Vào mùa hè, khi thời tiết thay đổi, nóng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu bé bị phát ban (ban nhiệt). Phát ban nhiệt không nguy hiểm tuy nhiên nếu việc chăm sóc không đảm bảo, sẽ khiến bệnh bệnh lâu lành và có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn.
Phát ban nhiệt ở trẻ là gì?
Phát ban nhiệt ở trẻ là tình trạng do bị viêm tấy, tổn thương da. Trên da sẽ nổi các hạt li ti hoặc các mảng da màu hồng do các hạt ban phát thành mảng. Nguyên nhân gây phát ban nhiệt chủ yếu là do thời tiết nắng nóng khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, tuy nhiên các lỗ chân lông bị bít tắc.
Ban nhiệt thường xuất hiện ở nhiều vị trí, nhất là những vùng da nhạy cảm hoặc vùng da tiết mồ hôi nhiều.Các vùng như trán, cổ, lưng, ngực, bẹn, hoặc vùng hay mặc tã lót thường bị phát ban nhiều, gây ngứa. Ban nhiệt thường khỏi nhanh khi thời tiết môi trường thay đổi, trẻ ít đổ mồ hôi.
Dấu hiệu để biết bé phát ban
Ban nhiệt thường có 3 loại nhưng tùy thuộc vào mức độ tác nghẽn của da mà sẽ biểu hiện ra 3 loại sau:
Dạng ban hạt kê: dạng ban này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, ít gây ngứa và biến mất nhanh. Dấu hiệu nhận biết ban hạt kê là xuất hiện những bóng nước nhỏ li ti. Không đỏ, không viêm và không ngứa.
Dạng ban kê đỏ (rôm sảy): đây là dạng phát ban thường gặp ở trẻ. Biểu hiện của Phát ban kê đỏ đó là da bắt đầu đỏ lên, xuất hiện các bóng nước lấm tấm đỏ trên da. Các vết ban này rất ngứa và khó chịu, cảm giác như bị kim chích khiến trẻ quấy khóc và gãi rất nhiều.
Ban kê sâu (ban kê mủ): Dạng này rất ít gặp ra nhưng sẽ xuất hiện khi trẻ tại phát sau nhiều đợt rôm sảy mà không điều trị dứt điểm. Da sẽ xuất hiện những mụn cứng và màu cũng sậm hơn, không phải mềm như 2 dạng trên. Dạng ban này ít gây ngứa cho trẻ nhưng rất dễ khiến trẻ kiệt sức nếu không biết cách chăm sóc.
Cách chăm sóc cho trẻ khi bị phát ban
Cha mẹ cần giữ cho da của trẻ luôn sạch, mát, khô bằng cách thường xuyên lau người để giảm ngứa cho trẻ.
Cho trẻ chơi, ngủ trong phòng có nhiệt độ mát. Dùng quạt hoặc máy lạnh để duy trì nhiệt độ phòng không bị nóng.
Khi tắm cho trẻ cần làm sạch nhẹ nhàng, cẩn thận các vùng bị ban, tránh việc các vết ban bị vỡ gây tổn thương da của trẻ.
Không ủ ấm hoặc mặc nhiều quần áo cho trẻ, nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
Không tắm cho trẻ bằng nước nóng hoặc xử dụng xà phòng, sữa tắm có thành phần gây kích ứng da.
Hạn chế cho trẻ chơi, hoạt động mạnh, không để trẻ ra mồ hôi quá nhiều.
Không cho trẻ ăn đồ ăn khiến trẻ nóng, cho trẻ uống nhiều nước.
Nếu trẻ còn bé sữa mẹ, mẹ không nên ăn đồ ăn cay nóng mà ăn nhiều rau củ, trái cây để làm mát sữa
Cắt ngắn móng tay cho trẻ để da không bị tổn thương khi trẻ gãi nhiều.
Phát ban không nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện nhi khi: Ban lan rộng không có dấu hiệu giảm, da sưng đỏ. Trẻ nóng, sốt, quấy khóc, mệt mỏi. Không bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương do trẻ gãi. Sử dụng thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc, thuốc đắp hoặc theo kinh nghiệm của ai đó không phải là bác sĩ.