Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mụn Nội Tiết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Dấu Hiệu Bị Mụn Nội Tiết? Cách Chữa Trị Mụn Nội Tiết Hiệu Quả

Mụn nội tiết là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ – Ảnh: Pixabay

Mụn nội tiết có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe, vì vậy tuyệt đối không thể coi thường. Mụn nội tiết nên được điều trị sớm với các bác sĩ Da liễu để tránh những biến chứng sau này.

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết (thường được gọi là mụn trứng cá) là loại mụn xuất hiện do sự thay đổi của các loại hormone trong cơ thể. Mụn nội tiết xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở nữ giới trong nhóm tuổi dậy thì và tiền mãn kinh.

Mụn trứng cá trong giai đoạn tiền mãn kinh là một dạng mụn nội tiết. Mụn nội tiết giai đoạn tiền mãn kinh xuất hiện do sự suy giảm của hormone estrogen hoặc do sự gia tăng của hormone androgen, đặc biệt là testosterone.

Trên thế giới, có khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi 20-29 gặp phải tình trạng mụn nội tiết. Việc điều trị mụn nội tiết nên được thực hiện sớm để tình trạng mụn không nghiêm trọng thêm.

Nhận biết mụn nội tiết

Mụn nội tiết có thể nhận biết thông qua một số đặc điểm, dấu hiệu sau đây:

Mụn thường xuất hiện ở mũi, trán, cằm tuổi dậy thì

Mụn thường ở má, quanh xương hàm ở tuổi trưởng thành

Mụn đầu đen, đầu trắng, u nang nhỏ.

Nhân mụ nằm sâu dưới da, mụn viêm, sưng đỏ, gây đau

Mụn nội tiết dễ xuất hiện trong các trường hợp như:

Tuổi dậy thì

Đến kì kinh nguyệt

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Nồng độ androgen tăng quá mức

Sự thay đổi của các hormone khiến da gặp các tình trạng sau gây ra mụn:

Viêm da tổng thể

Lỗ chân lông tăng tiết mồ hôi, bã nhờn

Tế bào da tắc trong lỗ chân lông

Vi khuẩn gây mụn sinh sôi

Điều trị mụn nội tiết bằng phương pháp thiên nhiên

Một số sản phẩm có chiết xuất các thành phần từ thiên nhiên có hiệu quả cao trong việc điều trị mụn nội tiết. Các phương pháp điều trị bằng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thường an toàn, ít gây dị ứng, kích ứng trên da.

Một số phương pháp điều trị mụn nội tiết từ thiên nhiên:

Sử dụng tinh dầu trà xanh hỗ trợ giảm viêm, điều trị triệu chứng cho mụn trứng cá, mụn nội tiết giai đoạn vừa và nhẹ. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm như sữa rửa mặt, toner có thành phần tinh dầu trà xanh hoặc dùng tinh dầu trà xanh nguyên chất pha loãng để điều trị mụn nội tiết.

Alpha hydroxy acid (AHA) là acid có nguồn gốc thực vật (trong các loại quả như cam, quýt) giúp loại bỏ tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn. AHA làm tăng mức độ nhạy cảm của da, vì vậy nên cần phải sử dụng kem chống nắng thường xuyên.

Trà xanh hỗ trợ giảm mụn nội tiết – Ảnh: Pinterest

Thuốc trị mụn nội tiết

Theo các bác sĩ Da liễu, mụn nội tiết có nguyên nhân từ bên trong nên không thể chỉ điều trị bằng các sản phẩm dưỡng da thông thường từ bên ngoài, đặc biệt là trường hợp mụn trứng cá nặng.

Thuốc tránh thai đường uống giúp cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giảm mụn nội tiết, đặc biệt là trong trường hợp mụn nội tiết do rụng trứng của thời kì kinh nguyệt.

Thuốc chống androgen sử dụng trong trường hợp nồng độ androgen tăng quá cao, gây ra các vấn đề về mụn trứng cá do bít tắc nang lông.

Thuốc bôi chứa Retinoids sử dụng trong trường hợp mụn trứng cá vừa và nhẹ. Retinoids khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy cần phải chống nắng kĩ càng khi sử dụng.

Mụn nội tiết thường xuất hiện dưới dạng u nang, nàm sâu dưới da nên các sản phẩm điều trị mụn từ bên ngoài có thể không tác động được nhiều. Do đó, việc điều trị mụn nội tiết cần sử dụng thuốc để cân bằng nồng độ các hormone bên trong cơ thể.

Bệnh nhân lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mụn do nội tiết tố cần có sự chỉ định của bác sĩ Da liễu, tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc trị mụn nội tiết có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Chăm sóc và điều trị mụn do nội tiết tố tại nhà

Chăm sóc da từ bên ngoài

Rửa mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng 2 lần/ngày

Hạn chế tối đa việc trang điểm. Nếu có cần tẩy tẩy trang thật sạch sẽ để tránh cặn trang điểm còn sót, làm bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn

Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn có chứa retinol, BHA, AHA, vitamin C, tea tree oil (tinh chất tràm trà) và Benzoyl Peroxide

Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng có thành phần phù hợp

Không chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập lên da

Tuyệt đối không tự ý gãi, nặn mụn

Vệ sinh chăn ga gối đệm, màn hình điện thoại, đầu tóc sạch sẽ

Uống đủ nước

Chăm sóc da từ bên ngoài là một trong những bước quan trọng để điều trị mụn nội tiết.

Bạn nên lưu ý sử dụng các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, lành tính để tránh gây kích ứng. Lần đầu sử dụng nên thử trên một khoảng da nhỏ để kiểm tra độ nhạy cảm.

Chăm sóc da từ bên trong

Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya

Tránh tình trạng căng thẳng, stress, áp lực

Bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, vitamin C, B, E giúp da sáng khỏe, đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả

Hạn chế thực phẩm cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga

Sử dụng các loại trà, thực phẩm thanh nhiệt, giải độc: Trà xanh, trà atiso

Thăm khám với bác sĩ Da liễu để điều trị bằng thuốc trong trường hợp cần thiết.

Để điều trị mụn do nội tiết tố từ bên trong, bạn nên lưu ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi đủ:

Đăng kí khám Da liễu với bác sĩ từ xa qua Video – Ảnh: BookingCare

Bên cạnh việc thăm khám Da liễu tại các địa chỉ, phòng khám uy tín, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa tại nhà để thuận tiện hơn, không mất nhiều thời gian đi lại và làm thủ tục thăm khám.

BookingCare – Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video, bên cạnh việc đặt lịch tại các bệnh viện, phòng khám Da liễu uy tín.

Hiểu Nguyên Nhân Để Tìm Cách Chữa Mụn Nội Tiết Hiệu Quả

Mụn nội tiết nói riêng và các loại mụn nói chung đều hình hành theo cơ thế sau:

Tuyến bã nhờn bị kích thích khiến chúng tiết nhiều dầu hơn nhu cầu cần thiết của da. Đồng thời, sự tăng hoạt của tuyến bã nhờn cũng khiến quá trình tái tạo của da bị rối loạn, khiến tế bào chết hình thành nhiều một cách bất thường.

Tế bào chết “trộn lẫn” với dầu thừa trên da, liên kết lại với nhau một cách chắc chắn và làm bít tắc lỗ chân lông. Những nang lông tắc này được gọi là comedones. Comedones có thể bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn.

Comedones bị chặn một phần sẽ không bị nhiễm khuẩn, không viêm và hình thành nên mụn đầu đen. Comedones đóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kị khí P.acnes phát triển và sinh sôi, khiến nang lông bị nhiễm trùng. Để đáp ứng với sự nhiễm trùng này, hệ thống miễn dịch sẽ chiến đấu để tiêu diệt số lượng vi khuẩn thừa, phản ứng viêm hình thành, gồm: các vết sưng, đau, đỏ và khó chịu.

Mụn hình thành.

Ở cơ chế trên, tuyến bã nhờn kích thích có thể do do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng ở mụn nội tiết, nội tiết tố chính là nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Nguyên nhân gây mụn nội tiết là do nồng độ của các hormone (nội tiết tố) làm ảnh hưởng tới tuyến bã nhờn. Bao gồm:

Các hormone androgens (đóng vai trò chính)

Estrogen và progesterone

Insulin

Corticotrophin

Melanocortin

Glucocorticoids

Hormon tuyến yên

Các hormone androgens

Androgens là một nhóm các nội tiết tố nam, nhưng nó được sản xuất ở cả đàn ông và phụ nữ. Nhóm các hormone này tham gia vào rất nhiều quá trình quan trọng của tế bào lẫn cơ thể ở nam và nữ. Chính vì vậy, cả hai giới đều đang tìm cách chữa mụn nội tiết.

Việc sản xuất bã nhờn được kiểm soát bởi các androgens, trong đó chủ chốt là 2 androgens mạnh: Testosterone và Dihydrotestosterone (DHT); cùng với 2 androgens yếu hơn, dễ bị chuyển hóa thành testosterone và DHT, là: Dehydroepiandrosterone Sulfate (SDHEA) và dehydroepiandrosterone (DHEA).

Vai trò của androgen trong việc hình thành nên mụn nội tiết ở cả nam và nữ đã được nghiên cứu và làm rõ. Cụ thể như sau:

Thông thường, testosterone sẽ được chuyển hóa thành DHT để phục vụ một số vai trò trong cơ thể, tuy nhiên tỉ lệ này không quá 10%. Khi cơ thể dư thừa testosterone, tỉ lệ hormone này bị chuyển hóa thành DHT cũng sẽ cao hơn, dẫn tới sự dư thừa DHT. DHT là androgens ảnh hưởng tới tuyến bã nhờn lớn hơn testosterone 5-10 lần, vì thế sự dư thừa DHT sẽ làm tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn rất mạnh. Dầu thừa cộng với sự nhạy cảm di truyền với androgens, bạn có thể sẽ phải đối mặt với mụn nội tiết.

Nang lông, tuyến mồ hôi, biểu bì và hạ bì cũng là phần nhạy cảm với androgens. Những cấu trúc này chứa các enzyme có khả năng chuyển đổi DHEA, DHEA-S thành DHT và testosterone – những hormone chính tương tác với tuyến bã nhờn.

Estrogen và progesterone

Estrogen và progesterone có khả năng ức chế sản xuất dầu của tuyến bã nhờn. Cụ thể như sau:

Progesterone ức chế enzym 5α-reductase, là chất trung gian để chuyển hóa testosterone thành DHT.

Do đó, hoạt động của tuyến bã nhờn phụ thuộc vào tỷ lệ estrogen+progesterone/androgens.

Thông thường, trong một chu kì kinh nguyệt, nồng độ estrogen và progesterone sẽ luôn thay đổi. Tuy nhiên, ngay trước ngày hành kinh, nồng độ của cả estrogen và progesterone đều giảm, trong khi nồng độ testosterone gần như không thay đổi gì trong suốt cả chu kì.

Chính thời điểm này tỷ lệ testosterone đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với estrogen và progesterone. Điều này tạo điều kiện để mụn bùng nổ và khó tìm được cách chữa mụn nọi tiết hơn..

Insulin kích thích sự tăng trưởng và trưởng thành của tuyến bã nhờn. Hơn nữa, insulin còn ức chế sản xuất SHBG từ gan và đóng vai trò phản hồi tích cực đối với các androgenesis ở tuyến thượng thận và buồng trứng.

Chính vì mối liên hệ này mà đã có sự tranh cãi về việc ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao dẫn tới giải phóng insulin và làm tăng sản xuất androgens, từ đó khiến da bị thừa dầu.

Corticotrophine (CHR)

Hormone Corticotrophine (CHR) là một hormone giải phóng thuộc họ yếu tố giải phóng corticotropin. Chức năng chính của nó là kích thích tổng hợp tuyến yên của ACTH.

CHR nhắm vào các tuyến bã nhờn và tăng cường sinh khả dụng androgen bằng cách kích thích chuyển đổi DHEA thành testosterone.

Melanocortin

Melanocortin là một trong những sản phẩm phân hủy của proopiomelanocortin. Melanocortin xuất hiện trong các tế bào bã nhờn và điều hòa sự biệt hóa tế bào bã nhờn.

Ngoài ra Melanocortin cũng đã được chứng minh là được điều chỉnh bởi các tín hiệu tiền viêm.

Glucocorticoids

Glucocorticoid là một loại corticosteroid, được cho là làm tăng sự phun trào của mụn và làm giải phóng thêm các chất trung gian gây viêm.

Hormon tuyến yên

ACTH là một chất kích thích sản xuất bã nhờn.

GH: kích hoạt sự biệt hóa của các bã nhờn và kích thích sự chuyển đổi testosterone thành DHT bằng enzym 5α-reductase.

LH: androgen được tiết ra bởi buồng trứng.

Prolactin: thụ thể prolactin được sản xuất ở tuyến thượng thận. Khi prolactin trong máu tăng, các androgens sẽ được tiết ra nhiều hơn và góp phần vào sự hình thành nhanh chóng của mụn nội tiết.

Nguyên nhân khiến cách chữa mụn nội tiết trở nên khó khăn hơn

Các nghiên cứu về chế độ ăn uống có ảnh hưởng tới mụn nội tiết hay không vẫn đang là đề tài gây tranh cãi. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng:

Chỉ số Glycemia cao và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa tách kem có thể làm trầm trọng thêm làn da dễ bị mụn.

Cũng có bằng chứng chỉ ra rằng chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng insulin và làm tăng sản xuất androgens.

Hút thuốc làm trầm trọng thêm mụn trứng cá bằng cách gây ra tình trạng oxy hóa da và làm thay đổi thành phần bã nhờn.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.000 phụ nữ cũng tiết lộ rằng: Tỷ lệ người bị mụn nội tiết cao hơn đáng kể ở những người hút thuốc (khoảng 40%) so với những người không hút thuốc (khoảng 10%).

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh và steroid được biết đến là có khả năng thúc đẩy hình thành mụn.

Sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể làm hỏng hệ vi sinh đường ruột và ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da.

Việc sử dụng steroid ở một số người (đặc biệt là những người tập thể hình) có thể gây ra một tình trạng gọi là Acne Fulminans. Đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra do lạm dụng steroid.

Chăm sóc da sai cách

Việc làm sạch và chăm sóc da khi đang bị mụn là một trong những bước quan trọng. Việc sử dụng sai các sản phẩm có thể làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Một số sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu còn làm tắc nghẽn lỗ chân lông và góp phần thúc đẩy mụn hình thành.

Căng thẳng, stress

Khi bạn bị stress kéo dài, tốc độ làm lành vết thương sẽ giảm đi đáng kể, điều này khiến các tổn thương do mụn lâu được liền hơn. Ngược lại, việc phải đối mặt với làn da bị mụn cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới tâm lý của người mắc, gây ra căng thẳng. Đây chính là một vòng luẩn quẩn trong việc trị liệu mụn trứng cá.

Áp lực kéo dài và ma sát trên da có thể làm trọng thêm tình trạng mụn. Ngoài ra, một loại mụn được gọi là Acne Mechanica sẽ hình thành khi quần áo hoặc dây buộc quá chật (ví dụ như áo lót, áo lặn, dây đeo cằm trên mũ bảo hiểm).

Ánh sáng mặt trời

Nhiều người nghĩ rằng làn da của họ sẽ được “sát khuẩn”, cải thiện dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng sự thật không phải vậy, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, bức xạ tia cực tím làm cho mụn trứng cá tồi tệ hơn, và làm tăng nguy cơ với các vấn đề sau mụn (vết thâm, sẹo).

Những lầm tưởng về nguyên nhân gây ra mụn nội tiết

Vệ sinh da kém

Ăn nhiều Sô-cô-la hay các loại hạt hoặc thực phẩm dầu mỡ

Thủ dâm

Quan hệ tình dục

Và đừng quên đồng hành với chúng tôi để cập nhật những kiến thức chuẩn xác nhất về mụn – được kiểm duyệt bởi các chuyên gia trong ngành!

Có Thể Bạn Quan Tâm: cách trị mụn đầu đen, cách trị mụn viêm, cách chữa mụn viêm tại nhà cách trị sẹo và vết thâm trên mặt,

Mụn Trứng Cá Do Nội Tiết Tố Và 4 Cách Chữa Trị Tốt Nhất

Thứ Hai, 22-04-2013

1. Mụn trứng cá và nội tiết

Mụn trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã. Mỗi nang bao gồm một sợi lông và các tuyến bã nhờn chứa nhiều thùy. Tuyến bã nhờn có chức năng tạo ra chất nhờn gọi là chất bã (sebum). Khi da khỏe, chất bã theo ống nang lông đào thải lên trên bề mặt da. Tuy nhiên giữ an toàn trực tuyến khi mụn trứng cá xuất hiện, đồng nghĩa với việc các chất bã bị đọng lại ở lỗ chân lông. Đây cũng là lý do vì sao mụn trứng cá lại thường xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như: đầu, cổ, ngực, lưng, chi trên và vai.

Mụn trứng cá là một loại bệnh về da liễu. Chúng thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì và có thể kéo dài sang các độ tuổi khác. Mụn trứng cá có biểu hiện như các nốt sưng nhỏ trên da, có màu đen, trắng hoặc đỏ.

Tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mụn trứng cá lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến nhan sắc. Đây là nỗi ám ảnh khiến không ít người mặc cảm, tự ti, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống, công việc.

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn trứng cá:

Sự phát triển bất thường của vi khuẩn P.acnes: Propionibacterium acnes là vi khuẩn xuất hiện nhiều trên da của những người bị mụn trứng cá. Nếu có điều kiện thuận lợi như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, vệ sinh da mặt không sạch, vi khuẩn P.acnes sẽ khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Mụn dễ sưng to và tạo thành các mụn mủ, gây khó chịu và đau đớn cho người mắc phải.

Sự thay đổi nội tiết tố: Androgen – nội tiết tố sinh dục được tạo ra bởi tuyến thượng thận và mô sinh dục (tinh hoàn/buồng trứng) đóng vai trò quan trọng đối với biểu hiện của làn da. Nội tiết tố Androgen tăng lên kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, từ đó gây ra tình trạng mụn trứng cá.

Sự tăng sừng hoá da ở miệng nang lông: Da mặt bao gồm rất nhiều lớp da, trong đó lớp da bề mặt thường xuyên đào thải rất nhiều tế bào chết. Bên cạnh đó, dưới lớp da còn có các tuyến bã nhờn. Khi các tuyến nhờn hoạt động mạnh sẽ khiến lượng dầu tiết ra nhiều, bị ứ đọng lại ở lỗ chân lông. Nếu lúc đó, lớp da chết chưa kịp loại bỏ, sẽ kết hợp với lượng dầu nhiều làm tắc lỗ chân lông. Từ đó gây nên mụn trứng cá.

Như phân tích ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, trong đó nguyên nhân mụn trứng cá do nội tiết khá phức tạp và khó điều trị. Mụn trứng cá do nội tiết thực chất là tình trạng sản xuất nội tiết tố androgen quá mức làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông. Cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của mụn trứng cá. Mụn trứng cá do nội tiết cũng thường xuất hiện khi rối loạn kinh nguyệt, stress, mất cân bằng nội tiết tố, mang thai. Theo các chuyên gia, đây là một dạng mụn khó điều trị, đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ.

2. Biểu hiện của mụn trứng cá do nội tiết

Mụn trứng cá do nội tiết thường tập trung chủ yếu ở nửa dưới mặt. Đặc biệt là vùng cằm, quanh miệng, hai bên góc hàm. Mụn có thể ở mức độ nhẹ đến trung bình nhưng thường kéo dài gây khó chịu và đáp ứng tương đối kém khi điều trị. Ở một số người khi bị mụn trứng cá do nội tiết còn có biểu hiện rậm lông, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, rụng tóc, chứng gai đen, triệu chứng buồng trứng đa nang.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố?

Trong giai đoạn dậy thì, tuyến vỏ thượng thận và tuyến sinh dục sẽ tiết ra một lượng lớn các hormone steroid vào hệ thống tuần hoàn. Ở nam giới, ảnh hưởng của kích thích tố tuyến thượng thận đến sự thay đổi của cơ thể có phần ít hơn. Nhưng ở nữ giới, estrogen được sản xuất từ buồng trứng cùng với nội tiết tố androgen nam từ vỏ thượng thận có thể tạo ra đặc điểm giới tính thứ cấp. Sự tăng đột ngột của nội tiết tố androgen làm xuất hiện tình trạng rậm lông, lượng dầu tiết ra nhiều khiến mụn trứng cá xuất hiện.

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì nhưng nhiều trường hợp cả người trưởng thành cũng có mụn trứng cá. Điều này có nguyên nhân do các khối u tuyến yên, tuyến thượng thận, hoặc buồng trứng. Các yếu tố bệnh lý này sẽ khiến nội tiết tố androgen hoạt động quá mức hoặc thất thường và gây nên mụn trứng cá.

Trong thời kỳ mang thai và mãn kinh, kích thích tố do buồng trứng có tác dụng ức chế trên thùy trước tuyến yên. Điều này có thể dẫn đến kích thích tố tuyến yên hyperstimulation bằng vỏ thượng thận, sản xuất dư thừa các nội tiết tố androgen, có thể dẫn đến sản xuất dầu quá mức và hình thành mụn trứng cá.

Ở nam giới, sự mất cân bằng nội tiết tố thường do tinh hoàn sản sinh ra lượng testosterone thấp khi một người dần lão hóa đi. Khi nam giới bị lão hóa, không chỉ có hàm lượng testosterone bị giảm mà hàm lượng estrogen cũng tăng lên. Việc này khiến cho xương và cơ bắp bị suy yếu, giảm ham muốn tình dục và dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Theo các nghiên cứu hiện đại, những người có làn da nhờn và bị mụn trứng cá mãn tính kéo dài thường chứa một loại enzyme đặc biệt dưới da có tác dụng chuyển đổi testosterone – một trong những nội tiết tố androgen, thành một hình thức mạnh hơn gọi là dihydrotestosterone. Đây là yếu tố trực tiếp khiến da tiết nhiều dầu hơn và xuất hiện mụn trứng cá. Ở đây, yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định, mức độ nghiêm trọng của mụn thường dựa trên mối liên hệ với gene.

Sự mất cân bằng nội tiết tố ở người trẻ tuổi có thể là do tình trạng căng thẳng và lo lắng. Các dấu hiệu đi kèm thường là: tăng/sụt cân, bị mất cơ bắp, cao huyết áp, chóng mặt, lông tóc mọc nhiều trên vùng mặt và mất cân bằng đường huyết.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi một người bị căng thẳng, hàm lượng progesterone trong cơ thể sẽ bị giảm sút. Đây là vì progesterone trong cơ thể được sử dụng để tổng hợp chất corticosteroid của tuyến thượng thận. Một loại nội tiết tố giúp bảo vệ cơ thể khỏi chứng căng thẳng.

Tuy vậy, khi bị căng thẳng, cơ thể không sản sinh ra đủ progesterone, khiến tuyến thượng thận kiệt sức. Việc này phá vỡ tỉ lệ cân bằng giữa estrogen và progesterone trong cơ thể, khiến cho hàm lượng estrogen tăng cao và gây mất cân bằng nội tiết tố.

Các mỹ phẩm gốc dầu như dầu bôi trơn, dầu thô, dung dịch sáp, bột tan,… cũng thường dễ gây mất cân bằng nội tiết tố và làm khô da.

Việc tiêu thụ thực phẩm công nghiệp giàu estrogen có thể làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Các loài động vật được nuôi công nghiệp thường được cung cấp steroid estrogen để tăng trọng. Khi một người ăn phải thịt của những động vậy này, lượng estrogen dư thừa sẽ đi vào máu và gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố.

Những người bị rối loạn ăn uống, điển hình như chứng cuồng ăn vô độ thường xuất hiện tình trạng hàm lượng estrogen và dehydroepiandrosterone (DHEA) trong cơ thể bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.

Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nước sơn, sơn dầu, các loại nhựa, các sản phẩm chăm sóc cá nhân – đều có chứa các độc tố có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Chúng làm gia tăng hàm lượng xeno-estrogen trong cơ thể, ngăn cản estrogen tốt trong cơ thể làm việc bình thường.

Điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố

Các phương pháp thăm khám mụn trứng cá hiện đại trong trong Tây y giúp xét nghiệm cận lâm sàng, kiểm nghiệm tần suất cường androgen, DHEAS/máu, testosterone tự do và toàn phần, tỉ lệ LH/FSH, siêu âm bụng, siêu âm buồng trứng.

Trên thực tế thăm khám lâm sàng, các bác sĩ da liễu sẽ cần bệnh nhân cung cấp các thông tin về bệnh sử, tiền sử, độ tuổi và biểu hiện da. Đây là cách để bác sĩ biết được mụn trứng cá xuất hiện do nguyên nhân gì để điều trị với thuốc phù hợp.

1. Các loại thuốc điều trị mụn trứng cá do nội tiết

a) Thuốc ngừa thai: viên ngừa thai Cyproterone Acetate/Ethinyl Estradiol

(0.035mg Ethinyl oestradiol + 2mg Acetate De Cyroterone)

– Cách dùng:

Uống một viên vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Sau đó mỗi ngày uống tiếp một viên vào một thời điểm thích hợp trong ngày.

Nên uống liên tục trong 21 ngày, nghỉ 7 ngày, trong thời gian này sẽ có hành kinh.

Sau thời gian 7 ngày tiếp tục uống vỉ thuốc khác.

Thời gian điều trị vài tháng.

→ Lưu ý:

– Đây là thuốc ngừa thai, chỉ dùng cho phụ nữ, không dùng cho nam giới.

– Thuốc có tác dụng phụ như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, kích động, đau răng, tức vú, giảm nhu cầu tình dục, giảm tính dục, nám mặt…

Do đó việc dùng thuốc này trị mụn trứng cá do nội tiết cần phải có sự thăm khác, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

b) Acid Retinoiqu

(Isotretinoine – Roaccutane, Biệt dược= Acnotin, Isotina…)

– Thời gian điều trị: 12-16 tuần

– Tác dụng phụ: chảy máu cam, khô môi, rối loạn tiêu hóa, ngứa, tróc vảy, bong da lòng bàn tay, rụng tóc, …

→ Lưu ý:

– Nên làm xét nghiệm chức năng gan, lipid máu, công thức máu, trước, trong và sau khi điều trị.

– Phụ nữ sử dụng thuốc tuyệt đối tránh mang thai trong thời gian uống và hai tháng sau ngưng thuốc, bởi thuốc có tác dụng phụ gây quái thai đối với phụ nữ đang mang bầu.

2. Một số lưu ý chăm sóc da bị mụn khi điều trị mụn trứng cá nội tiết

Theo các chuyên gia, duy trì thói quen rửa mặt 2 lần/ ngày bằng nước ấm pha muối, vào buổi sáng sau khi tỉnh dậy và buổi tối trước khi đi ngủ là một trong những biện pháp đơn giản để chăm sóc da mụn hiệu quả. Vệ sinh da mặt không sạch sẽ làm cho bụi bẩn dễ tích tụ lại, tắc lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn trứng cá.

Người bị mụn trứng cá nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích. Thay vào đó, nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên cám trong thực đơn hàng ngày. Chất dinh dưỡng và vitamin phong phú trong các loại rau, củ, quả sẽ giúp cho làn da trở nên tươi tắn hơn ngay cả khi có mụn.

Nên uống đủ nước khi bị mụn trứng cá bởi nước rất tốt cho cơ thể cũng như làn da của bạn. Đồng thời, nước cũng có giúp đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể, trong đó có những vi khuẩn gây mụn.

Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi đang sử dụng mỹ phẩm trị mụn có chứa retinoids, bởi sẽ khiến cho làn da bị tổn thương nhiều hơn. Đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng dành riêng cho da mụn, đội mũ là những việc làm cần thiết để bảo vệ làn da của bạn.

Một nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc da mụn là bạn không nên nặn mụn, cho dù những nốt mụn đó khiến bạn mất tự tin. Việc nặn mụn làm cho vi khuẩn có thể lây lan và thấm qua các lỗ chân lông khác. Đồng thời, làn da của bạn sẽ xuất hiện nhiều mụn hơn, khiến quá trình điều trị mụn trứng cá trở nên khó khăn hơn.

3. Liệu pháp nội tiết tố trong điều trị mụn trứng cá

Liệu pháp nội tiết tố trong điều trị mụn trứng cá là phương pháp đưa vào cơ thể các tác nhân làm ức chế sự hoạt động quá mức của androgen, không cho nội tiết tố androgen hoạt động. Do đó làm giảm tác động của androgen lên tuyến nhờn một cách tương đối hiệu quả. Tuy vậy, việc sử dụng các loại thuốc tân dược điều chỉnh nội tiết tố còn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ cho sức khỏe.

Phương pháp nội tiết tố trong điều trị mụn trứng cá hiện nay có thể liệt kê như: Các loại thuốc trị mụn được kê để trị mụn nội tiết tố bao gồm thuốc tránh thai có kết hợp với liều lượng thấp estrogen, các loại thuốc có liều lượng thấp corticosteroid và các loại thuốc kháng nội tiết tố androgen

4. Chữa mụn trứng cá do nội tiết với bộ sản phẩm Hoàn Nguyên

Các phương pháp trị mụn tự nhiên tuy có hiệu quả nhưng lại không điều trị tận gốc. Thuốc tân dược tuy có thể loại bỏ được mụn nhưng cũng không có tác dụng điều trị mụn triệt để các loại mụn, chưa kể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Để chữa mụn trứng cá do nội tiết tận gốc, cần một giải pháp toàn diện, giải quyết triệt để nguyên nhân gây mụn đồng thời đảm bảo được an toàn cho người sử dụng. Và Đông y, y học cổ truyền là một lựa chọn hoàn hảo. Hiện nay có rất nhiều người đã chữa khỏi dứt điểm mụn trứng cá do nội tiết nhờ bộ sản phẩm Đông y Hoàn Nguyên. Sản phẩm được nghiên cứu bởi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam – Vinacare – địa chỉ chăm sóc sắc đẹp bằng Đông y hàng đầu tại Việt Nam.

Bộ sản phẩm bao gồm viên uống Hoàn Nguyên và tinh chất thảo dược Hoàn Nguyên bôi ngoài, có tác động chữa mụn do nội tiết một cách toàn diện từ trong ra ngoài:

Tác động bên ngoài: Tinh chất thảo dược Hoàn Nguyên tác động trị mụn trứng cá do nội tiết từ bên ngoài, làm se các nhân mụn, triệt tiêu vi khuẩn gây mụn, cải thiện vết thâm sau mụn.

Tác động bên trong: Viên uống Hoàn Nguyên lưu thông khí huyết, điều hòa nội tiết, hỗ trợ gan/thận thải độc. Từ đó giúp trị mụn trứng cá do nội tiết hiệu quả tận gốc, không tái phát.

Bên cạnh đó, bộ sản phẩm trị mụn Hoàn Nguyên với các thảo dược quý như: tinh chất hồng sâm, nghệ đen, đương quy, bồ công anh,… sẽ tái tạo làn da trở nên sáng mịn, khỏe mạnh.

Ngoài ra, bộ sản phẩm trị mụn Hoàn Nguyên được bào chế từ các thảo dược được trồng tại vườn dược liệu của trung tâm đạt tiêu chuẩn GACP -WHO. Do đó, trị mụn trứng cá do nội tiết an toàn, lành tính, không tác dụng phụ cho da cũng như đối với cơ thể.

5 Cách Điều Trị Mụn Nội Tiết Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Toàn Diện

Trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam là phương pháp an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao. Từ xa xưa, các cây thuốc Nam đã được dùng để chữa bệnh và chăm sóc da. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 cách trị mụn bằng cây thuốc Nam rất hữu hiệu.

Vì sao trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả cao.

Thuốc Nam được hiểu là những cây thuốc trồng tại Việt Nam có công dụng để chữa các bệnh lý khi kết hợp lại với nhau. Thuốc Nam có ưu điểm lành tính, dược tính cao do được trồng ở nhiều vùng trên cả nước với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp.

Theo y học cổ truyền, mụn nội tiết sinh ra do nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng. Bên cạnh đó, cơ thể bị phong nhiệt, chức năng thải độc của gan, thận kém cũng là nguyên nhân sinh ra mụn.

Từ nguyên lý ấy, để loại bỏ mụn trứng cá toàn diện thì cần biết được nhiệt đang ở tạng phụ nào để thanh nhiệt giải độc ở tạng phủ đó. Việc kết hợp các loại cây thuốc Nam không chỉ giúp thanh nhiệt giải độc trong cơ thể mà còn điều hòa nội tiết, cân bằng âm dương, tá hỏa, lương huyết từ đó trị mụn trứng cá nói chung và mụn nội tiết nói riêng hiệu quả.

Chính nhờ ưu điểm vượt trội và tính an toàn từ việc sử dụng, trị mụn bằng thuốc Nam ngày càng được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

5 cách trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam cần biết

1. Kim ngân hoa

Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lưỡng huyết chỉ lỵ. Từ xa xưa kim ngân hoa đã được dùng trong điều trị các trường hợp sốt do virus, vi khuẩn, viêm phế quản, đau rát họng, mụn nhọt, phát ban…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần của kim ngân hoa có các flavonoid (luteolin, lonicerin…); tanin và chất sáp có tác dụng kháng virus, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, tăng tiết dịch vị và dịch mật…

Bài thuốc từ kim ngân hoa trị mụn nhọt:

Bài thuốc số 1: Kim ngân hoa 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Tất cả các vị đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc số 2: Kim ngân hoa 20g, cam thảo 20g sắc lấy nước uống. Ngoài ra có thể giã nát kim ngân hoa tươi trộn với rượu để đắp lên nốt mụn nhọt.

Bài thuốc số 3: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 16g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12g, tạo giác thích 12g, bối mẫu 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Các vị phơi khô rồi sắc lấy nước uống.

2. Diệp hạ châu

Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu có tính vị hơi đắng, mát có công dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, lưu thông khí huyết, lợi tiểu. Diệp hạ châu được sử dụng để thảo độc gan, tăng cường chức năng gan, kích thích hệ tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong diệp hạ châu chứa alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường và khôi phục chức năng gan đồng thời hỗ trợ thải độc cho gan.

Chính vì có nhiều công dụng tốt với gan mà diệp hạ châu được sử dụng nhiều để trị mụn nhọt và cân bằng nội tiết.

Bài thuốc từ diệp hạ châu trị mụn nội tiết:

Bài thuốc số 1: Diệp hạ châu đắng 12g, cam thảo đất 12g. Sắc lên thành nước uống như trà hàng ngày.

Bài thuốc số 2: Kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, trần bì 6g, bối mẫu 8g, hoàng cầm 12g, gai bồ kết 12g, bồ công anh 16g, cam thảo 6g. Các nguyên liệu phơi khô rồi sắc nước uống.

Bài thuốc số 3: Kim ngân hoa 12g, thanh hao 10g, liên kiều 12g, đạm trúc diệp 12g, xích thược 12g, lá sen 16g, hoàng liên 6g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g. Nguyên liệu phơi khô rồi sắc uống.

3. Liên kiều

Theo Đông y, liên kiều có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm và đởm. Liên kiều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu nũng, bài nùng.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong liên kiều chứa nhiều chất thuộc nhóm lignin (phily genin, phillyrin, pinoresinol, arctigenin, rutin…); chất alcol (rengyol, rengyosid, cornosid,salidrosid, rengylon…); tinh dầu (õ-pinen, terpinen, ỏ-thuyen, sabinen…). Những chất này có tác dụng tăng lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tuần hoàn và hạ huyết áp hiệu quả.

Bài thuốc từ liên kiều trị mụn trứng cá:

Bài thuốc số 1: Liên kiều 12g, bồ công anh 12g, cúc hoa 12g.

Bài thuốc số 2: Liên kiều 12g, phòng phong 12g, chích thảo 12g, sơn chi tử 12g.

Cả 2 bài thuốc trên đều sắc lấy nước uống.

4. Bồ công anh

Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị. Bồ công anh được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp thông lâm, thấp nhiệt. Nhờ tính giải độc hiệu quả mà bồ công anh được dùng để trị mụn từ lâu.

Theo y học hiện đại, bộ phận sử dụng nhiều nhất trong trị bệnh là toàn bộ cây chứa cả rễ. Trong bồ công anh chứa các chất lactucin, lactucopicrin và taraxasterol, germanico, nhiều khoáng chất như natri, canxi, magie, kali, sắt cùng các vitamin A, B2, B6, C…

Bài thuốc trị mụn nội tiết từ bồ công anh:

Bài thuốc số 1: Sắc 20-63g bồ công anh lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc số 2: Bồ công anh 20g, cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, sinh cam thảo 6g. Tất cả đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc số 3: Bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kinh giới 10g, cỏ mần trầu 10g, kim ngân hoa 10g, hạ khô thảo 12. Các nguyên liệu phơi khô sắc lấy nước uống.

5. Đan sâm

Theo y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng, hơi lạnh và không độc; được quy vào kinh tâm, can và tâm bảo. Trong Đông y, đan sâm được dùng để hoạt huyết hóa ứ, lưỡng huyết tiêu ung, thanh nhiệt, chủ tâm phúc tà khí, trường minh, hàn nhiệt tích tụ…

Theo nghiên cứu y học hiện đại, đam sâm chứa Cryptotanshinone, Methyl-tanshinon, Iso Cryptotanshinone, Acid Latic, Phenol và Vitamin E có công dụng kháng khuẩn, an thần, hạ huyết áp, lưu thông máu…

Bài thuốc trị mụn từ đan sâm:

Chuẩn bị: Đan sâm 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kì 12g, bạch truật 12g, hồng hoa 6g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 12g, quế nhục 4g, táo đỏ 3 quả.

Cách thực hiện: Đổ 5 bát nước vào sắc, sắc thành 3 bát và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam

Lựa chọn những nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam, không mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường có thể gây tác dụng ngược.

Các bài thuốc sắc theo đúng tỷ lệ và đun sắc trong thời gian phù hợp để lấy được dược tính cao nhất, tốt nhất là nên sắc bằng ấm đất nung.

Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để thuốc Nam phát huy tác dụng tốt: Kiêng đồ tanh, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá….)

Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ như không thức khuya, không sử dụng quá nhiều đồ điện tử…

Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt hàng ngày, tẩy da chết 1-2 lần/tuần.

Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da.

Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và thuốc phát huy tác dụng nhanh nhất.

Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả bền lâu.

Có thể sử dụng những sản phẩm được bào chế từ dược liệu thuốc Nam để phát huy hiệu quả toàn diện và tốt hơn.