Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mất Wifi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

5 Cách Xử Lý Router Wifi Khi Mất Kết Nối Mạng

Router WiFi là thành phần quan trọng trong việc kết nối các thiết bị không dây với mạng Internet. Ảnh: Internet

1. Khởi động lại router 

Đây là thao tác đầu tiên khi bạn thấy tình trạng kết nối có vấn đề. Thực tế cho thấy, khi bạn gọi điện đến trung tâm chăm sóc khách hàng yêu cầu trợ giúp, thao tác đầu tiên mà hầu hết nhân viên tư vấn yêu cầu là kiểm tra tình trạng đèn trên router xem cái nào đang sáng, cái nào tắt, kế đến là khởi động lại router xem tình trạng đó có thay đổi hay không.

2. Kiểm tra cáp mạng 

Tiếp đến bạn cũng nên kiểm tra lại dây cáp mạng xem kết nối còn tốt hay không. Thông thường với những dây cáp mạng, nếu mua loại tự bấm hoặc dùng trong thời gian dài thì khả năng bị lỗi mất kết nối là khá lớn. Bạn hãy thử tắt nguồn, tháo cáp ra khỏi router rồi bật lại, chờ khoảng vài mươi giây cho thiết bị khởi động xong thì lắp lại cáp, nếu đèn tín hiệu tương ứng với cổng cáp bắt đầu chớp tắt liên tục thì cáp mạng của bạn vẫn hoạt động tốt, nếu không thì có thể bạn phải bấm lại đầu cáp mới.

3. Kiểm tra nhiệt độ

Nếu trong lúc mất kết nối mạng Internet mà bạn thấy router quá nóng, hãy thử ngắt nguồn điện cấp cho thiết bị này và chờ cho đến khi nó nguội hẳn rồi khởi động lại. Nếu thao tác này giúp bạn kết nối lại được với mạng Internet thì khả năng là thiết bị của bạn bị quá nhiệt, nếu vậy rất có thể tình trạng mất kết nối sẽ lại tái diễn không lâu sau đó, vì router hoạt động không ổn định khi nhiệt độ tăng quá cao. Để khắc phục triệt để bạn nên tìm một vài giải pháp tản nhiệt hiệu quả hơn cho thiết bị.

4. Kiểm tra kết nối không dây trong nhà 

Nếu bạn thường bị mất kết nối WiFi tại một số điểm trong nhà thì khả năng là sóng WiFi phát ra đã không tiếp cận được khu vực này, để khắc phục thì bạn cần xoay ăn ten hoặc di chuyển router để có thể bắt sóng tốt hơn. Trên thị trường hiện tại phổ biển là loại router WiFi dạng có anten, song cũng có một số thiết bị dùng anten ngầm. Thông thường thì loại dùng ănten ngoài cho phép điều chỉnh góc phát sóng, từ đó có thể thay đổi vùng phủ sóng đơn giản hơn, trong khi loại router dùng anten ngầm thì đòi hỏi bạn phải di dời cả thiết bị (kèm cả nguồn điện và dây tín hiệu).

5. Router bị mất thiết lập mạng

Trong vài trường hợp, bạn có thể gặp tình trạng tên cột sóng WiFi của mình bị biến mất, không thể nào dò tìm ra, nhưng lại thấy một cột sóng mới với tên dlink, linksys, tplink… và có thể truy cập vào mà không cần mật khẩu. Nếu tên cột sóng mới này trùng với tên model router mà bạn đang sở hữu thì rất có thể đó chính là cột sóng từ thiết bị của bạn. Lỗi này thường gặp khi router bị lỗi không thể lưu giữ những thiết lập, sau khi cài đặt lại, nếu hiện tượng này vẫn xảy ra thì tốt nhất bạn nên đem thiết bị đi bảo hành hoặc đổi một sản phẩm khác.

Xuân Thành

Thiết Bị Phát Wifi Bị Chập Chờn, Mất Kết Nối Phải Làm Gì?

Đôi lúc mạng wifi chập chờn, mất kết nối, hoặc không ổn định làm chúng ta bực bội, nhất là những lúc chúng ta cần làm việc gấp hoặc đang làm ngang một công việc gì đó hoặc thậm chí thiết bị không kết nối được với modem wifi khiến chúng ta không biết phải làm sao. Hãy thử một trong những cách sau.

Tắt/mở wifi ở thiết bị của mình

Lưu ý là tắt mở wifi ở thiết bị kết nối, không phải là router wifi. Thiết bị kết nối có thể là laptop, điện thoại, máy tính bảng…

Trường hợp này có thể xảy ra khi thiết bị khác có thể truy cập được tuy nhiên máy của bạn không sử dụng được. Khi bạn khởi động lại, hệ điều hành của thiết bị sẽ tự động điều chính một vài tham số để thiết bị của bạn có thể kết nối lại với router wifi.

Đến gần modem hơn

Đôi lúc, có thể do thiết bị bạn nhận sóng wifi yếu hoặc do router wifi phát yếu. Bạn nên đứng gần thiết bị hơn để kiểm tra xem có kết nối được wifi không.

Reboot modem Wifi

Hard reset/reset all cấu hình router/modem wifi thường được thực hiện như sau: Lấy vật nhọn nhấn vào nút RESET nhỏ trên modem/router trên 3s hoặc 10s (tùy loại modem); bấm giữ nút ON/OFF trên 3s (với một số loại modem), chọn HARD RESET trong quyền admin/root của modem wifi (tùy loại modem).

Để reboot modem, chúng ta thực hiện một trong các cách sau:

Cách thứ nhất, để reboot thiết bị, theo phương pháp đơn giản nhất, là rút dây nguồn của thiết bị ra, đợi 30s xong cắm vô lại. Có thể bạn sẽ sợ hư modem wifi hoặc chập điện, nhưng an tâm, các nhà sản xuất đã tính toán và đó chỉ như phương án cúp điện thôi.

Cách thứ hai, chúng ta có thể bấm nút On/Off trên router wifi để khởi động lại router.

Cách thứ ba, cách cho người đẹp trai/đẹp gái có am hiểu về kỹ thuật, chúng ta truy cập vào router wifi, chọn reboot bằng câu lệnh có sẵn trong router.

Đối với khách hàng sử dụng mạng wifi fpt, được trang bị các loại modem G93xx, G97xx, chúng ta thực hiện bằng phương pháp sau:

Hơi rườm rà phải không, nhưng cách này tiện cho bạn nào lười phải thao tác bằng tay lên thiết bị, hoặc chẳng may thiết bị bị treo trên tường cao hoặc nằm ở nhà hàng xóm thì chắc phải sử dụng.

Kiểm tra nhiệt độ của modem wifi

Khi mạng wifi bị chậm, giật, mất kết nối hoặc kết nối không ổn định, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của router wifi.

Bạn có thể kiểm tra bằng dụng cụ chuyên nghiệp, máy đo nhiệt kế v.v…, tuy nhiên, mình khuyến khích mọi người sử dụng bằng tay, sờ vào sẽ thấy.

Nếu thiết bị nóng bất thường, bạn nên vệ sinh các khe tản nhiệt của router, dùng cọ hoặc máy xịt xịt bụi ở các khe tản nhiệt. Bạn cũng lưu ý đừng để các vật khác che phần tản thiết của modem wifi và để khoảng trống đủ rộng để thiết bị tản nhiệt.

Sau khi vệ sinh router wifi, bạn cắm lại nguồn, kiểm tra lại kết nối, độ nóng của router. Nếu hoạt động lại bình thường thì ok, lưu ý hơn vấn đề nhiệt độ thiết bị. Nếu vẫn nóng nhanh bất thường và không kết nối lại, có thể là modem wifi bị lỗi phần cứng, cần người có trình độ chuyên môn kiểm tra hoặc đem bảo hành ở các nhà cung cấp.

Ngày trước modem wifi của mình cũng bị nóng dẫn đến hỏng do mình dán keo bảo vệ. Sau này nó hư rồi, mình tìm được phương án tản nhiệt cho nó bằng quạt.

Kiểm tra cáp quang của nhà cung cấp dịch vụ

Có thể trong quá trình lau chùi, vệ sinh, hoặc vô mình chó mèo, chuột, gián hoặc kiến cắn đứt cáp, dẫn đến đứt cáp quang, lỏng jack cắm kết nối cáp đến modem hoặc router wifi. Chúng ta nên kiểm tra lại, xem tín hiệu đèn kết nối có dấu hiệu bất thường không, thậm chí có thể sử dụng dây LAN cắm trực tiếp vào máy tính bàn xem có kết nối internet không.

Với modem wifi của các nhà cung cấp dịch vụ mạng FTTH, thường cáp quang kéo đến tận modem của khách hàng, qua bộ converter quang học hoặc vào trực tiếp modem. Chúng ta không nên tận dụng các sợi cáp quang để móc đồ, phơi áo quần, gấp khúc lại cho đẹp.

Vì sợi cáp quang rất dễ gãy và làm đứt tín hiệu nên cần đảm bảo dây cáp quang được uốn cong nhẹ nhàng và xếp gọn gàng.

Nếu thử các cách vẫn không khắc phục được

Có thể do 1 trong 3 yếu tố sau:

Thiết bị kết nối của bạn bị hư card wifi (đi sửa thôi)

router wifi của bạn bị hư (đi mua hoặc bảo hành thiết bị thôi)

Mạng cáp quang nhà bạn có vấn đề (liên hệ ngay nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ sớm nhất)

Nếu bạn sử dụng mạng internet cáp quang FPT có thể liên hệ hotline: 0902.611.787 để được nhân viên hỗ trợ trực tiếp hoặc liên hệ tổng đài hỗ trợ kỹ thuật FPT Telecom 19006600 để được hỗ trợ.

Lỗi Wifi, Lỗi Mạng Wifi Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

Các lỗi mạng Wifi thường là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người dùng không thể truy cập Internet trên laptop hay điện thoại, trong nội dung bài viết này Taimienphi sẽ giới thiệu đến bạn các nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục lỗi mạng wifi thường gặp nhất.

Wifi nhà bạn đang sử dụng yếu, hay gặp lỗi? bạn đã thử một số cách như: dùng phần mềm WIFI SiStr để kiểm tra tín hiệu Wifi hay quản lý Wifi bằng những phần mềm tuy nhiên nó vẫn chưa thể giúp bạn giải quyết được hết các lỗi thường gặp khi dùng wifi.

Lỗi Wifi thường gặp và cách khắc phục

Tất nhiên, trong trường hợp máy tính mất kết nối hoặc Wifi không hoạt động thì bạn cũng không thể tải và cài đặt những phần mềm hỗ trợ đó, Bài viết này sẽ tổng hợp một số lỗi wifi thường gặp và đưa ra cách khắc phục chúng trực tiếp.

Những lỗi wifi thường gặp và cách khắc phục

1. Tổng hợp các cách khắc phục lỗi Wifi cơ bảnCách 1: Khởi động lại Router WifiCách đơn giản nhất để khắc phục các lỗi Wifi thường gặp là khởi động lại Router Wifi. Đầu tiên tắt Router Wifi đi và chờ khoảng 60 giây sau bật lại. Sau đó thử kết nối thiết bị , máy tính của bạn xem lỗi Wifi còn hay không.

Bước 3: Kích chuột phải vào card mạng Wifi, chọn Diagnose.

Bước 4: Quá trình sẽ chẩn đoán và sửa chữa các lỗi Wifi.

Lưu ý: Không thể thực hiện các bước trên nếu không sử dụng kết nối mạng dây. Trong trường hợp nếu biết địa chỉ IP của router, bạn có thể sử dụng để thực hiện các bước tiếp theo, nếu không thử các địa chỉ 10.1.1.1, 192.168.0.1, 192.168.1.1, 192.168.2.1. Hoặc bạn có thể sử dụng máy tính hoặc laptop khác đang kết nối với mạng Internet để kiểm tra các thông tin này.

Bước 3: Mở trình duyệt bất kỳ trên máy tính của bạn và nhập địa chỉ IPv4 vào đó.Bước 4: Trang đăng nhập Router Wifi sẽ hiển thị trên màn hình, yêu cầu bạn nhập tên đăng nhập và mật khẩu. Trừ khi bạn đã lưu mật khẩu trước đó, thông tin đăng nhập và mật khẩu thường là admin / admin, admin / password, admin / trống.

Bước 5: Duyệt qua tất cả các cài đặt và kiểm tra router có được thiết lập broadcast là tên mạng (SSID) hay không, đảm bảo bạn đang kết nối chính xác với mạng không dây (SSID) và đang sử dụng mã khóa WEP / WPA / WPA2 trên cả 2 thiết bị.

Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên sử dụng Windows Connect Now hoặc Wi-Fi Protected Setup (nếu có) trên Router Wifi để đảm bảo kết nối được thiết lập chính xác.Bước 6: Nếu đang cố gắng sử dụng WPA hoặc WPA2, đamt bảo cả card mạng và router wifi đều hỗ trợ giao thức này. Nếu gặp phải sự cố khi sử dụng WPA hoặc WPA2, thử cấu hình lại router sử dụng WEP thay thế và kiểm tra xem có thể kết nối không.Nếu có thể kết nối với Internet thông qua WEP, rất có thể phần cứng mạng yêu cầu nâng cấp firmware. Nếu không, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất phần cứng / router để được hỗ trợ.

Lưu ý: Phải thay đổi WEP / WPA / WPA2 trên cả Router Wifi và máy tính của bạn.

Bước 7: Sau khi xem lại cài đặt Router Wifi và thực hiện các thay đổi cần thiết, đăng xuất khỏi trang cấu hình router của bạn. Sau đó tắt và bật lại router lần nữa để áp dụng các thay đổi.

Bước 3: Cuối cùng khởi động lại máy tính của bạn và xem lỗi mạng đã được khắc phục hay chưa.

2. Xử lí lỗi Wifi với từng trường hợp cụ thểTrường hợp 1: Modem mất kết nối với InternetNếu gặp trường hợp này bạn làm như sau:– Rút dây cáp mạng Internet ra khỏi router đồng thời tắt nguồn đợi khoảng 30-40 giây sau bật lại.– Cắm lại đầu jack dây cáp vào router, kiểm tra lại các đầu nối xem có bị đứt không.– Khởi động lại modem chờ các đèn tín hiệu sáng.-Cuối cùng dùng trình duyệt mở thử một trang web để biết kết quả.

Trường hợp 2: Không tìm thấy tên WifiTrường hợp bạn không dò tìm thấy tên wifi bạn làm như sau:– Tạo kết nối bắt buộc cho máy tính, làm như sau vào Control Panel/Network and Internet/Network and Sharing/Manage Wireless Networks. Tới đây có 2 trường hợp:+ Nếu có tên mạng liệt kê trong danh sách thì nhấn chuột phải vào biểu tượng đó và chọn Properties. Đánh dấu chọn mục “Connect even if the network is not broadcasting its name (SSID)”+ Nếu không thấy tên mạng được liệt kê thì nhấn chuột vào mục “Add” sau đó chọn tiếp “Manually connect to a wireless network” và điền thêm thông tin theo yêu cầu vào đó.– Cuối cùng kiểm tra lại router và cho khởi động lại thiết bị để đảm bảo tín hiệu tốt, ổn định.

Trường hợp 3: Máy tính không tìm thấy RouterNguyên nhân dẫn tới tình trạng này:– Router mới được thay dẫn đến những thông số thiết đặt chưa phù hợp.Cách khắc phục:– Đầu tiên bạn hãy cắm jack dây cáp kết nối máy tính Ethernet với cổng mạng LAN của router.+ Truy cập vào Network Settings của máy tính.+ Vào Control Panel/Network and Internet/Network Sharing Center/Change Adapter Settings.+ Chuột phải chọn Properties of Local Area Connection.– Hộp thoại Internet Protocol Version 4 (TCP/IP v4) mở ra. Bạn chọn”Use the following IP address”, tại khung “IP address” bạn nhập vào dãy số mặc định của router là : 192.168.1.1. Dãy số này có dạng 192.168.1.x vì vậy để tranh xung đột bạn có thể thay đổi thành 192.168.1.2, 192.168.1.3…– Dưới mục “Subnet mask” nhập vào dãy số 255.255.255.0 – mã số sử dụng cho mạng nhà riêng. Tại “Gateway” nhập địa chỉ IP router mặc định như trên là : 192.168.1.1

Trường hợp 4: Mạng bị rớt.Mạng rớt khiến kho tín hiệu Wifi bị ảnh hưởng dấu hiệu để nhận biết viêc này là đèn báo cáp modem nháy liên tục. Cách khắc phục tình trạng này:– Thay mới bộ chuyển đổi nếu bạn dùng chung đường với đường dây điện thoại cố định.– Nếu bạn đang dùng nhiều hơn 2 bộ splitter gây thừa thãi thì hãy thay thế chúng bằng splitter 2 chiều để tăng tín hiệu kết nối.

Trường hợp 5: Tín hiệu Wi-Fi yếu dầnNếu bộ phát wifi nhà bạn đặt dưới phòng khách, khi di chuyển lên những tầng trên hoặc sang phòng khác bạn thấy sóng yếu đi rõ rệt? Điều này không có gì lạ, chúng hoàn toàn hợp lý.Cách khắc phục:– Kiểm tra ăng -ten của router.– Lắp thêm bộ phát cho các phòng cách xa router.– Cập nhật firmware cho router.

Dùng 1 lon bia giúp tăng tín hiệu wifi

Trường hợp 6: Router bị tắt đột ngộtRouter phải hoạt động liên tục trong nhiều ngày dẫn tới việc hỏng hóc gây ra tình trang tắt đột ngột. Bạn nền đặt router một nơi thoáng mát, đồng thời kiểm tra để đảm bảo các lỗ thông hơi trên chúng khoogn bị bụi bẩn che khuất. Rút ổ cắm nguồn của router để một lúc sau cắm lại. Khi không dùng hãy tắt chúng đi.

Hiện nay có những router đời mới cho phép bạn chỉ định khi nào tắt hoặc sau 30 phút không dùng thì hệ thống tự chuyển về chế độ nghỉ bạn có thể sử dụng chúng thay thế cho thiết bị đã cũ.

WiFi không vào được mạng ư, bạn sẽ làm thế nào bây giờ ? Đừng suy nghĩ đến việc gọi điện cho tổng đài để xin trợ giúp sửa wifi không vào được mạng vội bởi chính bản thân bạn cũng có thể làm được điều này. Có rất nhiều cách giúp bạn có thể test được xem đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng WiFi không vào được. Và khi xác định được vấn đề chúng ta mới có thể biết được bước tiếp theo là nên khởi động lại modem, xem lại đường truyền, địa chỉ IP hay gọi điện nhờ sự trợ giúp của nhà mạng.

Wifi 6 là thế hệ mạng wifi mới, có khả năng cải thiện được tốc độ hơn so với kết nối mạng không dây với điện thoại, máy tính bảng …. Nếu bạn chưa biết và đang muốn tìm hiểu về wifi 6 thì cùng độc bài viết trước của Taimienphi.vn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/loi-wifi-thuong-gap-va-cach-khac-phuc-3855n.aspx

Cách Chữa Trị Chứng Bệnh Mất Ngủ

Hầu hết chúng ta đều đã từng gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ ít nhất một hoặc vài lần. Điều này là bình thường khi cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng hoặc do các yếu tố bên ngoài. Nhưng nếu mất ngủ diễn ra thường xuyên và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đồng nghĩa với việc chúng ta đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ và cần có cách chữa trị chứng mất ngủ hiệu quả nhất.

Chất lượng giấc ngủ giảm sút chính là nguyên nhân “kéo tụt” năng lượng cơ thể, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân.

Biểu hiện của chứng mất ngủ

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau mà bạn có thể gặp phải:

Khó đi vào giấc ngủ ban đêm

Giấc ngủ bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu

Thức giấc nhiều lần lúc nửa đêm và khó ngủ lại

Dậy từ rất sớm

Cảm giác như chưa được ngủ

Không chỉ có đêm thật dài vì loay hoay mãi không ngủ được mà cả ngày cũng thật đằng đẳng bởi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thất thường, luôn cảm thấy lo âu, trầm cảm, hay cáu kỉnh và trí nhớ suy giảm. Mất ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc, tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Người thiếu ngủ trở nên chậm chạp, sức khỏe suy kiệt, dễ tăng cân, làn da thiếu sức sống và nguy hiểm hơn là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp tăng cao.

Có rất nhiều lý do dẫn đến mất ngủ như sử dụng thức uống chứa cafein, lo lắng, căng thẳng hoặc thay đổi múi giờ sinh hoạt… Nhưng nguyên nhân chính được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra chính là do gốc tự do. Chúng là sản phẩm tất yếu được sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và tác động của môi trường sống.

Gốc tự do tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não bộ, nơi tiêu thụ nhiều oxy nhất. Tại não, gốc tự do tấn công làm tổn thương lớp nội mạc động mạch, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở lưu lượng máu lên não. Hậu quả là não thiếu oxy và dưỡng chất, hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn với biểu hiện cụ thể là tình trạng mất ngủ.

Thức – ngủ vào đúng giờ cố định mỗi ngày

Sử dụng rượu, bia, thức uống chứa cồn (nhất là vào buổi tối)

Vận động thường xuyên, ít nhất 150 phút/ tuần. Tập thể dục trước khi ngủ 3 tiếng

Hút thuốc lá

Dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt ngũ cốc. Hạn chế các chất béo, thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ

Uống cà phê, trà trong vòng 8 giờ trước khi ngủ.

Ăn nhẹ hoặc uống cốc nước ấm trước khi ngủ

Ăn bữa tối quá no, nhiều món cay, nóng

Khi chưa buồn ngủ, hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc

Lên giường khi cơ thể chưa buồn ngủ

Chuẩn bị phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ

Sử dụng thiết bị điện tử có màn hình (tivi, điện thoại, máy tính…) trước khi ngủ

Thả lỏng cơ thể bằng các động tác yoga

Căng thẳng thần kinh, lo âu, suy nghĩ nhiều