Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mụn Cóc Lòng Bàn Chân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Mụn Cóc Lòng Bàn Chân

Gửi tới bài của một bác sĩ chuyên khoa: mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? lòng bàn chân nổi mụn nước. Hôm nay xin chia sẽ với các bạn một vấn đề nhỏ của bàn chân : MỤN CÓC LÒNG BÀN CHÂN – nguyên nhân – triệu chứng-cách chữa

Nguyên nhân gây mụn cóc lòng bàn chân

Mụn cóc ở mặt lòng bàn chân tiếng Anh là Plantar wart là một nhiễm trùng da do virus HPV phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bạn. Khoảng 10 phần trăm của các thanh thiếu niên có mụn cóc. Sử dụng một phòng tắm hồ bơi công cộng hoặc đi bộ quanh phòng thay đồ bằng đôi chân trần của bạn sau khi tập luyện ( phòng tập gym, tập võ, yoga…) làm tăng nguy cơ phát triển các mụn cóc .

Các triệu chứng của mụn cóc lòng bàn chân là gì?

Trái ngược với những câu chuyện dân gian cũ, bạn không thể có được mụn cóc từ chạm vào một con cóc. Mụn cóc gây ra bởi một loại virus xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Virus này mọc trong nơi ấm áp, môi trường ẩm, chẳng hạn như trong phòng thay đồ hay trong giày của bạn khi bàn chân của bạn đổ mồ hôi và độ ẩm không được thoát ra ( đi giày bít kín) . Mụn cóc lòng bàn chân thường lây lan sang các khu vực khác của bàn chân, tăng kích thước, và đau .

Mụn cóc Plantar có thể mọc ra bất cứ nơi nào trên bàn chân. Chúng có thể khó phân biệt với những vết chai chân. Tuy nhiên, bạn có thể thấy những chấm đen nhỏ xíu trên lớp bề mặt của một mụn cóc bàn chân. Đây là những kết thúc của mao mạch máu. Vết chai không có mạch máu, thường là giống cây nến sáp màu vàng và thường thấy ở những nơi chịu sự tì đè ở lòng bàn chân.

Mụn cóc Plantar có thể rất đau đớn hoặc đau nhẹ. Đứng và đi bộ đẩy các mụn cóc phẳng. Mụn cóc lớn lên có rể ăn sâu vào da, làm cho người bị cảm thấy như có một viên sỏi trong giày của bạn.

Điều trị mụn cóc lòng bàn chân ra sao là gì?

Mặc dù mụn cóc lòng bàn chân có thể tự biến mất hoặc phát triển to hơn, bạn nên tìm cách điều trị nếu chúng đang gây đau đớn làm đi lại khó khăn, một sai lầm của người bị là tự lấy kim lễ mụn cóc do nghĩ bị đạp gai hoặc tự cắt bằng những dụng cụ không vô trùng sẽ gây nhiễm trùng bội nhiễm tại các vết thương và làm tình trạng nặng hơn, kéo dài tiến triển thành những vết loét mãn tính ở bàn chân.

Bác sĩ có thể cẩn thận cắt mụn cóc và áp dụng một phác đồ xử lý bằng hóa học. Các bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn hướng dẫn tự chăm sóc. Có thể điều trị bằng bôi Salicylic acid, áp dụng hàng ngày, và vệ sinh chân tốt, bao gồm cả sử dụng thường xuyên của một viên đá bọt để chà mụn cóc Tuy nhiên, nó có thể mất vài tuần để các mụn cóc biến mất hoàn toàn.

Nếu mụn cóc kháng với điều trị, bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật để loại bỏ nó. Sau khi gây tê cục bộ được áp dụng, các bác sĩ có thể sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các mụn cóc và hòa tan nó. Để tránh sẹo hoặc gây tổn hại các mô khác, phương pháp này chỉ loại bỏ phần trên của mụn cóc. Việc điều trị phải được lặp đi lặp lại thường xuyên cho đến khi toàn bộ mụn cóc bị loại bỏ.

Ở Việt nam, một số mẹo dân gian có thể sử dụng là: ngâm chân nước muối ấm mỗi buổi tối khoảng 15-20 phút, lấy cục đá bọt chà nhẹ cho da mụt cóc bớt dầy, sau đó giả củ hành tím tươi đắp lên mụn cóc và băng lại đến sáng, làm lập lại như vậy khoảng 8-10 ngày mụn cóc sẽ tự bong tróc ra và vết thương lành tốt ( Bs đã hướng dẫn cho các đồng nghiệp làm thử cho con của các bạn ấy bị mụn cóc, nếu tiểu phẩu rất khó khăn vì tâm lý sợ và đau khi tiêm thuốc, chưa kể vấn đề săn sóc sau mổ… Các bạn ấy đã thực hiện và có kết quả rất tốt).

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa mụn cóc lòng bàn chân?

Để giảm nguy cơ của bạn bị mụn cóc , hãy đi dép khi bạn sử dụng một phòng thay đồ công cộng hoặc vòi hoa sen. Sử dụng giày thoáng và thay đổi vớ của bạn thường xuyên để giữ chân khô. Xin lưu ý là Mụn cóc do nhiễm virus qua da nên có thể lây lan cho người khác và dễ tái phát tại những nơi khác của bàn chân. Thường xuyên chà rữa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn. Không mang chung giày dép với người đang bị mụn cóc.

Mụn Cóc Mọc Ở Lòng Bàn Chân

Mụn Cóc mọc ở Lòng Bàn Chân

06-08-2009

A. Tổng Quan:

Mụn cóc là những khối tăng sinh ở da và niêm mạc (miệng hoặc sinh dục) gây ra bởi trên 100 type papillomavirus ở người (HPV). Virus làm dày lớp thượng bì trên cùng của da. Mụn cóc khi mọc ở lòng bàn chân có hình dạng như một nốt chai.

Mụn có thể nhỏ, hoặc tăng trưởng và bao phủ hầu hết lòng bàn chân.  Mụn cóc thường không đau và có thể tự biến đi, đôi khi trong vòng vài tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2 năm.

Mụn cóc lây truyền do tiếp xúc giữa người với người. Virus gây bệnh không có khả năng lây lan cao lắm nhưng có thể lây nhiễm qua những vết xước nhỏ ngoài da. Cũng bằng cách thức đó, mụn cóc lây lan từ vùng này sang vùng khác của cơ thể. Virus rất hiếm khi lây truyền do tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng.

B. Những ai có nguy cơ?

Mụn cóc có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 12 đến 16. Ước lượng có khoảng 20% học sinh và khoảng 10% dân số bị mụn cóc. Những bệnh nhân nhiễm HIV, ghép tạng  hoặc đang được hóa trị liệu có tần suất bị mụn cóc cao hơn do hệ miễn dịch suy giảm.

C. Triệu Chứng và Dấu Hiệu

– Các vị trí thường gặp của mụn cóc ở bàn chân:

+ Bàn chân, đặc biệt ở những vùng chịu sức nặng của cơ thể (như gót chân và các vùng da đệm dày chẳng hạn)

+ Các kẽ ngón

– Mụn cóc ở bàn chân có thể mọc đơn độc hoặc từng cụm. Chúng có hình dạng dày, thô, giống các cục chai ở lòng bàn chân. Ngoài ra, mụn cóc ở lòng bàn chân còn có nhiều chấm đen ở bề mặt do các mạch máu nhỏ li ti tạo thành.

– Các mụn cóc ở lòng bàn chân thường gây đau.

– Nhiễm mụn cóc thường được mô tả như sau:

+ Mụn cóc nhỏ ở bàn chân: một hoặc nhiều tổn thương nhỏ không đau

+ Nhiều mụn cóc ở bàn chân mức độ trung bình: Nhiều tổn thương, có thể gây khó chịu.

+ Mụn cóc khổng lồ ở bàn chân: Nhiều mụn cóc, bao phủ phần lớn bàn chân, gây đau và khó chịu đáng kể. 

D- Hướng Dẫn Tự Chăm Sóc

Do chúng có thể tự khỏi, nên không cần thiết phải điều trị tất cả các mụn cóc. Ngoài ra, điều trị không phải lúc nào cũng diệt được hết mụn cóc hay phòng ngừa được các mụn khác xuất hiện. Việc điều trị có thể gây đau đớn, để lại sẹo và cần được thực hiện nhiều lần, do đó chỉ nên tiến hành đối với những trường hợp mụn cóc gây nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

+ Băng dính dán mỗi ngày lên vùng tổn thương có thể hiệu quả, dù cơ chế chưa được biết rõ. Băng phải thật dính và lưu trong vài ngày. Trong lúc thay đổi băng dính, nên ngâm mụn cóc trong nước ấm, và loại bỏ các lớp da lỏng lẻo bằng một miếng giấy nhám mịn.

+ Các thuốc chấm mụn cóc bán tự do chứa salicylic acid tác dụng bằng cách tiêu hủy lớp da bị virus làm thương tổn. Cần điều trị mỗi ngày. Thuốc có thể gây kích ứng nếu chạm phải mô lành chung quanh; thuốc dán chứa 40% salicylic acid có hiệu quả khá tốt. Cắt một miếng nhỏ và dán kín lên mụn cóc, sau đó dán thêm một miếng băng dính để giữ chặt. Giữ thuốc trong 2–3 ngày. Gỡ thuốc dán và băng dính rồi giũa bỏ lớp mô chết trên bề mặt da bằng giấy nhám. Dùng tiếp một miếng thuốc dán 40% salicylic acid và phủ lại bằng băng dính. Thực hiện nhiều lần như thế cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn. Nhiều mụn cóc ở lòng bàn chân biến mất sau 1-2 tháng điều trị.

+ Các thuốc gây đông lạnh mụn cóc bán tự do hình như ít tác dụng.

+ Những người khác cùng gia đình nên tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm v.v.

E. Khi Nào cần đi Khám Bệnh?

– Đi khám chuyên khoa da liễu khi:

+ Mụn cóc đau và chảy máu.

+ Mụn mọc nhiều và lan tỏa nhanh.

+ Mụn cóc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và không đáp ứng với các phương pháp tự chăm sóc.

– Mụn cóc ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc có rối loạn tuần hoàn cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.

E- Các Phương Thức Điều Trị

+ Làm đông lạnh bằng nitrogen hóa lỏng (cryosurgery)

+ Đốt bằng kim điện (electrocautery)

+ Dùng tia laser để cắt đứt dòng máu đến nuôi mụn cóc

+ Bôi cantharidin, podophyllin, tretinoin, hoặc salicylic acid lên mụn cóc

+ Tiêm Candida antigen, một protein gây dị ứng, hoặc bleomycin, một thuốc hóa trị ung thư, trực tiếp vào khối u

Mụn cóc ở lòng bàn chân thường khó điều trị, có khi phải mất nhiều tháng mới hiệu quả.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH –  BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tài liệu Tham Khảo: Bolognia, Jean L., ed. Dermatology, pp.1222, 1226. New York: Mosby, 2003. Freedberg, Irwin M., ed. Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine. 6th ed. pp.2122-2124, 2127, 2368. New York: McGraw-Hill, 2003.

Bạn Đã Biết Về Các Cách Chữa Mụn Cóc Ở Lòng Bàn Chân

Mụn cóc ở lòng bàn chân không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nếu mụn đạt kích thước lớn sẽ dẫn đến tình trạng đi lại gặp nhiều khó khăn. Để trị mụn cóc lòng bàn chân có rất nhiều cách. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tiết kiệm và hiệu quả hãy tham khảo những cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân bài viết chia sẻ

là, thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên trở lên. Nguyên nhân gây nên mụn cóc chính là việc lây nhiễm vi rút HPV. Đây là một loại vi rút khá phổ biến, chúng tồn tại dưới nhiều chủng khác nhau. Trong đó có một số chủng gây nên các căn bệnh nguy hiểm. Thông thường việc sử dụng nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng, phòng tập gym,… làm tăng nguy cơ mắc vi rút HPV nói chung và bị mụn cóc nói riêng.

Mụn cóc càng lớn sẽ càng ăn sâu vào lòng bàn chân. Do vậy trong quá trình di chuyển bạn sẽ có cảm giác như đang có một viên sỏi trong giày dép. Thậm chí ở một số người mụn loét ra gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc tự mình di chuyển. Thế nên mụn cóc là tình trạng cần được chữa trị ngay, tránh để mụn ăn sâu khó điều trị và gây đau đớn.

Chữa mụn cóc không nhất thiết bạn phải đến bệnh viện để chích mụn. Vì xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều nguyên liệu có khả năng điều trị mụn cóc hiệu quả.

Cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân bằng băng keo khá đơn giản. Đầu tiên bạn hãy cắt một miếng băng kéo nhỏ bằng kích thước của mụn và dán kín lên mụn cóc. Thời gian dán băng kéo tối đa là 6 ngày. Đến ngày thứ 7 bạn bỏ băng keo ra, tiếp theo ngâm chân có mụn cóc vào trong nước nóng khoảng 5 phút. Việc làm này nhằm mục đích làm mềm mụn cóc.

Sau đó bạn dùng giũa móng chân, hoặc đá bọt để mài phần da trên mụn cóc. Thực hiện dán băng kéo cho 6 ngày tiếp theo. Quy trình sẽ được lặp đi lặp lại đến khi mụn cóc hoàn toàn khỏi hẳn.

Với cách này những nốt mụn có nhỏ mới xuất hiện sẽ biến mất một cách nhanh chóng. Đối với mụn cóc to kích thước cũng được giảm đáng kể.

Nhưng không vì vậy mà bạn nóng vội tăng số lần thực hiện. Điều đó có thể gây kích ứng hoặc tổn thương da. Riêng đối với các nốt mụn cóc đã có hiện tượng loét hoặc đã quá to, ăn sâu vào lòng bàn chân bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị. Vì nếu áp dụng các cách tại nhà trong tình huống này rất có thể khiến mụn nặng hơn.

Mụn Cóc Ở Lòng Bàn Tay Và Cách Chữa Trị

Mụn cóc ở lòng bàn tay và cách chữa trị

Các loại mụn cóc ở lòng bàn tay

Sự xâm nhập của virus HPV gây mụn cóc khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cóc lòng bàn tay thường gồm 2 dạng tiêu biểu:

Đây là những cục sẩn cứng nhô trên da, hình tròn, bề mặt sần sùi, kích thước 2mm – vài cm. Bàn tay có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn nên rất dễ bị.

Dạng mụn cóc này là sẩn nhỏ hơi nhô lên mặt da, mặt nhẵn, màu vàng nâu, chỉ nhìn và sờ kỹ mới phát hiện được, kích thước 1- 5 mm. Chúng có khả năng lây lan rất nhanh.

Cách trị mụn cóc ở lòng bàn tay

– Chấm acid salicylic

Mụn cóc ở lòng bàn tay đa phần được chữa trị bằng cách này. Người bệnh sẽ được chấm acid salicylic và acid lactic lên nốt mụn nhằm tiêu hủy nốt mụn, khiến cho các tế bào sừng bị bong tróc ra và tiêu diệt virus HPV ở nốt mụn cóc.

– Chấm nitơ lỏng

Để trị mụn cóc, bác sĩ sẽ dùng khí nitrogen ở dạng hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (-196oC) để chấm lên nốt mụn. Trị liệu thường chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 – 2 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ.

– Đốt điện

Đốt điện được áp dụng cho các trường hợp bị mụn cóc ở lòng bàn tay dưới 1cm. Đây là phương pháp diễn ra nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm và có thể khoét sâu lấy được nhân mụn nhưng thời gian lành vết thương hơi lâu.

– Laser CO2

Laser CO2 là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ laser truyền thống với công nghệ vi phân được xem là cách trị mụn cóc ở lòng bàn tay nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Công nghệ này đã được tổ chức FDA của Hoa Kỳ kiểm nghiệm và chứng thực về mức độ an toàn, tính hiệu quả trong điều trị.

– Tiểu phẫu

Phương pháp này dùng để xử lý mụn cóc ở lòng bàn tay có kích thước từ 2cm trở xuống. Ưu điểm của phương pháp là thời gian lành vết thương nhanh, chăm sóc sau thủ thuật dễ dàng.

+ Không dùng dao lam, kim khâu dao nhọn để cậy hay cắt mun cóc bởi việc làm này không đảm bảo vệ sinh nên sẽ gây nhiễm trùng, đau nhức, sưng phù.

+ Hạn chế tiếp xúc với nước trong thời gian bị mụn và điều trị mụn cóc

+ Luôn để tay được khô ráo. Trường hợp phải tiếp xúc với chất bẩn hay sau khi đi vệ sinh nên dùng xà phòng diệt khuẩn rửa tay sạch sẽ.

+ Không dùng dụng cụ cắt móng tay cắt trên mụn rồi lại dùng trên móng tay khỏe.

+ Không cạo vào khu vực có mụn cóc để tránh lây lan

Bản chất mụn cóc ở lòng bàn tay tuy lành tính nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cầm, nắm hàng ngày do bàn tay thường xuyên phải hoạt động. Vì thế người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng khám Đông Phương để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị hiệu quả, tiêu diệt mụn cóc tận gốc.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.