử dụng một số loại rau củ trái cây thoa cho bé

Một số loại rau củ, trái cây có tính chống viêm tự nhiên nên mẹ có thể tận dụng thoa lên các vết nhiệt miệng để nhanh lành hơn. Đây là một trong những cách chữa nhiệt miệng cho trẻ đễ dàng và đơn giản nhất.

4.7.1. Dùng lá rau ngót

Mẹ lấy một nắm lá rau ngót đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, thêm một chút mật ong rồi khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt. Dùng tăm bông chấm dịch này thoa lên các vết nhiệt khoảng 2 -3 lần/ ngày. Cảm giác đau rát, khó chịu sẽ giảm nhanh và vết nhiệt miệng lành lại nhanh hơn.

4.7.2. Sử dụng cùi dừa

Mẹ chọn loại cùi dừa bánh tẻ loại bỏ hết phần vỏ cứng rồi đem xay chắt lấy nước cốt. Sau đó, thêm mật ong với tỉ lệ 1:1 rồi trộn đều. Dùng hỗn hợp mật ong nước cốt dừa thoa lên vết nhiệt miệng của bé 3 lần/ ngày.

4.7.3. Phương pháp sử dụng vỏ dưa hấu

Mẹ lấy khoảng 50g vỏ quả dưa hấu được đem sao vàng sau đó tán thành bột nhỏ. Mỗi lần dùng thì trộn bột này cùng với mật ong để được hỗn hợp sền sệt bôi lên miệng vết nhiệt miệng ngày từ 1 – 2 lần.

4.8. Thực đơn dinh dưỡng cho bé bị nhiệt miệng

Các bé bị nhiệt miệng cần có thực đơn riêng. Tránh sử dụng các món ăn gây kích ứng, đau xót hay kiêng khem quá mức gây thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con.

4.8.1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất: chất đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng.

Không cho bé ăn các thức ăn nóng, mặn hay thực phẩm gây nóng.

Kiêng đặc biệt nước đá lạnh: Các loại nước đá lạnh có thể khiến các vết nhiệt miệng trở nặng hơn nên cần được loại bỏ trong thời gian này.

Chất đạm nên ăn như cá nước ngọt, baba, vịt, ngan … Các loại thực phẩm này được xếp nhóm có tính hàn giúp làm mát cơ thể, lương huyết, bổ huyết giúp khắc phục tình trạng nóng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

Giải nhiệt cho bé bằng các loại nước mát như nước ép rau má, nước nấu râu ngô, bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.

4.8.2. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng. Khoang miệng cần được đảm bảo sạch sẽ để hạn chế tối đa sự phát triển và tấn công của vi khuẩn vào các vết nhiệt miệng. Một số điều mẹ cần lưu ý như sau:

Nhắc nhở con đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, sau khi ăn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Không sử dụng các loại nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate bởi các sản phẩm này có tính kiềm cao có thể gây kích ứng và làm tổn thương các vết viêm loét.

5. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Một số loại vitamin tốt cho trẻ bị nhiệt miệng:

Vitamin B: Vitamin B12, Vitamin B2, Vitamin B9 và Vitamin B7 có tác dụng kích thích tăng cường tái tạo tế bào ở các mô bị tổn thương giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng tái phát trở lại.

Sắt: Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung thêm Sắt vào khẩu phần ăn của người bị nhiệt miệng giúp thu nhỏ kích thước miệng của các vết từ đó rút ngắn thời gian điều trị. Hàm lượng Sắt tùy theo độ tuổi và thể trạng của trẻ. Do vậy, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Kẽm: Kẽm có khả năng hạn chế tình trạng viêm, kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch cho con. Mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm Đậu xanh, sữa chua, trứng, cá hồi, thịt gà,hạt điều, hạt bí ngô, nấm… để tăng cường Kẽm cho bé.

6. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

6.1. Đắp ngô thù du

Phương pháp này sử dụng bột ngô thù du để đắp vào lòng bàn chân của trẻ. Bột ngô thù du sẽ dẫn toàn bộ hỏa độc và nhiệt độc thoát ra khỏi cơ thể từ đó khắc phục được tình trạng nhiệt miệng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy khoảng 2 thìa cà phê bột ngô thù du rồi trộn với giấm đã được đun sôi tạo thành hỗn hợp bột sền sệt. Sau khi nguội, mẹ đắp hỗn hợp này lên lòng bàn chân của con, băng lại và giữ trong khoảng 2 tiếng là có thể gỡ ra. Thực hiện 1 lần/ ngày vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6.2. Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi kết hợp với mật ong giúp sát khuẩn vết loét tốt đồng thời giảm đọng dịch ngăn chặn phản ứng viêm mở rộng. Để sử dụng cỏ nhọ nồi trị nhiệt miệng cho bé, mẹ cần thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy cỏ nhọ nồi rửa sạch rồi giã nát chắt lấy nước cốt

Bước 2: Thêm một chút mật ong vào nước cốt rồi trộn đều

Bước 3: Dùng tăm bông thấm hỗn hợp nước cốt cỏ nhọ nồi – mật ong rồi bôi lên các vết nhiệt miệng

Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

6.3. Bài thuốc lục nhất tán

Bài thuốc lục nhất tán phối hợp các vị thảo dược cho tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm giúp điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

Thành phần bài thuốc gồm có:

Đem 2 dược liệu này trộn cùng mật ong thành hỗn hợp sền sệt sau đó dùng tăm bông thoa thuốc vào các vết loét 2 – 3 lần/ ngày để giảm đau rát và giúp bệnh nhanh lành.

6.4. Sản phẩm cao lỏng cải thiện nhiệt miệng của TW3

Sản phẩm cao lỏng của dược phẩm TW3 là sự phối hợp đồng thời nhiều vị dược liệu có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch làm mát cơ thể đồng thời bài thải độc tố giúp khắc phục hiệu quả tình trạng nhiệt miệng, tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ.

Công thức của sản phẩm gồm có:

Thục địa, Thạch hộc: Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, làm mát cơ thể cải thiện tình trạng táo bón.

Táo chua : Giúp giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi, tiêu hóa kém, ra nhiều mồ hôi trộm và làm mát cơ thể.

Tỳ giải Làm giảm tình trạng nóng trong gây ra mụn nhọt, nước tiểu không trong ở trẻ

Hoài sơn: Giúp tăng cường chức năng tỳ vị, sinh tân dịch làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón, tiểu dầm.

Củ súng: Giúp nhu động tiêu hóa ổn định, thư giãn tinh thần ngăn tình trạng căng thẳng cho trẻ.

Liều lượng sử dụng cho bé phụ thuộc vào độ tuổi như sau:

Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml x 2 lần/ ngày

Trẻ em từ 2-5 tuổi:10 ml x 2 lần/ngày

Trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày

Trong trường hợp bé bị nhiệt miệng nặng, liều dùng có thể được điều chỉnh thay đổi để có hiệu quả sử dụng tốt nhất. Để xác định được liều dùng phù hợp cho bé nhà mình, mẹ có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia của TW3 thông qua địa chỉ website: https://forikid.vn/ để được tư vấn cụ thể.

7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Các vết nhiệt miệng thông thường sẽ được điều trị khỏi sau khoảng 1 tuần. Sau khi mẹ đã áp dụng các cách chữa nhiệt miệng cho trẻ mà vết nhiệt miệng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Tổn thương chuyển sang dạng xơ cứng có hình dáng như chồi bông cải trong miệng.

Xuất hiện các mảng trắng, đen, đỏ trong miệng và các chân răng sau khi nhổ không lành lại

Bị trở ngại với các hoạt động: nhai, nói, đồng thời có tình trạng tăng tiết nước bọt nhiều

8. Phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả cho bé

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp:

Giúp con loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Không cho bé ăn quá nhiều thức ăn có khả năng gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, giấm…).

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bổ sung các thực phẩm giàu các vitamin và chất khoáng Vitamin C, B1, B6, B12, PP, magie, kẽm, đồng… để đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh.

Hạn chế gây áp lực tinh thần cho bé khiến bé bị căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường tiêu hóa.

Đảm bảo khoang miệng luôn được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn, tránh tình trạng vệ sinh kém làm tăng nguy nhiễm khuẩn, virus.

Kiểm tra định kỳ sức khỏe răng miệng để phát hiện ra những bất thường và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hình thành cho bé thói quen luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho toàn bộ cơ thể từ đó chống lại các nguy cơ viêm nhiễm.

Với những tổng hợp về cách chữa nhiệt miệng cho trẻ, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức thật hữu ích cho mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!