Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mụn Nốt Ruồi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Mụn Đầu Đen Không Nặn Có Thành Nốt Ruồi?

Thứ Tư, 03-02-2016

Rất nhiều người cho rằng mụn đầu đen không nặn có thể thành nốt ruồi. Thực hư vấn đề này như thế nào, liệu mụn đầu đen không nặn có trở thành nốt ruồi hay không?

Chào bác sĩ,

Em năm nay 23 tuổi, da em rất ít khi bị nổi mụn trừ những ngày đến kỳ “đèn đỏ” nhưng khoảng 6 tháng qua em lại bị nổi mụn đầu đen rất nhiều. Nhất là ở khu vực mũi và trên trán, tuy không gây đau gì nhưng nó làm da nhìn cứ như bị sạm đen. Và em không biết mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi không vậy ạ, bởi em nghe mọi người nói chúng có thể biến thành nốt ruồi. Da mặt em xuất hiện rất nhiều mụn đầu đen đã khiến em khổ sở lắm rồi, nếu chúng hình thành nốt ruồi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khuôn mặt của em. Vì vậy, em mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp em để em biết cách điều trị mụn sớm ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi?

Mụn đầu đen thực chất là một dạng của mụn trứng cá hình thành do sự tích tụ của tế bào da chết, vi khuẩn gây mụn, bã nhờn và chất sừng nằm sâu trong lỗ chân lông. Mặc dù, mụn đầu đen không gây viêm như các loại mụn khác nhưng nó có đầu mụn nằm trồi lên bề mặt da và khi bị oxy các đầu mụn sẽ có màu nâu hoặc màu đen. Thực chất, nó chỉ là một khối chất thải mà thôi. Còn nốt ruồi là do nhiều tế bào sắc tố tạo thành ổ hình thành, nằm trong cấu trúc của da và là thành phần thuộc mô da.

Nốt ruồi hình thành do sự phát triển của da hoặc sự thay đổi màu sắc, bởi các tế bào Melanolytes nằm sâu dưới biểu bì có chức năng điều tiết melanin. Sau khi điều tiết xong, các lớp biểu bì này sẽ di chuyển đến các lớp biểu bì xung quanh để tiếp tục công việc làm đều màu da. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đó, các sắc tố melanin lại tích tụ nhiều ngay một điểm nào đó, gây hình thành nên những nốt ruồi có màu đen mà mọi người rất hay nhầm lẫn với mụn đầu đen.

Dựa vào cơ chế hình thành và bản chất khác nhau của mụn đầu đen và nốt ruồi, chúng ta có thể rút ra kết luận mụn đầu đen không thể trở thành nốt ruồi được. Vậy nên các bạn đừng quá lo lắng với những nốt mụn đầu đen, bởi không nặn chúng vẫn không tài nào trở thành nốt ruồi được.

Giải pháp nào cho làn da bị mụn đầu đen?

Giải quyết tình trạng mụn đầu đen xuất hiện nhiều trên da, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

– Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày 2-3 lần bằng sữa rửa mặt có chứa salicylic acid để lấy đi các chất bụi bẩn và lớp dầu thừa trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng; đồng thời kháng khuẩn và chống viêm nhiễm, ngăn ngừa mụn trứng cá. Trong quá trình rửa mặt, các bạn nhớ massage nhẹ nhàng để loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn và chất nhờn bám trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Đặc biệt, bạn không nên chà xát mạnh tránh gây tổn thương cho da, nhất là vùng da nhạy cảm và các đốm mụn.

– Che chắn khi di ra ngoài với nón rộng vành, áo chống nắng, kính mát, khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và khói bụi ô nhiễm – một trong những nguyên nhân hình thành mụn đầu đen.

– Ngoài ra, các bạn nên hạn chế dùng mỹ phẩm, bởi chúng chứa các thành phần hóa học không tốt cho da và đặc biệt là da bị mụn đầu đen. Nếu có sử dụng bạn nên dùng nước tẩy trang để vệ sinh da sạch sẽ, tránh tình trạng mỹ phẩm dính trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông – nguyên nhân gây mụn đầu đen.

– Chú ý chế độ ăn hợp lý cho người bị mụnvới nguyên tắcăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn cay nóng, kích thích để cơ thể tránh tích tụ nhiều độc tố. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và nước để cơ thể thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng và dưỡng da tươi sáng hơn.

– Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc; tránh thức khuya, căng thằng hay stress để cơ thể được cân bằng, nội tiết tố được ổn định.

– Bạn cũng tuyệt đối đừng cạy nặn mụn đầu đen vì có thể khiến mụn bị viêm nhiễm nặng hơn thành mụn bọc, mụn mủ hoặc lây lan sang các vùng da khác.

– Nếu muốn loại bỏ mụn đầu đen, bạn hãy xông hơi da mặt cho lỗ chân lông giãn nở rồi dùng lòng trắng trứng pha với nước cốt chanh tươi thoa lên vùng da mụn. Sau đó các bạn dùng khăn cotton mềm nhúng nước ấm rồi lau mặt cho thật sạch sẽ giúp lấy đi nhân mụn đầu đen nhanh chóng.

Vết Thâm Mụn Thành Nốt Ruồi Có Trị Được Không?

Trong một số trường hợp, vết thâm mụn có thể phát triển thành nốt ruồi nếu không được chăm sóc phù hợp. Điều này khiến da không đều màu và gây mất thẩm mỹ. Vậy vết thâm mụn thành nốt ruồi là gì, có điều trị được không và điều trị như thế nào, bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

Vết thâm mụn thành nốt ruồi là gì, có điều trị được không?

Vết thâm mụn là tình trạng tăng sắc tố da phát triển ở các khu vực mụn trứng cá, đặc biệt là mụn nang, mụn bọc, mụn viêm nặng. Hầu hết các trường hợp tình trạng này có thể cải thiện trong 3 tháng đến 2 năm. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách trị thâm mụn tại nhà để tăng hiệu quả điều trị và cải thiện tông da.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết thâm mụn có thể dẫn đến phát thay đổi tính chất của tế bào và hình thành các đốm da tương tự như nốt ruồi. Mặc dù không phổ biến nhưng vết thâm mụn thành nốt ruồi có thể khiến da không đều màu và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Thông thường, nốt ruồi do thâm mụn có thể màu đen hoặc nâu. Một số vết thâm này có thể thay đổi màu sắc theo thời gian và dần dần tự biến mất. Tuy nhiên, một số vết thâm có thể không được cải thiện hoặc phát triển lớn về kích thước.

Theo các chuyên gia da liễu, các vết thâm mụn nghiêm trọng có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cách khắc phục tại nhà và điều trị y tế. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Ngoài ra, một số nốt ruồi tự nhiên xuất hiện trên cơ thể có thể là dấu hiệu của ung thư da. Các chuyên gia khuyến cáo, bất cứ ai xuất hiện các nốt ruồi lạ hoặc có vết thâm mụn thành nốt ruồi nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị tại nhà cho vết thâm mụn thành nốt ruồi

Có một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng vết thâm mụn thành nốt ruồi tại nhà. Cụ thể một số biện pháp cụ thể bao gồm:

1. Giấm táo điều trị nốt ruồi do thâm mụn

Giấm táo là một cách điều trị vết thâm mụn thành nốt ruồi tại nhà phổ biến. Giấm táo rất giàu kali, có thể loại bỏ các sắc tố da tại nốt ruồi. Bên cạnh đó, tính axit của giấm táo có thể làm đóng vảy bên trên nốt ruồi và giúp nốt ruồi bong ra theo thời gian.

Cách loại bỏ nốt ruồi với giấm táo bạn có thể pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2, ngâm một miếng bông gòn với giấm táo, thoa lên vết thâm mụn, băng lại bằng băng cá nhân và để qua đêm. Bạn có thể cho thêm dầu dừa hoặc dầu ô liu vào hỗn hợp để hỗ trợ bảo vệ và nuôi dưỡng làn da.

2. Trị vết thâm mụn thành nốt ruồi với nước ép dứa

Nước ép dứa có chứa axit có thể hỗ trợ làm sáng sắc tố của nốt ruồi và hỗ trợ làm đều da. Bên cạnh đó, nước ép dứa có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, làm khô nốt ruồi một cách tạm thời và hỗ trợ tẩy tế bào chết tại nốt ruồi.

Để loại bỏ nốt ruồi với nước ép dứa, bạn có thể trộn nước ép dứa tươi với một lượng muối biển vừa đủ và chà xát nhẹ lên nốt ruồi. Các acid citric tự nhiên của dứa có thể loại bỏ nốt ruồi, trong khi muối có thể loại bỏ lớp da khô và các tế bào da chết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa nước ép dứa lên nốt ruồi và để qua đêm. Nước ép dứa có thể làm mờ nốt ruồi theo thời gian.

3. Nước ép cà chua chữa vết thâm mụn

Nước ép cà chua chứa các thành phần làm sáng da tự nhiên như axit citric có thể hỗ trợ điều trị vết thâm mụn tại nhà. Thành phần này có thể loại bỏ các vấn đề tăng sắc tố da như đốm đen, sạm da, vết thâm mụn nghiêm trọng, nốt ruồi và các tình trạng gây thay đổi màu da khác.

Người có vết thâm mụn thành nốt ruồi có thể ép nước ép cà chua, sau đó thoa trực tiếp lên nốt ruồi 1 – 2 lần mỗi tuần để làm sáng nốt ruồi. Đối với người có làn da nhạy cảm, bạn có thể cho thêm mật ong vào nước ép cà chua để hạn chế tình trạng kích ứng da.

4. Tỏi cải thiện vết thâm mụn thành nốt ruồi

Tỏi là một biện pháp điều trị các vết thâm mụn, nốt ruồi tự nhiên và hiệu quả. Theo các nghiên cứu, tỏi có chứa allicin, có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh để loại bỏ các đốm đen trên da. Bên cạnh đó, tỏi cũng được cho là có chứa các enzyme có thể hòa tan các cụm tế bào tăng sắc tố trên da và làm đều màu các nốt ruồi.

Để loại bỏ vết thâm mụn nghiêm trọng tương tự như nốt ruồi, bạn có thể thoa một lớp nước ép tỏi lên các vết thâm và để qua đêm cải thiện màu da. Tuy nhiên, tỏi có thể gây bỏng da, do đó bạn có thể thoa một lớp dầu ô liu hoặc dầu dừa ở vùng da xung quanh nốt ruồi để tránh gây kích ứng da.

5. Baking soda và dầu thầu dầu cải thiện nốt ruồi do thâm mụn

Dầu thầu dầu là một loại dầu tự nhiên thường được sử dụng để cải thiện nhiều vấn đề về da như mụn cóc hoặc các rối loạn tăng sắc tố da như vết thâm sau mụn.

Bên cạnh đó, dầu thầu dầu rất giàu axit ricinolei, một loại axit béo không bão hòa đơn. Các chất béo này có thể dưỡng ẩm cho da bằng cách ngăn ngừa mất nước thông qua lớp da ngoài. Điều này cũng hỗ trợ làm đều màu da và kích thích sản xuất các tế bào da mới.

Cách cải thiện vết thâm mụn thành nốt ruồi với dầu thầu dầu như sau:

Trộn nửa muỗng cà phê dầu thầu dầu với một muỗng cà phê baking soda

Thoa hỗn hợp lên khu vực nốt ruồi hoặc thâm da nghiêm trọng, để yên qua đêm

Thực hiện biện pháp này 1 – 2 lần mỗi tuần để loại bỏ các nốt ruồi

Dầu thầu dầu được xem là an toàn khi sử dụng ngoài da. Tuy nhiên một số người có thể bị kích ứng, dị ứng dẫn đến ngứa nhẹ hoặc đỏ rát da. Vì vậy trước khi sử dụng bạn nên kiểm tra dị ứng bằng cách thoa một lượng dầu nhỏ lên da và quan sát phản ứng của da.

6. Dầu hạt lanh cải thiện nốt ruồi do thâm mụn

Dầu hạt lanh có chứa các thành phần làm mềm da và làm dịu da bị kích thích. Thoa dầu hạt lanh lên nốt ruồi trong một thời gian dài có thể làm mềm nốt ruồi và làm giãn các cơ xung quanh nốt ruồi. Sau một thời gian nhất định, các nốt ruồi có thể mờ đi hoặc bong ra một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, kết hợp mật ong với dầu hạt lanh có thể tăng cường cải thiện vết thâm mụn, ngăn ngừa mụn trứng cá và hỗ trợ bảo vệ làn da.

7. Mật ong cải thiện vết thâm mụn thành nốt ruồi

Mật ong là một sản phẩm hữu cơ an toàn có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, điều trị mụn tại nhà và cải thiện gần như hầu hết các rối loạn da. Bên cạnh đó, mật ong được cho là có thể cân bằng độ pH của da, loại bỏ các tế bào da chết và kích thích phát triển các tế bào da mới.

Bạn có thể massage mật ong thô lên vùng da thâm mụn nhiều lần mỗi ngày đến khi da trở nên đều màu.

Sản phẩm điều trị vết thâm mụn thành nốt ruồi

Bên cạnh các cách cải thiện vết thâm tại nhà, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm để tăng cường làm đều màu da. Cụ thể các sản phẩm điều trị thâm mụn thành nốt ruồi bao gồm:

1. Vitamin C làm đều màu da

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, tăng nồng độ collagen và giảm sự hình thành melanin để ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố trên da.

Hiện tại có nhiều sản phẩm chăm sóc da có chứa vitamin C trên thị trường dưới dạng kem thoa và serums. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Hydroquinone hỗ trợ làm sáng da

Các sản phẩm chứa Hydroquinone có thể hỗ trợ làm sáng da một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện tại các sản phẩm chứa hydroquinone được sản xuất dưới dạng kem thoa và serums theo nồng độ 2% cho các sản phẩm không kê đơn và 3 – 4% cho các sản phẩm kê đơn.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dùng chỉ sử dụng hydroquinone với nồng độ phù hợp trong thời gian ngắn để loại bỏ các vết thâm mụn thành nốt ruồi. Nếu gặp phải các dấu dấu hiệu kích ứng da hoặc bất cứ tác dụng phụ nào khác, bạn nên ngừng sử dụng và thông báo với bác sĩ da liễu.

3. Dung dịch retinoid trị mụn thâm

Các sản phẩm chứa dung dịch retinoid có chứa các thành phần như axit alpha hydroxy và axit retinoic, có thể hỗ trợ tẩy tế bào da chết, tăng sản xuất các tế bào da mới và thúc đẩy sự phát triển của làn da.

Theo một số nghiên cứu, dung dịch retinoid có thể khắc phục hiệu quả các đốm đen, vết thâm mụn nghiêm trọng và các nốt ruồi hiệu quả.

Tuy nhiên, dung dịch retinoid có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với tia nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn lựa chọn sử dụng dung dịch retinoid để điều trị vết thâm mụn trở thành nốt ruồi, bạn cần che chắn da cẩn thận để tránh gây tác động đến da.

Biện pháp phòng ngừa vết thâm mụn thành nốt ruồi

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm thiểu khả năng vết thâm mụn thành nốt ruồi với một số lưu ý như:

Điều trị ngay khi có dấu hiệu, điều này có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá, ngăn ngừa vết thâm mụn và sẹo sau mụn.

Giảm viêm ở các nốt mụn nang, mụn viêm có kích thước lớn hoặc mụn đầu đen không viêm. Tránh chà sát lên da hoặc sản dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa các hóa chất mạnh.

Không cố gắng nặn mụn hoặc bóc vảy các nốt mụn đang lành. Điều này có thể dẫn đến tổn thương sâu đến các lớp hạ bì, khiến da viêm nặng hơn tăng nguy cơ lây nhiễm mụn sang các vùng da lân cận.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ tăng sắc tố da, bạn cần hạn chế tác động lên da để ngăn ngừa tình trạng sẹo mụn và vết thâm phát triển thành nốt ruồi.

Trao đổi với bác sĩ nếu có nốt mụn lớn, sâu hoặc viêm. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp, không để lại sẹo và các vết thâm.

Vết thâm mụn thành nốt ruồi có thể được cải thiện bằng các phương pháp tự nhiên hoặc sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, đôi khi các nốt ruồi bất thường trên da có thể là dấu hiệu của ung thư da. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tẩy Nốt Ruồi Có Bị Ung Thư Không? Biến Chứng Khi Tẩy Nốt Ruồi

Tẩy nốt ruồi có bị ung thư không? được coi là câu hỏi cũng như thắc mắc của rất nhiều người đang có dự định này. Bởi việc tự ý quyết định sẽ khiến bạn gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy, biến chứng khi tẩy nốt ruồi là gì? tẩy nốt ruồi có bị ung thư không ?. Đáp án sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết.

Tẩy nốt ruồi có bị ung thư không

Tẩy nốt ruồi có bị ung thư không? Câu trả lời rằng là không. Nhưng nó lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý này. Đối với những loại nốt ruồi bình thường, chỉ cần sử dụng tia laser để loại bỏ thì hoàn toàn không có hại. Nhưng tẩy nốt ruồi bằng những phương pháp như dùng axit. Hoặc chà xát không khoa học thì đặc biệt rất nguy hiểm. Việc này không chỉ gây viêm nhiễm mà các nốt ruồi sẽ thay đổi sắc thái và có thể gây nên ung thư.

Ngoài ra, việc tẩy nốt ruồi còn phải để ý đến đặc điểm, vị trí của từng loại nốt ruồi trên cơ thể. Có một số loại nốt ruồi là biểu hiện của bệnh ung thư hắc tố ác tính và những nốt còn lại thì có những đặc điểm khác biệt khác. Ví dụ như: Những nốt ruồi thường quá to hay không đối xứng nhau… Thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư. Nếu bạn tẩy nốt ruồi này bằng phương pháp laser hay phương pháp nào thì nữa thì cực kỳ nguy hiểm.

Những biến chứng khi tẩy nốt ruồi gặp phải

Hầu hết những nốt ruồi có màu đen, nhỏ và phẳng hay nốt ruồi không quá lớn thường là nốt ruồi lành tính, không hề có bất kỳ nguy hại nào. Tuy nhiên, không hẳn là như vậy, những nốt ruồi đó có thể là các u hắc tố hay còn được gọi là ung thư hắc tố.

Các ung thư hắc tố này sẽ sản sinh ra các hắc tố màu đen trên da. Nếu các u hắc tố này bị tác động từ tia laser hoặc những phương pháp dùng axit… sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn và lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Khi tẩy nuốt rồi thì nhiễm trùng là một trong những biến chứng không thể không kể đến. Bởi trong quá trình tẩy nốt ruồi thì dụng cụ, găng tay không bảo đảm vệ sinh, an toàn. Tẩy không đúng cách thì vùng da chứa nốt ruồi đó sẽ bị nhiễm trùng như bị chảy mủ, lở loét… Nặng hơn là vết thương đau rát, chảy nước và sưng tấy. Nhiễm trùng khi tẩy nốt ruồi gây nhiều tổn thương nghiêm trọng.

Nếu bạn lựa chọn tẩy nuốt rồi ở những cơ sở, địa chỉ kém chất lượng, sử dụng thuốc, dụng cụ và tay nghề kém sẽ khiến cho vết thương khi tẩy bị lan rộng. Vết thương đó sẽ tạo thành những sẹo lồi, sẹo lõm trên cơ thể gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, khi tẩy nốt ruồi xong, các bạn không chăm sóc đúng cách. Điều này khiến cho vết thương đó bị nhiễm trùng và nguy cơ để lại sẹo là rất cao.

Những nốt ruồi lành tính khi tẩy đi sẽ không gặp phải những biến chứng bất thường nào. Nhưng những nốt ruồi ác tính hoặc là u hắc tố khi tẩy đi thì rất nguy hiểm. Bởi đó là loại ung thư cực kỳ nguy hiểm. Những u hắc tố này sẽ hình thành, phát triển và di căn nhanh với tốc độ chóng mặt. Vì thế, khi lựa chọn tẩy nuốt rồi thì bạn cần phải lựa chọn địa chỉ. Ngoài ra tẩy nốt ruồi ở các trung tâm uy tín, công nghệ cao. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Dễ thấy, với những nốt ruồi ác tính hay lành tính. Thì ngoài những biểu hiện rõ rệt như ngứa, sần sùi hay màu sắc bất thường…. thì các bạn cần đến các bác sỹ để xét nghiệm. Giải phẫu mới có đáp án chính xác. Do đó, trước khi quyết định làm việc này.

Lời khuyên dành cho các bạn đó là đến những cơ sở uy tín kiểm tra thật kỹ lưỡng. Đặc biệt hơn, sau khi tẩy nốt ruồi xong thì các bạn hãy làm sạch. Việc bôi thuốc mỗi ngày cần kiêng hải sản, thịt bò, thịt gà và bánh chưng. Không nên tác động mạnh vào vết thương.

Xóa Nốt Ruồi Thẩm Mỹ

Nhiều người có nốt ruồi “mọc” không đúng chỗ trên mặt và tìm cách xóa nốt ruồi theo những “mẹo” dân gian, hoặc đến các cơ sở thẩm mỹ không chất lượng sẽ để lại sẹo xấu. Các bác sĩ Bệnh viện (BV) Da liễu TP Cần Thơ cho biết, kỹ thuật xóa nốt ruồi tại BV được thực hiện dễ dàng và đảm bảo thẩm mỹ.

Xóa nốt ruồi tại BV Da liễu đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho khách hàng. Ảnh: THU SƯƠNG

Theo ghi nhận của các bác sĩ BV Da liễu TP Cần Thơ, nhiều chị em tự xóa nốt ruồi tại nhà bằng phương pháp truyền miệng như dùng vôi ăn trầu trộn với chất màu đen trong pin đèn, bôi lên nốt ruồi. Cách làm này dễ gây sưng đau và loét da diện rộng, để lại sẹo xấu.

Một số chị em làm theo thông tin chia sẻ trên các diễn đàn hoặc tìm đến các cơ sở y tế không uy tín. Trường hợp của Ngọc Lan (17 tuổi, ở quận Bình Thủy), có hai nốt ruồi đen trên mặt. Em rất ngại soi gương và thiếu tự tin khi giao tiếp với bạn bè.

Lan tìm thông tin trên mạng và xóa nốt ruồi tại nhà, bằng cách đắp tỏi vào các nốt ruồi, nhưng kết quả không như ý muốn. Sau khi nốt ruồi rụng đi, lại mọc lên nốt ruồi khác to hơn và vùng da xung quanh nốt ruồi bỏng rát, thâm đen do tiếp xúc với ánh nắng. Lan tìm đến BV Da liễu TP Cần Thơ để được thăm khám và điều trị do tác hại của việc tự làm “bác sĩ” tại nhà.

Bác sĩ CKI Phạm Đình Tụ, Phó Trưởng Khoa Nội trú, BV Da liễu TP Cần Thơ, cho biết, thực tế khám chữa bệnh, nhiều trường hợp tự ý xóa nốt ruồi tại nhà hoặc đến các cơ sở thẩm mỹ kém uy tín để xóa nốt ruồi, gây tổn thương da, loét da, khi lành để lại sẹo xấu.

Một số trường hợp nốt ruồi bị xóa xong lại phát triển to thêm, vì không lấy được tận gốc. Có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, do dùng các hóa chất độc hại hoặc dùng kim chích, gây vết thương, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng vết loét của nốt ruồi. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa da liễu phải cắt bỏ sẹo xấu, nếu sẹo càng lớn thì việc sửa chữa khuyết điểm càng khó khăn hơn.

Theo bác sĩ Phạm Đình Tụ, nốt ruồi là cụm tế bào hắc tố nằm dưới da. Với nốt ruồi có đường kính dưới 4mm, BV Da liễu TP Cần Thơ thực hiện kỹ thuật bắn lazer hoặc đốt điện hoặc đốt bằng máy plasma, tổn thương sẽ tự đầy, lành sẹo tốt, không để lại di chứng. Với những nốt ruồi đường kính lớn hơn 4mm, các bác sĩ làm tiểu phẫu lấy tận gốc, chuyển vạt da tại chỗ, khi vết thương lành, sẹo mờ. Thời gian thực hiện kỹ thuật nhanh, không gây đau cho khách hàng.

Thời gian qua, BV điều trị hiệu quả cho nhiều khách hàng xóa nốt ruồi trên mặt. Nốt ruồi có di truyền, cha mẹ có thì con cái cũng có. Hầu hết nốt ruồi bình thường lành tính, trừ một số trường hợp phát triển nhanh, tự tạo loét trên bề mặt, thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc bất thường, cần lấy mẫu làm xét nghiệm sinh thiết vì phần lớn chuyển sang ung thư tế bào đáy, là 1 trong 3 loại ung thư da thường gặp.

“Khi nhận thấy nốt ruồi bất thường, người bệnh nên đến sớm cơ sở y tế chuyên khoa để khám và can thiệp kịp thời, tránh loét rộng vì đa số loét này không gây đau khiến người bệnh thường chủ quan”- bác sĩ Tụ khuyến cáo.

Theo các chuyên gia da liễu, sau khi xóa nốt ruồi, người bệnh nên chăm sóc vết thương đúng cách, như bôi dung dịch betadine hằng ngày tại vị trí nốt ruồi đã xóa (1 – 2 lần/ngày). Tránh tiếp xúc nước tại vị trí nốt ruồi. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hạn chế chất đạm tạo sẹo lồi như tôm, cua, thịt bò. Bôi nghệ tươi là liệu pháp dân gian thường được truyền miệng về công dụng chống thâm và mau liền sẹo sau khi xóa nốt ruồi, tuy nhiên, không khéo có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vết thương.

THU SƯƠNG