Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Lở Miệng Ở Trẻ Em Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Bệnh Lở Miệng Ở Trẻ Em

Lở miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, bệnh làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt, đặc biệt là ở trẻ em. Vậy nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em là gì và điều trị như thế nào?

1. Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em

– Các chấn thương xảy ra trong vùng miệng như lỡ cắn vào niêm mạc trong má hoặc lưỡi.

– Do trẻ ăn những thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.

– Loét miệng do trẻ thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin B12, vitamin C, chất sắt, và acid folic.

– Bệnh lở miệng ở trẻ em cũng có thể xảy ra ở những trẻ dùng một số loại thuốc gây nóng, dẫn đến tình trạng khô miệng, làm xuất hiện những vết lở miệng.

– Một số loại trái cây và thực phẩm như dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam quýt, chocolate và pho mát có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ.

Ăn nhiều dâu tây gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số trẻ

– Cách chăm sóc, chải răng không đúng cách, chải răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh gây nên viêm nướu, viêm lợi, và xuất hiện những vết lở miệng.

– Lở miệng do chế độ nghỉ ngơi của bé không được đảm bảo, có thể ngủ ít, thiếu ngủ hoặc trẻ ngủ không ngon giấc.

2. Nhận biết bệnh lở miệng ở trẻ em

Thông thường, bệnh lở miệng ở trẻ em thường xuất hiện bởi nốt loét đỏ ở môi, nướu, dưới lưỡi. Vết loét có hình tròn màu trắng, xung quanh vết loét được bao quanh bằng vết lợi tấy đỏ. Vết loét khiến miệng trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

3. Cách điều trị bệnh lở miệng ở trẻ

– Bệnh lở miệng ở trẻ em làm chúng khó chịu và đau đớn, do đó cần tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn. Cho trẻ chế độ ăn thức ăn mềm, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất. Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cho trẻ uống nhiều nước,uống nước cam, chanh.

Tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua

– Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

– Vệ sinh cho trẻ đúng cách, nếu trẻ còn nhỏ, nên dùng những miếng gạc, quấn tròn vào ngón tay, rồi chấm vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý pha loãng để vệ sinh răng, lưỡi cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, từ 2,5 tuổi trở lên nên cho bé đánh răng để làm sạch khoang miệng. Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải đúng cách mặt trong, mặt ngoải, và mặt trên của răng.

Có bất kỳ thắc mắc về bệnh lở miệng ở trẻ em, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0902685599 hoặc trực tiếp đến trung tâm Nha khoa quốc tế Dencos Luxury để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Nguồn: caygheprangimplant.info

Bệnh Chốc Lở Ở Trẻ Em

Bệnh chốc lở ở trẻ em – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

13 Dec 2019

Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì? các triệu chứng, nguyên nhân và các cách phòng ngừa cũng như điều trị như thế nào… Đó là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh vẫn còn đang thắc mắc và tìm kiếm hiện nay….

Ở bài viết sau đây phòng khám đa khoa Pasteur xin gửi đến các bạn đầy đủ thông tin chi tiết về “bệnh chốc ở trẻ” để mọi người có thêm kiến thức cũng như thăm khám bác sĩ kịp thời

1/ Bệnh chốc ở trẻ là gì

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh chốc lở thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng của trẻ và trên tay và chân. Các vết loét vỡ ra và phát triển lớp vỏ màu mật ong.

2/ Các triệu chứng

Một dạng rối loạn ít phổ biến hơn, được gọi là bệnh chốc lở, có thể xuất hiện mụn nước lớn hơn trên thân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một dạng bệnh chốc lở nghiêm trọng hơn, được gọi là ecthyma, xâm nhập sâu hơn vào da – gây ra các vết loét chứa đầy chất lỏng hoặc mủ biến thành vết loét sâu.

3/ Nguyên nhân gây bệnh

Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh chốc lở khi bạn tiếp xúc với vết loét của người bị nhiễm bệnh hoặc với những vật dụng họ đã chạm vào – chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và thậm chí cả đồ chơi.

Bệnh chốc thường xảy ra ở trẻ từ 2 – 5 tuổi

Dễ lây lan trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em

Thời tiết ấm áp, ẩm ướt

Da nứt nẻ

4/ Các biến chứng

Bệnh chốc lở thường không nguy hiểm. Và các vết loét ở dạng nhiễm trùng nhẹ thường lành mà không để lại sẹo.

Hiếm khi, các biến chứng của bệnh chốc lở bao gồm:

Viêm mô tế bào. Nhiễm trùng nghiêm trọng này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da của bạn và cuối cùng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu của bạn. Viêm mô tế bào không được điều trị có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng.

Vấn đề về thận. Một trong những loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở cũng có thể làm hỏng thận của bạn.

5/ Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn bị bệnh chốc lở, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ gia đình, bác sĩ nhi khoa của con bạn hoặc bác sĩ da liễu.

6/ Các cách phòng ngừa

Giữ cho làn da sạch sẽ là cách tốt nhất để giữ cho nó khỏe mạnh. Điều quan trọng là phải rửa vết cắt, vết trầy xước, vết côn trùng cắn và các vết thương khác ngay lập tức.

Kiểm tra và sạch sẽ mỗi ngày.

Nhẹ nhàng rửa các vết loét bằng nước ấm hay dung dịch sát trùng và gạc . Rửa vết loét cho đến khi lớp vỏ bong ra và rửa sạch mủ và máu. Xong bôi milian hay betadin

Kiểm tra các trẻ em khác cho bệnh chốc lở

Có thể dùng băng keo cá nhân sau khi bôi thuốc

Cắt móng tay của con bạn ngắn và sạch sẽ.

Rửa tay trước và sau khi chạm vào da hoặc lở loét .

Trẻ cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là nếu họ chạm vào các vết loét .

7/ Điều trị chốc lở

Thuốc kháng sinh có hiệu quả chống bệnh chốc lở. Những loại kháng sinh bạn nhận được phụ thuộc vào mức độ lan rộng hoặc nghiêm trọng của mụn nước.

8/ Bệnh chốc lở có lây không

Bệnh chốc có lây lan, chúng lây từ người này sang người khác khi có tiếp xúc với chất dịch rỉ ra từ các nốt lở loét. Bệnh thường lây truyền trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc.

Dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng khác với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây truyền chốc lở. Ngoài ra, gãi cũng có thể làm các nốt lở loét lan ra các phần khác của cơ thể.

….

Cách Chữa Bệnh Lở Miệng Ở Người Lớn

Lở miệng (loét miệng) là một loại bệnh niêm mạc khoang miệng mạn tính tái phát nhiều lần. Thường sinh ra ở tuổi thanh men, nữ nhiều hơn nam. Khi phát bệnh, ở môi. răng, lưỡi, hàm dưới có những vết loét hình tròn hoặc hình elíp đứng đơn độc, có lúc nhiều chỗ cũng phát sinh, rất đau đớn như lửa đốt trong miệng. Thông thường chỉ khoảng 10 ngày là khỏi. Nhưng do nhân tố thời tiết, tư tưởng mệt mỏi v. v… có thể tái phát. Bệnh này có thể kéo dài vài năm, vài chục năm không chữa khỏi. Đông y chia bệnh này làm 2 loại, thực hoả và hư hoả. Biểu hiện của thực hoả là: sợ rét, nóng sốt, đau đầu, táo bón, nước tiểu vàng, nấm lưỡi vàng, dầy và khô, có khi kèm theo tuyến lim pha ờ hàm dưới sưng lên đau đớn. Hư hoả thì không có triệu chứng toàn thân rõ rệt hoặc sốt thấp, có một số người có hiện tượng âm hư như: miệng nóng, họng khô, bàn tay nóng, mất ngủ, mơ mộng nhiều, nấm lưỡi bị tróc ra v.v…

Nội dung chữa bệnh

Tái phát liên tục là vấn đề thể chất, có lẽ do cơ năng miễn dịch kém. Vì vậy phải bắt đầu từ việc cải tạo thể chất.

Ngủ nghê có quy luật, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Ăn uống đa dạng, ăn nhiều rau quả. Kiêng ăn thức ăn nướng rán.

Giảm bớt việc sinh hoạt vợ chồng.

Bình tĩnh điềm đạm, không nên cáu gắt hoặc kích động trước mọi sự việc. Quá lao tâm. lao lực sẽ làm cho lực hoả kháng thịnh dẫn đến loét khoang miệng.

Giữ cho đại tiện dễ dàng.

Phương pháp chữa bệnh

Phương thuốc hiệu nghiệm

Kim ngân hoa 10 gam, cam thảo 3 gam, pha với nước sôi uống thay trà.

Hạt muồng (thảo quyết minh) 10 gam, tri mẫu 10 gam. pha với nước sôi uống thay chè.

Rễ tường vi 30 gam, cam thảo 5 gam, sắc nước uống thay trà, ngày 1 thang.

Phương pháp ăn uống.

Hat sen 30 gam, củ cải 250 gam, nấu lên ăn, ngày 2 lần, ăn cái uống nước.

Tâm sen 3 gam, pha nước sôi uống thay trà, ngày 1 thang.

Đậu xanh 60 gam, sinh địa 30 gam, nấu chín, bỏ sinh địa, ăn đậu và uống nước, ngày 1 thang.

Chữa bệnh bên trong

Bột mai đồi mồi, bột Amin, bột ngọc, băng băng tán lấy một trong bốn loại thuốc này bôi vào chỗ đau, mỗi ngày 4-5 lần.

Bột phèn chua 5 gam pha với 100 cc nước, ngậm trong miệng 1 – 2 phút.

Kiên trì dùng chè đặc súc miệng làm cho vết loét trong miệng mau lành.

Những điều cần lưu ý

Viêm khoang miệng có thể dùng Vitamin c giúp đỡ chữa bệnh, vì vitamin c có tác dụng chống bệnh hoại máu và làm cho vết thương chóng lành, nhưng không được cùng uống vitamin B2. Phương pháp này đối với người bị viêm loét không nên dùng.

Vết loét diện tích lớn hơn 1 cm, mặt mụn lồi lên như hạt ngô hoặc đầu vú như hình hoa cải. sờ dưới chân có cục cứng, thì không thể điều trị ờ nhà được, phải đưa ngay bệnh viện khám và chữa bệnh.

Hôi Miệng Ở Trẻ Em, Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị

Hôi miệng ở trẻ em là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hôi miệng ở trẻ em có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến trẻ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh hôi miệng ở trẻ em.

Hôi miệng ở trẻ em là gì?

Hôi miệng ở trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi của trẻ khi phân hủy thì gây ra mùi khó chịu.

Hôi miệng ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng gì?

Hôi miệng ở trẻ em gây ra những mùi khó chịu khi bé thở, bé nói từ đó làm cho bé mất tự tin và đồng thời làm ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ. Nếu để tình trạng hôi miệng kéo dài có thể sẽ dẫn đến sâu răng, hỏng men răng của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hôi miệng ở trẻ em. Những nguyên nhân cơ bản như sau:

+ Thứ nhất, là do vệ sinh răng miệng kém.

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Hầu hết trẻ em chưa tự giác và chưa có nhiều ý thức về vấn đề vệ sinh răng miệng. Mặt khác, một số trẻ em chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách, chỉ xúc miệng hoặc đánh răng qua loa, không thường xuyên, dẫn đến thức ăn thừa vẫn còn đọng lại các khe răng, lâu ngày dẫn đến mùi khó chịu ở răng và miệng của trẻ.

+ Thứ hai, là do bé mắc bệnh về đường hô hấp

Một nguyên nhân có thể dẫn đến mùi hôi miệng ở trẻ em là do bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng hay viêm tiểu phế quản. Hay thậm chí nhiễm trùng ở họng do bé bị viêm họng hoặc viêm amidan cũng có khả năng gây ra mùi khó chịu cho trẻ.

Các bé rất dễ mắc phải các vấn đề về hô hấp như bị ngạt mũi. Khi bị ngạt mũi bé thường thở bằng miệng, do đó sẽ dẫn đến bị khô miệng. Đồng thời khi bé thở bằng miệng, vi khuẩn có thể lọt vào trong miệng bé rồi sinh sôi, phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.

+ Thứ tư, là do thói quen mút tay của trẻ

Các em nhỏ thường hay có thói quen mút tay hoặc ngậm các đồ vật như đồ chơi, ti giả, đồ ngậm nướu… Khi đó vi khuẩn từ tay hoặc từ các đồ vật có cơ hội xâm nhập vào bên trong miệng trẻ và do đó là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi khó chịu trong miệng bé.

+ Thứ năm, là do không vệ sinh lưỡi

Không chỉ vệ sinh răng mà còn cần phải vệ sinh lưỡi cho trẻ. Nếu lưỡi không được vệ sinh lâu ngày cũng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ.

Nếu bé ăn các thức ăn nhiều chất béo hay các thức ăn nhiều hành, tỏi cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng ở trẻ.

Làm gì để phòng tránh và trị chứng hôi miệng ở trẻ em?

Căn cứ vào những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ em, một số giải pháp để trị chứng hôi miệng ở trẻ em như sau:

+ Thứ nhất, vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ

Hầu hết trẻ bị hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém. Vì vậy để phòng tránh và trị chứng hôi miệng ở trẻ em thì cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ. Nếu trẻ còn bé quá chưa tự vệ sinh được thì cha mẹ cần làm giúp cho bé. Còn khi bé có thể tự làm được thì cha mẹ cần phải hướng dẫn con làm đúng cách, nhắc nhở bé để bé chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Trẻ em thường mải chơi và ngại làm nên nếu cha mẹ không nhắc nhở có thể các bé sẽ quên. Vì vậy cha mẹ cần dành thời gian chú ý, quan tâm sát sao đến trẻ đến giúp các bé phòng tránh và trị được chứng hôi miệng một cách hiệu quả.

+ Thứ hai, vệ sinh lưỡi

Lưỡi bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em. Vì vậy, không chỉ vệ sinh răng mà còn cần phải vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Ngay từ khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, cha mẹ đã có thể vệ sinh lưỡi cho con bằng cách dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh lưỡi cho bé bằng cách dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý thấm vào gạc và rơ lưỡi cho bé. Việc rơ lưỡi lưu ý phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương bề mặt lưỡi của trẻ.

+ Thứ tư, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, hạn chế các bệnh về đường hô hấp

Khi trời lạnh, hanh khô, trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ, để hạn chế tình trạng ngạt mũi, viêm mũi. Như vậy sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp… Từ đó, sẽ làm giảm nguy cơ hôi miệng ở trẻ do các bệnh về đường hô hấp.

+ Thứ năm, lựa chọn thức ăn phù hợp cho trẻ

Để trị chứng hôi miệng ở trẻ do thức ăn, cha mẹ nên giảm bớt các thức ăn nhiều chất béo, các đồ ăn có mùi như đồ có nhiều hành, tỏi… Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt. Bởi đồ ngọt rất dễ dẫn đến sâu răng và hôi miệng ở trẻ em. Luyện cho trẻ thói quen không kẹo bánh trước khi đi ngủ và sau khi đã đánh răng.

+ Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra răng miệng cho bé

Cha mẹ nên kiểm tra răng miệng thường xuyên, định kỳ cho bé. Cho bé đi khám nha sĩ đúng định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề về răng miệng của trẻ nếu có.

Một số bài thuốc dân gian giúp trị chứng hôi miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị hôi miệng, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau để giảm bớt tình trạng hôi miệng ở trẻ em.

+ Thứ nhất, trị hôi miệng ở trẻ em bằng quả chanh

Sử dụng quả chanh là bài thuốc dân gian hiệu quả giúp chữa trị chứng hôi miệng ở trẻ em. Trong quả chanh có hàm lượng axit cao giúp làm sạch khoang miệng. Có thể sử dụng nước cốt chanh kết hợp với mật ong. Cũng có thể sử dụng nước chanh với muối để súc miệng hàng ngày. Sử dụng chanh sẽ giúp mang lại cho trẻ hơi thở thơm mát, dễ chịu.

+ Thứ hai, trị hôi miệng ở trẻ em bằng cách sử dụng tinh dầu tràm

Để trị chứng hôi miệng ở trẻ em bạn có thể nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng cho bé. Nhờ tính sát khuẩn cao của tinh dầu tràm mà những vi khuẩn gây mùi hôi miệng ở trẻ em sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Không chỉ vậy, tinh dầu tràm có mùi hương thơm dịu nhẹ giúp mang lại hơi thở thơm mát cho bé.

+ Thứ ba, trị hôi miệng ở trẻ em bằng cách sử dụng mật ong và bột quế

Bột quế có mùi thơm, giúp mang lại hương thơm cho khoang miệng. Sử dụng kết hợp mật ong và bột quế là bài thuốc dân gian giúp chữa trị hôi miệng ở trẻ em một cách hiệu quả. Sử dụng 2 thìa nhỏ mật ong pha với 1 thì bột quế và nước ấm, rồi cho bé súc miệng vào buổi sáng và buổi tối, chắc chắn sẽ giúp mang lại cho bé hơi thở thơm mát, hạn chế đáng kể tình trạng hôi miệng ở trẻ em.

Hôi miệng ở trẻ em là vấn đề thường hay gặp phải. Qua những chia sẻ ở trên, các bạn đã biết được những nguyên nhân, các cách phòng tránh và chữa trị chứng hôi miệng ở trẻ em. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ biết cách bảo vệ con yêu để luôn đảm bảo sức khỏe nói chung và vấn đề răng miệng nói riêng, tránh gặp phải tình trạng hôi miệng ở trẻ.