Mụn bọc khá to, sưng tấy, gây đau nhức và nguy cơ để lại sẹo khá lớn. Hiểu mụn bọc, nguyên nhân và cách điều trị thích hợp sẽ giúp bạn điều trị mụn dễ dàng hơn.
Mụn bọc là một dạng mụn trứng cá thể nặng, có kích thước lớn hơn mụn bình thường rất nhiều. Lúc đầu chúng là một cục sần cứng màu đỏ, sau đó mụn bọc sưng to và đầy mủ trắng bên trong. Mụn bọc gây đau nhức và để lại sẹo thâm, lõm nếu viêm nhiễm xâm nhập vào lớp sâu bên trong da.
Mụn bọc khác với mụn nang. Mụn nang mềm hơn mụn bọc và chỉ phát triển từ mụn đầu đen hoặc đầu trắng khi bị viêm nhiễm tạo thành mủ. Còn mụn bọc thì lúc đầu rất cứng và nằm sâu bên dưới da.
Mụn trứng cá bọc thường xuất hiện ở hai bên má, là vùng da có diện tích lớn nhất trên khuôn mặt. Ngoài ra, mụn bọc còn xuất hiện ở vùng chữ T (trán, mũi và cằm). Đây là vùng da tiết nhiều dầu nhất nên nguy cơ mọc mụn cao.
Theo các chuyên gia da liễu, má, mũi, cằm và trán là những khu vực mụn trứng thường xuất hiện nhiều nhất. Nếu đó là mụn bọc thì nguyên nhân có thể do:
➢ Nội tiết tố thay đổi: Trong giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh, “đến tháng”, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và gây nên mụn.
➢ Chăm sóc da chưa đúng cách: Chỉ rửa mặt bằng nước, không sử dụng sữa rửa mặt, không tẩy trang khi bôi kem chống nắng, trang điểm, tẩy da chết quá khiến da bị yếu đi hay không tẩy da chết, sử dụng mỹ phẩm bừa bãi đều khiến da mặt của chúng ta dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hình thành mụn bọc.
➢ Căng thẳng, stress lâu dài: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn sản sinh nhiều dầu hơn tăng nguy cơ mọc mụn.
➢ Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Mỹ phẩm giả, nhái, hàng kém chất lượng, kem trị mụn chứa corticoid… đều có thể khiến da của chúng ta bị kích ứng, lên mụn khi mới sử dụng, dùng lâu sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho cả da mặt lẫn sức khỏe.
➢ Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học: Các món chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, đường, nước có ga, rượu bia là kẻ thù của làn da. Bên cạnh đó, thức khuya, ngủ muộn, không đủ giấc, ít uống nước, không vệ sinh các vật dụng cá nhân… cũng là nguyên nhân gây mụn bọc.
➢ Chức năng gan, thận suy yếu: Khi gan thận bị suy yếu, chức năng đào thải độc tố ở cũng bị suy yếu khiến da mặt lên mụn.
Mụn bọc thuộc dạng mụn viêm, thể nặng nếu không được chữa trị đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cả thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý:
➢ Thâm sẹo sau mụn: Mụn bọc có kích thước lớn, sưng đỏ nên khi xuất hiện trên da sẽ khiến da kém duyên. Sau đó, dù mụn đã mất đi nhưng chắc chắn vẫn để lại những vết thâm sẹo kích thước lớn trên da mặt.
➢ Ảnh hưởng tới tâm lý: Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mụn còn khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp… gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Các trường hợp nặng còn có thể gây trầm cảm.
➢ Ảnh hưởng tới sức khỏe: Mục bọc nếu không được xử lý đúng cách sẽ lan rộng, chân ăn sâu vào trong gây đau nhức và ảnh hưởng đến dây thần kinh, hệ thần kinh.
Bởi vậy, người bị mụn bọc không nên tự ý nặn mụn tại nhà và nên tìm phương pháp trị mụn thích hợp.
Mục bọc có tự hết không? Theo các chuyên gia da liễu, mụn bọc hầu như không thể tự hết được mà phải có biện pháp trị mụn kịp thời. Đặc biệt, không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà, khiến mụn lây lan sang các vùng da khác hoặc gây viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là tử vong.
Nặn mụn là cách tốt để loại bỏ nhân mụn nhưng không phải loại mụn nào cũng có thể áp dụng. Đặc biệt, mụn bọc là loại mụn viêm, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo. Khi nặn mụn bọc, dịch mủ có thể chảy ra nhiều và gây viêm nhiễm cho các vùng da khác, đặc biệt là tay và dụng cụ nặn mụn không sạch sẽ.
Bởi vậy, nặn mụn bọc có nguy cơ khiến da bị nhiễm trùng và tổn thương cao. Khi bạn thực hiện bất kỳ một phương pháp nặn mụn nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
? Trị mụn bọc bằng chanh: Sử dụng bông tăm mềm chấm nước cốt chanh và thoa nhẹ lên các nốt mụn bọc. Để khoảng 20 phút, sau đó bạn rửa lại bằng nước sạch. phương pháp này có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần để mụn và vết thâm nhanh chóng biến mất. Nếu da bạn nhạy cảm, hãy pha loãng nước cốt chanh bằng một chút nước sạch.
? Trị mụn bọc bằng tỏi: Tỏi có chứa kháng sinh thiên nhiên cao gấp 100 lần loại kháng sinh thông thường. Để trị mụn, bạn ép tỏi lấy nước, dùng bông tăm chấm nước tỏi lên mụn bọc khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch. Cách này có thể thực hiện mỗi ngày. Để tăng hiệu quả, bạn có thể ăn tỏi sống.
? Sử dụng kem đánh răng trị mụn bọc: Trong kem đánh răng có chứa chất làm sạch và baking soda có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng tấy, giảm tiết dầu thừa và làm mụn nhanh khô. Bôi nhẹ kem đánh răng lên nốt mụn, để khoảng 60 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Thực hiện hàng ngày để mụn nhanh xẹp.
? Công thức trị mụn bọc bằng nha đam: Lá nha đam tươi cắt phần cuống, để nhựa vàng chảy hết, sau đó bỏ vỏ, lấy nguyên phần thịt trong. Xay nhuyễn lọc lấy gel, bỏ vào hũ sạch. Lọ gel nha đam này bạn có thể bảo quản trong ngăn mát và sử dụng trong vòng 1 tuần. Sử dụng bông tăm chấm gel lên nốt mụn khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Thực hiện hàng ngày cho đến khi hết mụn và vết thâm.
? Chườm đá: Đá lạnh có tác dụng giảm viêm, sưng và se mụn nhanh hơn. Sử dụng một chiếc khăn xô mỏng mềm, sạch, bọc lấy viên đá và chườm nhẹ lên nốt mụn khoảng 1-2 phút. Nếu chịu được lạnh, bạn có thể chườm lâu hơn hoặc lặp lại 3-4 lần để tăng hiệu quả.
Ưu nhược điểm của các phương pháp trị mụn bọc tại nhà:
✓ Ưu điểm: Các phương pháp trên dễ dàng tìm nguyên liệu và thực hiện tại nhà, an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí.
✘ Nhược điểm: Tuy nhiên chỉ phù hợp với trường hợp mụn nhẹ, mụn nặng thường tác dụng chậm và có thể không điều trị triệt để được.
Đây là cách trị mụn bọc đơn giản và khá tiện lợi. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem trị mụn khác nhau nên bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin trước khi mua. Nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu, mua tại các địa điểm uy tín, ưu tiên các sản phẩm trị mụn có chiết xuất từ thiên nhiên, tránh các sản phẩm chứa corticoid.
✓ Ưu điểm: Tiện dụng, dễ mua, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian.
✘ Nhược điểm: Nếu sản phẩm chất lượng kém, tình trạng mụn, viêm da, kích ứng da có thể nặng hơn nhiều, đặc biệt là các loại kem trộn.
Các loại thuốc không kê đơn hầu như không có tác dụng đối với mụn bọc. Các sản phẩm này chủ yếu chứa một số thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide. Chúng chỉ có tác dụng giảm bã nhờn và loại bỏ tế bào da chết, qua đó làm sạch lỗ chân lông. Nhưng các nốt mụn bọc mọc sâu bên trong da sẽ không thể xử lý tận gốc. Bởi vậy, khi sử dụng thuốc tây, bạn nên thăm khám bác sĩ để có đơn thuốc điều trị phù hợp.
Các loại thuốc kê đơn thường là thuốc bôi trực tiếp lên mặt. Phương pháp xử lý mụn này rất thích hợp khi bạn mới chỉ lên vài nốt mụn.
Một số loại thuốc kê toa gồm có:
– Kháng sinh: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở trong lỗ chân lông.
– Benzoyl Peroxide: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nốt mụn mau khô.
– Axit salicylic có tác dụng làm khô da chết và phần dầu thừa bị mắc kẹt trong nốt sần, từ đó làm khô nốt mụn.
– Retinoids: Một loại vitamin A giúp lỗ chân lông thông thoáng, kháng khuẩn và giảm sưng tấy.
– Kháng sinh đường uống
Kháng sinh đường uống có thể sẽ được các bác sĩ kê đơn khi các nốt mụn bọc tái đi tái lại nhiều lần trên da mặt và mức độ nghiêm trọng hơn. Kháng sinh đường uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm sạch lỗ chân lông và giảm viêm đau.
Kháng sinh đường uống tuy hiệu quả với mụn bọc nhưng lại không thể uống lâu dài. Thường chỉ sử dụng từ 7 – 10 ngày (hoặc tối đa cũng chỉ vài tháng). Nếu muốn sử dụng lâu dài, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được kê một số loại thuốc phù hợp khác như:
– Thuốc tránh thai: Có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố nữ, một nguyên nhân gây ra mụn bọc.
– Isotretinoin: Một chất cũng được làm từ vitamin A nhưng mạnh hơn retinoids nhiều. Thuốc có thể uống hàng ngày trong thời gian dài để trị tất cả các loại mụn nhưng phải mất vài tháng mới thấy hiệu quả.
Theo quan điểm của Đông y, mụn là do cơ thể tích tụ phong nhiệt ở kinh phế gây ảnh hưởng đến tình trạng huyết nhiệt. Cộng thêm khả năng thải độc của gan, thận kém dẫn đến da bị mất cân bằng sinh lý, sinh ra mụn trứng cá. Để trị mụn bọc, Đông y sẽ sử dụng các thảo dược có chức năng làm mát, thải độc, cân bằng sinh lý để loại bỏ mụn bọc.
Để trị mụn bọc theo phương pháp này, bạn nên tìm đến các địa chỉ Đông y uy tín để bốc thuốc.
Thuốc Đông y là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ, có lợi cho sức khỏe, chi phí cũng không quá tốn kém nhưng cũng có những nhược điểm nhất định: Thời gian sắc thuốc lâu, không tiện lợi để mang theo khi đi chơi, đi du lịch, hiệu quả chậm.
Cách trị mụn bọc sưng đỏ với Yoosun Acnes khá đơn giản. Bạn chỉ cần thoa kem lên nốt mụn trước khi đi ngủ và thêm vài lần trong ngày sau khi da mặt đã được làm sạch.
Chiết xuất hoa cúc tâm tư, chiết xuất lá neem, vỏ cây hoàng bách… thẩm thấu vào da mụn có tác dụng chống viêm, giảm sưng. Chiết xuất từ vỏ cây liễu, rễ cây ngưu bàng, quả lên lên men có tác dụng giảm tiết bã nhờn giúp lỗ chân lông thông thoáng. Từ đó làm mụn bọc khô nhanh và đẩy cồi mụn trồi lên bề mặt.
Sau mụn, bạn vẫn nên tiếp tục bôi . Chiết xuất từ rau má, vỏ cây liễu và vitamin E sẽ giúp bạn ngăn ngừa thâm sẹo và làm lành da nhanh chóng.
Sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
? Vệ sinh da mặt: Vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt là cách tốt để tránh da bị vi khuẩn xâm nhập, gây mụn và làm tổn thương da nhiều hơn.
? Từ bỏ thói quen cho tay lên mặt và tự ý nặn mụn: Việc này sẽ làm da dễ bị nhiễm khuẩn, nốt mụn bị viêm và tổn thương nhiều hơn khiến thâm sẹo sau mụn càng trầm trọng hơn.
? Cấp ẩm cho da: Da mụn nhiều dầu nhưng lại thiếu ẩm. Việc cấp ẩm cho da sẽ giúp da cân bằng độ PH, giảm dầu, ngừa mụn và tái tạo da nhanh chóng hơn.
? Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mụn phù hợp: Các sản phẩm đặc trị trị mụn bọc thường chứa các thành phần như acid salicylic, benzoyl peroxidem,… có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn mạnh từ đó giảm sưng tấy và khô mụn. Tuy nhiên, đối với da nhạy cảm có thể khiến cho da bị kích ứng và dễ để lại sẹo. Bởi vậy, việc lựa chọn sản phẩm trị mụn phù hợp với làn da mình rất quan trọng.
? Thường xuyên tẩy tế bào chết: Tẩy da chết giúp làm sạch da, giảm mụn và đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp da đều màu và sáng mịn hơn. Da thường nên tẩy da chết 2 lần/1 tuần, da nhạy cảm 1 lần/tuần.
? Sử dụng kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị kích ứng, gây mụn và làm tình trạng thâm sẹo trở nên nặng hơn. Bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà 30 phút cộng thêm các biện pháp bảo vệ da như đeo khẩu trang, đội mũ vành rộng…
? Chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý: Ăn uống có tác động không nhỏ đến hiệu quả trị mụn và giảm thâm sẹo. Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít), ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít đường, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, kích thích (rượu, bia, thuốc lá). Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều kẽm như hàu, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt… có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương da; các thực phẩm giàu Protein, vitamin A, vitamin C có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen, thúc đẩy tái tạo da, giảm thâm sẹo nhanh chóng.
? Ngoài ra, người bị mụn nên ngủ sớm trước 10h đêm, ngủ đủ giấc và vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ (khẩu trang, khăn mặt, gối, chăn…).