Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lên Lẹo Mắt Ở Trẻ Nhỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Những Cách Đơn Giản Chữa Lẹo Mắt Ở Trẻ Nhỏ

Nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu vàng có tên là staphylococcus aureus gây ra. Vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi bé, vì thế khi trẻ dùng tay dụi mũi sau đó dụi mặt vi khuẩn sẽ bám dính lên mi mắt và gây bệnh.

Có hai dạng lẹo bao gồm: Lẹo mắt bên trong và lẹo bên ngoài.

– Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ mọc ở chân mi mắt, có kích thước và độ rắn giống hạt đậu.

– Lẹo bên trong: nằm bên trong mi mắt, khi lật mi mắt ra thì có xuất hiện nốt đỏ tương tự như lẹo bên ngoài, một số khác còn xuất hiện mủ trắng.

Khi trẻ bị lẹo mắt, trẻ thường khó chịu ở mắt, chảy nước mắt, thậm chí một số bé bị đau mi mắt.

Cách xử lý khi trẻ bị lẹo mắt

Khi trẻ bị lẹo mắt, cha mẹ tuyệt đối không nặn hoặc dùng kim chích để làm vỡ mụn bọc. Vì có thể để lại sẹo và gây đau đớn cho bé, thậm chí bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô nước rồi đắp lên phần mi bị lẹo của bé. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần 10 phút. Với cách làm này sẽ giúp lẹo dễ thoát lưu mủ, giảm đau đớn cho bé.

Sau khi chườm nóng mà bé chưa hết lẹo và có dấu hiệu sưng phù nề nặng hơn thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ để bôi lên mi mắt bé và cho trẻ uống thuốc giảm đau khi cần thiết.

Thông thường sau một vài ngày dùng thuốc bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả bác sị sẽ rạch lẹo để lấy mủ ra ngoài.

Một số bài thuốc chữa lẹo mắt cho bé

Sữa đậu nành vừng đen: Khi trẻ bị lẹo mắt mẹ có thể dùng 2 thìa bột canh vừng đen trộn với sữa đậu nành đã được nấu chín, cho thêm một thìa mật ong rồi cho bé uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn sáng.

Kim ngân hoa và bồ công anh: 20g kim ngân hoa, 20g hoa cúc, 20g bồ công. Sau khi rửa sạch cho tất cả vào đun sôi, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun trong vòng 15 phút, chắt lấy nước đầu. Tiếp tục cho nước vào đun lần hai. Trộn nước đầu tiên và nước thứ hai vào nhau, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Trong trường hợp bệnh nặng kèm đau nhức toàn thân, sốt, sợ rét, miệng khô khát nước mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau: Kim ngân hoa 15g, liên kiều 15g, bồ công anh 15g, gai bồ kết 15g, phòng phong 12g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc nước như bài thuốc trên, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng những gì?

Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng chất kích thích như rượu, thuốc lá và các loại nước uống có cồn. Ngoài ra không nên cho trẻ ăn hành, tỏi, ớt, rau hẹ, rau kinh giới và những thực phẩm có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn. Để bé mau khỏi bệnh cha mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn thủy hải sản.

Để phòng bệnh lẹo mắt cho bé, cha mẹ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Đặc biệt nên tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn hoặc khi chơi bẩn.

Không nên cho trẻ dùng tay để dụi mắt mà nên dùng nước muối sinh lý và bông tăm để vệ sinh mắt cho bé, mỗi ngày 1 lần.

SinhCon.com (Tổng hợp)

Chữa Lên Lẹo Ở Mắt Bằng Mẹo

Lẹo mắt là bệnh thường gặp ở bờ mi mắt, có triệu chứng đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho tầm nhìn bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Lẹo mắt nếu chữa trị không đúng cách có thể để lại sẹo và làm mất thẩm mỹ đôi mắt của bạn. Lẹo thường do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Sau 2-4 ngày cảm giác đau tăng dần, nhức buốt thì hóa mủ, sau đó cả mủ và ngòi vỡ thoát ra cùng với lông mi. Cảm giác đau khó chịu lúc này cũng biến mất. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng dễ tái phát.

Cách chữa hiệu quả

Lẹo mắt có thể tự biến mất sau khi vỡ mủ nhưng trước đó nó sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, đau nhức. Nếu bệnh chưa có dấu hiệu nặng, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng các mẹo điều trị ngay tại nhà.

Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm.

Áp dụng nén ấm cho mắt 3-6 lần/ngày. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh. Rửa tay sạch sẽ trước khi áp dụng nén ấm cho mắt. sau đó sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Bạn không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt. Đặt miếng nén trên mắt sau khi bạn đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút).

Sử dụng dung dịch muối loãng (nước muối), sau đó dùng thuốc nhỏ mắt.

Không tự ý chữa lẹo ở mắt bằng cách chích nặn mủ hay tra thuốc không theo hướng dẫn. Nếu áp dụng không đúng cách có thể khiến tổn thương dễ lan rộng hoặc để lại sẹo xấu.

Nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Ngoài ra, dân gian đã truyền miệng nhau về những phương pháp cũng vô cùng hiệu quả như tận dụng thực phẩm sẵn ở nhà hay có thể mua dễ dàng ở bất kỳ đâu như: trứng gà, khoai tây, nha đam, bột nghệ…

Bệnh có thể tự khỏi nếu người bệnh biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách, tuy nhiên cũng rất dễ tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có thể dẫn tới sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

Với người trang điểm nhiều, cần tẩy trang sạch sẽ cho mắt hàng ngày. Thay mascara ít nhất 6 tháng/lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Đeo kính mỗi khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc ô nhiễm, hạn chế ra đường trừ khi có việc cần thiết.

Lẹo Mắt Là Gì? Mắt Lên Lẹo Có Biểu Hiện Ntn?Cách Chữa Mắt Lẹo Nhanh Nhất

Mắt bị lẹo ( mắt bị mụt lẹo) là chứng viêm mí mắt cấp tính, thường do vi khuẩn (Staphylocoque) hoặc xuất hiện sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn vào tuyến chân lông mi tạo thành khối nhỏ trông giống như mụn nhọt ở bờ mi của bạn. Hiện tượng này sẽ khiến mắt đỏ, sưng, và đau gây khó chịu cho người gặp phải.

Khi mắt bị nổi mụt lẹo sẽ xuất hiện các tình trạng phổ biến như sau:

Mi mắt sưng nhẹ

Có cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt

Tại vùng mi mắt bị đau nổi lên 1 khối rắn đỏ to bằng hạt gạo.

Mắt đỏ, ngứa và đau trong suốt thời gian xuất hiện lẹo

Lẹo thường mọc ở bờ mi, dính chặt vào vùng mi mắt

Lẹo ở mắt xuất hiện có 3 dạng như sau:

Thông thường sau 3-4 ngày lẹo mắt bị vỡ. Khoảng 1 tuần lẹo mắt sẽ lành hẳn. Lẹo rất hay tái phát, có trường hợp mắt bị lên lẹo liên tục, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Lẹo mắt xuất hiện là do hiện tượng viêm nhiễm bờ mi ở mắt. Đôi khi mắt bị lẹo còn là kết quả của các tổn thương, nhiễm trùng hoặc dị ứng gây ra.

Đặc biệt ở những người mắt một mí, mắt nhỏ,… thường xuyên trang điểm làm mắt 2 mí to tròn hơn bằng cách sử dụng các sản phẩm kích mí, phấn mắt hay mascara. Về lâu dài điều này sẽ làm các khe hở của lông mi bị chặn, khiến vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Đặc biệt là với những trường hợp không tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kích mí không đảm bảo gây kích ứng cho mắt người sử dụng dẫn đến các trường hợp viêm bờ mi hình thành lẹo ở mắt.

♻️♻️♻️ XEM NGAY: Phản ứng dư luận sau vụ việc Kangnam làm chết người

Mắt bị nổi lẹo chỉ là vấn đề nhỏ ngoài da nhưng nếu như không chú ý, điều trị kịp thời, bệnh nhỏ sẽ dần trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Khi xuất hiện lẹo ở mí mắt bạn cần chú ý những việc sau:

Việc trang điểm có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn bởi các loại phấn trang điểm, phấn mắt hay masscara đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hại gây nhiễm trùng vùng mí mắt bị tổn thương.

Nhất là đối với những trường hợp lẹo mắt có mưng mủ, điều này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn nặn mủ ra ngay lập tức. Điều này là tuyệt đối không được làm bởi có thể làm mắt lâu khỏi, ngoài ra còn có thể khiến lẹo mắt lan rộng nhiễm trùng sang các vùng da khác.

Kính áp tròng cũng là một trong những vật dụng không được sử dụng khi mắt lên lẹo. Sử dụng kính áp tròng trong giai đoạn này rất dễ xảy ra sự va chạm, xước xát trên mí mắt vùng có lẹo, nhất là với những trường hợp bị lẹo bên trong mắt.

Lưu ý:

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hơn hoặc có dấu hiệu bị xuất huyết. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe cũng như đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Bạn có thể sử dụng một trong các cách chữa mắt lẹo nhanh nhất, hiệu quả nhất:

Dùng 1 nắm lá trầu không giã nát, cho vào 1 cái cốc, chế nước sôi vào, rồi đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt. Ngày thực hiện 2 lần, sau 2-3 ngày lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu cho bạn.

Dùng cán đũa bếp hơ nóng rồi quấn một miếng rẻ sạch áp vào mắt để trị chứng sưng đau, ngứa ngáy. Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Làm như vậy khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc. Ngày làm 2 lần. Cách này cũng khá hiệu nghiệm, chỉ sau 2-3 ngày lẹo mắt sẽ biến mất.

Trong trường hợp này, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành lẹo mắt. Hãy thấm một chút nước ấm nóng vào khăn sạch, sau đó đắp lên vùng mắt khoảng 10-15 phút mỗi lần, làm khoảng 3-5 lần một ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ can thiệp để loại bỏ mụn lẹo. Khi đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chích vết chắp hoặc lẹo nếu chúng sưng to. Để vết chích mau lành và giảm thiểu khả năng mọc lại lẹo, bạn sẽ được kê đơn các loại thuốc bôi đặc trị.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không muốn mắt bị mọc lẹo bạn hãy ghi nhớ những điều sau:

Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

Nếu muốn đôi mắt của mình được đẹp hơn, bạn nên tìm đến các giải pháp lâu dài thay vì lạm dụng trang điểm, kích mí gây viêm nhiễm bờ mi. Ngày nay có khá nhiều giải pháp thẩm mỹ mắt an toàn, với chi phí hợp lý là đã giúp bạn có đôi mắt 2 mí đẹp tự nhiên sau một lần thực hiện.

Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.

Các chuyên gia cho rằng mắt lên lẹo là một căn bệnh rất dễ lây truyền từ mi mắt này sang mi mắt khác. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu ẩm thấp gió mùa như ở Việt Nam. Do đó, việc tiếp xúc với người mắt lẹo cũng có thể khiến bạn bị lẹo mắt, nhất là với những trường hợp hay sử dụng đồ dùng cá nhân chung với nhau.

Thông thường lẹo mắt là vấn đề ngoài da nên bạn không cần phải uống thuốc. Thay vào đó hãy sử dụng các loại thuốc mỡ bôi như Chlorocina – H (ngày bôi 2 lần sáng tối) hoặc thuốc kháng sinh polymyxin B sulfat nhỏ mắt .

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ. Nếu tình trạng lẹo mắt đã diễn biến thành sưng viêm nghiêm trọng hoặc chảy máu thì lập tức bạn nên đến bệnh viện. Không được tự ý dùng thuốc.

Ở trẻ nhỏ, điều trị mắt lên lẹo sẽ khó hơn người lớn, do trẻ nhỏ rất khó bỏ được một số thói quen xấu như dụi mắt, nghịch bẩn,… Chính vì vậy, bạn cần theo sát trẻ, quan sát tình trạng và lên phương án chữa mắt lẹo cho trẻ. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách chữa mắt bị lẹo nhanh nhất cho trẻ.

Dân gian ta quan niệm nếu bị lẹo mắt mà soi gương sẽ khiến mắt lẹo nặng hơn. Bởi khi soi gương chúng ta hay có thói quen sờ vào chỗ mụt lẹo “cung cấp” thêm vi khuẩn làm tình trạng chuyển biến nặng nề. Bên cạnh đó, có quan niệm lại cho rằng, nhìn vào mắt lẹo sẽ bị lây. Do đó khi soi gương, lẹo bên mắt này sẽ lây cho mắt còn lại. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng từ dân gian, hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Lên Lẹo Mắt Hiệu Quả Nhất

Lẹo mắt là gì? Lẹo mắt có tự khỏi không ?

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như Staphylocoque xâm nhập vào tuyến lông mi gây nên. Lẹo mắt thường mọc ở bờ mi, bên ngoài hoặc bên trong, ban đầu sẽ dính chặt vào phần mi sau 3-4 ngày thì sưng mủ và vỡ.

Lẹo mắt khi mới bị sẽ gây cảm giác khó chịu vì có một khối rắn to cỡ hạt gạo mọc ở phần mi. Sau đó khiến mắt bị sưng nhẹ, đỏ, ấn đau bờ mi, chảy nước mắt. Vài ngày sau sẽ sưng mủ, hóa cứng rồi áp – xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Bệnh lý mắt này thường xuyên tái phát và có khả năng lây lan nhanh, nhiều trường hợp còn sưng cả mắt và ứ phù màng tiếp hợp.

Theo các bác sĩ đầu ngành, lẹo mắt hoàn toàn có thể tự khỏi, sau 3-4 ngày khởi phát lẹo sẽ sưng mủ, tự vỡ, hết đau và tự tiêu sau vài ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng đó là người bị phải lưu ý chăm sóc bản thân đúng cách. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm, kiêng các chất kích thích như bia, rượu, ớt…, hạn chế ăn thủy – hải sản và không nên ăn những món ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó…

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Theo các bác sĩ nhãn khoa, nguyên nhân gây lẹo mắt chủ yếu là do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylocoque xâm nhập vào phần mắt và gây nên. Ngoài ra, cũng có thể do các tuyến quanh mí mắt tiết quá nhiều dầu dẫn đến tuyến dầu bị tắc nghẽn, tích tụ trên phần mí mắt, gây viêm nhiễm và tạo thành những khối u nhỏ cỡ hạt gạo.

Ăn nhiều đồ cay, nóng, chiên rán.

Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm hoặc mỹ phẩm quá hạn sử dụng.

Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm trong nhiều ngày.

Sử dụng khăn mặt chung với người khác.

Đã từng bị viêm mi mắt hoặc bị viêm mắt mãn tính.

Đeo kính áp tròng khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt.

Cách chữa lên lẹo mắt nhanh nhất

Khi đã nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng lẹo mắt, chắc chắn bạn cũng sẽ hình dung được những cách chữa lẹo mắt. Về cơ bản, lẹo mắt có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau 3 – 4 ngày.

Biện pháp này sẽ giúp giảm đau nhức phần mắt và còn đẩy nhanh tốc độ mủ ra bên ngoài để nhanh vỡ hơn. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn sạch nhúng vào nước nóng vừa phải và vắt khô. Sau đó chườm lên phần mắt nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút, mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần. Nếu trong lúc chườm mà mủ lẹo mắt vỡ ra bạn tuyệt đối không được tự nặn, hãy để mủ tự bong nếu không sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn.

Có nhiều trường hợp bị lẹo mắt bạn có thể dùng phương pháp nhổ lông mi. Tuy nhiên cần phải theo chỉ định của bác sĩ vì việc nhổ có thể gây khó chịu, đau nhưng lại cải thiện được nhiễm trùng vì mủ được thoát ra ngoài. Nếu bạn thực hiện sai cách có thể gây hiệu quả ngược lại.

Biện pháp này bạn cần tìm đến các bác sĩ nhãn khoa để thực hiện. Vì cần kim tiêm vô trùng hoặc dao mổ đã được khử trùng để rạch thoát mủ rồi nhỏ kháng sinh để chống viêm. Nếu bạn tự thực hiện bằng dụng cụ chưa được khử trùng có thể gây lẹo mắt nặng hơn, thậm chí còn lây nhiễm sang mắt khác.

Kết luận