Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lở Mép Miệng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

5 Cách Chữa Chốc Mép (Lở Mép) Hiệu Quả

Cách 1: Uống nước dừa khi bị chốc mép (lở mép)

Uống nước dừa khi bị chốc mép là một cách chữa chốc mép tại nhà hiệu quả. Bởi nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu các tổn thương đường tiêu hóa. Bên cạnh đó nó còn cung cấp nước, vitamin cho cơ thể. Mặc dù không có tác dụng chữa khỏi chốc lở mép ngay nhưng giúp làm giảm triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách 2: Chườm đá cục giúp giảm đau do chốc mép (lở mép)

Chườm đá cũng là một cách chữa chốc mép tại nhà đơn giản khác. Cách làm này có thể giúp làm giảm cảm giác đau rát tại vị trí tổn thương. Đồng thời đá lạnh cũng làm giảm tình trạng viêm lan rộng. Không có tác dụng tiêu diệt virus nhưng giúp cải thiện triệu chứng nên đá cục vẫn là sự lựa chọn của nhiều người.

Cách 3: Lá ổi làm săn se bề mặt tổn thương

Đây là một trong những cách trị chốc mép nhanh nhất bằng nguyên liệu từ tự nhiên được các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ khuyên dùng. Với hàm lượng tanin cao giúp săn se bề mặt vết tổn thương, ngăn chặn sự lây lan. Điều bạn cần làm chỉ là nhai vài lá ổi mỗi ngày hoặc giã dập lá ổi và đắp lên tổn thương. Không những thế, lá ổi non còn có tác dụng làm trắng răng và ngừa hôi miệng.

Mật ong luôn được xếp vào hàng thánh dược chuyên điều trị các tổn thương viêm loét của đường tiêu hóa. Bạn hãy thử ăn chuối chín cùng mật ong để chữa bệnh viêm loét miệng, sẽ cảm thấy đỡ ngay lập tức. Thậm chí, cũng có thể áp dụng hỗn hợp này trên vết loét.

Tuy nhiên cách chữa lở mép này chỉ nên áp dụng khi chốc lở mép ăn lan gây tổn thương niêm mạc miệng. Còn với vết chốc lở mép bên ngoài miệng việc bôi mật ong có thể khiến bạn hơi khó chịu vì chúng ngọt và khá dính.

Cách 5: Bổ sung rau xanh trong mỗi bữa ăn

Các loại rau xanh đậm rất giàu vitamin B9 và chất sắt. Ngoài chữa loét miệng, rau xanh còn ngăn ngừa loét miệng tái phát. Đồng thời, đây cũng là cách chữa nứt khóe môi tương đối hiệu quả.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh chốc lở mép

Tuyệt đối không dùng tay cậy vảy của tổn thương để tránh lây lan sang chỗ khác

Tránh chà mạnh làm trầy xước vùng tổn thương

Không liếm môi, liếm mép

Vệ sinh vết tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng.

Chốc lở mép do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do virus, nấm hoặc tình trạng thiếu vitamin. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp riêng.

Phần lớn các vết chốc lở mép do virus có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Nhưng nếu tình trạng không cải thiện bạn nên chủ động đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia.

Cách tốt nhất vẫn là bạn chủ động phòng bệnh chốc lở mép. Bạn nên chú ý:

Ăn uống cân bằng đủ chất dinh dưỡng

Chú ý vệ sinh miệng sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn

Xem kỹ thành phần của son môi, mỹ phẩm để phát hiện các thành phần khiến bạn dị ứng.

(Visited 100.302 times, 46 visits today)

Bé Bị Chốc Mép Lở Mép

Chốc lở mép ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể bé bị thiếu một số chất như vitamin B2, PP. Ngoài ra, cũng có thể là do môi bị ướt thường xuyên do bé hay mút tay, chảy nước dãi khiến cho da bị lở loét ở vùng miệng. Khi mắc phải chứng chốc lở mép thường khiến bé đau đớn, khó chịu, không ăn được, hay khóc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Những lúc này bạn cần thực hiện ngay một số điều sau:

+ Khi bé bị chốc lở mép bạn nên rửa vết thương bằng cách đun sôi nước rồi để ấm và rửa, sau đó đợi khô da và bôi dầu gan cá cô đặc lên, lấy vitamin B2 rắc lên chỗ vết thương.

+ Có thể rửa vết chốc lở mép bằng dung dịch clo nhẹ sau đó bôi một số loại thuốc chống virus acyclovir, valaciclovir…

+ Bạn nên cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất vitamin, protein, chất xơ, chất béo…

+ Tránh cho trẻ ăn một số thức ăn, đồ ăn nóng như thực phẩm đóng hộp, xúc xích, hamburger, nước ngọt có ga…

Có thể bạn chưa biết→ Tiết lộ các món ăn chữa chứng chốc lở mép hiệu quả

Lá ổi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được sử dụng để chữa bệnh chốc lở mép. Bạn chỉ nhai lá ổi cho nhuyễn rồi rồi đắp lên vùng da bị chốc, khoảng 5-10 phút hoặc nếu bị bên trong miệng thì bạn chỉ việc nhai lá ổi thật nhuyễn, nó còn có tác dụng làm trăng răng và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả và chữa viêm da dị ứng.

Chuối và mật ong cũng là bài thuốc chữa bệnh chốc lở ở trẻ rất tốt, bạn chỉ cần ăn chuối kết hợp mật ong hàng ngày để trị bệnh chốc lở miệng, hoặc cũng có thể trộn chung chuối và mật ong thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng da bị chốc lở.

Nước dừa có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa, và làm mát cơ thể, nên bạn chỉ cần cho bé uống nhiều nước dừa khi bị chốc lở miệng là có thể giúp giảm chốc lở miệng hiệu quả.

Đá lạnh có tác dụng giúp giảm cơn đau, vì vậy khi bị chốc lở bạn nên chườm đá lạnh lên vùng da bị chốc lở, tuy nhiên bạn không nên chườm quá lâu và khi chườm nên thông qua một chiếc khăn mỏng. Chườm đá giúp chốc lở miệng đỡ đau hơn và hạ nhiệt nhanh chóng.

Một Số Phương Pháp Điều Trị Chốc Mép (Lở Mép) Hiệu Quả

Bị lở mép hay chốc mép nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ tái phát gây khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc điều trị lở mép mau khỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là cách chữa chốc mép tại nhà.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Dùng thuốc tây điều trị chốc mép (lở mép)

Hiện nay chưa có cách nào chữa khỏi chốc mép (lở mép) do virus gây ra. Tuy nhiên, người bệnh có thể bôi môt số thuốc kháng virus để giảm bớt triệu chứng đau ngứa do bệnh gây ra và phòng ngừa sự lây lan của bệnh.

Một số loại thuốc chống Virus được các bác sĩ khuyên dùng là acyclovir, valacicolovir…

Quy trình điều trị vết lở thông thường được bác sĩ tư vấn như sau:

– Rửa vùng da bị lở ngày 2 lần.

– Bôi các dung dịch rửa trùng, hút dịch như jarish, dalibour, dung dịch kháng sinh xnh methylen, castelani…

– Sau 3-4 ngày vùng da tổn thương sẽ khô lại, người bệnh có thể bôi kem acyclovir.

Với những người bệnh bị tái phát chốc mép nhiều lần, tổn thương sẽ nặng hơn nên được sự chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Với những người bị chốc mép được chẩn đoán do nấm có thể dùng thuốc kháng nấm Canesten hoặc kem Daktarin bôi lên vết thương. Ngày bôi 3-4 lần trong vòng 2 tuần.

Người bệnh bên cạnh sử dụng thuốc tây có thể tham khảo những cách chữa chốc mép dân gian sử dụng những nguyên liệu tự nhiên. Hiệu quả có thể lâu hơn so với cách điều trị bằng thuốc tây. Tuy nhiên các thành phần trong bài thuốc đều an toàn với sức khỏe và đặc biệt không gây tác dụng phụ.

Lá ổi có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Giã nát hoặc xay nhuyễn lá ổi non. Đắp trực tiếp lên vùng da bị lở khoảng 15-20 phút mỗi ngày sẽ có kết quả tốt cho người bệnh.

Dằm chuối nhuyễn sau đó trộn với mật ong và đắp trực tiếp lên vùng da bị chốc mép giúp chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rát.

Dầu olive có công dụng sát khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Dùng tăm bông xoa dầu olive lên vùng da mép để giảm đau rát, mau lành tổn thương da cho người bệnh.

Tương tự dầu ô liu, dầu dừa cũng là nguồn nguyên liệu làm đẹp cho chị em phụ nữ và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh chốc mép hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da bị chốc lở, bôi ngày 2-3 lần và kiên trì sẽ cho kết quả tốt.

Dưa leo có tính mát và giúp làm dịu da. Có thể thái dưa leo thành những lát mỏng sau đó chà xát nhẹ lên vùng da bị lở sẽ giảm đau rát, nhức đi rất nhiều. Bạn cũng có thể ăn dưa leo hàng ngày để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Sữa chua cũng là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng và quen thuộc đối với chúng ta. Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn tốt giúp bạn chống nhiễm trùng hiệu quả.

Không chỉ vậy sữa chua còn giúp bạn tăng độ ẩm cho đôi môi. Đặc biệt nó còn bổ sung thêm và khắc phục được triệu chứng chốc mép vô cùng hiệu quả.

Nước muối sát trùng là lựa chọn vô cùng thông minh khi bị chốc mép. Nó có tác dụng rửa sạch vết thương, kháng viêm rất tốt. Bạn chỉ cần lấy một miếng bông gạc tẩm nước muối sát trùng rồi rửa nhẹ vùng bị lở.

Cây nha đam (lô hội) có tác dụng rất lớn trong việc điều trị lở mép. Gel nha đam sẽ giúp tình trạng lở nhanh chóng bớt viêm nhiễm và khô thoáng.

Bạn chỉ cần lấy gel nha đam thoa lên vùng chốc lở. Hoặc có thể ăn nha đam, uống nước ép nha đam hàng ngày cũng rất tốt cho cơ thể và giúp cho vết lở nhanh khỏi.

Phương Anh (Thầy thuốc Việt Nam)

(Visited 28.309 times, 6 visits today)

Cách Chữa Trị Nhiệt Miệng Lở Miệng Nhanh Nhất Tại Nhà

Trước tiên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây nhiệt miệng lở miệng là do đâu để có thể phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tận gốc không tái phát lại. Các yếu tố mà bạn nên cảnh giác như:

– Nhiệt miệng lở miệng do gan: Chức năng gan suy giảm vì bệnh ở gan như nóng gan, gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan…làm độc tố không được đào thải ra ngoài, những chất độc được tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc miệng, khi hàm lượng chất độc lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết lở miệng. Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm tới 80% nguyên nhân bị lở miệng.

– Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ thống miễn dịch suy giảm là các tác nhân bên ngoài dễ tấn công gây nên tổn thương tại niêm mạc miệng. Để khắc phục tình trạng này người ta thường bổ xung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng giúp bệnh khỏi nhanh hơn hẳn.

– Rối loạn nội tiết: Đây cũng là một trong những tác nhân dễ gây nên bệnh nhiệt miệng lở miệng, thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai và sinh con, trẻ sau dậy thì,….

Dấu hiệu phát hiện nhiệt miệng lở miệng

Không khó để phát hiện bệnh lở miệng vì bệnh gần như biểu hiện ra bên ngoài bằng cảm giác đau một vùng niêm mạc miệng như lợi, lưỡi… quan sát tại vùng bị đau thấy có đốm trắng to khoảng 1-2 mm, đốm trắng to dần nếu như vệ sinh răng miệng không đúng cách thì vết lở loét càng lớn hơn. Vết loét làm cản trở việc ăn uống gây xót đau khi ăn, tình trạng này nếu như không điều trị sớm thì thường kéo dài 10-15 thì lại tái diễn tiếp tục nếu như không tìm ra nguyên nhân gây lở miệng.

Cách chữa trị nhiệt miệng lở miệng tại nhà

Một số mẹo dân gian chữa nhiệt miệng dứt điểm tận gốc mà bạn có thể tham khảo như:

Cách 1: Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng lở miệng

Trong đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng … Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Cách này thường giúp điều trị tận gốc không tái phát trở lại.

Ngoài việc sử dụng các cách chữa nhiệt miệng lở miệng tại nhà ở trên ra thì bạn cũng nên lưu ý thêm tới chế độ sinh hoạt đúng cách giúp loại bỏ nhiệt miệng nhanh như:

– Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bạn nên bổ sung vitamin C, B1, B2, A và kẽm để giúp tái tạo niêm mạc nhanh hơn.

– Nên súc miệng bằng nước muối: Bạn nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để khử khuẩn trong miệng, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

– Hạn chế uống rượu, chất kích thích: Rượu và các loại đồ uống có ga nên hạn chế sử dụng khi bị lở miệng vì những loại đồ uống này thường gây tổn thương làm loét vết thương hơn.

– Tránh ăn thực phẩm dễ bị kích ứng như hạt tiêu, ớt, gừng….