Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mắt Bị Đổ Ghèn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Mắt Đổ Ghèn, Cách Chữa Mắt Đổ Ghèn Ở Trẻ Em

Khi mỗi sáng thức dậy, bạn thấy xuất hiện hiện tượng mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường, kèm theo một vài dấu hiệu khác lạ, hãy cẩn thận theo dõi và khám mắt kịp thời bởi đó có thể báo hiệu bạn đang bị một căn bệnh nào đó nguy hiểm đến thị lực.

Ghèn mắt, hay còn gọi là gỉ mắt được hình thành khi bạn ngủ. Với ghèn mắt thông thường sẽ có tác dụng ngăn nước mắt và giữ ẩm cho mắt. Lớp ghèn có thể giúp tránh hiện tượng khô mắt vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi mắt đổ ghèn nhiều hơn thông thường, hãy cảnh giác với các vấn đề bất thường trong cơ thể.

Mắt đổ ghèn có nguy hiểm không?

Tại sao lại có ghèn mắt

Bộ phận bảo vệ mắt gồm mí trên, mí dưới gồm hai điểm lệ (lỗ ghèn) trên và dưới tương ứng ở mí trên và mí dưới, và hệ thống tuyến nước mắt (tuyến lệ).

Với cơ chế hoạt động thông thường, tuyến lệ tiết ra nước mắt. Sau khi làm nhiệm vụ bôi trơn, làm sạch giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng) sẽ đổ về hồ lệ. Lúc này, nước mắt sẽ thoát hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệ và ống lệ mũi, thoát xuống khoang mũi và họng.

Cơ chế này sẽ không bình thường khi vì một lý do nào đó, còn thừa một phần nước mắt hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung ở khóe mắt và tạo thành ghèn. Các lý do thông thường được chẩn đoán thường là các bệnh lý như viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo, viêm giác mạc… Có thể do sinh lý bình thường như vệ sinh mắt kém, do tác động của môi trường, nóng trong người…

Khi nào đổ ghèn gây nguy hiểm

Mắt đổ ghèn gây nguy hiểm khi bạn ngủ dậy, bạn cảm thấy mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường, có màu vàng như mủ, kéo dài 2 – 3 ngày không có dấu hiệu chấm dứt. Lúc này bạn có thể nghĩ đến tình trạng mắt bị viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo…

Nếu mắt đổ ghèn kèm theo tình trạng viêm ngứa mắt, đỏ mắt, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Ghèn xuất hiện nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Thông thường, mắt đổ ghèn, mắt bị ghèn sẽ báo hiệu một số bệnh về mắt như:

Viêm kết mạc

Dấu hiệu thông thường của bệnh viêm kết mạc thường là mắt đổ ghèn nhiều, đỏ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt nhìn xa bị nhòe. Việc mắt đổ ghèn nhiều kèm theo đau mắt còn có thể khiến người bệnh thay đổi tầm nhìn. Trước khi quyết định phương pháp điều trị, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác mức độ bệnh và cách điều trị cụ thể nhất.

Tắc tuyến lệ

Đôi mắt thường xuyên sản xuất ra nước mắt để rửa sạch bụi bẩn, tạo lớp màng bảo vệ đôi mắt khỏi bị tác hại xấu của môi trường xung quanh. Nước mắt sẽ liên tục được sản xuất trong cả ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng tắc tuyến lệ xuất hiện, chắc chắn mắt đổ ghèn nhiều do lượng nước mắt không được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi họng.

Tình trạng này có thể tự khỏi. Nhưng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Khi bị cảm lạnh hoặc cơ thể bị nhiễm virus sẽ xuất hiện tình trạng viêm kết mạc trong mắt. Cảm lạnh ảnh hướng tới các niêm mạc trong đầu, gây ra hiện tượng mắt đổ ghèn và kích thích mắt khiến mắt sưng đỏ.

Mắt đổ ghèn, chảy nhiều nước mắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khô mắt khi tuyến lệ không hoạt động hiệu quả đẻ bôi trơn mắt. Tuyến lệ sẽ chỉ sản xuất nhiều nước mắt hơn khi nhận được tín hiệu mắt khô. Tình trạng khô mắt có thể được bác sĩ khuyên sử dụng nước mắt nhân tạo.

Nếu mắt đổ ghèn nhiều chứng tỏ lẹo ở mắt đã phát triển khá lớn. Trường hợp này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến những hoạt động thường ngày gặp khó khăn. Người bệnh nên vệ sinh mắt bằng nước sạch, chườm gạc ấm. Tuy nhiên, khi lẹo quá to thì cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.

Mắt đổ ghèn ở trẻ em và cách chữa

Nhiều em bé mới sinh ra, mắt đổ ghèn nhiều khiến các bà mẹ lo lắng. Đây là chứng nhiễm trùng thông thường do lúc sinh ra, mắt bé bị chất lỏng như máu, dịch ối… chảy vào… Cũng có nhiều trường hợp do vệ sinh không đúng cách gây ra. Nhiều trường hợp ghèn dính với lông mi làm mắt bé khó mở.

Trường hợp này cần vệ sinh đúng cách, tránh để ghèn khô đóng thành tảng khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra. Bạn nên chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào bát nước đun sôi để ấm pha chút muối, sau đó vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tránh lau sâu vào trong mắt dễ gây tổn thương mắt. Một nagỳ có thể lau nhẹ 2 – 3 lần. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp mắt đổ ghèn nhiều, ghèn màu vàng như mủ, tình trạng này kéo dài từ 3 – 5 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh giúp việc chữa trị được kịp thời và hiệu quả.

Một số biện pháp đề phòng ghèn mắt

Để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho đôi mắt còn non nớt của bé, chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng, lau nhẹ nhàng mắt bé.

Mỗi ngày, mẹ thực hiện quy trình rửa mắt bằng nước muối ấm pha loãng như vậy từ 2 – 3 lần. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là cách chữa mắt bị đổ ghèn, cách trị mắt đổ ghèn hiệu quả và an toàn.

Đề phòng bệnh về mắt cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng, mẹ nên dùng nước sôi để nguội lau mắt cho bé mỗi ngày. Khăn lau mặt của mỗi người trong nhà càn dùng riêng và phơi ngoài ánh nắng sua mỗi lần dùng. Đồng thời sắm riêng cho bé khăn mặt và khăn tắm để tránh lây nhiễm.

Hiện tượng mắt đổ ghèn tuy không quá nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước một số bệnh về mắt. Vì thế khi mắt bị ghèn nhiều tốt nhất hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để khám và tìm cách xử lý.

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000111.htm

https://www.health.harvard.edu/decision_guide/eye-discharge

https://www.healthdirect.gov.au/eye-discharge

https://www.aao.org/eye-health/symptoms/discharge

https://www.healthline.com/health/white-eye-discharge

https://www.allaboutvision.com/conditions/eye-discharge.htm

https://www.who.int/

Cách Chữa Mắt Bé Bị Đổ Ghèn Hiệu Quả Nhất

Mắt bé bị đổ ghèn là hiện tượng xảy ra khá phổ biến nhưng nếu mẹ không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho mắt của bé. Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho mắt bé đổ bị ghèn, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để biết cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đúng đắn. Tránh tình trạng bé gặp khó khăn khi mở mắt mỗi lúc thức dậy hoặc nguy cơ nhiễm trùng giác mạc, thậm chí gây mù mắt bé.

Nguyên nhân bé bị đổ ghèn đầu tiên có thể là khi bé mới sinh ra bị máu và nước ối của người mẹ chảy vào mắt. Trong khi lúc này mắt bé cực kỳ yếu ớt nên dễ bị nhiễm trùng, từ đó mắt đổ ghèn.

Mắt bé bị đổ ghèn cũng có thể do mẹ không chú ý nhiều hay mới lần đầu có con nên chưa có nhiều kinh nghiệm, dẫn đến việc chăm sóc bé không đúng cách. Mẹ nên chú ý làm sạch mắt cho bé hàng ngày để mắt bé được sạch sẽ, không bị ghèn.

Trong giai đoạn cho con bú, nếu người mẹ không có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, ăn quá nhiều thức ăn gây nóng trong người thì khi bé bú sữa mẹ sẽ hấp thụ những thực phẩm gây nóng từ người mẹ, làm bé bị nóng và đổ ghèn mắt.

Mắt bé bị đổ ghèn có thể do mắt bé còn yếu, chưa có khả năng tự bảo vệ nên dễ lây nhiễm các bệnh đau mắt từ những người tiếp xúc với bé. Do đó mà mẹ nên lưu ý để bảo vệ bé tốt hơn để tránh lây nhiễm, giúp bé không bị đổ ghèn và không các bệnh về mắt khác.

Những cách chữa mắt bé bị đổ ghèn hiệu quả

Mát xa mắt cho bé bằng nước ấm cho bé

Mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần, mẹ nên mát xa mắt nhẹ nhàng cho bé bằng cách lấy một miếng vải thấm nước ấm, sau đó ấn nhẹ vào vùng giữa mắt và mũi cho bé. Việc làm này giúp cho ống dẫn bị tắc được thông thoáng hơn, từ đó đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng dư thừa bên trong ra ngoài.

Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Trường hợp mắt bé bị đổ ghèn do vi khuẩn, virus tấn công, các mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh để chữa. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không được tự ý mua thuốc ở các hiệu thuốc nhỏ mà nên chủ động đưa bé đi khám và lấy thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng nước muối sinh lý

Mẹ có thể dùng vải mỏng hay bông tẩy trang để thấm dung dịch nước muối sinh lý pha loãng ấm, sau đó thực hiện vệ sinh mi mắt cho bé. Mỗi ngày áp dụng cách chữa mắt bé bị đổ ghèn này từ 2 – 3 lần hoặc bất cứ khi nào thấy bé bị đổ ghèn nhiều sẽ giúp giảm tình trạng ghèn nhanh chóng trong vòng 6 – 7 ngày.

Sau khi thực hiện các cách chữa mắt bị đổ ghèn cho bé nói trên mà tình trạng đổ ghèn của bé vẫn không thuyên giảm hoặc thậm chí có dấu hiệu nặng hơn thì các bậc cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị chuẩn xác hơn.

Những Cách Chữa Mắt Bé Bị Đổ Ghèn Hiệu Quả Tại Nhà

Mắt trẻ đổ ghèn là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu mẹ không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm cho mắt của bé. Có khá nhiều lý do khiến mắt bé đổ ghèn, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách chữa mắt bé bị đổ ghèn đúng hơn. Tránh tình trạng bé gặp khó khăn trong việc mở mắt mỗi khi dậy hay nguy cơ nhiễm trùng giác mạc hay mù mắt bé.

Nguyên nhân đầu tiên khi bé bị ghèn mắt có thể là khi bé mới sinh ra bị máu và nước ối của mẹ chảy vào mắt. Mà lúc này thì mắt bé cực kì yếu ớt nên rất dễ bị nhiễm trùng từ ối và máu. Từ đó dẫn đến tình trạng mắt đổ ghèn.

Bé bị ghèn mắt một phần cũng do mẹ không chú ý nhiều hay mới lần đầu mang thai chưa có nhiều kinh nghiệm, dẫn đến việc chăm sóc bé không đúng cách. Mẹ nên làm sạch mắt cho bé mỗi ngày để mắt bé sạch sẽ, không bị ghèn.

Trong giai đoạn cho con bú, nếu mẹ không có chế độ ăn uống hợp lý, ăn quá nhiều thức ăn và trái cây gây nóng trong người. Khi bé bú sữa mẹ, các chất gây nóng trong thực phẩm mẹ đã hấp thụ cũng sẽ chuyển sang bé làm bé bị nóng và đổ ghèn mắt.

Một số cách chữa mắt bé bị đổ ghèn cho bé

Mát xa mắt nhẹ nhàng bằng nước ấm cho bé: Mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần mẹ nên mát xa nhẹ nhàng cho bé bằng cách lấy một miếng vải thấm nước ấm, ấn nhẹ vào vùng giữa mắt và mũi cho bé. Việc này giúp cho ống dẫn bị tắc trở nên thông thoáng hơn, từ đó đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng dư thừa ra ngoài.

Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh: mắt bé bị đổ ghèn do vi khuẩn, virus tấn công có thể sử dụng thuốc kháng sinh để chữa. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý là không tự mua thuốc ở các nhà thuốc, tiệm thuốc nhỏ tùy tiện. Mà nên đưa bé đi khám và lấy thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng nước muối sinh lý pha loãng để chữa ghèn mắt: Mẹ dùng vải mỏng hay bông tẩy trang thấm dung dịch nước muối sinh lý pha loãng ấm, vệ sinh mi mắt cho bé. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần hoặc bất cứ khi nào thấy ghèn mắt của bé ra nhiều sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ghèn trong vòng 6 – 7 ngày.

Sau khi thực hiện các cách trên rồi mà bé vẫn không thuyên giảm hay có dấu hiệu nặng hơn thì gia đình nên đứa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị chuẩn xác hơn.

Một số lưu ý để chăm sóc mắt cho trẻ em tốt hơn

Nếu bé quá nhạy cảm với ánh sáng thì có thể là áp lực trong mắt bé bị gia tăng quá cao.

Mí mắt hồng hoặc đỏ hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mắt.

Nước mắt tự nhiên chảy và chảy ra nhiều là dấu hiệu của ống dẫn nước mắt bị chặn lại.

Đồng tử mắt đổi thành màu trắng, hay có xuất hiện những đốm màu trắng trong mắt. Đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mắt.

Những triệu chứng tưởng chừng như bình thường nhưng có thể tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh không thể ngờ tới. Mẹ nên quan sát và chăm sóc bé cẩn thận hơn, tránh tình trạng ảnh hưởng đến thị lực của bé về lâu dài.

Mắt Đổ Ghèn Dấu Hiệu Không Thể Coi Thường

Mắt đổ ghèn vào mỗi sáng mai thức dậy, lượng ghèn nhiều hơn bình thường kèm theo nhiều dấu hiệu khác, đừng chủ quan. Hãy đi khám khi có thêm những triệu chứng bất thường để phát hiện bệnh kịp thời.

Đôi mắt là một trong những bộ phận dễ bị lây nhiễm, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Vì thế, vào một sáng thức dậy, bỗng nhiên bạn thấy mắt đổ ghèn nhiều hơn bình thường, kèm theo những triệu chứng, dấu hiệu khác. Hãy nghĩ đến việc đi khám để bác sĩ nhãn khoa có thể xác định, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến thị lực.

Mắt đổ ghèn là gì?

Gỉ mắt, hay còn được gọi là ghèn mắt được hình thành khi bạn đi ngủ. Tuy nó là thứ làm chúng ta bực mình mỗi sáng nhưng lại có tác dụng không ngờ. Nó ngăn nước mắt và giữ ẩm cho mắt. Không có lớp ghèn này sẽ gây ra hiện tượng khô mắt vô cùng nguy hiểm.

Việc có một chút gỉ ở khóe mắt khi thức dậy là bình thường. Tuy nhiên, trường hợp gỉ mắt chảy nhiều và liên tục lại có thể là một dấu hiệu cho các vấn đề bất thường trong cơ thể. Nếu mắt ra nhiều gỉ mà không đau nhức sưng tấy thì có thể do bụi bám vào mắt quá nhiều.

Tuy nhiên, mắt ra nhiều ghèn có thể là tình trạng viêm nhiễm ở mắt, kèm theo các triệu chứng kèm theo như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực…đây có thể là dấu hiệu các bệnh về mắt. Nếu có các vấn đề này, điều cần thiết là bạn nên đến trung tâm nhãn khoa để được khám và điều trị thích hợp.

Mắt đổ ghèn là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu mắt đổ ghèn nhiều vào buổi sáng thức dậy kèm hiện tượng nhìn không rõ thì nhiều khả năng bạn đã bị hội chứng khô mắt. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế ngồi điều hòa, đeo kính râm khi ra đường, tránh nhìn sát máy tính. Nếu tình trạng này nặng nên đi khám để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Riêng với trường hợp mắt ra nhiều ghèn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, hai mí sưng đỏ thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm, thường gặp nhất là viêm kết mạc (đau mắt đỏ).

Trường hợp bệnh này không nên chần chừ hay tự ý điều trị mà phải đến gặp bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp tự mua thuốc tra mắt dẫn đến tình trạng hỏng giác mạc và mù lòa.

Nếu bạn bị lẹo mắt và ra nhiều ghèn mắt thì chứng tỏ lẹo đã tiến triển nặng hơn. Trường hợp này không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch, chườm gạc ấm. Nếu sau vài ngày mà chưa giảm thì phải nhờ đến can thiệp của bác sĩ.

Hoặc nếu bạn bị cảm cúm có thể ảnh hưởng tới các niêm mạc trong mắt, gây chảy gỉ mắt và kích thích mắt, sưng đỏ. Khi bạn hết cảm cúm thì gỉ mắt sẽ giảm. Nếu như gỉ mắt có màu xanh hay vàng đậm thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Một số trường hợp bệnh khác cũng có thể gây ra nhiều ghèn mắt. Đó là tình trạng nhiễm trùng trong mắt, đặc biệt là viêm mí mắt có thể khiến mắt bị kích thích, dẫn tới mắt đổ nhiều ghèn. Lông mi có thể bị dính lại và bạn có thể gặp khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng.

Ra nhiều ghèn mắt cũng có thể là dấu hiệu của tắc lệ đạo. Tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài, bạn có thể cần tới sự can thiệp của bác sỹ.

Chảy nhiều nước mắt, ghèn mắt cũng có thể là dấu hiệu mắt bị khô khi tuyến lệ chính và các tuyến lệ phụ không hoạt động hiệu quả để bôi trơn mắt. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo.

Cách phòng ngừa mắt đổ ghèn

Đôi mắt luôn nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là trong một ngày tiếp xúc với vô số tác nhân gây bệnh từ cuộc sống. Vì thế, hãy phòng ngừa triệu chứng mắt đổghèn bằng cách:

Dùng nước đun sôi để nguội lau mắt đối với trẻ. Đối với người lớn nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để nhỏ.

Sử dụng khăn mặt, khăn tắm riêng.

Khăn sau mỗi lần sử dụng cần phải được giặt sạch và phơi dưới ánh nắng.

Tuy nhiên, riêng với trường hợp mắt ra nhiều ghèn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, giảm thị lực… thì nên đến trung tâm nhãn khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời vì rất có thể mắt bạn đang bị viêm nhiễm.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Đỗ Minh Lâm