Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Loét Lưỡi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cách Chữa Viêm Loét Miệng Lưỡi

Xin hỏi bác sĩ, thỉnh thoảng ở lưỡi tôi có xuất hiện một nốt loét rất đau, rát miệng, ăn uống không ngon. Bệnh kéo dài 4 ngày rồi mà chưa khỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa viêm loét miệng lưỡi. Cảm ơn bác sĩ! (Tuấn Phong, 31 tuổi) Trả lời: Chào anh Phong, cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư contact@thucuchospital.vn của chúng tôi. Với câu hỏi về cách chữa viêm loét miệng lưỡi, xin được trả lời như sau: Viêm loét miệng lưỡi thường do các nguyên nhân ăn nhiều chất cay, ngọt, uống rượu nhiều tạo ra nhiệt, bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn. Hoặc do tổn thương cơ học: răng cắn, cọ sát do đánh răng, vi khuẩn, virus, stress gây suy giảm miễn dịch khiến miệng lưỡi bị viêm loét.

Tuy đây là một bệnh nhẹ, vô hại nhưng khi kéo dài nhiều ngày sẽ trở nên phức tạp, khiến người bệnh ăn uống không ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đa số các bệnh lý của viêm loét miệng lưỡi thường nhẹ, lành tính. Các cách chữa viêm loét miệng lưỡi thường được áp dụng là: – Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, làm sạch nhẹ nhàng, hạn chế nhiễm trùng, giữ gìn vùng viêm loét luôn sạch, không bám vụn thức ăn. – Tránh ăn các đồ cay, nóng, béo, ngọt nếu không sẽ làm vết loét nặng thêm. – Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích. – Bổ sung các thuốc, thức ăn có chứa sắt, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B khác. Ngoài ra còn có thể uống kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ phát. Tuy nhiên không được tùy tiện dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.

Nếu người bệnh cảm thấy không đỡ cần đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, tùy vào tình trạng người bệnh để có các cách chữa trị hợp lý. Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi, miệng đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi. Bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị y tế hiện đại là một địa chỉ uy tín để chữa bệnh viêm loét miệng lưỡi. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, chị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Email:contact@thucuchospital.vn Liên hệ khám chữa bệnh: 024.383.55555 hoặc 1900 5588 92 Hotline: 0902 223 864 Liên hệ công việc: 0243.728.6699 Website:

Lưỡi Gà Bị Loét Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Câu hỏi: Bác sĩ ơi! Mấy nay vùng miệng của em rất đau, khó chịu vì vùng lưỡi gà bị lở loét một mảng lớn. Em ăn uống không thấy ngon miệng nên người luôn thấy mệt mỏi. Vậy không biết có lưỡi gà bị loét có nguy hiểm không? Có cách nào chữa khỏi nhanh không bác sĩ?

Lưỡi gà bị loét có nguy hiểm không?

Bộ phận lưỡi gà nằm ở giữa màn hầu, khi nói hoặc nuốt đồ ăn thì nó cùng với màn hầu giúp đóng kín không cho tràn lên mũi.

Lưỡi gà là phần nhỏ nhô ra phía ngoài

Nhiều người vì lý do nào đó mà bị viêm loét ở lưỡi gà, thường gây sưng tấy đỏ, loét nông. Đa phần các vết loét này sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần nhưng cũng có không ít trường hợp bị viêm kéo dài.

Dù không quá nguy hiểm nhưng viêm loét lưỡi gà gây cản trở lớn đến vấn đề ăn uống. Hoạt động nhai, nhốt va chạm trực tiếp với vết loét gây đau nhức, khó chịu khiến bệnh nhân chán ăn, lười ăn uống, khiến cơ thể mệt mỏi. Lâu ngày sẽ khiến suy nhược cơ thể, sụt cân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Viêm loét lưỡi gà có thể là dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng

Nguy hiểm hơn, viêm loét lưỡi gà còn là triệu chứng ban đầu của bệnh bóng nước hay dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi.

Do vậy, tình trạng viêm loét lưỡi gà không thể coi thường. Nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài vài ngày vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó tư vấn phương pháp điều trị.

   Viêm họng có mủ uống thuốc gì tốt nhất

   Cổ họng có mùi hôi tanh là bị gì? Cách chữa trị

Cách chữa trị viêm loét lưỡi gà hiệu quả cho mọi người

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét lưỡi gà, trong đó có thể kể đến như do nhiễm virut Herpes, thiếu chất như vitamin C, PP, B6, B12,….Ngoài ra cũng có thể do ổ răng sâu, viêm nứu chân răng,…gây nên. Do đó, để có liệu pháp điều trị hiệu quả bạn nên đi khám để được bác sĩ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây loét và tư vấn phương pháp điều trị hợp lý.

Mật ong và cây nhọ nồi kết hợp sẽ giúp xoa dịu vết sưng loét lưỡi gà nhanh chóng

✔ Bài thuốc 1: Mật ong 1ml, nước lá nhọ nhồi 10ml. Lấy lá đem đi giã nát chắt nước cốt rồi thêm mật ong vào trộn đều lên. Dùng hỗn hợp này chấm vào vết loét bằng vải mền sạch hoặc bông gòn. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần kiên trì sẽ thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm.

✔ Bài thuốc 2: Có thể dùng nha đam, ráu má, rau diếp cá,.. xay lấy nước cốt uống hàng ngày để làm giảm viêm loét, đau nhức vùng miệng.

Nếu viêm loét nặng, kéo dài thì nên đi khám ngay để được các bác sĩ xác định đúng nguyên nhân nhân gây viêm loét và kê đơn thuốc hỗ trợ hoặc tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Các biện pháp phòng tránh viêm loét lưỡi gà

Giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày. Khi bị viêm loét nên súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần.

➧Tăng cường các loại thức ăn, nước uống có tính mát. Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn lên men, chất kích thích,…

➧ Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể

➧ Kiên trì áp dụng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Đa Khoa TPHCM – địa chỉ y tế uy tín cho mọi nhà

Đa Khoa TPHCM là phòng khám đạt chuẩn chất lượng cao, đã được Sở Y tế kiểm định và cấp phép hoạt động. Khi đến thăm khám bệnh nói chung, điều trị viêm loét lưỡi gà nói riêng bệnh nhân sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích mà không phải cơ sở y tế nào cũng có, như:

Đến TPHCM khám sớm nếu lưỡi gà loét 1 tuần không khỏi

Đội ngũ bác sĩ có trình độ giỏi và có nhiều năm khám chữa bệnh. Đặc biệt, vô cùng tận tâm và có trách nhiệm.

✜ Trang thiết bị y khoa đầy đủ, hiện đại và cơ sở vật chất tiện nghi.

✜ Môi trường y tế thông thoáng, sạch sẽ

✜ Quy trình khám chữa bệnh khoa học, có thể đặt lịch hẹn trước mà không cần bốc số ngồi đợi cả ngày.

✜ Chi phí khám chữa bệnh niêm yết theo đúng quy định

✜ Tư vấn miễn phí 24/7

Liên hệ ngay Phòng khám qua số Hotline số 028 6285 7515 hoặc nhấp vào khung chát phía dưới để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám chữa bệnh miễn phí.

Ngày:

Có Vết Loét Trên Lưỡi Lâu Lành

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ung thư lưỡi có thể sẽ có biểu hiện khác nhau, trong đó vết loét trên lưỡi là triệu chứng thường gặp. Vì vậy, có vết loét trên lưỡi lâu lành bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh kịp thời.

Có vết loét trên lưỡi lâu lành cảnh báo ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư khoang miệng, chiếm khoảng 30 – 50%. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 50 tuổi, có hút thuốc lá, mang gen đột biến gây ung thư, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu chất đặc biệt là các loại vitamin A, E, D…

Ung thư lưỡi có 4 giai đoạn phát triển, biểu hiện bệnh hay mức độ các triệu chứng ở mỗi giai đoạn khác nhau có thể khác nhau. Có vết loét trên lưỡi lâu lành là một trong những triệu chứng bệnh ung thư lưỡi không nên bỏ qua.

Tìm hiểu thêm: dấu hiệu ung thư lưỡi

Ở giai đoạn đầu, vết loét trên lưỡi cũng có thể xuất hiện. Lúc này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên, với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa. Càng về giai đoạn sau, các vết loét càng lớn dần và xuất hiện nhiều hơn, có thể lan ra ngoài khu vực lưỡi đến môi, lợi, vòm họng… Đặc điểm chung của các vết loét lâu lành trên lưỡi này là đáy có mủ, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm vào. Đến giai đoạn tiến triển cuối, các vết loét sâu thường lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội.

Hãy cảnh giác với ung thư lưỡi khi các vết loét trên lưỡi lâu lành xuất hiện cùng với một số triệu chứng nghi ngờ bệnh khác như:

Hạch nổi ở cổ. Hạch thường có kích thước lớn dần, khó di động, dính chặt vào cổ và ấn vào có cảm giác đau nhói

Đau khi ăn uống, nuốt nước bọt. Đau tăng lên khi nhai, ăn đồ ăn cay nóng

Sốt do nhiễm khuẩn thường xuyên

Tiết nước bọt nhiều

Vết loét chảy máu làm máu lẫn trong nước bọt

Tổn thương hoại tử làm cho hơi thở có mùi khó chịu

Cơ thể sút cân do không ăn uống được

Da xanh xao, mệt mỏi triền miên

Phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Chính bởi triệu chứng có vết loét trên lưỡi lâu lành mà nhiều người dễ nhầm lẫn ung thư lưỡi và nhiệt miệng. Các bác sĩ cho biết, nhiệt miệng làm xuất hiện nhiều vét loét trong má, lợi, lưỡi và các vết loét sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày và lớp niêm mạc sẽ tự lành lại.

Trường hợp bị áp xe miệng gây viêm sưng thì cần điều trị thuốc và thời gian để lành sẽ kéo dài hơn.

Thực tế, nhiệt miệng chỉ kèm theo một số ít triệu chứng, chủ yếu ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt thức ăn trong một vài ngày (chủ yếu đối với thức ăn mặn, cay, chua) trong khi đó ung thư miệng có sự ảnh hưởng, tác động đến nhiều cơ quan hơn.

Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi như thế nào?

Khi có triệu chứng bất thường cảnh báo ung thư lưỡi, một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định rõ tổn thương là lành tính hay ung thư.

Trong các xét nghiệm, sinh thiết khối u để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là phương pháp có giá trị hàng đầu.

Một số xét nghiệm như xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, X quang xương hàm dưới chụp cắt lớp vi tính lồng ngực… có thể được chỉ định để đánh giá mức độ lan rộng, tiến triển ung thư.

Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày

Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung tại nhà là mẹo dân gian rất an toàn và có thể mang lại hiệu quả tích cực. Đây là loại quả có hàm lượng chất xơ rất cao nên tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Thành phần chất chống oxy hóa trong quả sung còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại.

Viêm loét dạ dày là bệnh lý ở hệ tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, theo ước tính thì số người mắc bệnh này ở nước ta chiếm từ 5 – 6% dân số của nước. Đây là tình trạng xuất hiện các ổ viêm loét ở lớp niêm mạc lót trong dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau âm ỉ, khó tiêu, ợ nóng ợ chua,… Chuyên gia cho biết, đây là căn bệnh rất lành tính nếu được chăm sóc và cải thiện đúng cách. Còn những trường hợp người bệnh chủ quan trong điều trị sẽ khiến tình trạng viêm loét lan rộng, dẫn đến xuất huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung có hiệu quả không?

Quả sung còn được nhiều người gọi với cái tên khác là mật quả, ánh nhật quả,… Đây là loại cây rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nông thôn. Sung thường mọc hoang dại được nhiều người thu hái lấy quả để chế biến thành các món ăn dân dã dùng trong bữa ăn hàng ngày, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể như sung muối, gỏi sung tai theo, sung kho thịt,…

Nhiều gia đình Việt Nam còn trồng sung trong khuôn viên nhà với mục đích làm cảnh, đồng thời tận dụng làm thực phẩm. Ngoài những công dụng ở trên, quả sung còn được sử dụng như một loại dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Ghi chép của tài liệu y học cổ truyền cho biết, sung là dược liệu có vị chát hơi ngọt và tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, làm sạch ruột, nhuận tràng,… Chính vì vậy chúng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giúp cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa như kiết lỵ, táo bón, trĩ, viêm ruột, viêm loét dạ dày,…

Y học hiện đại đã tiến hành phân tách thành phần dược tính bên trong quả sung và tìm thấy được rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin, photpho, glucose, kali, malic acid, saccarosex,… Đặc biệt, cứ trong khoảng 100 gram quả sung có đến 12.6 gram đường, 12.3 gram dẫn xuất không protein, 3.1 gram khoáng toàn phần, 1 gram protein, 0.6 gram chất béo, 49 gram canxi, 0.4mg sắt, 0.05mg caroten. Những người bị viêm loét dạ dày nếu sử dụng quả sung sẽ có các tác dụng sau đây:

Hợp chất tanin trong sung có khả năng ức chế hoạt động và sự phát triển của các tác nhân gây hại bên trong cơ thể như vi khuẩn, nấm, gốc tự do,… Từ đó hỗ trợ làm lành vết loét ở niêm mạc, ngăn ngừa chúng bị acid tấn công và trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời tanin còn có khả năng hạn chế dạ dày tăng tiết dịch vị acid rất tốt.

Các thành phần hoạt chất trong quả sung còn có khả năng chống oxy hóa rất tốt như vitamin, pectin, benzaldehyde, selen, coumarin,… Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa các tế bào ác tính phát triển thành ung thư

Hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong thực phẩm này còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giúp người bệnh ăn uống tốt hơn. Từ đó, hạn chế các hệ lụy do bệnh viêm loét dạ dày gây ra như táo bón, gầy sút cân, suy nhược cơ thể, khó tiêu,… Đồng thời, trong quả sung còn chứa thành phần axit malic, axit citric, protease,… đây là hợp chất có tác dụng hỗ trợ cho các lợi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Với những công dụng ở trên thì từ lâu sung đã được cha ông ta tận dụng để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày và các bệnh lý về hệ tiêu hóa thường gặp khác. Ngoài quả sung thì các bộ phận khác của cây sung cũng có khả năng chữa bệnh khá tốt như lá sung giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và các bệnh lý về da, nhựa sung chữa đau đau đầu và mụn nhọt,…

Dùng quả sung chữa bệnh viêm loét dạ dày là mẹo có nguồn gốc từ dân gian nên hiệu quả mang lại khá chậm, người bệnh cần phải áp dụng đều đặn trong thời gian đủ lâu mới có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả mà phương pháp chữa bệnh này còn có sự khác nhau giữa những người bệnh, tùy thuộc vào mức độ hấp thu thuốc của mỗi người.

Chuyên gia cũng cho biết, những trường hợp viêm loét dạ dày đang ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh. Còn những trường hợp viêm loét ở mức độ nặng, đã bước sang giai đoạn mãn tính và nguy cơ gây ra biến chứng thì các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung sẽ không thể mang lại hiệu quả. Lúc này người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở uy y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị khoa học.

Các cách chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung đơn giản tại nhà

Chữa viêm loét dạ dày bằng cách dùng bột sung

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Quả sung sau khi rửa sạch bụi bẩn thì cho vào thau ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây hại còn bám quanh.

Ngâm khoảng 20 phút thì vớt sung ra để cho ráo nước, dùng dao bổ đôi quả sung rồi đem phơi khô dưới trời nắng to.

Cho quả sung khô vào chảo nóng sao vàng, sau đó tán thành bột mịn. Cho toàn bộ bột sung vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.

Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 2 thìa bột sung hòa tan với 100ml nước ấm rồi dùng để uống. Nên thực hiện cách này mỗi ngày từ 2 – 3 lần, tốt nhất là trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

Dùng quả sung khô cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày

Sung lá loại quả rất quen thuộc đối với những người sống ở miền quê Việt Nam, tuy nhiên đối với những người ở thành thị thì quả sung tươi hơi khó kiếm. Thay vào đó, người bệnh có thể đến các tiệm thuốc Đông y ở gần khu vực mình sống mua sung khô về dùng để chữa bệnh hoặc tìm mua sung tươi với số lượng lớn về phơi khô dùng dần.

Dùng sung khô chữa bệnh viêm loét dạ dày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tương tự như sung tươi, vì vậy người bệnh không cần phải lo lắng về việc phơi khô sẽ làm giảm thành phần dược tính bên trong dược liệu.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh hãy lấy sung khô đi rửa sạch, cho vào ấm ngâm qua đêm với nước sôi.

Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hãy chắt lấy lượng nước ngâm thu được dùng để uống ngay khi bụng còn đói, phần quả dùng để nhai nát và nuốt từ từ.

Áp dụng cách này mỗi ngày một lẫn, sau khoảng 2 tháng thực hiện sẽ thấy triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày dần được cải thiện.

Dùng quả sung kết hợp với dầu oliu để chữa bệnh

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Quả sung đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám quanh rồi đem đi phơi khô.

Cho toàn bộ quả sung khô vào một bình thủy tinh sạch, đổ dầu oliu vào sao cho ngập hết quả sung rồi đậy kín nắp bình.

Đặt bình ở nơi khô thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngâm quả sung trong dầu oliu trong khoảng 90 ngày là có thể lấy ra dùng để chữa bệnh.

Trước mỗi bữa ăn 30 phút lấy khoảng 2 – 3 quả sung ngâm để ăn, áp dụng cách này 3 lần/ngày.

Kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cách ăn quả sung

+ Cháo quả sung Nguyên liệu:

300 gram gạo tẻ

200 gram quả sung tươi

Một ít đường phèn

Cách thực hiện: + Ruột già lợn hầm sung

Nguyên liệu:

Cách thực hiện: + Lươn om sung và nghệ Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Quả sung sau khi rửa sạch bụi bẩn thì đem đi đập dập. Rau răm nhặt lấy phần lá xanh tươi rồi rửa sạch với nước. Hành tím lột bỏ vỏ, thái thành lát mỏng rồi băm nhuyễn.

Lươn mổ bỏ phần ruột, dùng muối ăn xát kỹ phần thân lươn để loại bỏ phần nhớt rồi đem rửa sạch qua nhiều lần nước. Vớt lươn ra để cho ráo nước rồi cắt thành khúc ngắn vừa ăn.

Cho lươn và quả sung vào một bát lớn ướp cùng với hành băm, bột nghệ và một ít gia vị. Để yên như vậy khoảng 20 phút để nguyên liệu thấm đều gia vị.

Sau đó cho tất cả vào nồi đất, đổ nước vào cho xâm xấp mặt lươn. Bắc nồi lên bếp om trên lửa nhỏ cho đến khi tất cả chín mềm thì cho rau răm vào rồi tắt bếp.

Chia món ăn này thành 2 phần và sử dụng để ăn hết trong ngày. Tốt nhất nên ăn khi còn nóng chung với cơm trắng.

Lưu ý khi dùng quả sung chữa viêm loét dạ dày

Top 5 bài thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày công hiệu nhất

Những món ăn chữa viêm loét dạ dày giúp cải thiện bệnh