Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lở Mép Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

5 Cách Chữa Chốc Mép (Lở Mép) Hiệu Quả

Cách 1: Uống nước dừa khi bị chốc mép (lở mép)

Uống nước dừa khi bị chốc mép là một cách chữa chốc mép tại nhà hiệu quả. Bởi nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu các tổn thương đường tiêu hóa. Bên cạnh đó nó còn cung cấp nước, vitamin cho cơ thể. Mặc dù không có tác dụng chữa khỏi chốc lở mép ngay nhưng giúp làm giảm triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách 2: Chườm đá cục giúp giảm đau do chốc mép (lở mép)

Chườm đá cũng là một cách chữa chốc mép tại nhà đơn giản khác. Cách làm này có thể giúp làm giảm cảm giác đau rát tại vị trí tổn thương. Đồng thời đá lạnh cũng làm giảm tình trạng viêm lan rộng. Không có tác dụng tiêu diệt virus nhưng giúp cải thiện triệu chứng nên đá cục vẫn là sự lựa chọn của nhiều người.

Cách 3: Lá ổi làm săn se bề mặt tổn thương

Đây là một trong những cách trị chốc mép nhanh nhất bằng nguyên liệu từ tự nhiên được các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ khuyên dùng. Với hàm lượng tanin cao giúp săn se bề mặt vết tổn thương, ngăn chặn sự lây lan. Điều bạn cần làm chỉ là nhai vài lá ổi mỗi ngày hoặc giã dập lá ổi và đắp lên tổn thương. Không những thế, lá ổi non còn có tác dụng làm trắng răng và ngừa hôi miệng.

Mật ong luôn được xếp vào hàng thánh dược chuyên điều trị các tổn thương viêm loét của đường tiêu hóa. Bạn hãy thử ăn chuối chín cùng mật ong để chữa bệnh viêm loét miệng, sẽ cảm thấy đỡ ngay lập tức. Thậm chí, cũng có thể áp dụng hỗn hợp này trên vết loét.

Tuy nhiên cách chữa lở mép này chỉ nên áp dụng khi chốc lở mép ăn lan gây tổn thương niêm mạc miệng. Còn với vết chốc lở mép bên ngoài miệng việc bôi mật ong có thể khiến bạn hơi khó chịu vì chúng ngọt và khá dính.

Cách 5: Bổ sung rau xanh trong mỗi bữa ăn

Các loại rau xanh đậm rất giàu vitamin B9 và chất sắt. Ngoài chữa loét miệng, rau xanh còn ngăn ngừa loét miệng tái phát. Đồng thời, đây cũng là cách chữa nứt khóe môi tương đối hiệu quả.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh chốc lở mép

Tuyệt đối không dùng tay cậy vảy của tổn thương để tránh lây lan sang chỗ khác

Tránh chà mạnh làm trầy xước vùng tổn thương

Không liếm môi, liếm mép

Vệ sinh vết tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.

Chốc lở mép do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do virus, nấm hoặc tình trạng thiếu vitamin. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp riêng.

Phần lớn các vết chốc lở mép do virus có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Nhưng nếu tình trạng không cải thiện bạn nên chủ động đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia.

Cách tốt nhất vẫn là bạn chủ động phòng bệnh chốc lở mép. Bạn nên chú ý:

Ăn uống cân bằng đủ chất dinh dưỡng

Chú ý vệ sinh miệng sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn

Xem kỹ thành phần của son môi, mỹ phẩm để phát hiện các thành phần khiến bạn dị ứng.

(Visited 100.302 times, 46 visits today)

Bé Bị Chốc Mép Lở Mép

Chốc lở mép ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể bé bị thiếu một số chất như vitamin B2, PP. Ngoài ra, cũng có thể là do môi bị ướt thường xuyên do bé hay mút tay, chảy nước dãi khiến cho da bị lở loét ở vùng miệng. Khi mắc phải chứng chốc lở mép thường khiến bé đau đớn, khó chịu, không ăn được, hay khóc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Những lúc này bạn cần thực hiện ngay một số điều sau:

+ Khi bé bị chốc lở mép bạn nên rửa vết thương bằng cách đun sôi nước rồi để ấm và rửa, sau đó đợi khô da và bôi dầu gan cá cô đặc lên, lấy vitamin B2 rắc lên chỗ vết thương.

+ Có thể rửa vết chốc lở mép bằng dung dịch clo nhẹ sau đó bôi một số loại thuốc chống virus acyclovir, valaciclovir…

+ Bạn nên cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất vitamin, protein, chất xơ, chất béo…

+ Tránh cho trẻ ăn một số thức ăn, đồ ăn nóng như thực phẩm đóng hộp, xúc xích, hamburger, nước ngọt có ga…

Có thể bạn chưa biết→ Tiết lộ các món ăn chữa chứng chốc lở mép hiệu quả

Lá ổi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được sử dụng để chữa bệnh chốc lở mép. Bạn chỉ nhai lá ổi cho nhuyễn rồi rồi đắp lên vùng da bị chốc, khoảng 5-10 phút hoặc nếu bị bên trong miệng thì bạn chỉ việc nhai lá ổi thật nhuyễn, nó còn có tác dụng làm trăng răng và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả và chữa viêm da dị ứng.

Chuối và mật ong cũng là bài thuốc chữa bệnh chốc lở ở trẻ rất tốt, bạn chỉ cần ăn chuối kết hợp mật ong hàng ngày để trị bệnh chốc lở miệng, hoặc cũng có thể trộn chung chuối và mật ong thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng da bị chốc lở.

Nước dừa có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa, và làm mát cơ thể, nên bạn chỉ cần cho bé uống nhiều nước dừa khi bị chốc lở miệng là có thể giúp giảm chốc lở miệng hiệu quả.

Đá lạnh có tác dụng giúp giảm cơn đau, vì vậy khi bị chốc lở bạn nên chườm đá lạnh lên vùng da bị chốc lở, tuy nhiên bạn không nên chườm quá lâu và khi chườm nên thông qua một chiếc khăn mỏng. Chườm đá giúp chốc lở miệng đỡ đau hơn và hạ nhiệt nhanh chóng.

Cách Chữa Lở Mép Nhanh Chóng Và Lưu Ý Khi Điều Trị Bệnh

Lở mép là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Lở mép, hay còn gọi là chốc mép, do khá nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó thường gặp nhất là do virus-gọi là mụn rộp ở mép. Đây là một bệnh da liễu lành tính nhưng tỉ lệ lây lan khá cao và thường tái phát nhiều lần. Virus này có thể có trong nước bọt, nước mũi và cả nước mắt.

Lở mép là tình trạng vùng mép xuất hiện các tổn thương lở loét

Ngoài ra bện còn có thể do nguyên nhân khác gây nên đó là từ một loại nấm có tên là Candida albicans. Loại nấm này có các bào tử xuất hiện ở khắp nơi chỉ chờ khi cơ thể của chúng ta bị suy giảm sức đề kháng hay mệt mỏi là chúng tấn công ngay lập tức gây ra tình trạng viêm khóe miệng.

Một số nguyên nhân gây lở mép mà chúng ta cần biết:

– Do sức đề kháng yếu, cơ thể bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B1, B2 và chất sắt.

– Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dẫn đến nước bọt chúng ta tiết ra hằng ngày có thể chứa khuẩn nấm gây bệnh.

– Do thường xuyên ăn những thực phẩm gây rối loạn cân bằng khoang miệng như dứa, dâu tây, phô mát, kiwi, đu đủ, socola,…

– Do tác dụng phụ của các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống sưng có nguồn gốc từ axit niflumique.

– Do mắc các bệnh như tiểu đường, nhiễm virus gây suy giảm hệ miễn dịch, táo bón,…cũng gây nên bệnh lở mép.

Biểu hiện của bệnh tương đối rõ ràng, ban đầu vùng da ở mép có màu hơi nhợt nhạt, sau đó xuất hiện những vết nứt toác quanh vùng mép gây đau rát, một số trường hợp còn có cả mụn nước chứa dịch vàng có giới hạn mọc quanh mép. Bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó vừa gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp vừa làm bệnh nhân mất tự tin trong công việc hằng ngày.

Cách chữa lở mép nhanh khỏi nhất

1. Chữa lở mép bằng thuốc tây

Hiện nay chưa thể ghi nhận một trường hợp nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh lở mép nếu nguyên nhân gây ra là do nhiễm virus. Nhưng bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc chống virus như acyclovir, valacicolovir,… để giảm khả năng lây lan của bệnh và giảm đau ngứa cũng như hạn chế khả năng bệnh tái phát nhiều lần.

Theo TS. Nguyễn Thị Lai (Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội) cho biết quy trình điều trị thông thường sẽ làm theo các bước sau:

Rửa, vệ sinh vết thương 1 – 2 lần mỗi ngày

– Rửa vết thương nhẹ nhàng ngày 2 lần.

– Bôi các loại dung dịch sát khuẩn, hút dịch như jarish, dalibour, dung dịch kháng sinh, xanh methylen, castelani…

– Sau 3-4 ngày tổn thương da khô có thể bôi kem acyclovir.

Với những trường hợp bệnh nhân tái phát nhiều lần, tổn thương ngày càng nặng buộc phải uống đủ liều kháng sinh acyclovir diệt virut dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khá da liễu. Loại thuốc này có thể có tác dụng phụ là nôn, tiêu chảy, vì thế bệnh nhân nên theo dõi nếu gặp phải tác dụng phụ cần đến khám lại ngày. Thuốc không dùng cho bệnh nhân suy thận.

Theo Tiến sĩ Lai, thông thường điều trị theo phác đồ trên bệnh nhân sẽ khỏi, chỉ trừ một số trường hợp có tình trạng suy giảm miễn dịch, sang chến tính thần hoặc bệnh nhân viêm da cơ địa..có thể bệnh sẽ tái phát nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Ngoài ra, bạn có thể mua thuốc kháng nấm Canesten hoặc kem Daktarin bôi lên vết lở 3-4 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần. Đây là lọa thuốc không cần kê toa trong trường hợp bị nhiễm nấm, trong đó có thể là candida albicans vì đây là loại nấm phổ biến.

Đối với bé bị lở mép, có thể chữa bệnh lở mép cho trẻ bằng cách như sau: rửa sạch vết thương bằng nước sôi để âm ấm, lau khô bằng vải mểm rồi bôi một chút dầu gan cá cô đặc hoặc có thể nghiền viên vitamin B2 thành dạng bột rồi rắc vào vết thương. Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn trưa và trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, cần điều chỉnh dinh dưỡng cho bé, đảm bảo đủ chất với các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa và không thể thiếy các loại rau củ tươi. Nêu trẻ biếng ăn có thể uống thêm phức hợp các vitamin B, vitamin B2.

2. Chữa lở mép bằng bài thuốc dân gian

Các cách chữa lở mép bằng dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn với sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc dân gian an toàn nhưng hiệu quả tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới có thể thấy được chuyển biến của bệnh.

Một số bài thuốc dân gian chữa lở mép bạn Anh Tú có thể tham khảo như:

– Lá ổi

Theo Đông y, lá ổi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, rất phù hợp để chữa bệnh lở mép.

Cách làm: Chọn 3 -4 là ổi non, đem rửa sạch nhai lá ổi hoặc giã nát và đắp lên vùng mép bị chốc lở . Ngoài điều trị bệnh chốc lở hiệu quả, lá ổi còn có tác dụng làm thơm miệng và trắng răng.

– Dầu olive

Dầu olive có tác dụng sát khuẩn và làm lành tổn thương nhanh chóng.

Dầu olive có tác dụng làm lành tổn thương, sát khuẩn trị lở mép hiệu quả

Cách làm: Lấy tăm bông tẩm một ít dầu olive thoa lên vết lở ở mép mỗi ngày cho đến khi vùng da mép có dấu hiệu se lại, không đau rát nữa. Dầu olive không những là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong làm đẹp mà còn có tính sát trùng cao, giảm viêm nhiễm, chữa bệnh chốc lở mép vô cùng hiệu quả.

– Dưa leo

Dưa leo với tính mát và làm dịu da.

Cách làm: Thái lát dưa leo thành miếng mỏng, chà xát nhẹ lên vùng mép bị bệnh, cảm giác đau rát sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn kết hợp dưa leo trong các bữa ăn hằng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể dùng mật ong bôi vào chỗ bị loét miệng sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm cơn đau.

Sữa chua, lô hội hay dầu dừa đều là những nguyên liệu có thể hạn chế được tình trạng bệnh lở mép.

Những lưu ý trong điều trị khi bị lở mép

– Tuyệt đối không gãi những tổn thương vì như vậy chỉ làm cho virus lây lan tới các vị trí khác trên cơ thể đặc biệt là khuôn mặt. Cũng dựa trên nguy cơ này mà bệnh nhân cũng không được chọc vỡ mụn nước, không bóc vảy.

– Đắp khăn lạnh lên chỗ đau để giảm triệu chứng đau rát, ngứa.

– Rửa tay thật sạch sau mỗi lần tiếp xúc với các mụn nước.

– Tránh dùng chung các đồ dùng vệ sinh như khăn mặt, bàn chải đánh răng thậm chí là chung giường.

– Chỉ nên dùng khăn giấy dùng một lần.

– Cần giữ nhất là mắt không bị nhiễm virus vì thế tránh dịu mắt, nếu đeo kính áp tròng cần vệ sinh cẩn thận.

– Không ôm, hôn người khác đặc biệt là trẻ sơ sinh.

– Nếu bị lở mép kéo dài, tái phát nhiều lần cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn rõ hơn.

Với những người xung quanh cần phòng tránh bệnh bằng cách chú ý dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ đặc biệt là trước và sau khi ăn. Hạn chế tiếp xúc với người bị lở mép.

Lở mép là một bệnh phổ biến vì thế có rất nhiều cách chữa lở mép, đặc biệt là các cách chữa dân gian, tùy tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người có cách chữa riêng. Kết hợp giữa điều trị và phòng tránh bệnh là cách chữa lở mép nhanh nhất.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn Anh Tú trả lời được câu hỏi về cách chữa lở mép cũng như những lưu ý cần nhớ trong quá trình điều trị khi bị lở mép. Bạn nên đến cơ sở y tế để khám và được các sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc điều trị cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Vì Sao Bị Lở Miệng? Bị Loét Miệng Phải Làm Sao? Cách Chữa Lở Loét Miệng.

Ôi! Lở miệng đau quá! Hầu hết mọi người đã từng trải qua bệnh loét miệng/ lở miệng một lần trong đời. Lở loét miệng thường là vết loét xuất hiện trên môi, má và vòm miệng. Mặc dù vô hại, nhưng vết loét khiến bệnh nhân cực kỳ đau đớn và thậm chí giết chết ham muốn ăn uống của con người. Nhưng may mắn thay, loét có thể được điều trị dễ dàng và với một số biện pháp đơn giản tại nhà.

I – Điều cần biết về bệnh lở miệng/loét miệng

Loét miệng/lở miệng là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng xấu cuộc sống của bệnh nhân nhưng không phải ai cũng biết lở miệng nhiều là dấu hiệu bệnh gì.

Bị lở miệng là căn bệnh xuất hiện những vết thương, vết loét trên bất kỳ mô mềm nào trong miệng của bạn, bao gồm môi, má, nướu, lưỡi, và vòm miệng. Bạn thậm chí có thể bị loét miệng trên thực quản, ống dẫn đến dạ dày của bạn.

Bệnh viêm loét miệng đơn giản và thường gặp nhất là bị nhiệt miệng ở môi hay bị nhiệt miệng ở dưới lưỡi. Tuy nhiên, một số trường hợp vết loét hình thành do điều kiện sức khỏe tiềm ẩn. Thường xuyên bị lở miệng có thể là do các bệnh về gan, đường tiêu hóa, nhiễm trùng, thậm chí là ung thư.

Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ thường xuyên bị lở miệng là bệnh gì và cách trị lở miệng nhanh nhất trước khi chúng chuyển biến đến giai đoạn nặng khó lường.

Hầu hết các vết của bệnh lở loét miệng xảy ra là kết quả của sự kích ứng, tổn thương. Nhiều thứ có thể gây kích ứng miệng và dẫn đến bệnh lở miệng, bao gồm:

Do di truyền.

Hệ miễn dịch kém có thể gây lở miệng thường xuyên.

Dị ứng với một số thực phẩm.

Bệnh lở miệng ở người lớn do răng giả sần sùi, lắp kênh cộm cọ sát vào nướu răng và lưỡi

Một chiếc răng sắc nhọn hoặc bị mẻ, hỏng

Mắc cài niềng răng.

Nhiệt miệng ở môi do ăn các đồ ăn/ đồ uống cay nóng.

Hút thuốc lá

Một số loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ

Thực phẩm có tính axit cao

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Thiếu vitamin và axit folic là nguyên nhân phổ biến khiến bạn hay bị loét miệng

Một số nguyên nhân gián tiếp khác khiến bạn bị lở mép miệng bao gồm:

Khi những vết loét ở miệng này xuất hiện, chúng thường gây đau đớn, thậm chí là sốt cao và có thể khiến các hoạt động hàng ngày, như đánh răng hoặc ăn uống khó khăn hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, các vết loét miệng tái diễn, có màu đỏ hoặc trắng đục ở môi, má, lưỡi, nướu,… cụ thể từng bệnh như sau:

Biểu hiện của bệnh giời leo là những miệng bị sưng đỏ, xuất hiện các bóng nước trên da song song với đường đi của dây thần kinh.

Bệnh lở miệng ở người lớn do nấm candida, hay bệnh tưa miệng, là một bệnh nhiễm nấm làm cho các mảng trắng và đỏ xuất hiện trong miệng.

Vi khuẩn herpes simplex, nguyên nhân lở loét miệng ở dưới lưỡi, nướu và cũng có thể tạo ra vết loét sinh dục.

Bệnh phong – một tình trạng mãn tính gây ra phát ban ngứa, viêm trong miệng hoặc trên da.

Viêm nướu, một bệnh nhiễm trùng phổ biến đặc biệt phổ biến, đặc biệt gây ra bệnh lở miệng ở trẻ em. Các vết thương tự như vết viêm loét miệng lưỡi ở người lớn, nhưng chúng xuất hiện cùng với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Bệnh bạch sản niêm, gây ra các mảng màu trắng xám xuất hiện gần như bất cứ nơi nào trong miệng.

Bệnh loét miệng ở trẻ em thường gặp đó là bệnh tay chân miệng, gây ra các mảng đỏ nhỏ, đau đớn xuất hiện trên các bộ phận của cơ thể.

Lở miệng lâu ngày không khỏi có thể là ung thư hoặc tiền ung thư khi một mảng đỏ xuất hiện trên nướu, lâu ngày gây lở loét.

Các vết viêm loét miệng mãn tính, có một mảng đỏ, cạnh phẳng và các mảng trắng hoặc xám bao quanh chúng.

Loét miệng HIV cũng thường gặp kèm theo các hiện tượng, khô miệng, tự nhiên chảy máu chân răng, da vàng đi, chân tay có nhiều vết thâm,…

Như đã phân tích phía trên, bị lở mép miệng không nguy hiểm nếu là nhiệt miệng ở môi bởi yếu tố kích ứng miệng trực tiếp, va đập, cọ xát hoặc do đồ ăn.

Tuy nhiên, một số bệnh lở mép miệng ở trẻ em hay người lớn do các bệnh khác gây ra như lở miệng HIV, bệnh phong, nấm, bạch sản niêm,… sẽ rất nguy hiểm, gây sưng phồng, phá hủy khoang miệng, thậm chí là tử vong.

Bị lở miệng nặng có thể truyền nhiễm thông qua đường hôn, ăn uống, môi trường nếu là các bệnh do virus hoặc nấm gây ra.

Riêng viêm loét miệng lưỡ i HIV không lây trực tiếp bệnh từ người này sang người khác mà chỉ lây bệnh HIV từ chồng sang vợ, mẹ sang con, dùng chung kim tiêm,…

Nếu không có cách chữa bệnh lở miệng HIV thì có thể tiến triển sang giai đoạn nặng khiến bạn hay lở miệng.

Nhưng nếu chỉ bị lở 2 bên mép miệng thông thường là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người thì không thể lây được. Bạn không cần quá lo lắng về cách trị lở mép miệng nhanh nhất mà chúng sẽ tự khỏi.

Viêm loét miệng lưỡi, bao gồm lở loét miệng, thường là một kích ứng nhỏ và chỉ kéo dài một hoặc hai tuần rồi tự hết.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như ung thư miệng hoặc nhiễm trùng từ virus, chẳng hạn như herpes simplex thì sẽ không biến mất và thường sẽ lan rộng.

Bị lở miệng ở môi thông thường sẽ gây đau và lõm ở giữa. Vùng giữa của nốt nhiệt miệng có thể có màu trắng, xám hoặc màu vàng, và phần rìa thường có màu đỏ.

Trong khi ung thư miệng là những nốt bằng phẳng pha trộn của các khu vực màu đỏ và trắng, hình thể sần sùi, cứng và không dễ cạo. Chúng thường xuất hiện trên lưỡi, mặt sau của miệng, nướu hoặc trên má.

Do vậy, nếu bạn thấy bất kỳ khối u cục, vết sưng đỏ nào trong miệng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.

II – Bị lở miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây bệnh lở miệng, loét miệng là do chế độ ăn uống không khoa học. Vậy bị loét miệng nên ăn gì nhanh khỏi nhất?

Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, chứa nhiều vitamin và axit folic hay các loại đồ ăn lành tính, thanh nhiệt cao.

Ăn nhiều thực phẩm mềm và thực phẩm có chứa chất lỏng. Hãy thử các loại súp ấm (nấu kỹ và ăn khi nó đã nguội bớt); ngũ cốc nấu chín cho thêm nước hoặc sữa, bột yến mạch mỏng hoặc kem lúa mì; Sữa chua; bánh pudding; khoai tây nghiền với nước sốt; mỳ ống; soong; và trái cây đóng hộp.

Bị lở miệng ăn gì cho mát? Các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cà rốt, rau chân vịt, rau cải, súp lơ, cam, chanh, dâu tây, táo, kiwi,…

Ăn gì hết lở miệng nhanh thì bạn có thể tìm đến các loại nước ép thanh nhiệt cơ thể như: nước rau má, nha đam, nước dừa, trà xanh,…

Bên cạnh thực đơn lở miệng ăn gì cho hết thì bạn cần lưu ý một số thực phẩm phải tránh trong giai đoạn bị lở loét miệng lưỡi như sau:

Tránh một số loại thực phẩm có tính nóng hoặc kích thích vi khuẩn phát triển như sôcôla, thực phẩm cay, cà phê, đậu phộng, hạnh nhân, dâu tây, phô mai, cà chua và bột mì.

Không nên ăn đồ ăn quá cay nóng hoặc quá lạnh.

Tránh ăn thực phẩm đặc biệt cứng hoặc sắc nọn (ví dụ: bánh mì nướng, khoai tây chiên giòn).

Đừng nhai kẹo cao su

Bệnh lở miệng ở người lớn cần hạn chế căng thẳng và lo lắng vì đây cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng hay bị lở miệng.

Tránh sử dụng bàn chải đánh răng mềm, đầu nhỏ để đánh răng

Không sử dụng kem đánh răng chứa natri lauryl sulphate.

III – Bị lở miệng uống thuốc gì? Loại thuốc chữa lở miệng tốt nhất

Bị lở miệng phải làm sao nhanh hết thì điều đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là các loại thuốc bôi nhiệt miệng. Hiện nay, cách chữa lở mép miệng này được ưa chuộng hơn cả bởi chúng các tác dụng nhanh chóng và vô cùng tiện lợi khi sử dụng. Vậy bị lở miệng bôi gì tốt nhất và được nhiều người tin tưởng nhất?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được bày bán trên thị trường có thể kể đến như: thuốc nhiệt miệng kamistad, thuốc trị lở miệng mouthpaste, thuốc trị lở miệng oracortia và thuốc trị lở miệng orrepaste.

Thuốc nhiệt miệng kamistad: được bệnh nhân và các bác sĩ khuyên dùng bởi sự lành tính và đẩy lùi cảm giác đau nhức, khó chịu nhanh chóng. Loại thuốc này có khả năng giảm đau và sát trùng, đặc biệt phù hợp với niêm mạc kích ứng, nhạy cảm.

Thuốc trị lở miệng mouthpaste: là loại thuốc bôi dạng gel được chỉ định trong một số trường hợp loét miệng áp tơ, lở khoang miệng, viêm đau lợi,…

Thuốc trị lở miệng oracortia: cũng là một sự lựa chọn tốt nên bạn chưa biết bị lở mép miệng bôi thuốc gì. Thuốc có vị the mát, tê tê có hiệu quả đối với trường hợp lở miệng ở dưới lưỡi, môi giúp làm dịu cơn đau chỉ sau một đêm.

Hay bị loét miệng uống thuốc gì là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Tùy từng nguyên nhân bị lở ở mép miệng mà bạn có thể dùng những loại cách chữa lở khóe miệng bằng thuốc dưới dây:

Thuốc vitamin B12, vitamin C, sắt nếu trường hợp loét miệng do cơ thể thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng.

Bổ sung thuốc giảm đau tại chỗ benzocaine

Sử dụng nước rửa peroxit OTC (Peroxyl, Orajel)

Thuốc giảm đau: aspirin, paracetamol,…

Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển như beta-lactam, macrolid,…

Các loại thuốc giảm sưng, giảm viêm như: ibuprofen, axít mefenamic, diclophenac, meloxicam…

Uống thuốc là cách trị loét miệng nhanh nhất nhưng chỉ mang tính chất tham khảo. Còn lở miệng uống gì thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đưa ra loại thuốc đặc trị đúng bệnh loét miệng.

Bị lở mép miệng phải làm sao? Để giảm đau và sưng do viêm loét miệng, hãy thử súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và baking soda (1 muỗng cà phê cho mỗi 1/2 cốc nước).

Bạn cũng có thể tạo ra một hỗn hợp bột baking soda và nước và áp dụng nó vào khu vực đau nhức.

Ban đầu, baking soda để điều trị viêm loét miệng lưỡi ở người lớn có thể khiến vết nhiệt miệng ở môi của bạn hơi đau và sót một chút nhưng chúng sẽ có tác dụng không thua kém gì các loại thuốc nhiệt trên thị trường.

Bị lỡ miệng đắp muối – cách chữa loét miệng nhanh nhất, tiết kiệm nhất

Súc miệng bằng nước muối là một cách trị lở loét miệng khác để giảm đau, viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như các vi khuẩn, nấm gây bệnh lở miệng lưỡi.

Trộn 1 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm, súc miệng nhẹ nhàng trong miệng rồi nhổ đi.

Bạn có thể áp dụng cách chữa lở mép miệng đắp muối như dân gian truyền tai nhau nhưng cần nghiền nhỏ hạt muối trắng cho đến khi nó mịn và cách này chắc chắc sẽ đau sót hơn cách súc miệng nước muối.

Bé 2 tuổi bị lở miệng phải làm sao? Dầu dừa có thể chữa lành bệnh viêm loét miệng ở trẻ em vì đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi-rút và cực lành tính ngay với cả trẻ 1 tuổi bị lở miệng.

Thoa dầu trực tiếp lên vùng bị đau bằng bông y tế, rồi xoa nhẹ nhàng. Hoặc bạn có thể súc miệng dầu dừa trong miệng và nhổ nó ra.

Cách trị lở miệng bằng mật ong cho trẻ 1 tuổi bị lở miệng trở lên

Ngoài những lời khuyên bị lở mép miệng nên ăn gì và uống gì thì bạn có thể tham khảo chữa lở miệng bằng mật ong cũng vô cùng hiệu quả và cực an toàn với trẻ bị loét miệng và lưỡi.

Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị một số loại vết thương như bị lở quanh miệng.

Bạn có thể chà một chút mật ong trực tiếp lên vùng bị đau vài lần mỗi ngày hoặc uống trà ấm với mật ong để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút – 1 tiếng, bạn nhớ đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối ấm để tránh làm “mồi ngon” cho vi khuẩn gây sâu răng.

Cùng với trẻ bị loét miệng phải làm sao, bà bầu trong giai đoạn này không nên quan tâm quá nhiều bị lở miệng uống thuốc gì bởi các loại thuốc tây có thể mang theo những tác dụng phụ không mong muốn cho bà bầu.

Một trong những cách trị lở loét miệng tại nhà thường được sử dụng nhất đó là tỏi. Tỏi có thể giúp bạn chống loét miệng tốt do có chứa thành phần tiêu diệt vi khuẩn và nấm tự nhiên.

Tất cả những gì bạn cần làm là chà một tép tỏi lên vết loét nhẹ nhàng trong một hoặc hai phút. Súc miệng kỹ bằng nước sau 30 phút. Lặp lại điều này cho đến khi vết loét biến mất.