Mụn bọc nhìn chung là một dạng mụn trứng cá ở thể nặng hơn, da bị viêm nhiễm và có bọc mủ. Mụn bọc có kích thước lớn hơn các loại mụn khác, sờ vào thấy cứng, hình thành chủ yếu do sự tích tụ bã nhờn và bụi bẩn dưới da. Ban đầu mụn bọc chỉ là những đốm mụn nhỏ màu hồng, sau phát triển thành bọc mụn và có thể vỡ ra, làm tràn dịch mủ ra các vùng da xung quanh.
Cằm là một vùng rất dễ bị mụn bọc tấn công vì nằm trong vùng da tiết dầu nhiều. Lỗ chân lông ở cằm lại nhỏ, dẫn tới việc thông thoát dầu khó khăn hơn, dễ bị bít tắc và sinh ra mụn. Có nhiều nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin kể ra vài nguyên nhân cơ bản như sau:
Rối loạn hormone: Rối loạn hormone làm rối loạn hoạt động của hệ bài tiết dưới da, khiến các chất độc và dầu thừa, bụi bẩn không được đào thải, tích tụ lâu ngày hình thành mụn bọc.
Lối sống không khoa học: Lối sống không khoa học như ăn ngủ không đủ giấc, thường xuyên sử dụng chất kích thích, căng thẳng, stress trong thời gian dài khiến cơ thể bị rối loạn các chức năng, trong đó có chức năng bài tiết dưới da, gây nên mụn bọc.
Trang điểm quá dày: Lớp trang điểm dày khiến lỗ chân lông bị bít tắc, không thể đào thải chất bẩn khiến hình thành mụn bọc dưới da.
II. Top 7+ phương pháp chữa mụn bọc ở cằm hiệu quả
Để nhanh chóng tạm biệt những nốt mụn bọc vừa xấu xí vừa, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây. Mỗi phương pháp lại có tác dụng khác nhau và phù hợp với những tình huống khác nhau. Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp cùng 1 lúc để bổ trợ lẫn nhau và mang đến hiệu quả trị mụn tốt nhất.
1. Dùng đá lạnh để làm xẹp mụn bọc ở cằm
Đá lạnh là một cứu cánh hiệu quả cho chị em để làm xẹp nhanh chóng mụn bọc ở cằm trong trường hợp mụn sưng đỏ. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp làm se các nốt mụn và giảm mức độ sưng đỏ của mụn. Nếu bạn đang cần làm xẹp mụn nhanh chóng thì đây là một cách tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:
Rửa sạch mặt bằng nước và sữa rửa mặt, lau khô lại bằng khăn mềm.
Bọc đá bằng khăn bông sạch rồi dùng chườm nhẹ lên vết mụn đến khi đá tan hết.
Lưu ý: Dùng đá lạnh chỉ giúp làm xẹp mụn bọc chứ không có tác dụng điều trị mụn tận gốc. Bạn nên sử dụng như một biện pháp hỗ trợ bên cạnh những phương pháp điều trị khác.
2. Chữa mụn bọc ở cằm với nghệ
Nghệ được coi là một nguyên liệu trị mụn rất tốt. Tinh chất curcumin trong nghệ giúp kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm sạch da và làm giảm đáng kể tình trạng viêm do mụn. Cùng với đó, tinh chất nghệ cũng giúp thúc đẩy tái tạo tế bào da, ngăn ngừa sẹo hình thành sau mụn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:
Nghệ rửa sạch, bỏ vỏ và giã nhuyễn.
Vệ sinh da mặt thật sạch với nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
Dùng bã nghệ trên làm mặt nạ đắp lên vùng cằm bị mụn bọc.
Để nghệ trên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước thật sạch.
Tần suất thực hiện: Bạn có thể đắp nghệ 3-4 lần/tuần để trị mụn nhanh chóng.
3. Cách chữa mụn bọc ở cằm bằng mật ong
Mật ong được coi là “thần dược” trong làm đẹp cho chị em phụ nữ với nhiều công dụng. Mật ong có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm giảm nhanh tình trạng viêm và mụn bọc sưng đỏ. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp chống lão hóa mạnh mẽ và cung cấp độ ẩm để làm dịu vùng da mụn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:
Trộn đều một lượng vừa đủ mật ong với 1-2 giọt nước cốt chanh.
Làm sạch da mặt bằng nước và sữa rửa mặt, lau khô lại bằng khăn mềm.
Dùng hỗn hợp trên thoa lên những vết mụn bọc trên cằm.
Để hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất thực hiện: Bạn có thể sử dụng cách chữa mụn bọc ở cằm này 2 – 3 lần/tuần.
Lưu ý: Đối với da nhạy cảm, bạn nên sử dụng mật ong trị mụn ẩn nguyên chất, không thêm cốt chanh.
4. Sử dụng nha đam để trị mụn bọc ở cằm
Nha đam cũng có công dụng trị mụn rất tốt. Gel nha đam nhanh chóng làm sạch bề mặt da, loại bỏ vi khuẩn và bã nhờn, giúp lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ. Nha đam cũng cung cấp cho da nhiều Vitamin và khoáng chất cần thiết, giữ cho da luôn ẩm mượt căng tràn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:
Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ ngoài và lấy gel bên trong đem xay nhuyễn.
Rửa mặt sạch sẽ, dùng khăn mềm để lau khô da.
Dùng gel nha đam thoa lên vết mụn bọc trên mặt.
Để gel nha đam khô tự nhiên trên da trong khoảng 20 phút.
Cuối cùng, rửa lại mặt thật sạch với nước.
Tần suất thực hiện: Bạn nên sử dụng nha đam trị mụn ẩn 3 – 4 lần/tuần để đạt hiệu quả trị mụn cao nhất.
5. Chữa mụn bọc ở cằm bằng tỏi
Trong tỏi có chứa rất nhiều chống oxy hóa, chống viêm. Vì vậy sử dụng tỏi có thể giúp trị mụn hiệu quả. Tỏi giúp làm sạch nhanh chóng vi khuẩn và bã nhờn trên bề mặt da. Tính nóng của tôi cũng kích thích máu dưới da lưu thông tốt hơn, thúc đẩy các tế bào da tái tạo và làm lành. Tinh chất tỏi sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm và sưng đỏ do mụn bọc, sớm trả lại bạn làn da mịn màng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:
Tỏi đem bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn để chắt lấy nước cốt tỏi.
Có thể pha thêm vài giọt nước để pha loãng cốt tỏi.
Vệ sinh da sạch sẽ, nhớ dùng khăn để lau khô da.
Dùng tăm bông để thoa lên vết mụn bọc trên cằm.
Sau khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất thực hiện: Do tỏi khá nóng và nếu để lâu trên da có thể gây bỏng da. Nên bạn có thể áp dụng cách chữa mụn bọc ở cằm này 2 – 3 lần/tuần.
6. Cách dùng chuối để chữa mụn bọc ở cằm
Chuối là một loại trái cây có nhiều lợi ích với sức khỏe. Không những thế, chuối cũng giúp chị em trị mụn bọc ở cằm nhanh chóng. Trong chuối có các chất chống oxy hóa, cùng Vitamin A, E và nhiều khoáng chất, giúp chống viêm, giảm sưng đỏ do mụn bọc, đồng thời nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện:
Bóc vỏ chuối và dùng thìa dầm nhuyễn chuối.
Rửa sạch mặt với nước và sữa rửa mặt, lau khô lại bằng khăn mềm.
Lấy chuối đã dầm nhuyễn đắp trực tiếp lên vết mụn bọc ở cằm.
Để chuối trên da trong khoảng 15 phút rồi rửa lại mặt với nước.
7. Hết mụn bọc ở cằm với cà rốt
Cà rốt có tác dụng trị mụn bọc rất tốt nhờ vitamin C giúp chống viêm, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch da hiệu quả, giúp cho lỗ chân lông luôn được thông thoáng. Cùng với đó, vitamin A trong cà rốt giúp làm giảm lão hóa da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, cho bạn làn da sáng mịn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
2 – 3 củ cà rốt tươi.
Cách thực hiện:
Cà rốt rửa sạch, bỏ cuống, xay nhuyễn rồi ép lấy nước.
Làm sạch mặt, tẩy sạch bụi bẩn và lớp trang điểm trên da.
Rửa mặt bằng phần nước cà rốt đã ép được.
Kết hợp massage nhẹ nhàng theo hình vòng cung trong 1 – 2 phút.
Sau 10 phút thì bạn rửa lại mặt bằng nước mát.
Tần suất thực hiện: Bạn dùng nước cà rốt rửa mặt hằng ngày sẽ giúp trị mụn và làm sáng da nhanh chóng.
8. Dùng Decumar New để chữa mụn bọc ở cằm
Nếu không có nhiều thời gian để chăm sóc da theo những cách trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm gel trị mụn để thay thế như Decumar. Gel trị mụn bọc Decumar New với những thành phần từ thiên nhiên an toàn cho da, là giải pháp trị mụn hoàn hảo cho mọi loại da.
Trong Decumar New có chứa tinh chất nghệ curcumin dạng nano siêu nhỏ. Nhờ vậy giúp thấm sâu và tác động đến tế bào da. Curcumin có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da. Từ đó giảm nhanh các triệu chứng viêm và sưng đỏ do mụn. Cùng với đó, tinh chất hành tây đỏ giúp làm phẳng da, ngăn ngừa sẹo hình thành. Vitamin E và tinh chất lô hội giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong và ngăn ngừa lão hóa da.
Để sử dụng, trước hết bạn làm sạch bề mặt da, rồi thoa một lớp mỏng gel trị mụn Decumar New lên vùng bị mụn bọc và để gel khô tự nhiên trên da. Bạn nên sử dụng hằng ngày trước khi đi ngủ, sáng dậy rửa lại mặt để mang lại hiệu quả cao.
III. Một số điều cần lưu ý khi chữa mụn bọc ở cằm
Để việc điều trị mụn bọc ở cằm đạt hiệu quả nhanh nhất, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
Hãy kiên trì trong việc điều trị, áp dụng các phương pháp thường xuyên và đều đặn để đạt kết quả tốt nhất.
Cần vệ sinh da thường xuyên để lỗ chân lông được thông thoáng, sử dụng sữa rửa mặt phù hợp cho da nhạy cảm để tránh kích ứng da vùng bị mụn. Bạn có thể tham khảo sữa rửa mặt cho da mụn Decumar Clean.
Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không bị xáo trộn, bổ sung các thực phẩm chứa Vitamin A, E, C trong bữa ăn hằng ngày.
Bảo vệ da khỏi các tác nhân môi trường như nắng, khói bụi, ô nhiễm… để tránh tình trạng mụn nặng hơn.