Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Nghiện Facebook Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

7 Cách Giúp “Cai Nghiện” Facebook

1. Không bao giờ để Facebook luôn trong trạng thái đăng nhập

Thoát Facebook là cách chắc chắn nhất để bạn tránh lúc nào cũng kiểm tra xem có thông tin mới nào hay không. Nếu bạn luôn giữ đăng nhập Facebook, sự tò mò trong việc kiểm tra các tin nhắn, tin mới trên “News feed” là không thể tránh khỏi. Thoát Facebook là một cách hay giúp bạn biến thói quen tự động vô thức của bạn thành một nỗ lực có ý thức. Hãy cố gắng để chỉ mở trang này vào thời gian giải lao hay nghỉ ăn trưa. Sau đó, khi làm việc trở lại, bạn hãy đăng xuất ngay lập tức.

2. Chia sẻ nội dung trên Facebook mà không cần đăng nhập

Bạn không nhất thiết phải đăng nhập mới có thể chia sẻ nội dung trên Facebook. Chỉ cần bổ sung một ứng dụng ‘Post to Facebook’ vào trình duyệt web mà bạn đang sử dụng, tất cả những cập nhật nội dung của bạn sẽ chờ sẵn trên Facebook khi bạn đăng nhập vào trang này lần tới.

Tuy nhiên, bạn cũng nên áp dụng cách “cai nghiện” này sao cho hợp lý. Nếu bạn là người kiểm tra Facebook 6 lần mỗi giờ đồng hồ, thì mỗi khi “thèm” Facebook, bạn chỉ cần ngồi tại chỗ, vận động chân tay. Việc thường xuyên ra ngoài để pha đồ uống và đi lòng vòng sẽ khiến sếp và đồng nghiệp của bạn để ý, đồng thời cũng không có lợi cho năng suất làm việc của chính bạn.

7. Chuyển sang dùng những mạng xã hội ít “gây nghiện” hơn Facebook

Nếu quá “nghiện” Facebook, bạn có thể sử dụng những trang mạng xã hội khác để duy trì liên lạc. Có rất nhiều mạng xã hội giúp bạn “buôn chuyện” nhanh và thư giãn đầu óc mà không tiêu tốn nhiều thời gian như Facebook, chẳng hạn Instagram hay LinkedIn. Những trang mạng này vẫn gây “nghiện”, nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên để xảy ra tình trạng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” khi “né” Facebook mà lại chuyển sang “nghiện” những mạng xã hội này.

Facebook được thiết kế để giúp bạn duy trì kết nối với mọi người trên mạng, nhưng gần như đã khiến bạn “ngắt kết nối”với đời thực. Xét cho cùng, công việc phải là ưu tiên số 1 khi bạn có mặt ở công sở. Bởi vậy, hãy toàn tâm toàn ý với công việc và thử áp dụng cách gợi ý ở trên để biết kết quả.

Thành Đào Theo Career Bliss/ chúng tôi

Có Hay Không Người Nghiện Facebook?

Hiện phân loại bệnh trên thế giới chưa có mã bệnh nghiện Facebook (FB), nhưng hệ lụy do FB gây ra với trẻ em (và mọi lứa tuổi) thì không ai dám phủ nhận. Trước đây, chúng ta đã nhiều lần nói đến nghiện game online, mà FB và game online là hai phần của Internet!

Thuật ngữ tiếng Anh “Internet addiction” là nghiện Internet bao gồm nghiện game online và nghiện mạng xã hội.

1. Ngày 7.1.2018, BV Tâm thần TW I tiếp nhận một nữ sinh 18 tuổi, ở Hà Nội, do cha mẹ đưa đến trong tình trạng bất tỉnh. Gia đình nói rõ rằng con gái họ nghiện mạng xã hội rất nặng dẫn đến trầm cảm. Trước khi vào lớp 12, cháu học giỏi, rất ngoan. Bốn tháng gần đây, cháu học tập giảm sút trầm trọng, suốt ngày ôm điện thoại, lướt FB triền miên, đến bữa cũng không muốn ăn, nhiều hôm thức đến 2 – 3 giờ sáng. Có lần bố về nhà có việc, bắt quả tang cháu trốn học ở nhà ôm điện thoại; tính nết thay đổi, sống khép mình, không giao lưu với bạn bè. Ngày 20.11 vừa qua, các bạn rủ đi thăm thầy cô cũng không đi; gia đình đã mời bác sĩ tâm lý đến nhà nhưng cháu bất hợp tác. Khuyên bảo không được, gia đình cắt mạng Internet, không ngờ cháu phản ứng dữ dội, đập phá đồ đạc, chửi rủa, chống trả bố mẹ. Cực chẳng đã, nghe theo bác sĩ, gia đình phải dùng thuốc mê để đưa cháu đi bệnh viện.

Cuối tháng 12.2017, một cậu bé 14 tuổi, ở Hà Nội, nhập Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, Hà Nội, trong tình trạng co giật. Bố mẹ cho biết, mỗi ngày cậu lướt FB hơn 10 tiếng, cứ đi học về là ôm điện thoại, nằm trong phòng lướt, cả lúc ăn hay đi vệ sinh cũng ôm điện thoại. Khi phụ huynh thu điện thoại, cậu thu mình lại kể cả suy nghĩ và hành động rồi xuất hiện co giật. Khi khám, phát hiện cháu có triệu chứng ảo thanh ra lệnh (một loại ảo giác): Cứ vào chạng vạng tối, luôn có tiếng nói bên tai, lúc giọng đàn ông, lúc giọng phụ nữ thúc giục “mày phải chơi đi”… Phải chỉ định dùng thuốc chống loạn thần, ảo giác cho cháu mới hết, thời gian sử dụng FB sau đó giảm dần…

2. Phòng điều trị nghiện chất của Viện sức khỏe tâm thần cũng điều trị một nam sinh viên 20 tuổi, từ BV khác chuyển đến. Từ khi còn học PTTH, cậu đã được sử dụng máy tính bảng; khi học đại học ở Hà Nội, lại có thêm laptop. Một ngày, cậu có 8 đến 10 tiếng trên FB, bỏ cả lên lớp, học hành sa sút nên bị đuổi học. Về quê, cứ 5 – 6h chiều, cậu lại sang ngôi nhà hoang của hàng xóm ngồi lặng lẽ mấy tiếng đồng hồ… Làm test chẩn đoán, phát hiện cậu bị trầm cảm thứ phát, mức độ nhẹ. BS tư vấn cho gia đình “giải thoát” cho cậu khỏi trầm cảm và nghiện mạng bằng cách bắt đi làm ruộng, cứ chiều đến phải phụ mẹ nấu cơm. Sau hơn 1 tháng áp dụng, bệnh nhân đã hết nghiện…

Có tới 38% dân số toàn cầu nghiện Internet với các triệu chứng: Sử dụng Internet quá nhiều; thức rất khuya và dính chặt lấy Internet; thay đổi tâm trạng và thường xuyên bồn chồn khi không sử dụng Internet; không thể kiểm soát khoảng thời gian lang thang trên mạng hoặc giao thiệp với cuộc sống bên ngoài ngày càng ít.v.v…

Có lẽ cần một cái nhìn theo quan điểm phòng bệnh, như trước đây, nghiện game tuy chưa được công nhận và phân loại chính thức trong các Bảng phân loại bệnh tâm thần của Tổ chức y tế thế giới (IDC10) hoặc của Mỹ (DSM 5), nhưng Hội Tâm thần học Mỹ đã coi đây là một rối loạn tâm thần. Những biểu hiện “nghiện” game mà họ mô tả oái ăm thay, cũng thấy biểu hiện hầu hết ở những người nghiện FB.

4. Một người được coi nghiện game có 2 nhóm triệu chứng. Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy: Gần như bị phụ thuộc hoàn toàn vào game cả về cảm xúc (vui, buồn…), tâm lý, nhận thức; luôn cảm thấy thèm muốn chơi game; phải xa máy tính, luôn thèm muốn, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác. Chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ và không có khả năng giới hạn thời gian chơi. Nhiều người chơi thâu đêm suốt sáng… Mất các mối quan tâm: Bỏ bê học hành, công việc, sự nghiệp, mọi mối quan hệ bạn bè, gia đình, những người trước đây từng rất thân thiết với họ. Nếu nặng, bỏ cả vệ sinh cá nhân, người thường hôi hám… Thứ hai là nhóm triệu trứng trầm cảm: Thường có trạng thái phấn khích khi chơi, nhưng nhanh chóng chuyển thành thất vọng và thất vọng có thể chỉ tồn tại trong lúc chơi, nhưng cũng có thể tồn tại cả ngày. Dần dần, khí sắc trầm, mất ngủ, chán ăn, ăn ít, hầu như không có hứng thú và mất cảm giác với đời sống thực; biểu hiện rối loạn tâm thần – vận động, giảm sút năng lượng sống; thường có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi; khó tập trung suy nghĩ hoặc ra quyết định trong học tập hay làm việc; nguy hiểm hơn, nhiều người có ý tưởng muốn chết hoặc hành vi tự sát.

Ngoài những hệ quả tất yếu là: Giận dữ, bất an và khó chịu khi bị ngăn cấm; lừa dối gia đình, bạn bè để che giấu mức độ chơi; trộm cắp để có tiền chơi; chơi để trốn việc nhà, việc học và các trách nhiệm, để giải tỏa buồn bực, trầm cảm, căng thẳng… thì hầu hết các game thủ bị rối loạn giấc ngủ, tiền đề phát sinh những rối loạn tâm thần. Một nguy hại lớn khác là các bạn trẻ dễ bị lôi cuốn vào các giá trị ảo: “tút” một tấm ảnh thật đẹp, chăm chút từng câu status (trạng thái) để thu hút… rất ít có giá trị và hiệu quả trong đời sống thực, nhưng làm cho mình cách biệt, cô đơn, thậm chí thành vô dụng trong cuộc sống. Chưa kể khi tung clip đen lên FB để rồi phải thu mình không giao tiếp, thậm chí nghỉ học, cá biệt là tự sát vì xấu hổ; hoặc lập fanpage nói xấu cha mẹ, thầy cô, bị búa rìu dư luận, bị nhà trường buộc nghỉ học; hoặc bị tai nạn giao thông vì lướt FB… Nếu phát ngôn thiếu khiêm tốn, nói tục, chửi thề, sẽ là một vết bùn trên “bộ mặt online”; công khai hình ảnh hở hang; chụp ảnh nhà lầu, xe hơi, đồ đắt tiền… như một cách tiếp thị bản thân thì rõ là nông cạn. Nên biết, nhan sắc và đồ đắt tiền… chỉ làm mờ mắt người háo sắc, tham lam. Theo BBC, Bảng phân loại quốc tế bệnh tâm thần (ICD 11) WHO mới công bố đầu năm 2018, đã có mã chứng bệnh “rối loạn chơi game”. Ở mục mô tả chứng nghiện game, ICD khuyến cáo chơi game bất thường kéo dài ít nhất 12 tháng cần được chẩn đoán và điều trị…

5. Nghiện FB mắc ở mọi lứa tuổi, nên khi thấy bản thân, con cái có những biểu hiện: Dùng FB rất nhiều, tác động tiêu cực đến công việc, học tập; đã cố gắng cắt giảm sử dụng nhưng không được; cảm thấy có sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều; bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng, là đã “nghiện”.

Đến nay, chưa có loại thuốc nào chữa được nghiện FB, mà chỉ có những can thiệp tâm lý để làm mờ nhạt dần tình trạng nghiện. Nghiện mới 6 tháng, được coi là trạng thái cấp tính cũng phải điều trị ít nhất 6 tháng. Nếu đã nghiện trên sáu tháng, được coi là mạn tính, phải điều trị kéo dài 3 – 5 năm. Thuốc chỉ dùng với những bệnh nhân có các bệnh đồng thời khác như HIV, viêm gan B… hoặc xuất hiện hậu quả của nghiện FB như mất ngủ, trầm cảm… Cần lắm, cha mẹ giúp trẻ có nhiều sân chơi lành để không bị cuốn vào thế giới ảo.

Nhận thức được những hệ lụy cho phát triển của trẻ nhỏ, nên từ 4.7.2017, Tecent – hãng cung cấp dịch vụ game online lớn nhất Trung Quốc đã khống chế game “King of Glory” nổi tiếng nhất của họ với trẻ 12 tuổi trở xuống chỉ được chơi 1 giờ/ngày, không được phép đăng nhập sau 21h, hạn chế số tiền nộp vào tài khoản; từ 12 – 18 tuổi là 2 giờ/ngày; vi phạm sẽ bị buộc phải “rời cuộc chơi”. Tháng 4.2017, một game thủ 17 tuổi ở tỉnh Quảng Đông đã đột quỵ, tử vong vì chơi game “King of Glory” liền 40h. Còn nói như một bài báo mạng “chứng nghiện Facebook chỉ là khuyến cáo của các nhà tâm lý” thì thật là thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm!

BS BÌNH NGUYÊN

Theo Laodong.vn

21 Tác Hại Của Việc Nghiện Facebook Đối Với Giới Trẻ

Sự ra đời của mạng xã hội là một bước tiến mới của ngành công nghệ thông tin và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới. Nhắc đến mạng xã hội, chắc hẳn nhiều bạn trẻ sẽ nghĩ ngay đến Facebook, bên cạnh những mạng xã hội phổ biến khác như Twitter, Google Plus, Tumblr,… Hầu như bạn trẻ nào cũng có một tài khoản Facebook và bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh ai đó đang truy cập vào Facebook. Facebook trở thành người bạn không thể thiếu đối với giới trẻ và là một phần của cuộc sống đối với một số người.

Có thể bạn đang quan tâm: những câu chúc mừng sinh nhật hay và ý nghĩa nhất – điện thoại đắt nhất thế giới – cách cắm hoa ngày Tết

Mạng xã hội Facebook cũng như các công cụ giải trí khác, nó cũng gây nghiện, cũng có những lợi ích và tác hại nhất định. Nếu như được sử dụng đúng cách và hợp lý thì mạng xã hội Facebook mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, “thế giới ảo” này như một chiếc cầu nối giúp mọi người có thể gần nhau hơn, có thể chia sẻ và nói chuyện với nhau cho dù bạn ở nơi đâu, đặc biệt Facebook còn là một công cụ rất hữu ích giúp cho việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu được hiệu quả hơn.

Tác hại của việc nghiện Facebook

Làm giảm tương tác giữa người với người

Sử dụng mạng xã hội Facebook có thể làm giảm tương tác giữa người với người. Thật vậy, bạn hãy thử tưởng tượng xem bạn bè và người thân của bạn sẽ cảm thấy thế nào khi gặp mặt họ mà bạn cứ dán mắt vào Facebook qua chiếc Smartphone?! Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.

Facebook khiến bạn cảm thấy bị bỏ rơi

Liên lạc với nhau rất nhiều qua máy tính, nhưng họ chẳng thể cùng đưa bạn ra ngoài ăn trưa hay ngồi nghe bạn khóc lóc than thở về một người sếp khó ưa. Đọc các status về những việc thú vị mọi người đang làm, bạn sẽ buồn bã vì chẳng được tham gia cùng.

Facebook biến bạn thành kẻ chuyên rình mò

Một số lượng đáng kể người dành phần lớn thời gian trên Facebook chỉ để tìm kiếm “người yêu cũ, những đứa bạn xấu tính, người mình không ưa và người không thể sánh đôi trong đời thực,…”. Không có gì bất ngờ khi nó khiến bạn day dứt mãi về những thất bại mắc phải trong quá khứ và cảm thấy không hài lòng với bản thân mình.

Facebook có thể khiến cho tình yêu dễ đổ vỡ

Theo nghiên cứu mới đăng trên tờ Computers in Human Behavior, những người dành nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội Facebook hàng ngày có nguy cơ ly dị nhiều hơn. Theo tiến sĩ Sebastián Valenzuela từ ĐH Pontifical Catholic ở Chile, có thể những người đang gặp căng thẳng trong quan hệ gia đình thích dùng việc đăng hình và like ảnh để tránh đối mặt với vợ hoặc chồng. Việc sử dụng mạng xã hội Facebook giúp bạn kết bạn mới và nối lại các mối quan hệ cũ, tạo cơ hội cho các mối quan hệ ngoài luồng. Mặc khác, sử dụng Facebook dễ gây nghiện, không mang lại lợi ích cho quan hệ gia đình. Mạng xã hội Facebook tưởng chừng là công cụ hiệu quả để “hâm nóng tình cảm”, nhưng thực tế là lợi thì ít mà hại thì nhiều. Thực tế cho thấy, những ai sử dụng mạng xã hội Facebook càng nhiều thì họ càng có “tật” theo dõi mọi hành động của người ấy, dễ dẫn đến cãi vã và chia tay.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt Facebook trong một thời gian.

Sử dụng Facebook không đúng cách có thể gây bạo lực trên mạng

Cụm từ “anh hùng bàn phím” từ nhiều năm nay đã không còn quá xa lạ đối với giới trẻ. Khi sử dụng mạng xã hội Facebook, người ta cảm thấy thoải mái nói những điều mà trên thực tế ở ngoài đời họ không dám phát biểu. Trong nhiều trường hợp, chỉ vì những phát ngôn “đá đểu” hay động chạm đến một ai đó mà những vụ ẩu đả đáng tiếc đã xảy ra.

Thường xuyên so sánh bản thân với người khác

Thường xuyên so sánh bản thân với người khác là một trong những tác hại rất phổ biến của những người thường xuyên sử dụng Facebook. Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Thực tế mình cũng đã gặp nhiều trường hợp, ngay với người mình thương yêu nhất. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình.

Sử dụng Facebook quá nhiều gây bệnh khô mắt

Sử dụng Facebook thường xuyên sẽ gây hại cho mắt của bạn. Không dùng Facebook trên laptop mà sử dụng trên điện thoại di động thì cũng vẫn có thể gây hại cho mắt, khiến cho mắt bị khô. Vì vậy điều quan trọng là hạn chế việc sử dụng theo cách tốt nhất có thể. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Facebook nhiều giờ liên tục, thì tốt hơn bạn nên bỏ thói quen này và thỉnh thoảng hãy để cho đôi mắt được nghỉ ngơi.

Sử dụng Facebook quá nhiều gây mất ngủ

Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn là chưa đến giờ ngủ. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần, do đó, tốt nhất là đừng để điện thoại ở gần khi chuẩn bị đi ngủ.

Sử dụng Facebook nhiều gây ra cảm giác lo âu

Sử dụng Facebook cả ngày đồng nghĩa với việc bạn không tương tác với thế giới thực. Vì vậy, nó có thể khiến bạn sợ hãi khi tiếp xúc với thế giới thực. Điều này sẽ gây ra cảm giác lo âu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Xao lãng mục tiêu cá nhân và giết chết sự sáng tạo

Việc quá chú tâm vào mạng xã hội Facebook dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.

Hơn nữa, mạng xã hội Facebook cũng là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội!

Khi bị thu hút vào những thông tin mới cập nhật hay những bức hình mới của bạn bè trên Facebook thì bạn có quan tâm tới những việc khác xung quanh không?! Sử dụng Facebook liên tục cũng có thể gây giảm mức độ tập trung. Bạn không chú ý tới những hoạt động khác, đây là một điều xấu với sức khỏe của bạn.

Nghiện Facebook gây rối loạn ăn uống

Khi dành nhiều thời gian trên mức cần thiết cho mạng xã hội, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ không ăn uống hợp lý vì quá mải mê với các hoạt động trên Facebook, khiến bạn giảm cân hoặc tăng cân. Nếu không chú ý đến cách ăn uống của mình thì bạn cũng có thể bị tình trạng chán ăn.

Bạn có biết Facebook cũng có thể ảnh hưởng ở mức độ lớn tới sức khỏe tình dục. Có nhiều cặp dành nhiều thời gian cho Facebook hơn là nói chuyện với nửa kia, vì vậy có thể làm giảm hứng thú ở một mức độ nào đó. Nếu bạn nghĩ rằng Facebook là hấp dẫn hơn bất cứ điều gì khác thì có thể ảnh hưởng tới chuyện chăn gối.

Sử dụng Facebook quá nhiều làm bạn tăng cân

Nếu sử dụng Facebook cả ngày thì cũng có thể gây béo phì. Béo phì sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Nghiện Facebook có thể đưa bạn đến một nguy cơ khác khi bạn không nhận ra rằng mình thực sự đã bị tăng cân.

Gián tiếp nói xấu người khác

Nhiều người sử dụng Facebook như là nơi để than thở các vấn đề trong cuộc sống gia đình, và đây cũng là một cách gián tiếp nói xấu người khác. Thậm chí có nhiều bạn trẻ lấy mạng xã hội Facebook là nơi trút bầu tâm sự, nơi thể hiện mình với phương thức “muốn nói bao nhiêu thì nói, nói thỏa thích, chỉ cần sướng mình”… Nhiều bạn chỉ vì không hài lòng với bố mẹ hoặc với bậc trên của mình mà lên mạng chửi đổng, điều này không khác nào chửi đểu và thường mang lại hậu quả khôn lường cho giới trẻ.

Phá bỏ thói quen làm từ thiện

Theo nghiên cứu từ ĐH British Columbia, việc kích lệnh “like” (thích) các tổ chức và hoạt động từ thiện trên Facebook làm giảm hẳn việc bạn dành thời gian và tiền bạc cho các hoạt động thật sự ở ngoài đời thật. Like một hoạt động từ thiện thường khiến người like hài lòng vì đã cho mọi người thấy mình làm từ thiện và thấy tự hào, đồng thời không còn cảm giác cần phải chi tiền hay thời gian làm từ thiện nữa.

Facebook ảnh hưởng đến chất lượng học tập, năng suất làm việc

Sử dụng Facebook trong thời gian dài sẽ tốn khá nhiều thời gian của bạn, đồng thời ảnh hưởng đến công việc cũng như một số sinh hoạt khác của bạn. Có những người khi ăn cũng Facebook, ngủ cũng Facebook, thậm chí sử dụng Facebook ngay cả trong giờ học và làm việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất, chất lượng của việc học tập cũng như làm việc.

Đối với các bạn học sinh, sinh viên sử dụng Facebook quá nhiều có kết quả học tập kém hơn 20% so với học sinh sinh viên khác khác. Ngoài giờ học, 88% sinh viên không sử dụng Facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng Facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập.

Từng có tin đồn các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker hay virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển. Nếu bạn không khôn ngoan khi post thông tin trên mạng, sẽ có khi chúng quay lại cắn “bạn” trong tương lai. Sẽ ra sao nếu sếp vô tình đọc được một status “trẻ trâu” của bạn?!

Bạn có thể bị lừa đảo với nhiều hình thức rất tinh vi mà có thể bạn không nhận ra được

Nếu không biết chọn lọc những thông tin trên Facebook, bạn có thể bị lừa đảo với nhiều hình thức rất tinh vi mà có thể bạn không nhận ra được. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng tâm lý tò mò của số đông, sự hướng thiện của bạn… mà nghĩ ra những chiêu trò rất tinh vi khiến không ít “con mồi” đã bị sập bẫy.

Các hình thức lừa đảo trên Facebook chủ yếu bao gồm liên kết giả mạo, tin nhắn chứa mã độc để chiếm đoạt tài khoản hoặc thông tin cá nhân, ứng dụng độc hại, đăng những hình ảnh thương tâm để bạn làm từ thiện nhưng thực chất là chuyển vào tài khoản của chúng. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, nạn lừa đảo “Ông chú làm ở Viettel” đang xảy ra rất phổ biến nhưng đã không ít người dùng Facebook không để ý và mắc bẫy của chúng.

Cách cai nghiện Facebook hiệu quả

Đặt ra một nguyên tắc làm việc hoặc học tập, sau đó cố gắng làm theo.

Đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày.

Không cài đặt ứng dụng Facebook trên điện thoại di động.

Thay thế sử dụng Facebook bằng các hoạt động khác như thể dục, đọc sách báo,…

Chia sẻ mục tiêu của bạn với bạn bè.

Tìm một người bạn có thể tin tưởng được và nhờ họ thay đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội yêu thích.

Bỏ theo dõi các tài khoản cập nhật liên tục như: các ngôi sao, website hài hước,…

Cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên Facebook và bớt Like.

Luôn nhớ rằng sử dụng Facebook quá nhiều là sự lãng phí thời gian.

Lạm Dụng Chất Gây Nghiện Ở Người Lớn

1. Tìm hiểu chung

Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn là tình trạng gì?

Lạm dụng chất gây nghiện, thông thường còn có tên lạm dụng ma túy, là tình trạng khi một người sử dụng chất gây nghiện có hại và gây ra những hậu quả tồi tệ. Bạn sẽ bị nghiện cũng như có những hậu quả khôn lường nếu sử dụng quá liều những chất như cồn và ma túy nhập lậu. Ngoài những ảnh hưởng về mặt thể chất, xã hội và tâm lý, bạn còn có thể vi phạm pháp luật và những vấn để xã hội khác khi sử dụng những chất này.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này, bao gồm:

Cảm thấy đờ đẫn do sử dụng ma túy; Sử dụng những loại ma túy nguy hiểm hoặc có nguy cơ nguy hiểm cao; Vi phạm pháp luật do sử dụng ma túy; Gặp vấn đề trong các mối quan hệ; Liều dùng ma túy ngày càng cao; Sử dụng ma túy nhằm để tránh hay làm giảm cảm giác khó chịu khi phải cai nghiện; Mất kiểm soát; Vẫn tiếp tục sử dụng dù biết ma túy là có hại cho sức khỏe; Không thể sống mà không sử dụng ma túy; Cảm thấy chỉ cần ở một mình trong các hoạt động tập thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng ma túy quá liều.

Các chất gây nghiện như thuốc lá hay chất có cồn là những chất có hại nhất. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn sử dụng các chất này từ khi còn nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó, rất nhiều các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn lạm dụng chất gây nghiện.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Mặc dù, lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng sức khỏe cực kì phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát tình trạng này bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bao gồm:

Kết nối với xã hội; Những vấn đề bất ngờ xảy ra với bạn; Ma túy giúp bạn lấp đầy cảm giác thiếu hụt; Lạm dụng ma túy lâu dài.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ thường dựa vào các tiêu chuẩn trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn tâm thần (DSM-5).

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Phần lớn những người lạm dụng chất gây nghiện đều tin rằng mình có thể tự mình cai ma túy, nhưng đa số đều không thành công. Theo kết quả của một số nghiên cứu, tình trạng lạm dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ và làm bạn bị nghiện. Tác động này thậm chí vẫn còn ảnh hưởng sau khi bạn đã cai nghiện thành công. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng trong điều trị chính là bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất này. Thông thường, một người nghiện ma túy hay mắc các bệnh về tâm lý, làm tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện. Bạn cần sử dụng thuốc và những hướng dẫn cai ma túy để điều trị những bệnh này.

Việc điều trị lạm dụng chất gây nghiện còn phụ thuộc vào bạn và tình trạng lạm dụng chất gây nghiện. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp nhận thức hành để đưa ra các phương pháp đối phó với tình trạng nghiện ma túy và giúp bạn tránh sử dụng lại các chất này. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng và ham muốn sử dụng ma túy.

6. Chế độ sinh hoat phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Có lối sống cân bằng; Không uống rượu và hút thuốc; Tập thể dục; Có chế độ ăn uống hợp lý; Kết nối với xã hội; Tránh căng thẳng; Hãy gần gũi và nói chuyện thường xuyên với gia đình và người thân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.