Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Mụn Rôm Cho Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy Và Cách Điều Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh

Rôm sảy (có tên khoa học là prickly heat hay miliaria) là hiện tượng khi da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Điều kiện phát triển của bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, và tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như ngực, lưng, trán, cổ v.v… và cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, háng.

Tùy độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau như xuất hiện các mụn nước dưới da, mẩn đỏ theo mảng, có thể gây ngứa râm ran, hoặc rát. Có thể chia rôm sảy theo 3 loại theo mức độ nặng nhẹ như sau:

Loại 1: rôm sảy kết tinh

Đây là mức nhẹ nhất của rôm sảy khi chỉ có tuyến mồ hôi ở lớp ngoài cùng của da ( lớp sừng) bị tổn thương. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là những mụn nước nhỏ, trong nổi trên da.

Tuy nhiên những mụn nước này không sâu, nông, xung quanh có sẩn, dễ vỡ nhưng lại lành da, không ngứa rát. Đây cũng là loại rôm sảy thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.

Loại 2: Rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ xảy ra ở lớp thượng bì trên da. Triệu chứng của rôm sảy đỏ là những sẩn đỏ trên da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nặng hơn nữa thì đau rát. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Loại 3: rôm sảy sâu

Đây là loại rôm sảy nặng nhất nhưng khá ít gặp, chủ yếu xảy ra ở người lớn hơn trẻ em, và cũng thường chỉ xảy ra ở người đã từng bị rôm sảy đỏ nhiều lần. Khi bị bệnh này, lớp bì sâu dưới da bị tổn thương.

Dù bệnh rôm sảy sâu không gây khó chịu như ngứa ngáy, đau rát, nhưng lại bít tắc chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng. Hậu quả là người bệnh dễ chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, kiệt sức do nóng.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nếu chăm sóc kỹ lưỡng và hợp lý sẽ hết trong 7 – 10 ngày. Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị không đúng cách có thể xảy ra một số biến chứng sau:

Nhiễm trùng: rôm sảy thường xảy ra khi da bị tổn thương, vi trùng phát triển có thể dẫn đến bội nhiễm vi trùng, gây ra mụn mủ.

Sốc nhiệt (hay còn gọi là sốc do nóng): Rôm sảy xảy ra bít tắc lỗ chân lông, làm cho mồ hôi không đổ ra, cơ thể không thể “hô hấp” qua da để cân bằng nhiệt độ, do đó gây ra các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, tim đập nhanh và có thể gây ra đột quỵ.

Nguyên nhân của rôm sảy?

Rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.

Rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức:

Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.

Trẻ hiếu động: Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.

Lồng ấp: Một số trẻ bị bệnh cũng phải được chăm sóc trong lồng ấp nên sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.

Quần áo: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, chật kín gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bít tắc tuyến mồ hôi.

Cách trị rôm sảy cho bé

Vệ sinh cho bé

+ Làm mát và làm sạch cơ thể bé bằng cách tắm nước mát.

+ Tắm bằng nước sạch hoặc sữa tắm có độ pH trung bình (pH từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp).

+ Lau khô cho bé sau khi tắm bằng khăn tắm sạch, mềm mịn, thấm nước.

Chuẩn bị cho bé những bộ quần áo rộng, thoáng mát, vải cotton 100% thấm thoát mồ hôi. Tránh lựa chọn vải len hay chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.

Không được gãi, hay chà xát vào da

Vùng da bị rôm sảy rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị rôm nặng có thể xuất hiện những nốt nước, gãi, cào sẽ làm da bị trầy xước, gây nhiễm trùng da. Chủ động cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân cho trẻ.

Đưa trẻ bị rôm sảy đến bệnh viện

Khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần hay khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.

Các mẹ cũng có thể dùng mẹo dân gian tắm nước lá cho bé. Mục đích của việc này là làm sạch cũng như làm mát da cho trẻ.

Có thể tắm cho trẻ bằng các loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới v.v… vì những loại lá, quả này có tính mát. Hơn nữa, những loại lá, quả này cũng cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên cho trẻ, giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.

Có rất nhiều vi khuẩn trên lá rất cứng đầu dù đun sôi cũng không chết được nên tốt nhất các mẹ nên ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi tắm. Có thể nghiền hoặc đun làm nước tắm tùy từng bài thuốc.

Các mẹ cũng nên chú ý là nên tắm bằng sữa tắm làm sạch cơ thể bé trước khi tắm nước lá. Sau khi tắm nước lá cũng nên tắm qua với nước hơi ấm để làm sạch phần bột, lông lá còn đọng lại trên da bé.

Tuy nhiên trong một số trường hợp tắm lá sẽ không có tác dụng. Nếu rôm sảy xuất hiện do khí huyết nóng phát ra từ trong cơ thể của bé thì cách duy nhất làm mát cơ thể bé là ăn đồ mát.

Sử dụng phấn rôm

Lựa chọn phấn rôm phải đúng chất lượng. Phấn rôm có tác dụng làm dịu cơn ngứa, làm khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện tượng rôm sảy. Tuy nhiên các mẹ nên chọn loại phấn rôm phù hợp với da bé và ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường trên da bé.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng phấn rôm bởi trẻ có thể bị ho, khó thở, buồn nôn, phù phổi nếu hít phải bụi phấn rôm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Một số sai lầm mà các mẹ nên chú ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy…

Massage làm dịu da bé bằng các loại dầu làm mềm và bổ sung dưỡng chất cho da như dầu olive, dầu dừa v.v.. Nghe thì rất hợp lý nhưng lại là một việc làm tạo điều kiện để rôm rẩy phát triển.

Các loại dầu nói chung đều làm nóng (dù dầu olive hay dầu dừa tính nóng thấp) và tăng độ ẩm của da. Dầu olive và dầu dừa lại có tính nặng cao, càng làm cho da bị bít tắc lỗ chân lông nếu không làm sạch cẩn thận.

Tắm bằng nước chanh đặc hay dùng chanh để chà xát lên da bé. Điều này gây xót, ngứa cho da bé, và cũng làm tổn thương da của bé do lượng acid cao.

Cũng tương tự với tắm nước lá quá đặc, lượng bột lá có thể sẽ đọng lại trên da gây nhiễm khuẩn, kích ứng, dị ứng cho trẻ. Các mẹ cũng không nên tắm với nhiều loại lá, hoặc tắm với những loại lá không rõ nguồn gốc, không rõ công dụng tránh tác dụng ngược lại.

Tắm nước lá cho trẻ còn phải tránh trường hợp da của bé vốn đã bị trầy xước, mưng mủ hay tổn thương nặng. Bởi khi này, da đã bị viêm rất nặng rồi và khi tắm nước lá làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, làm tình trạng nhiễm trùng da càng trở nên nặng, thậm chí có những biến chứng đến mạch máu, hệ thần kinh v.v…

Sử dụng chung sữa tắm của người lớn cho trẻ. Da của bé khác với da của người lớn. Da của trẻ còn mỏng manh, dễ bị tổn thương. Sữa tắm của người lớn lại có độ kiềm cao làm cho da bé càng thêm bị khô, tăng khả năng nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập.

Tự ý bôi thuốc cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ. Trong những trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy nhẹ, chỉ xuất hiện các mảng, đốm đỏ nhỏ, các mẹ có thể chẩn đoán sai bệnh lý của trẻ.

Hơn nữa, mỗi loại da có một tính chất khác nhau, việc tự ý bôi thuốc cũng có thể làm da của bé có những kích ứng với thành phần của thuốc, làm bệnh trở nên nặng hơn.

Phòng bệnh rôm sảy ở trẻ em…

Điều chỉnh hoạt động của bé

Lựa chọn sân chơi cho bé, không để bé chơi ngoài nắng. Sau 10h sáng, không những nắng oi bức mà còn chứa nhiều tia tử ngoại gây ảnh hưởng đến các tế bào da của bé.

Chọn phòng thông thoáng, rộng rãi. Lưu ý có thể dùng quạt hoặc điều hòa để giữ mức nhiệt độ khoảng 27 – 28 o C là hợp lý nhất, nhưng không nên để không khí quá lạnh, hoặc quá khô vì không những làm khô da mà còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Bổ sung nước cho bé

Cho bé uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Thường xuyên cho trẻ uống những loại nước làm mát như sắn dây, nước chanh, cam, rau má v.v…

Đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay, chống nắng cho trẻ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đặc biệt nếu đưa trẻ ra ngoài từ 10h sáng đến 4h chiều (16h)

Mách Bạn Những Cách Chữa Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh

Rôm sảy có thể tự hết, tuy nhiên, nếu bạn không nắm được cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh sẽ để lại những hậu quả nặng nề khi gặp trường hợp biến chứng.

Trước hết, khi bị rôm sảy, trẻ sẽ rất khó chịu, đối với rôm sảy đỏ sẽ gây ra ngứa, đau như bị châm chích. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Khi bị rôm sảy, trẻ dễ quấy khóc, không chịu ngủ cũng như bú sữa. Nếu rôm xảy kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Rôm sảy làm trẻ khó chịu, quấy khóc

Bên cạnh đó, nếu rôm sảy dạng nặng sẽ gây ra một số biến chứng không lường trước được:

Nhiễm trùng: rôm sảy bị nhiễm trùng sẽ gây ra mụn mủ, sưng đỏ, rất đau và ngứa.

Nóng sốt: nhất là trong môi trường khí hậu nắng nóng, trẻ bị rôm sảy sẽ nóng sốt, kiệt sức dẫn đến một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,… và đưa đến tình trạng đột quỵ vô cùng nguy hiểm.

Nếu không chữa trị kịp thời, rôm sảy sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị rôm sảy

Cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng là các bài thuốc dân gian, an toàn và hiệu quả. Các loại thuốc này được điều chế thành dung dịch, tắm cho trẻ thường xuyên. Không chỉ khi trẻ đã nổi rôm sảy, các mẹ cũng có thể dùng mỗi tuần để phòng ngừa cho bé yêu nhà mình.

Mướp đắng (khổ qua) được xay nhuyễn, cho bã vào miếng vải, buộc chặt, sau đó lấy nấu nước pha vào cho bé tắm. Với 2 quả mướp đắng/ lần và liên tục khoảng 1 tuần, rôm sảy sẽ biến mất.

Khổ qua nấu nước tắm – giải pháp dân gian chữa rôm sảy

Lá chè xanh được vò kỹ, nấu cùng nước, pha cho bé tắm. Không chỉ có tác dụng làm mát cho da, bài thuốc này còn giúp diệt khuẩn cho trẻ.

Pha nước tắm cho bé cùng với muối và một nửa đến một quả chanh. Việc này sẽ giúp làm mát cho da bé. Tuy nhiên, lượng muối và chanh cần loãng, không được quá nhiều, sẽ làm hại đến da của trẻ.

Bên cạnh đó, còn có những cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh theo đông y cũng vô cùng hiệu quả.

Khoảng 70g gừng tươi để cả vỏ, rửa sạch, giã nát. Dùng bông thấm nước gừng thoa lên những chỗ nổi mụn, rôm sảy. Bôi liên tiếp trong 5 ngày, mỗi ngày khoảng 2-3 lần. Bên cạnh đó, cũng có thể xay nhỏ gừng, sắc với nước, cho bé tắm liên tiếp từ 2 -3 ngày.

Gừng tươi bôi lên da hoặc nấu nước tắm sẽ giúp hết rôm sảy

Lá dâu tằm khoảng 200g cho vào túi vải, giả nhỏ, nấu cùng nước tắm. Đợi đến khi nước ấm là có thể cho trẻ tắm. Sau khi tắm, lau khô, bôi một ít bột đậu xanh (đậu xanh còn vỏ, giã nhuyễn) lên vùng bị nổi rôm sảy. Bài thuốc nên thực hiện từ 3-5 ngày.

Lá dâu tằm hữu hiệu trong điều trị rôm sảy

Đối với trẻ sơ sinh, chưa ăn được nên chủ yếu là dùng các loại nước tắm. Nếu trẻ đã có thể ăn, nên chú ý đến khẩu phần ăn của bé trong những ngày hè nóng bức. Thanh long, rau má là những thực phẩm mát, thích hợp cho những lúc bé bị rôm sảy.

Tắm bé bằng thảo dược là cách chữa trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh rất tốt, nhanh chóng. Các giáo sư thạc sĩ đầu ngành của của Đại học Y Dược Hà Nội đã nghiên cứu thành công sản phẩm ELEMIS cho trẻ sơ sinh. Những thảo dược này được chứng minh rất an toàn và mang lại hiệu quả rõ ràng, nhanh chóng.

ELEMIS- giải pháp cho trẻ rôm sảy

Cách Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Sau 2

Giữa vô vàn phương pháp, đâu là cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả? Theo các chuyên gia, nếu áp dụng đúng cách, đúng thời điểm chỉ sau 2-3 ngày rôm sảy ở trẻ sẽ được đẩy lùi.

Mọi trẻ sơ sinh đều có thể mắc phải bệnh lý rôm sảy trong những tuần đầu tiên, nguyên nhân là do hệ thống bài tiết mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng điều tiết thân nhiệt gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do cha mẹ lo sợ bé lạnh nên đã mặc nhiều lớp quần áo khiến trẻ đổ mồ hôi, khi chưa kịp thời lau khô mồ hôi cùng bụi bẩn đọng lại dưới lớp nang lông gây tắc nghẽn dẫn tới viêm nhiễm, nổi mụn nước, ngứa ngáy.

Rôm sảy thường xuất hiện rải rác hoặc thành mảng có màu hồng, đỏ ở mặt, đầu, cổ, hoặc vùng da nếp gấp thường xuyên che phủ bởi quần áo. Có rất nhiều cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh, nhưng để đem lại hiệu quả sau 2-3 ngày các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng theo những cách sau:

Biết rõ bé bị rôm sảy loại nào sẽ giúp cha mẹ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp

1.Xác định rõ bé đang bị rôm sảy loại nào

Rôm sảy ở trẻ được chia thành 3 loại khác nhau, phổ biến nhất và nhẹ nhất là rôm sảy kết tinh ở lớp biểu bì ngoài cùng của da; nặng hơn là rôm sảy đỏ gây ngứa, khi mụn nước vỡ gây rát; nguy hiểm nhất là rôm sảy sâu gây tổn thương tới lớp da phía trong của bé và cần sự can thiệp của y tế.

Khi xác định rõ bé đang bị rôm sảy loại nào cha mẹ sẽ dễ dàng tìm ra cách điều trị phù hợp.

2. Lựa chọn sữa tắm phù hợp với trẻ

Mẹ không thể lựa chọn sữa tắm có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt, có tính tẩy rửa mạnh khi bé đang bị rôm sảy vì khả năng gây kích ứng, nhiễm trùng da bé là rất cao. Thay vào đó nên dành sự ưu tiên cho các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.

3. Làm mát cơ thể trẻ

Nguyên nhân chính dẫn tới rôm sảy là do cơ thể trẻ bị nóng, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, vì vậy để trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cần làm mát cơ thể trẻ để hạn chế đổ mồ hôi bằng cách:

Làm mát cơ thể trẻ để hạn chế đổ mồ hôi gây rôm sảy

+ Cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và đặc biệt mặc ít lớp quần áo.

+ Chế độ dinh dưỡng nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế đồ cay nóng và thực phẩm nhiều dầu mỡ.

+ Tắm cho bé 2 lần/ngày, thường xuyên lau mồ hôi khi bé chơi đùa, vận động.

4. Hạn chế để bé vui chơi trong môi trường nhiệt độ cao

Vào mùa hè nóng bức, mẹ nên hạn chế để trẻ vui chơi ngoài trời trong những khung giờ cao điểm (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), lúc này nhiệt độ cao có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều, thậm chí còn dẫn tới hiện tượng say nắng.

5. Cẩn trọng khi dùng kem bôi, lá tắm dân gian trị rôm sảy

Kem bôi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả điều trị, mặt khác ưu điểm của kem bôi đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng đa phần có chứa hóa chất, hoạt chất corticoid nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nên cha mẹ cần cẩn trọng khi lựa chọn.

Nên cẩn trọng khi dùng lá tắm, kem bôi trị rôm sảy cho bé

Lá tắm dân gian cũng rất “được lòng” các mẹ bỉm sữa vì cho rằng thảo dược sẽ đem lại sự an toàn và tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên, hiện nay lá tắm dân gian đã không còn an toàn nữa do sự ô nhiễm môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật, nếu không loại bỏ hết khi tắm lên da sẽ gây kích ứng, nhiễm trùng.

Khi đã áp dụng các phương pháp trên mà rôm sảy ở trẻ vẫn không khỏi, kéo dài nhiều ngày mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách Chữa Mụn Kê Cho Trẻ Sơ Sinh Trong Một Nốt Nhạc

Mụn kê hay còn được mọi người còn gọi với tên nang kê hay mụn sữa đây là rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những vùng mà mụn kê thường xuất hiện là má, trán, chân tay và lưng trên cơ thể của trẻ. Mụn sữa này được bao bọc với một vùng da bị tấy đỏ và sẽ càng đỏ hơn nếu bé vùng da bị kích thích. Hãy đọc bài viết này để biết cách chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh trong tích tắc.

Ngoài ra để điều trị đúng cách thì các ông bố bà mẹ cần phải phân biệt được mụn kê hay rôm rảy để tránh nhầm lẫn. Với những nốt mụn kế mới xuất hiện thì sẽ không gây cho trẻ tình trạng đau hay ngứa, còn rôm rảy thì ngược lại sẽ làm trẻ khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kê cho trẻ là các bã nhờn ứ đọng trên da và do các hocmon trẻ được nhận từ mẹ.

Theo các chuyên gia thì mụn kê không gây ảnh hưởng gì cho trẻ mà sẽ tự hết sau vài tuần. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ nóng lòng muốn trị khỏi cho con nhanh chóng nên đã áp dụng sai cách gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nguy hiểm hơn là vùng da có mụn kê xuất hiện sẽ bị kích thích và để lại di chứng suốt đời.

Những cách chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh

– Các mẹ cần chú ý là tuyệt đối không bôi bất kỳ loại kem nào lên vùng da bị mụn kê. Ngoài ra cũng không chạm tay hay chà xát lên các nốt mụn, để ngăn việc các nốt mụn bị vỡ gây nhiễm trùng khiến tình trạng nặng hơn.

– Hãy mua cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi thoải mãi, giúp trẻ giữ được nhiệt độ cơ thể mát mẻ tránh tình trạng trẻ cảm thấy nóng bức.

– Chú ý là hãy tắm cho trẻ hàng ngày với nước ấm và sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh. Hãy lưu ý là sau mỗi khi tắm thì cần phải lau khô người cho trẻ tránh để người trẻ ướt khi mặc quần áo.

– Sử dụng các loại lá tự nhiên để tắm cho trẻ, loại lá giúp chữa mụn kê ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất là lá khế. Các mẹ chỉ cần lấy lá khế rồi rửa sạch với nước sau đó cho vào nồi đun sôi để nguội tắm cho trẻ. Chú ý là các mẹ cần phải rửa sạch lá khế bằng nước muối pha loãng để loại bỏ các loại vi khuẩn tồn tại trên lá tiếp xúc với da bé.

– Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng các loại thảo dược có tính mát như mướp đắng, hạt kê, kinh giới. Để tăng tính hiệu quả của cách chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh bằng lá khế thì các mẹ hay bổ sung nhiều thực phẩm có tính mát. Tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cho làn da của trẻ.

– Để hạn chế mụn kê xuất hiện thì khi cho trẻ bú hãy hạn chế để sữa bắn lên mặt trẻ.

Tôi từng tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Với niềm đam mê với công việc marketing và viết lách cũng như nghiên cứu về các mảng sống khỏe, sắc đẹp, tin tức, tâm linh hiện tôi đang là quản trị và biên tập cho trang tin chúng tôi Mong rằng, nguồn thông tin mà tôi thu thập được từ các website uy tín sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích.