Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lẹo Mắt Bằng Lá Trầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

– Chữa Lẹo Mắt Bằng Lá Trầu Không

Từ bao lâu nay, trong dân gian đã truyền miệng nhau về một loại thực vật có tác dụng phòng ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh mà lại quen thuộc với cuộc sống hàng ngày – Lá trầu không. Theo Đông Y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Theo nghiên cứu thực tế dựa trên cơ sở khoa học, thì lá trầu chứa nhiều hoạt chất quý có dược tính cao như: cineol, estragol, methyl eugenol, các vitamin và axit amin…

Sử dụng lá trầu không để trị lẹo mắt 

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Chính vì vậy, để trị lẹo mắt hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không bằng hai cách là đắp lên vùng bị đau hoặc xông hơi vùng mắt. Thực hiện đều đặn, chỉ vài ngày thôi là mụn lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Cách thực hiện

Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không giã nát

Cho nắm trầu không vào 1 cái cốc, chế nước sôi

Đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt

Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày

Một số bài thuốc khác từ lá trầu không

Lá trầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài trị lẹo mắt còn có thể kể đến một số tác dụng như: làm thuốc giảm đau, chữa ho, chữa viêm phế quản, trị nấm – khử trùng, tăng cảm giác đói, khắc phục tình trạng khó tiêu và hạn chế các cơn đau do đầy hơi…

Rửa vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn: Chuẩn bị lá trầu không và phèn đen (mỗi thứ 20 g) vò hoặc giã nát, đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1 lít, rửa tại chỗ ngày 1 lần. Dùng nước sắc riêng lá trầu không cũng tốt.

Đánh gió trị cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên.

Trị mụn trứng cá: Lấy 3 lá trầu không rửa sach để ráo rồi vò cho nát, sau đó lấy một ly nước nóng sạch, bỏ 3 là trầu không vào . Bạn để nguôi trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước trầu không rửa lên mặt khoảng 2- 3 lần.

Chữa rắn cắn: Lá trầu không 40 g, gừng tươi 80 g, quế chi 80 g, phèn chua 20 g, vôi 20 g. Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không và gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10 g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín. Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu, cho nạn nhân uống 1 viên, mài 1 viên đắp tại chỗ. Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị.

Điều Trị Lẹo Mắt Trẻ Em Theo Cách Dân Gian Bằng Lá Ổi Xanh, Lá Trầu Không

Hiện nay có rất nhiều kinh nghiệm và những mẹo vặt dân gian khác nhau để điều trị lẹo mắt trẻ em rất hay và hiệu quả.

Hôm nay trong khuôn khổ bài viết này tôi xin được giới thiệu với quỹ độc giả về những kinh nghiệm điều trị bệnh lẹo mắt ở trẻ em rất đơn giản nhưng đã mang lại hiệu quả cao bằng lá ổi xanh, lá trầu không và củ khoai tây.

Cách trên bản thân tôi đã làm và áp dụng điều trị bệnh lẹo cho trẻ nhỏ trong gia đình khỏi dứt điểm đồng thời không để lại biến chứng do bệnh lẹo để lại.

Có lẽ trong chúng đã có rất nhiều người biết về những phương pháp dân gian dùng để điều trị lẹo ở mắt nhưng không phải ai cũng biết những kinh nghiệm trên mà tôi chia sẻ với độc giả.

Đây là một trong những biện pháp và cách làm rất đơn giản, an toàn, hiệu quả và đồng thời không gây tổn thương cho mắt, đặc biệt là với những nguyên liệu và cây thuốc dễ tìm kiếm, chi phí thấp nhưng hiệu quả thì vô cùng tốt.

Bài 1: Điều trị lẹo mắt trẻ em bằng lá trầu không

Lá trầu, quả cau là những loài cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam vì vậy bạn có thể lấy dùng làm thuốc một cách dễ dàng, lá trầu được sử dụng trong mẹo dân gian này để điều trị lẹo mắt trẻ em.

Trong lá trầu không có điều trị các chất tinh dầu và các chất kháng viêm mạnh mẽ, chính vì thế lá trầu không có thể điều trị rất nhiều các bệnh khác nhau trong đó có lẹo mắt.

Cách làm như sau: Chuẩn bị khoảng 3 lá trầu tươi, hơ nóng lá trầu trên ngọn lửa hoặc than (chú ý chỉ hơ cho lá nóng, không để cháy). Khi lá vẫn còn nóng, lấy đắp vào mắt bị lẹo (Độ nóng vừa phải kẻo trẻ bị phỏng).

Cách làm đơn giản thế thôi nhưng lại rất hiệu quả, chỉ cần làm cách trên mỗi ngày 1 lần. Làm liên tục khoảng 2 ngày vết lẹo trên mắt trẻ sẽ hết hẳn mà không cần dùng đến thuốc.

Bài 2: Điều trị lẹo mắt bằng củ khoai tây

Trong củ khoai tây có nhiều tinh bột, chất kháng viêm và chất oxy hóa…, vì vậy đây là những dưỡng chất rất có lợi cho việc điều trị lẹo mắt trẻ em.

Cách làm như sau:

Gọt vỏ, rửa sạch 1/3 củ khoai tây, sau đó chúng ta thái ra thành từng miếng và cho vào máy xay nhuyễn hoặc dã nát ra, rồi bọc trong miếng vải mỏng và sạch.

Đắp miếng vỏ bọc khoai tây này lên mụn lẹo khoảng 15 phút.

Bài 3: Mẹo điều trị lẹo bằng lá ổi

Cách làm như sau:

Chắc cây ổi ở làng quê hầu như nhà nào cũng có, nên bạn nào cũng có thể thực hiện được. Cách làm khá đơn giản, tương tự như cách dùng lá trầu tươi. Bạn cũng lấy khoảng 3 ~4 lá ổi tươi hơ nóng (Hoặc nhúng vào nước sôi cho nóng) rồi đắp lên mắt bị lẹo.

Cách này hiệu quả cũng khá tốt, mỗi ngày làm 1 lần, trong khoảng 2 đến 3 ngày là trẻ khỏi lẹo.

(Giáp Hữu Văn)

Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Trầu Không

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được xem là cứu tinh của những người bệnh trĩ. Thế nhưng phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng nếu được áp dụng đúng cách.

Cơ sở của việc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Theo đông y, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc. Có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, kháng khuẩn, sát trùng. Nhờ có đặc tính kháng sinh, kháng nấm mạnh và có khả năng gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Nên lá trầu không có khả năng xoa dịu các khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong 100g lá trầu không có chứa tới 2,4% tinh dầu. Tinh dầu này có tên là betel – phenol, khi thoa lên sẽ làm mềm thành mao mạch giúp các búi trĩ có thể tự thụt vào được. Không chỉ vậy, lá trầu không còn giúp sát khuẩn, loại bỏ một số vi khuẩn, nấm gây ngứa, viêm nhiễm vùng kín, trực tràng và làm lành nhanh các tổn thương.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà

Có 2 cách sử dụng lá trầu không trị trĩ được sử dụng phổ biến hiện nay.

Cách 1: Dùng nước lá trầu không để xông

Bạn thực hiện cách này như sau:

Chuẩn bị 10 – 15 lá trầu không cùng muối sạch

Rửa sạch lá trầu không thêm muối cùng một lượng nước vừa phải đun sôi để lửa nhỏ trong 5 phút

Dùng nước vừa đun được để xông hậu môn. Khi nước đã nguội bớt có thể dùng để ngâm và rửa hậu môn luôn.

Thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả

Cách 2: Kết hợp lá trầu không với các nguyên liệu khác

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị lá trầu không, bồ kết, hạt gấc và 1 quả cau.

Mang từng nguyên nguyên liệu rửa sạch, nghiền nát. Cau thì cắt miếng.

Cho tất cả vào nồi đun sôi với nước để đem xông hơi vùng hậu môn.

Thực hiện 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Xử lý dứt điểm bệnh trĩ bằng liệu trình tốt nhất được BS khuyên dùng

Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ để gia tăng hiệu quả điều trị, không thể thay thế các phương pháp đặc trị bệnh trĩ.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh trĩ được bác sĩ kê đơn cùng với chế độ ăn uống phù hợp. Không sử dụng thực phẩm cay nóng, chất kích thích mà nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết qua con đường ăn uống.

Luôn giữ tâm lý vui vẻ thoải mái, không lao động nặng nhọc, thức quá khuya.

Luyện tập các bài thể dục, vận động cơ thể mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

Nếu nhận thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm thì không nên lạm dụng thêm, nên nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Như đã đề cập, tuy lá trầu không mang đến nhiều dấu hiệu tích cực cho người bệnh trĩ nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể nào trị tận gốc mà chỉ có thể làm giảm các cơn đau rát khó chịu. Bạn sẽ không thể chữa khỏi bệnh trĩ nếu không kết hợp sử dụng cùng thuốc đặc trị, đặc biệt là với những người bệnh nặng.

Hơn nữa hiệu quả của phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người. Tốt nhất, người bệnh không nên lạm dụng quá. Nếu bệnh đã mãn tính hoặc có biểu hiện trở nặng, nên tìm phương pháp đặc trị hiệu quả hơn.

Điều trị nhanh, khỏi bệnh sớm với hướng dẫn từ đội ngũ chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm

Bật Mí Cách Chữa Gout Bằng Lá Trầu Không

Cây trầu không thuộc loại dây leo sống lâu năm thường được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây trưởng thành có thể cao tới 1 mét. Lá trầu có mặt bóng, hình trái tim.

Ở nước ta, lá trầu không thường có mặt trong các dịp cưới hỏi hoặc được các cụ già nhai chung với vôi tôi và cau. Bên cạnh đó, nhờ có chứa một số dược chất mà lá trầu còn được sử dụng để chữa các bệnh như bệnh gout, rôm sảy, tiêu chảy, ăn không tiêu, hắc lào…

Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là betel-phenol. Chất này có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh. Nó giúp chống lại vi khuẩn gây viêm khớp, tụ cầu khuẩn hay trực trùng coli.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong lá trầu không cũng giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, giảm thiểu sự thiệt hại tại khớp do bệnh gout gây ra.

Cách chữa gout bằng lá trầu không

Khi sử dụng, lá trầu không thường được kết hợp với nước dừa để chữa bệnh gout. Bản thân nước dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kali, canxi và nhiều dưỡng chất quan trọng giúp tăng khả năng đào thải axit uric qua hoạt động tiểu tiện.

– Chuẩn bị: – Cách sử dụng:

Dừa xiêm đem cắt nắp gáo phía trên, giữ nguyên nước trong quả

Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để diệt khuẩn, vớt ra cho ráo nước.

Thái lá trầu không thành sợi nhuyễn rồi bỏ vào trong quả dừa. Trước khi thực hiện thao tác này, bạn nên gạn bớt đi một chút nước dừa sao cho khi bỏ lá trầu vào, nước không bị trào ra ngoài.

Lấy nắp gáo đậy kín miệng lại ngâm lá trầu trong nước dừa từ 30 – 40 phút.

Bạn nên thực hiện bài thuốc chữa gout bằng lá trầu không và nước dừa ngay khi ngủ dậy và chắt nước uống trước lúc ăn bữa sáng.

Sau đó, đợi một lúc cho đến khi đi tiểu thì mới tiến hành ăn sáng.

– Tần suất thực hiện:

Thực hiện một lần mỗi ngày, một liệu trình kéo dài liên tục trong 30 ngày rồi ngưng. Khoảng 6 tháng sau, bạn có thể tiếp tục một liệu trình dùng lá trầu không và nước dừa theo cách tương tự để đào thải axit dư thừa trong cơ thể

Chữa bệnh gout bằng lá trầu có cần kiêng cữ gì không?

Trong quá trình chữa gout bằng lá trầu không, bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn phù hợp dành cho người bị gout.

Tránh ăn các thực phẩm có thể làm tăng axit uric trong máu như nội tạng động vật, cá trích, cá cơm, bia, rượu, đồ béo, đường. Thay thế chúng bằng cải bẹ xanh, đậu đỏ, dứa, bí đỏ, dầu ô liu, nho, anh đào hay rau cần nước…

Bên cạnh đó, cần chú ý một số vấn đề sau:

Tích cực vận động, tham gia các bộ môn luyện tập vừa sức để cải thiện sức khỏe, duy trì khả năng vận động của khớp.

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Kiểm soát không để cân nặng gia tăng quá mức làm tăng gánh nặng cho khớp bị bệnh.

Tiếp tục dùng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ bởi các hoạt chất có trong lá trầu chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh ở một mức độ nhất định. Nó không thể thay thế được cho các thuốc đặc trị.

Cách chữa gout bằng lá trầu không chỉ thích hợp trong giai đoạn bệnh nhẹ và không phải ai cũng áp dụng được. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn thực hiện, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang mang thai .

Thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên và chỉ định của bác sĩ.

** Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 cách chữa bệnh Gout không cần dùng thuốc có thể bạn chưa biết