Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lên Lẹo Ở Mắt Hiệu Quả Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Lên Lẹo Mắt Hiệu Quả Nhất

Lẹo mắt là gì? Lẹo mắt có tự khỏi không ?

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như Staphylocoque xâm nhập vào tuyến lông mi gây nên. Lẹo mắt thường mọc ở bờ mi, bên ngoài hoặc bên trong, ban đầu sẽ dính chặt vào phần mi sau 3-4 ngày thì sưng mủ và vỡ.

Lẹo mắt khi mới bị sẽ gây cảm giác khó chịu vì có một khối rắn to cỡ hạt gạo mọc ở phần mi. Sau đó khiến mắt bị sưng nhẹ, đỏ, ấn đau bờ mi, chảy nước mắt. Vài ngày sau sẽ sưng mủ, hóa cứng rồi áp – xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Bệnh lý mắt này thường xuyên tái phát và có khả năng lây lan nhanh, nhiều trường hợp còn sưng cả mắt và ứ phù màng tiếp hợp.

Theo các bác sĩ đầu ngành, lẹo mắt hoàn toàn có thể tự khỏi, sau 3-4 ngày khởi phát lẹo sẽ sưng mủ, tự vỡ, hết đau và tự tiêu sau vài ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng đó là người bị phải lưu ý chăm sóc bản thân đúng cách. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm, kiêng các chất kích thích như bia, rượu, ớt…, hạn chế ăn thủy – hải sản và không nên ăn những món ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó…

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Theo các bác sĩ nhãn khoa, nguyên nhân gây lẹo mắt chủ yếu là do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylocoque xâm nhập vào phần mắt và gây nên. Ngoài ra, cũng có thể do các tuyến quanh mí mắt tiết quá nhiều dầu dẫn đến tuyến dầu bị tắc nghẽn, tích tụ trên phần mí mắt, gây viêm nhiễm và tạo thành những khối u nhỏ cỡ hạt gạo.

Ăn nhiều đồ cay, nóng, chiên rán.

Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm hoặc mỹ phẩm quá hạn sử dụng.

Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm trong nhiều ngày.

Sử dụng khăn mặt chung với người khác.

Đã từng bị viêm mi mắt hoặc bị viêm mắt mãn tính.

Đeo kính áp tròng khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt.

Cách chữa lên lẹo mắt nhanh nhất

Khi đã nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng lẹo mắt, chắc chắn bạn cũng sẽ hình dung được những cách chữa lẹo mắt. Về cơ bản, lẹo mắt có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau 3 – 4 ngày.

Biện pháp này sẽ giúp giảm đau nhức phần mắt và còn đẩy nhanh tốc độ mủ ra bên ngoài để nhanh vỡ hơn. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn sạch nhúng vào nước nóng vừa phải và vắt khô. Sau đó chườm lên phần mắt nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút, mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần. Nếu trong lúc chườm mà mủ lẹo mắt vỡ ra bạn tuyệt đối không được tự nặn, hãy để mủ tự bong nếu không sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn.

Có nhiều trường hợp bị lẹo mắt bạn có thể dùng phương pháp nhổ lông mi. Tuy nhiên cần phải theo chỉ định của bác sĩ vì việc nhổ có thể gây khó chịu, đau nhưng lại cải thiện được nhiễm trùng vì mủ được thoát ra ngoài. Nếu bạn thực hiện sai cách có thể gây hiệu quả ngược lại.

Biện pháp này bạn cần tìm đến các bác sĩ nhãn khoa để thực hiện. Vì cần kim tiêm vô trùng hoặc dao mổ đã được khử trùng để rạch thoát mủ rồi nhỏ kháng sinh để chống viêm. Nếu bạn tự thực hiện bằng dụng cụ chưa được khử trùng có thể gây lẹo mắt nặng hơn, thậm chí còn lây nhiễm sang mắt khác.

Kết luận

Mắt Lên Lẹo (Chắp) Ở Trẻ Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

Một cái chắp hay lẹo ở mắt là một điểm sưng đầy mủ ở bờ mi mắt. lẹo do tiến trình sưng tấy một nang lông mi, nơi từ đó lông mi mọc ra, và lẹo gần như bao giờ cũng xuất hiện ở mi dưới . Lẹo thường tụ lại thành ngòi và bể ra trong vòng bốn, năm ngày. Các mụn lẹo lẹo dễ sinh ra do dụi mắt và dứt lông mi mắt tổng quát gọi là viêm mi mắt. Lẹo không có tính lây lan cao, tuy nhiên nó có thể truyền từ mắt nọ qua mắt kia.

Bệnh có nghiêm trọng không?

Lẹo thì thường vô hại và có thể chữa trị ở nhà được.

Việc gì phải làm trước tiên?

Nếu điểm trên chỉ đỏ và đau thôi, bạn cứ để đó và đừng cho con bạn đụng tới hay dụi mắt. Nếu cái lẹo đau và khó coi, hãy giữ cho mi mắt đứng yên bằng một miếng đệm gạc, hoặc một cái khăn tay sạch, ủi nóng, cuốn băng giữ hờ cho khỏi xê dịch

Nếu cái chắp mưng mủ và đau, bạn hãy đắp lên đó một miếng gạc nóng ấm, hay một viên bông gòn nhúng nước nóng vắt ráo, cứ hai, ba giờ lại đắp một lần, trong vài phút. Làm như vậy sẽ làm cho bớt đau và khiến cho cái lẹo mau có ngòi.

Một khi cái lẹo đã có ngòi, mục đích của bạn là làm cho mủ thoát ra và làm giảm đau. Nếu bạn trông thấy lông mi ở ngay giữa cái lẹo, hãy thử kéo nhẹ với một cái nhíp. Nếu lông mi không chịu ra, bạn cứ để đó và tiếp tục đắp nước nóng . Một khi lông mi nhổ đi được , mủ sẽ thoát ra và cái lẹo sẽ mau lành. Hãy chùi với bông gòn và nước nóng ấm cho sạch mủ đi.

Hãy ghi nhận xem mi mắt có viền đỏ, kèm với vẩy tựa như gầu, dính vào lông mi không. Đấy có thể là viêm mi mắt.

Có cần đi khám bác sĩ không?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu việc chữa trị ở nhà không làm cho cái lẹo khá hơn trong vòng bốn đến năm ngày , hay nếu mi mắt sưng lên toàn diện, hoặc nếu cái lẹo đi kèm với viêm mi mắt.

Bác sĩ sẽ có thể làm gì?

Nếu có nhiễm trùng mi mắt hay chính con mắt, bác sĩ sẽ kê toa một thứ thuốc kháng sinh mỡ hay nhỏ mắt. Nếu cái lẹo đi kèm với viêm mi mắt, bác sĩ có thể kê toa một thư thuốc mỡ tra cho mau khỏi.

Việc gì có thể làm để giúp?

Hãy để riêng khăn mặt và khăn tắm của con bạn, tách biệt với đồ dùng của người khác trong gia đình để tránh cho bệnh khỏi lây lan.

Bạn hãy rửa tay trước và sau khi săn sóc chữa trị cái lẹo và đừng để cho con bạn sờ vào vùng đó.

Bị Lên Chắp Mắt, Lẹo Ở Mắt

Chắp mắt là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Bị chắp mắt bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Khi bị bệnh chắp mắt, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.

Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

Lẹo là gì?

Mắt bị lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo:

Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên lẹo là do: viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm (kẻ viền mắt). Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo…). Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Điều trị: rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm. Những lẹo to hoặc dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Cần làm gì khi có chắp và lẹo?

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén (chườm) ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo và chắp trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Chú ý: Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt

Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.

Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.

BS. Hoàng Anh

Cách Chữa Lẹo Mắt Hiệu Quả

(QNO) – Mới đây, một bệnh nhi 13 tuổi tại Phú Thọ đã tử vong sau khi chữa lẹo mắt tại nhà một cựu cán bộ của trạm y tế xã. Thông thường, lẹo mắt sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu.

Tử vong vì chữa lẹo mắt

Ngày 13/8 vừa qua, cháu Nguyễn Thị Thúy H. (13 tuổi), trú tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) bị lẹo ở mắt nên được gia đình đưa tới trạm y tế xã Võ Lao để điều trị. Tuy nhiên, do điều trị không khỏi, cháu H. được cho về nhà.

Đến sáng ngày 16/8, bố cháu H. đưa con gái tới nhà riêng của ông Hà Văn Thuần (59 tuổi), trú tại khu 4, xã Võ Lao để điều trị. Ông Thuần từng là cán bộ tại Trạm Y tế xã Võ Lao. Sau khi nghỉ chế độ, ông Thuần sinh sống tại khu 4, xã Võ Lao và tiến hành khám chữa bệnh. Người dân hay gọi đây là phòng khám Thuần Thêm.

Tại đây, ông Thuần đã trộn hai lọ thuốc vào nhau để tiêm cho cháu H. Trong khi ông Thuần đang tiêm, cháu H. kêu đau bụng, khó thở, mặt tím tái.

Ngay sau đó, ông Thuần rút kim ra và sơ cứu cháu H. tại nhà. Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ cấp cứu. Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau, bệnh nhi tử vong.

Làm gì khi bị lẹo mắt?

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú trọng tới việc giữ vệ sinh mắt và bờ mi cho con, nhất là sau khi đi qua những vùng khói bụi. Tuyệt đối không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, tra thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi ra đường, trẻ cần được bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính

Đối với người lớn, cần đeo kính cả khi làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ. Tuyệt đối không trang điểm vùng mi mắt khi đang bị lẹo, hạn chế dùng kính áp tròng. Ngoài ra, cần hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt ở trẻ.

ThS Hoàng Thanh Nga – bác sĩ Mắt, thuộc Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, cho biết: “Chắp và lẹo mắt là hai loại bệnh khác nhau thường gặp ở bờ mi mắt, nhưng dễ gây nhầm lẫn. Chắp và lẹo mắt đều gây đau nhức bờ mi, phù nề làm hạn chế tầm nhìn cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày”.

Bác sĩ Nga nhấn mạnh, cách chữa trị lẹo và chắp ở mắt là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc phân biệt hai loại bệnh sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Theo đó, lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi, được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào tuyến chân lông mi.

Lẹo mắt khi xuất hiện sẽ khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa. Sau đó, ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo, khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng hoặc có cảm giác cộm như bị bụi bay vào mắt.

“Thông thường, lẹo sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu. Khi mủ vỡ ra thì đồng thời các triệu chứng tại chỗ cũng sẽ giảm đi sau 4 – 6 ngày”, bác sĩ Nga cho hay.

Tuy nhiên, trong trường hợp mắt mọc lẹo, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, để giảm bớt triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, phụ huynh có thể thực hiện phương pháp chườm ấm.

Với cách làm này, cha mẹ có thể dùng khăn ấm đặt lên vùng bị lẹo của con trong 10 – 15 phút, với tần suất 3 – 5 lần mỗi ngày. Thực hiện cho đến khi hết lẹo.

“Việc chườm ấm này sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn và lấy sạch những chất tiết vàng tại mi mắt. Bên cạnh đó, chườm ấm cũng giúp giảm đỏ và sưng”, chuyên gia giải thích. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng có thể được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân có lẹo mắt bị nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh thường được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt như polymyxin. Ngoài hai phương pháp trên, trong trường hợp mụn lẹo to, gây khó nhìn, đau đớn, tiết nước mắt nhiều và không hết sau 1 tuần, bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu chích rạch mụn lẹo để lấy mủ ra.

Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen… để giảm triệu chứng hoặc sau chích rạch. Bác sĩ Nga lưu ý, việc quan trọng là không dùng tay gãi hay chà xát vào mụn lẹo. Hành động này có thể gây tổn thương cho mắt và tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Nhận biết chắp mắt

Theo chúng tôi Hoàng Thanh Nga, chắp mắt là tình trạng u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị tắc, khiến chất bã ứ đọng xâm nhập vào các mô lân cận. Từ đó, gây viêm hạt mạn tính. Chắp mắt khác hoàn toàn với lẹo do hình thành bởi viêm nhiễm.

“Chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn, thậm chí là không đau. Nếu chỗ chắp sưng quá to, người bệnh có thể nhìn mờ. Chắp sưng có thể kéo dài từ 2 – 8 tuần. Ngoài ra, nếu xuất hiện mục trắng nhỏ ở trong bụng mắt, cần đi kiểm tra bởi có thể đó là dấu hiệu của chắp”, bác sĩ Nga lý giải.

Cũng theo chuyên gia này, chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ, nhưng hầu hết đều là vô khuẩn. Do đó, việc sử dụng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả.

Chắp mắt có thể được điều trị bằng phương pháp chườm nóng, nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Bên cạnh đó, khi bị chắp mắt to hay dai dẳng, người bệnh có thể sử dụng corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Cần chích nạo sạch các chất nhầy do chắp mắt ở sâu trong sụn để tránh tái phát.

“Nếu chắp mắt vẫn tái phát sau nhiều lần, cần lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Đây là cơ sở để chẩn đoán các ung thư tại mi mắt như: Ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã. Những loại ung thư này có thể bị chẩn đoán nhầm thành chắp mắt”, bác sĩ Hoàng Thanh Nga nhấn mạnh.