Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mẹo Khi Bị Lẹo Mắt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Làm Gì Khi Bị Chắp, Lẹo Mắt?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga – Bác sĩ Mắt – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chắp và lẹo mắt là hai loại bệnh khác nhau thường gặp ở bờ mi mắt nhưng dễ gây nhầm lẫn vì đều gây đau nhức bờ mi, phù nề làm hạn chế tầm nhìn của bệnh nhân, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Lên lẹo ở mắt và cách chữa trị của nó khác hoàn toàn so với chắp ở mắt nên việc phân biệt hai loại bệnh sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

1. Mọc lẹo ở mắt phải làm sao?

Lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo mắt khi xuất hiện sẽ khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa và. Tiếp đó ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo đau khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng hoặc cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Vậy lẹo ở mắt có tự khỏi không?

Thông thường lẹo sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu. Khi mủ vỡ ra thì đồng thời các triệu chứng tại chỗ cũng sẽ giảm đi sau 4-6 ngày. Mọc lẹo ở mắt phải làm sao? Để giảm bớt triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh người bệnh có thể thực hiện những phương pháp sau:

Chườm ấm: dùng khăn ấm đặt lên mi mắt vùng bị lẹo trong 10-15 phút, 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết lẹo. Việc chườm ấm này sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn và lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt. Chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng.

Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ sử dụng trong các trường hợp lẹo bị nhiễm trùng. Thuốc được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt như polymyxin.

Tiểu phẫu lẹo mắt: trong trường hợp mụn lẹo to gây khó nhìn, đau đớn, tiết nước mắt nhiều và không hết sau 1 tuần thì bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu chích rạch mụn lẹo để lấy mủ ra.

Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,… để giảm triệu chứng hoặc sau chích rạch.

Lưu ý, bệnh nhân tránh dùng tay gãi hay chà xát vào mụn lẹo vì có thể gây tổn thương cho mắt và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn.

2. Bệnh nhân bị lẹo mắt kiêng gì?

Bệnh nhân bị lẹo mắt kiêng gì không? Bệnh nhân bị lẹo mắt không cần có chế độ ăn uống đặc biệt nhưng cần chú ý một số điều sau để phòng ngừa bệnh tái phát:

Giữ vệ sinh mắt và bờ mi nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm;

Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, tra thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ;

Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính khi ra đường hoặc làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ;

Không trang điểm vùng mi mắt khi đang bị lẹo, hạn chế dùng kính áp tròng

Sau khi ra ngoài cần rửa mi mắt bằng nước sạch;

Hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt.

3. Bị chắp mắt nên làm gì?

Chắp mắt là tình trạng u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị tắc khiến chất bã ứ đọng xâm nhập vào các mô lân cận gây viêm hạt mạn tính khác hoàn toàn với lẹo do hình thành do viêm nhiễm.

Chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn, thậm chí là không đau. Nếu chỗ chắp sưng quá to có thể khiến bệnh nhân nhìn mờ, chắp sưng có thể kéo dài từ 2-8 tuần. Ngoài ra, nếu mắt xuất hiện mục trắng nhỏ ở trong bụng mắt thì bạn cũng nên đi kiểm tra bởi có thể đó là dấu hiệu của chắp. Chi tiết tại link.

Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ nhưng hầu hết đều là vô khuẩn do đó việc sử dụng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả. Chắp mắt có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

Chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm

Sử dụng corticoid theo chỉ định của bác sĩ đối với các chắp to, chắp dai dẳng

Chích nạo sạch các chất nhầy do chắp mắt ở sâu trong sụn để tránh tái phát

Nếu chắp mắt vẫn tái phát sau nhiều lần thì phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Đây là cơ sở để chẩn đoán các ung thư tại mi mắt như ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã bị chẩn đoán nhầm thành chắp mắt.

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh về mắt, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

4 Cách Chữa Lẹo Mắt Bằng Mẹo Dân Gian

Lẹo ở mắt có thể nói là một bệnh lý khá đơn giản và chúng cũng có thể hoàn toàn tự khỏi. Tuy nhiên bạn có biết việc để lâu sẽ hình thành nên các chắp lẹo, đây chính là một trong những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính rất nguy hiểm. Chính vì vậy mà việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cho tình trạng lẹo mắt được giảm và khỏi hoàn toàn.

Một số những lưu ý mà bạn cần biết để phòng tránh cũng như điều trị phù hợp:

Dung dịch nhỏ mắt Luvis có thể được sử dụng để vệ sinh cho mắt mỗi ngày thì không làm khô mắt đồng thời lấy hết đi được bụi bẩn rơi vào mắt. Đây là sản phẩm có tác dụng giữ ẩm, bảo vệ, làm giảm kích ứng, khô, rát và cảm giác có vật thể lạ trong mắt do các yếu tố như: gió, ánh sáng mạnh, điều hòa, sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, sử dụng kính áp tròng thường xuyên, khói bụi,….

Thuốc nhỏ mắt Luvis 0,2% được sử dụng để làm sạch và an toàn khi sử dụng hằng ngày Chắp lẹo không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm kết mạc

II. Những gợi ý chữa lẹo mắt bằng mẹo dân gian

1. Hỗn hợp bột nghệ và sữa

Nghệ là một nguyên liệu dễ tìm trong căn bếp của mọi người Việt còn sữa là sản phẩm mà bạn có thể mua được ở mọi cửa hàng tạp hóa hay siêu thị gần nhà. Bột nghệ có đặc tính là chống nấm và khử trùng, sữa tươi có thành phần chính là axit lactic nên có khả năng diệt vi khuẩn. Có thể nói đây là hỗn hợp giúp diệt khuẩn, giảm sưng viêm rất tốt và lành tính nên phù hợp được với đại đa số mọi người.

Để có được hỗn hợp này các bạn cần 1 muỗng bột nghệ và 1 ly sữa ấm, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Uống 1 đến 2 ly một ngày để thấy hiệu quả tốt nhất. Nêu thực hiện liên tục công thức này cho đến khi bạn thấy hoàn toàn hết lẹo.

Bột nghệ và sữa tươi giúp diệt vi khuẩn giảm sưng viêm

2. Nước ép tỏi

Nước ép tỏi có thành phần kháng khuẩn tốt cho trị lẹo mắt

3. Lô hội

Một trong những phương pháp chữa lẹo bằng mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng là trị lẹo với lô hội. Lô hội là loài cây dễ sống nên bạn hoàn toàn có thể tự ươm và sử dụng vì lô hội có rất nhiều công dụng. Đối với việc trị lẹo thì lô lội có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm, bạn chỉ cần pha 1 thìa nước lô hội cùng với nước ấm và sử dụng để rửa mắt trong ngày. Thực hiện liên tục 3 đến 4 lần trong 1 ngày cho đến khi lẹo khỏi hoàn toàn.

Lô hội giúp chống viêm rất hiệu quả cho người bị lẹo mắt

4. Lá trầu không

Lá trầu không là nguyên liệu mà rất nhiều người sử dụng để rửa vết thương nên trở nên rất quen thuộc với mọi người. Để trị lẹo bạn giã nát lá trầu không rồi đổ nước nóng vào. Đưa miệng cốc lên gần mắt để hơi nước bốc lên có thể giúp giãn nở các tuyến gần mắt để làm sạch cũng như kháng khuẩn cho những mụn lẹo có mưng mủ. Không nên để quá gần mắt vì hơn nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến mắt của bạn.

Nguyên Nhân Mắt Bị Lên Lẹo Và Cách Chữa Lẹo Mắt Hiệu Quả Sau 1 Đêm

1. Nguyên nhân bị lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính ở vùng chân lông mi do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Vị trí lẹo mọc thường sát với bờ mi nên dễ nhận biết nếu bạn thấy mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau nhức. Và tại vị trí đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo có thể kèm theo mủ.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, tình trạng viêm bờ mi nếu không được xử lý triệt để cũng có thể là một trong những nguyên nhân mắt bị lên lẹo đấy.

2. Lẹo và chắp mắt khác nhau như thế nào?

Lẹo mắt và chắp mắt là hai bệnh lý khác nhau nhưng rất hay bị nhầm lẫn:

Lẹo mắt là gì?: Bệnh lẹo mắt thường mọc ở bờ mi như một mụn nhọt có triệu chứng sưng nóng đỏ, to dần lên có thể xuất hiện kèm theo mủ. Bệnh phát triển rất nhanh khi sờ vào cảm thấy rất đau và khó chịu. Lẹẹo sẽ xẹp đi sau khi vỡ mủ nhưng có thể tái phát hết chỗ này đến chỗ khác.

Lẹo mắt trong gây khó chịu cho người bệnh

Còn chắp mắt được hiểu là gì? – Bệnh chắp mắt là tình trạng viêm mãn tính do tuyến Meibomius gây nên với tổn thương nằm xa bờ mi. Bệnh xuất hiện một cục nhỏ như hạt đỗ rắn, sờ nắn rõ nhưng không di động theo da, không sưng, không đỏ, không đau, không lên mủ. Diễn biến thường tự khỏi sau nhiều tháng.

3. Tổng hợp cách chữa lẹo mắt nhanh nhất – Bạn đã biết chưa?

Lẹo mắt có thể tự biến mất sau khi vỡ mủ nhưng trước đó nó sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, đau nhức. Để giảm bớt sự khó chịu này và giúp lẹo mắt nhanh khỏi, bạn nên thử áp dụng một số mẹo chữa lẹo mắt sau đây:

Đây là một trong những cách chữa lẹo mắt đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả nhanh chóng và được nhiều người áp dụng. Hãy rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện cách chữa mắt lên lẹo tại nhà này.

Việc duy nhất bạn cần làm là dùng một chiếc khăn sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm hoặc nước muối loãng ấm để tăng hiệu quả giảm viêm. Sau khi bạn đã nhắm mắt, hãy đặt miếng khăn sạch lên trên và đợi cho đến khi nguội thì bỏ ra. Với cách này, chỉ cần 5 -10 phút thực hiện, lẹo mắt đã xẹp đi đáng kể và cảm giác khó chịu của bạn sẽ không còn nữa.

Chuẩn bị 30 g cúc hoa, 30 g bồ công anh, 10 g kim ngân hoa cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa chắt lấy 2 bát nước, chia đều uống làm 3 lần trong ngày.

Dùng khăn chườm ấm lên vùng mắt bị lẹo

Rửa sạch lá trầu không giã nhỏ đun nóng đổ ra cốc nước nhỏ đưa miệng cốc đến gần vùng mắt bị lẹo hơ qua trong vài giây để giảm sưng tấy và đau nhức cho người bệnh.

Hơ nóng đũa cả trên bếp sau đó bọc trong khăn mỏng lăn nhẹ qua vùng mắt bị lên lẹo khoảng 5 phút. Cứ áp dụng liên tục cho đến khi triệu chứng ngứa rát dịu hẳn. Bạn lưu ý, khi thực hiện cách chữa mắt lên lẹo đơn giản này phải để đũa nóng vừa phải, tránh gây bỏng rát lên vùng da đang bị tổn thương.

Dùng thịt trong suốt trong lá nha đam để bôi lên vết lẹo sẽ giúp bạn cảm thấy đôi mắt được thư giãn và vết lẹo sẽ nhanh chóng biến mất mà thôi.

Sử dụng thước trị lẹo mắt hiệu quả mà đơn giản.

Cách chữa lẹo mắt nhanh nhất là sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Dùng hai ngón tay kéo mí dưới của mắt xuống rồi nhỏ thuốc mắt kháng sinh. Bạn hãy chớp mắt hoặc nhắm mắt hờ khoảng 30-45 giây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kháng sinh Polymyxin B sulfat trong điều trị chắp lẹo và nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.

!Lưu ý:

Khi tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt, bạn chú ý nên thoa một lớp mỏng lên vùng mắt bị lên lẹo trước khi đi ngủ. Hãy luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc mỡ hay thuốc nhỏ mắt.

Không nên tự ý chích nặn mủ khi không có chỉ định của bác sỹ

Tuyệt đối không tự ý chữa lẹo ở mắt bằng cách chích nặn mủ hay tra thuốc không theo hướng dẫn. Nếu áp dụng không đúng cách có thể khiến tổn thương dễ lan rộng hoặc để lại sẹo xấu.

Không đeo kính áp tròng hay trang điểm vì chúng sẽ gây kích ứng nhiễm trùng. Khi cần phải đi ra ngoài, bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn.

Nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị

3. Cách phòng ngừa mắt bị lên lẹo hiệu quả

Hạn chế điều tiết mắt quá lâu khi ngồi làm việc

– Nên thường xuyên tẩy trang vệ sinh mắt sạch sẽ sau khi trang điểm mắt

– Để tránh bụi bẩn, hãy đeo kính bảo vệ mắt mỗi khi ra đường

– Hạn chế dùng đồ trang điểm chung, khăn mặt, khăn tắm với người khác

– Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.

– Tránh gây căng thẳng cho mắt, hạn chế để mắt điều tiết quá lâu. Nghỉ giải lao thường xuyên khi đọc sách hoặc làm việc với máy tính.

– Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt để tránh mắt lên lẹo.

Trên thực tế, một số trường hợp quá lạm dụng các dụng cụ kích mí hiện nay như: kẹp kích mí, miếng dán mí, kính áp tròng… gây viêm nhiễm bờ mi dẫn tới tình trạng bị lẹo mắt. Theo các chuyên gia, để sở hữu mắt 2 mí vĩnh viễn, thay vì sử dụng các dụng cụ trang điểm gây hại trên, bạn có thể tìm tới thủ thuật bấm mí Dove Eyes. Với những ưu điểm vượt trội như an toàn, không xâm lấn, không phẫu thuật, nhanh chóng, hiệu quả vĩnh viễn, bấm mí Dove Eyes đang trở thành xu hướng làm đẹp Hot nhất hiện nay.

BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

TƯ VẤN 24/7: 1900.6466

Lẹo Mắt Là Gì? Mắt Lên Lẹo Có Biểu Hiện Ntn?Cách Chữa Mắt Lẹo Nhanh Nhất

Mắt bị lẹo ( mắt bị mụt lẹo) là chứng viêm mí mắt cấp tính, thường do vi khuẩn (Staphylocoque) hoặc xuất hiện sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn vào tuyến chân lông mi tạo thành khối nhỏ trông giống như mụn nhọt ở bờ mi của bạn. Hiện tượng này sẽ khiến mắt đỏ, sưng, và đau gây khó chịu cho người gặp phải.

Khi mắt bị nổi mụt lẹo sẽ xuất hiện các tình trạng phổ biến như sau:

Mi mắt sưng nhẹ

Có cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt

Tại vùng mi mắt bị đau nổi lên 1 khối rắn đỏ to bằng hạt gạo.

Mắt đỏ, ngứa và đau trong suốt thời gian xuất hiện lẹo

Lẹo thường mọc ở bờ mi, dính chặt vào vùng mi mắt

Lẹo ở mắt xuất hiện có 3 dạng như sau:

Thông thường sau 3-4 ngày lẹo mắt bị vỡ. Khoảng 1 tuần lẹo mắt sẽ lành hẳn. Lẹo rất hay tái phát, có trường hợp mắt bị lên lẹo liên tục, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Lẹo mắt xuất hiện là do hiện tượng viêm nhiễm bờ mi ở mắt. Đôi khi mắt bị lẹo còn là kết quả của các tổn thương, nhiễm trùng hoặc dị ứng gây ra.

Đặc biệt ở những người mắt một mí, mắt nhỏ,… thường xuyên trang điểm làm mắt 2 mí to tròn hơn bằng cách sử dụng các sản phẩm kích mí, phấn mắt hay mascara. Về lâu dài điều này sẽ làm các khe hở của lông mi bị chặn, khiến vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Đặc biệt là với những trường hợp không tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kích mí không đảm bảo gây kích ứng cho mắt người sử dụng dẫn đến các trường hợp viêm bờ mi hình thành lẹo ở mắt.

♻️♻️♻️ XEM NGAY: Phản ứng dư luận sau vụ việc Kangnam làm chết người

Mắt bị nổi lẹo chỉ là vấn đề nhỏ ngoài da nhưng nếu như không chú ý, điều trị kịp thời, bệnh nhỏ sẽ dần trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Khi xuất hiện lẹo ở mí mắt bạn cần chú ý những việc sau:

Việc trang điểm có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn bởi các loại phấn trang điểm, phấn mắt hay masscara đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hại gây nhiễm trùng vùng mí mắt bị tổn thương.

Nhất là đối với những trường hợp lẹo mắt có mưng mủ, điều này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn nặn mủ ra ngay lập tức. Điều này là tuyệt đối không được làm bởi có thể làm mắt lâu khỏi, ngoài ra còn có thể khiến lẹo mắt lan rộng nhiễm trùng sang các vùng da khác.

Kính áp tròng cũng là một trong những vật dụng không được sử dụng khi mắt lên lẹo. Sử dụng kính áp tròng trong giai đoạn này rất dễ xảy ra sự va chạm, xước xát trên mí mắt vùng có lẹo, nhất là với những trường hợp bị lẹo bên trong mắt.

Lưu ý:

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu tình trạng của bạn nặng hơn hoặc có dấu hiệu bị xuất huyết. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe cũng như đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Bạn có thể sử dụng một trong các cách chữa mắt lẹo nhanh nhất, hiệu quả nhất:

Dùng 1 nắm lá trầu không giã nát, cho vào 1 cái cốc, chế nước sôi vào, rồi đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt. Ngày thực hiện 2 lần, sau 2-3 ngày lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu cho bạn.

Dùng cán đũa bếp hơ nóng rồi quấn một miếng rẻ sạch áp vào mắt để trị chứng sưng đau, ngứa ngáy. Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Làm như vậy khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc. Ngày làm 2 lần. Cách này cũng khá hiệu nghiệm, chỉ sau 2-3 ngày lẹo mắt sẽ biến mất.

Trong trường hợp này, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành lẹo mắt. Hãy thấm một chút nước ấm nóng vào khăn sạch, sau đó đắp lên vùng mắt khoảng 10-15 phút mỗi lần, làm khoảng 3-5 lần một ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ can thiệp để loại bỏ mụn lẹo. Khi đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chích vết chắp hoặc lẹo nếu chúng sưng to. Để vết chích mau lành và giảm thiểu khả năng mọc lại lẹo, bạn sẽ được kê đơn các loại thuốc bôi đặc trị.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không muốn mắt bị mọc lẹo bạn hãy ghi nhớ những điều sau:

Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

Nếu muốn đôi mắt của mình được đẹp hơn, bạn nên tìm đến các giải pháp lâu dài thay vì lạm dụng trang điểm, kích mí gây viêm nhiễm bờ mi. Ngày nay có khá nhiều giải pháp thẩm mỹ mắt an toàn, với chi phí hợp lý là đã giúp bạn có đôi mắt 2 mí đẹp tự nhiên sau một lần thực hiện.

Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.

Các chuyên gia cho rằng mắt lên lẹo là một căn bệnh rất dễ lây truyền từ mi mắt này sang mi mắt khác. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu ẩm thấp gió mùa như ở Việt Nam. Do đó, việc tiếp xúc với người mắt lẹo cũng có thể khiến bạn bị lẹo mắt, nhất là với những trường hợp hay sử dụng đồ dùng cá nhân chung với nhau.

Thông thường lẹo mắt là vấn đề ngoài da nên bạn không cần phải uống thuốc. Thay vào đó hãy sử dụng các loại thuốc mỡ bôi như Chlorocina – H (ngày bôi 2 lần sáng tối) hoặc thuốc kháng sinh polymyxin B sulfat nhỏ mắt .

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ. Nếu tình trạng lẹo mắt đã diễn biến thành sưng viêm nghiêm trọng hoặc chảy máu thì lập tức bạn nên đến bệnh viện. Không được tự ý dùng thuốc.

Ở trẻ nhỏ, điều trị mắt lên lẹo sẽ khó hơn người lớn, do trẻ nhỏ rất khó bỏ được một số thói quen xấu như dụi mắt, nghịch bẩn,… Chính vì vậy, bạn cần theo sát trẻ, quan sát tình trạng và lên phương án chữa mắt lẹo cho trẻ. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách chữa mắt bị lẹo nhanh nhất cho trẻ.

Dân gian ta quan niệm nếu bị lẹo mắt mà soi gương sẽ khiến mắt lẹo nặng hơn. Bởi khi soi gương chúng ta hay có thói quen sờ vào chỗ mụt lẹo “cung cấp” thêm vi khuẩn làm tình trạng chuyển biến nặng nề. Bên cạnh đó, có quan niệm lại cho rằng, nhìn vào mắt lẹo sẽ bị lây. Do đó khi soi gương, lẹo bên mắt này sẽ lây cho mắt còn lại. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng từ dân gian, hoàn toàn không có cơ sở khoa học.