Mụn cóc có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị mụn cóc cao hơn vì trẻ rất hiếu động, thường đi chân đất, nghịch đất cát và ngồi lê la,… Khi trẻ bị mụn cóc, nhiều ba mẹ tỏ ra vô cùng lo lắng và nhanh chóng tìm cách để chữa trị.
Mụn cóc gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu cho béMỤN CÓC TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Mụn cóc ở trẻ em là 1 bệnh rất phổ biến do 1 loại virus HPV gây ra. Mụn có thể mọc ở rất nhiều nơi trên cơ thể như: lòng bàn tay, chân, ngón tay, ngón chân,… Mụn cóc không hề gây nguy hiểm gì cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, 1 số trường hợp bé sẽ cảm thấy đau đớn khi mụn mọc tại các vị trí thường xuyên bị va chạm.
Khoảng 10 đến 20% trẻ em nổi mụn cóc 1 lần trong đời.
Bé gái có nguy cơ bị mụn cóc cao hơn bé trai.
Độ tuổi dễ bị mụn cóc nhất là từ 12 đến 16 tuổi.
Mụn cóc tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em nhưng nó lại rất dễ lây lan.
Trừ thai nhi, mọi trẻ em đều có nguy cơ bị mụn cóc.
Vì trẻ em là đối tượng rất dễ bị mụn cóc nên các bậc cha mẹ nên chuẩn bị cho mình kiến thức về bệnh để không quá sốc khi thấy mụn cóc mọc ở tay hoặc chân.
Các mẹ không nên tin vào những lời đồn vô căn cứ vì hiện nay có nhiều thông tin chúng ta vẫn cứ tưởng là đúng nhưng thực chất là sai bét. Hãy luôn chuẩn bị cho mình những kiến thức về bệnh trẻ em, đặc biệt là mụn cóc để không phải lo lắng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.
CÁCH CHỮA MỤN CÓC CHO TRẺ EM
Trên thực tế mụn cóc không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ và không gây đau đớn. Vì vậy các mẹ không phải quá lo lắng và đi tìm mọi cách để chữa trị. Thông thường sau 6 tháng đến 2 năm mụn cóc sẽ tự động biến mất. Nhưng trong trường hợp mụn cóc ở tay trẻ em và kiến bé đau đơn các mẹ nên tìm cách để xử lý để bé tự tin tham gia các hoạt động và không còn đau đớn.
Chữa mụn cóc cho trẻ em bằng thuốcChữa mụn cóc cho trẻ em bằng thuốc
Loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị mụn cóc trẻ em có thành phần axit salicylic giúp mụn tan nhanh và làm mềm phần da có mụn. Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng gel, mỡ, lỏng hoặc miếng dán. Thuốc được bán phổ biến trong các nhà thuốc như: Duofilm, Compound W hoặc Occlusal HP,…
Để chữa mụn cóc cho các bé, trước khi bôi thuốc các mẹ cần vệ sinh thật sạch vùng da bị mụn bằng xà phòng 5 phút. Sau đó dùng miếng vải sạch hoặc đá bọt trà nhẹ nhàng lên vùng da có mụn để thuốc thẩm thấu được nhanh hơn.
Lưu ý: không nên sử dụng lại miếng vải và đá bọt đã dùng trước đó vì nó có thể gây ra hiện tượng tái nhiễm. Để khỏi, các mẹ cần bôi thuốc cho bé hàng ngày và liên tục trong vài tuần. Các mẹ cũng không nên tùy tiện mua thuốc bôi cho bé khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Chữa mụn cóc cho trẻ em bằng ni tơ lỏngChữa mụn cóc cho trẻ em bằng Nitơ lỏng
Các mẹ cũng có thể đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bằng phương pháp đông lại nitơ. Đây là phương pháp phẫu thuật lạnh hay áp lạnh thường được điều trị trong các trường hợp mụn cóc trẻ em nhiều và to. Phương pháp này sẽ được áp dụng từ 1 đến 3 tuần lặp lại từ 2 đến 4 lần tùy vào tình trạng mụn của từng bé.
Bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng để đông lạnh mụn cóc và nó có thể sẽ khiến cho trẻ bị khó chịu một chút. Đối với 1 số bé không đáp ứng phương pháp này sẽ được bác sĩ chuyển sang sử dụng phác đồ điều trị khác.
Điều trị mụn cóc ở trẻ em bằng tia laser
Sử dụng tia laser trong y học không còn quá xa lạ. Các mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để đốt hoặc cắt mụn cóc bằng phương pháp tia laser. Đây là cách chữa đem lại hiệu quả cao nhưng dễ để lại sẹo.
Trước khi bôi thuốc các mẹ có thể ngâm tay hoặc chân bé trong nước để làm mềm phần da rồi sau đó dùng dũa móng tay mài nhẹ để loại bỏ bớt da chết trên mụn. Ba mẹ nên mua 1 chiếc dũa mới và trong quá trình thực hiện cần tránh dũa vào vùng da bình thường.
Không để bé gãi, chà sát hay bóc mụn khóc ra. Khi đã bôi thuốc cần phủ thuốc kín bề mặt mụn cóc.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị mụn cóc ở tay trẻ em:
Không bố mẹ nào muốn con bị bệnh nhưng có nhiều trường hợp bất khả kháng. Vì vậy nết thấy bé bị mọc mụn cóc trẻ em ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Hãy coi đó là điều tất yếu trong cuộc sống và nếu bé thấy đau đơn hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp.
Tìm hiểu thêm: