Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Ngủ Ngáy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Chữa Ngủ Ngáy Đơn Giản Mà Hiệu Quả

1. Thay đổi tư thế nằmVới hầu hết mọi người, thay đổi cách ngủ, tư thế ngủ có thể giảm, thậm chí chấm dứt việc ngủ ngáy. Những người hay nằm ngửa khi ngủ thường bị bệnh ngáy, bởi khi đó lưỡi rơi xuống và gây tắc cổ họng, đường hô hấp. Bạn hãy thử nằm nghiêng hoặc kê gối cao hơn. Bên cạnh đó hãy giữ cho căn phòng của bạn luôn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Cơ thể mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây ngáy vì khi đó bạn sẽ ngủ sâu, các cơ trở nên mềm. 

2. Luôn giữ mũi thông thoáng

Dị ứng và cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó thở. Hãy cố gắng giảm các yếu tố có thể gây dị ứng như bụi, lông động vật,… nhiều nhất có thể. Thay chăn ga gối cũng như đảm bảo hút bụi sàn nhà và màn thường xuyên.

Nếu bị ngáy do cảm lạnh, hay do dị ứng thời tiết, hãy thử ngậm bạc hà trước khi đi ngủ. Thêm một giọt tinh dầu bạc hà vào nước, súc miệng vài phút để giúp mũi thông thoáng hơn. Bạn cũng có thể tắm nước nóng với vòi hoa sen trước khi đi ngủ, và rửa sạch mũi với nước muối loãng để cải thiện tình trạng này.

Trong khi tập, bạn hãy nói to các nguyên âm a-e-i-o-u khoảng 3 phút. Lặp lại bài tập này mỗi ngày một vài lần. Đẩy lưỡi chống lại hàm trước rồi từ từ trượt lại phía sau khoảng 3 phút mỗi ngày để luyện cơ lưỡi. Luyện tập cơ hàm bằng cách mở rộng miệng, di chuyển sang bên phải, giữ khoảng 30 giây rồi lặp lại ở phía bên kia. Làm một vài lần trong ngày. 

Sưu tầm

13 Cách Chữa Ngủ Ngáy Giảm Nguy Cơ Ảnh Hưởng Sức Khỏe

Ngủ ngáy là thói quen không tốt gây phiền toái cho người xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ càng cao khi lớn tuổi,

bài viết sau đây chia sẻ cách chữa ngủ ngáy hiệu quả tại nhà với các bước để có một giấc ngủ ngon an toàn.

Ngáy Ngủ Là Bệnh Gì? Có Thật Sự Chỉ Là Thói Quen

Ngáy là hiện tượng âm thanh phát ra do khí vào đi qua vùng họng hẹp phía sau làm niêm mạc mô xung quanh rung lên khi bạn ngủ, có thể hít vào hoặc thở ra tùy vào mỗi cá nhân, ngáy khi ngủ rất phổ biến ở nam giới 45% độ tuổi từ trên 30.

Một số người cho rằng thấy ai ngáy ngủ thì họ ngủ rất ngon, ngủ rất đã vì mệt mỏi hay có phải chăng chỉ là thói quen khó bỏ nhưng thực tế thì không phải vậy vì ngủ ngáy – bệnh lý tiềm ẩn mà con người chúng ta không hay biết, cụ thể ngáy khi đang ngủ cảnh báo nguy cơ bạn có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Không quá khó nếu bạn tìm hiểu qua sách báo hay hỏi bác sĩ về lý do mà bạn ngáy khi ngủ mà không biết, hoặc tham khảo một số trường hợp làm bạn ngáy.

Vấn đề vùng họng, lưỡi: Gặp phải một số người có cơ ở họng, lưỡi ít hoạt động thì chúng sẽ chùng xuống gây một áp lực lên đường thở khi đã ngủ sâu

Bệnh về họng: trẻ nhỏ người lớn bị viêm amidan, VA hạch họng lớn cũng gây ngủ ngáy

Dư cân: béo phì có thể khiến mô vùng họng trở nên kém linh động gây ngủ ngày

Mệt mỏi: do hoạt động nghỉ ngơi không điều độ

Vòng miệng, lưỡi gà dài mềm: gây ra tắc nghẽn đoạn đường thở từ mũi xuống họng làm phát ra tiếng ngáy.

Bị chứng ngưng thở khi ngủ: gây ra hiện tượng ngáy to, khi ngủ ngưng thở từng đợt, kèm theo cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng và đau đầu.

Tưởng chừng như một thói quen nhưng về lâu dài nếu bạn ngủ ngáy thường xuyên cộng với tác nhân khác dẫn đến những hệ lụy sức khỏe không chỉ ngoài việc mắc chứng ngưng thở mà còn làm ảnh hưởng tim mạch.

Thức giấc khi đang ngủ làm gián đoạn cơn ngủ quan trọng

Hô hấp khi ngủ có thể bị ngắt quãng thường ngừng thở có thể kéo dài đến 10 giây do đường thở bị tắc nghẽn

Giấc không sâu và ngon làm bạn mệt mỏi không tốt cho học tập làm việc

Chuyện ngưng thở dẫn đến bệnh tăng huyết áp, rối loạn tim mạch

Đau đầu thường xuyên, giảm thiểu sự cung cấp oxy trong máu

13 Cách Chữa Ngủ Ngáy Hiệu Quả Thử Ngay Tại Nhà

Với các bước để có một giấc ngủ an toàn, tránh nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ hay ngáy to ảnh hưởng sức khỏe mà bác sĩ lee chia sẻ sau đây ngại gì bạn không thử, chẳng có tác dụng phụ làm hại bản thân mình, tham khảo ngay nào.

Hơn 50% khảo sát người nằm ngửa tư thế để ngủ cho rằng tốt sức khỏe, nhưng nằm ngữa làm lưỡi, vòm miệng mềm có thể sụp xuống phía sau thành của cổ họng dẫn đến ngáy to, do đó nếu bạn đang ngủ ngáy thường nằm ngửa thì hãy thay đổi thử sang tư thế ngủ nghiêng xem như thế nào. Hầu hết thay đổi cách ngủ hoặc tư thế ngủ có thể giảm còn thậm chí chấm dứt chuyện ngáy ngủ.

Nằm ngủ nghiêng, một là tìm mua sử dụng một chiếc gối cao, dày để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, hai là nâng cao đầu giường ngủ để ngăn ngừa không khí lưu thông và hạn chế ngáy ngủ.

Nằm trên những chiếc gối hay phòng ngủ không tốt khiến bạn bị dị ứng rồi tạo ra âm thanh ngáy ngủ, nguyên nhân khác do lâu ngày không vệ sinh gối mạt bụi tích tụ, lông thú nuôi bám dính kích thích hô hấp.

Chủ động thói quen thay đổi gối ngủ hay thay bao gối 3 tháng 1 lần, nuôi thú cưng đem vào phòng ngủ vệ sinh sạch sẽ trước khi ngủ hoặc hạn chế để vật nuôi leo lên giường.

Chọn gối theo tiêu chí sản phẩm có thể năng đỡ đầu, khắc phục các vấn đề hô hấp.

Nghiên cứu những người béo dư cân hay ngáy ngủ hơn người cân nặng bình thường vì khối mỡ xung quanh cổ có thể chèn ép đường ở bên trong cổ họng làm không khí không thể lưu thông, ai thừa cân mà ngáy hãy thử giảm cân sẽ hiệu quả cải thiện có khi chấm dứt ngáy ngủ.

Một số trường hợp gầy quá cũng ngáy ngủ, tốt nhất hãy kiểm soát cân nặng ở mức an toàn.

Tình trạng thiếu nước chất tiết của mũi và vòm họng sẽ mềm dính hơn tăng khả năng ngáy ngủ, do vậy uống đủ nước trong ngày điều đặn 7 – 10 ly để tránh bị ngủ ngáy.

Nam giới có thể cần lượng nước nhiều hơn, khoảng 15 ly càng tốt.

Mặc dù uống bia rượu hay thuốc an thần giúp ta ngủ sâu dễ ngủ hơn bình thường, tuy vậy nếu uống không những đem lại tác hại đến cơ thể sức khỏe mà còn kích thích các cơ sau cổ họng tạo ra tiếng ngáy.

Để đảm bảo giấc ngủ không ngáy xảy ra thì không nên uống rượu ít nhất trước 2 tiếng đồng hồ khi ngủ.

Trường hợp người có vách ngăn mũi bị lệch, hạn chế luồng khí lưu thông bên trong mũi thì cần phẫu thuật để không phải thở bằng miệng gây ra ngáy to.

Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe của trà đồi với con người thì nó còn là một trong những đồ uống giúp ngăn chặn, chữa trị ngủ ngáy khá hiệu quả luôn.

Trà làm sạch chất nhày ở cổ họng giảm sự tắc nghẽn để lưu thông không khí dễ hơn.

Bạn có thể uống trà bạc hà, trà xanh hoặc trà đen, để ngon hơn thì kết hợp mật ong hay chanh để dễ uống tăng sự hiệu quả.

Bạc hà có các đặc tính chống viêm, có thể làm giảm sưng trong màng niêm mạc cổ họng và mũi, thực hiện bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước ấm sau đó súc miệng và cổ họng rồi nhả ra trước khi đi ngủ.

Tác dụng của dầu ô liu để chữa ngáy ngủ là chống viêm làm dịu các mô bên trong hệ thống hô hấp, làm giảm sưng giúp ưu thông không khí trong đường hô hấp, làm giảm đau nhức, hạn chế các cơn rụng bên trong cổ họng và giúp bạn ngưng ngáy khi ngủ.

Bạn chỉ cần uống 3 – 4 ngụm dầu ô liu trước khi đi ngủ mỗi ngày, nếu ô liu có mùi khó chịu thì thêm một thìa mật ong để cải thiện.

Tìm trong cây tầm ma có chứa chất kháng Histamine chống viêm cực tốt, dùng tầm ma để uống như trà hay hãm làm thông thoáng đường mũi viêm, ngăn chặn khó thở, nghẹt mũi do dị ứng, viêm xoang.

Chữa ngáy ngủ thì dùng 4 g tầm ma uống 3 lần mỗi ngày. Lưu ý phụ nữ mang thai không được dùng tầm ma dễ gây sảy thai, người bệnh hận, rối loạn tim mạch, ung thư hoặc rối loạn hormone cũng nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng tầm ma.

Thảo quả được ứng dụng để làm gia vị tăng hương vị cho món ăn, giúp an thần hỗ trợ giấc ngủ rất tốt, tinh dầu tinh dầu thảo quả chứa Borneol, Terpinine, Eucalypt, Limonene có một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Giải pháp giảm tắc nghẽn xoang, làm thông mũi hiệu quả chữa ngáy hoặc nghẹt mũi.

Chữa ngủ ngáy tại nhà bằng thảo quả thì bạn có thể dùng như trà uống trước 30 phút khi ngủ

Tỏi giúp ta giảm tích tụ các chất nhầy trong mũi, giảm viêm hệ thống hô hấp nếu bị ngáy do tắc nghẽn xoang.

Mỗi ngày nhai 2 tép tỏi sau đó uống một ly nước ấm trước khi ngủ để ngủ ngon hơn mà ko ngáy. Lưu ý không lạm dụng để tránh bị tổn thương hệ thống tiêu hóa nếu ăn quá nhiều tỏi

Với ai ngáy ngủ nghiêm trọng thì nghệ kháng sinh và sát trùng có công dụng tốt, giúp bạn thở dễ dàng hơn, cải thiện hệ thống miễn dịch, đặc biệt hạn chế ngáy.

Pha sữa ấm với hai muỗng bột nghệ vào ly, uống trước khi ngủ 30 phút

Ngoài các cách chữa ngáy ngủ topic trên nếu bạn muốn có một giấc ngủ tốt sức khỏe và an toàn không phát ra tiếng ồn gây phiền phức thì cần giữ cho bản thân tinh thần luôn thoải mái thư giãn cùng với chế độ ăn uống, thể dục khoa học.

Người Nhà Ngủ Ngáy, Bạn Nên Làm Gì?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước hướng dẫn làm thế nào để sống chung “hòa bình” với người ngủ ngáy? Cách gọi người ngủ ngáy dậy an toàn? Phương pháp giúp người ngủ ngáy mau hết bệnh?…

chúng tôi Nguyễn Vĩnh Phước – trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Thống Nhất

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Ngủ ngáy có thể mang đến những hệ lụy nguy hiểm như thế nào?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Khi bạn ngủ ngáy sẽ ảnh hưởng đến:

– Người xung quanh: Một người ngủ ngáy trước tiên làm ảnh hưởng đến người xung quanh rất nhiều như con cái, vợ, chồng, hàng xóm,… vì âm thanh tiếng ngáy của bạn có thể đạt đến 120 dB. Ngủ ngáy được ví như một tiếng xe máy nổ, nhưng tiếng xe máy nổ này lại không hề êm dịu, lúc xuống lúc lên khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ.

– Bản thân:

+ Nguy cơ lớn nhất của ngủ ngáy là việc việc khiến bạn “ngưng thở khi ngủ”. Nghĩa là chúng ta có thể bị hẹp đường thở khi đó oxy lên não bị thiếu đi, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như: sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải; thậm chí ngủ gật khi lái xe; chất lượng công việc bị giảm sút không được linh hoạt và minh mẫn.

+ Nếu ngưng thở khi ngủ kéo dài trên 10 giây hoặc hơn nữa thì đôi khi sẽ dẫn đến trường hợp xấu nhất đó là đột tử. Tuy đây là trường hợp hiếm gặp những vẫn có thể xảy ra.

+ Những bệnh đi kèm theo: huyết áp cao; suy tim; thay đổi nhịp, mạch của cơ thể,…

2. Có nên gọi người ngủ ngáy thức dậy theo kinh nghiệm dân gian?

Có nên áp dụng các kinh nghiệm dân gian như bỏ muối, chanh hoặc đổ nước… vào miệng người ngủ ngáy để đánh thức?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Có rất nhiều những kinh nghiệm dân gian giúp người bệnh giảm bớt việc ngủ ngáy. Nhưng phổ biến nhất vẫn là:

– Đánh thức bệnh nhân để giúp họ chủ động về đường thở.

– Xoay bệnh nhân nằm nghiêng để đường thở của bệnh nhân được thông hơn, khi bạn nằm nghiêng lưỡi sẽ không bị rớt xuống dưới họng làm hẹp đường thở.

Hành động đổ trực tiếp nước vào miệng để đánh thức bệnh nhân là vô cùng nguy hiểm. Vì nước có thể tràn vào đường thở của bệnh nhân gây ra tình trạng sặc; nếu chẳng may trong một tư thế nào đó bệnh nhân không tỉnh táo rất có thể sẽ dẫn đến việc suy hô hấp và tử vong. Trường hợp sử dụng chanh hay dùng muối (theo phương pháp dân gian) giup kích thích vị giác, đánh thức cơn ngủ ngáy của bệnh nhân thì có thể áp dụng được.

3. Làm sao để gọi người ngủ ngáy dậy an toàn?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Để giúp bệnh nhân tỉnh dậy một cách an toàn, tốt nhất người nhà nên vỗ, lay nhẹ để bệnh nhân tỉnh dậy. Lưu ý đừng làm bệnh nhân giật mình thức dậy một cách đột ngột vì sẽ gây ra một vài triệu chứng không tốt như: kích động, tim đập hồi hộp. Trường hợp bệnh nhân ngủ quá sâu người nhà nên nghiêng người của bệnh nhân sang phải hoặc trái điều này giúp đường thở không bị tắc nghẽn.

Tất cả những biện pháp trên đều có thể áp dụng cho cả nam và nữ.

4. Những nguyên nhân nào gây nên ngủ ngáy?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Ở nam giới trên 40 tuổi rất dễ bị ngủ ngáy, vì lúc này cơ thể bắt đầu bị lão hóa, các cơ bị trùng xuống, lưỡi dễ bị tuột hơn, vòm họng dễ rung hơn.

Nếu bạn còn trẻ mà đã ngủ ngáy lúc này cần tìm hiểu những yếu tố nguy cơ như:

– Ban ngày lao động quá sức, công việc quá căng thẳng.

– Sử dụng nhiều thuốc an thần.

– Uống nhiều rượu, bia.

Mô tả đường thở khi ngủ ngáy

Một trong những yếu tố quan trọng khiến bạn hay ngủ ngáy đó là thừa cân. Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật điều trị ngủ ngáy rồi thì một trong những điều cần lưu ý của hậu phẫu đó là không để thừa cân. Khi thừa cân tất cả mô ở khu vực cổ đều bị to lên, do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tắc nghẽn đường thở và làm giảm oxy. Đa số những người thừa cân, béo phì, cổ ngắn, lưỡi to thường rất dễ bị ngủ ngáy tuy nhiên không phải là tất cả.

Nguyên nhân gây ngủ ngáy có thể là do những vấn đề của não; điều này ở chuyên khoa nội thần kinh sẽ giúp bạn. Những gì gây tắc nghẽn ngay tại khu vực đường thở của bạn ví dụ lưỡi quá lớn, cằm quá nhỏ, khi lớn tuổi vòm họng bị nhão và sa xuống phía dưới, amidan to, mũi bị nghẹt khi đó chúng ta cần giải quyết triệt để những vấn đề này. Muốn đánh giá được những điều này bạn cần đến gặp bác sĩ để khám tai – mũi – họng kiểm tra xem ở khu vực họng của chúng ta có bị nghẽn lại hay không.

Ngoài ra chúng ta còn có một biện pháp giúp tìm hiểu nguyên nhân ngủ ngáy đó là thực hiện kĩ thuật đo đa kí giấc ngủ, đây là một biện pháp giúp bác sĩ đánh giá được điện tim, điện não, điện cơ,… giúp các BS biết được toàn bộ cơ thể bạn bị ảnh hưởng như thế nào từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Nếu ngáy ít vẫn có thể chấp nhận được. Còn nếu ngáy to và gắn liền với những cơn ngưng thở khi ngủ (trên 10 giây) cần cẩn thận vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của người bị ngủ ngáy. Vì thế cần sớm đến gặp các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

5. Có phải bệnh ngủ ngáy vô phương cứu chữa?

Nhiều người chữa trị bệnh ngủ ngáy nhưng không khỏi. Vậy bệnh có “vô phương cứu chữa”?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh để có thể xác định được bệnh ngủ ngáy của người đó có thể chữa khỏi hay không.

Có nhiều lí do cũng có thể do nguyên nhân ở trung ương hoặc tại vùng hầu họng của người bệnh lúc này chúng ta sẽ quyết định được phương pháp điều trị:

– Ngủ ngáy do trung ương: người bệnh cần đến gặp bác sĩ nội thần kinh để kiểm tra điện não xem vấn đề não của chúng ta có bị tổn thương gì hay không từ đó có phương pháp điều chỉnh.

– Nếu nguyên nhân là do vùng hầu họng của bạn bị tắc nghẽn do các mô mềm, cấu trúc giải phẫu; lúc này có thể điều trị hoặc bằng nội khoa hoặc sử dụng các loại máy để làm tăng áp lực dương oxy vào trong cơ thể.

Nếu những điều này vẫn không giúp cho người bệnh đỡ hơn thì lúc này chúng ta cần phải tìm đến các biện pháp như chỉnh hình lại vòm hầu, cắt amidan để làm thoáng khu vực vùng hầu họng. Có như vậy đường thở mới có thể thông thoáng, oxy gia tăng.

Mặc dù đã điều trị hoặc phẫu thuật rất tốt tuy nhiên người bệnh khi ngủ vẫn còn ngáy không thể dứt hẳn được nguyên nhân là do:

– Trong phẫu thuật nâng, chỉnh vòm họng nếu các bác sĩ nâng quá cao, có thể sẽ khiến cho bệnh nhân bị sặc điều này vô cùng nguy hiểm.

Trong trường hợp đã phẫu thuật, điều trị cho hầu họng thông thoáng mà bệnh nhân vẫn còn ngủ ngáy thì chúng ta cần xem lại liệu đây có phải là kết hợp giữa cả ngoại vi và trung ương hay không.

6. Trẻ em ngủ ngáy là do bệnh gì?

Tại sao trẻ em cũng bị ngáy khi ngủ? Triệu chứng báo hiệu bệnh nguy hiểm là gì?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Ngủ ngáy ở người lớn đây là chuyện tương đối bình thường. Nhưng nếu ở trẻ khi ngủ cũng bị ngáy thì cần phải đặc biệt lưu ý; rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về tai – mũi – họng. Ví dụ: amidan to, viêm VA, nghẹt mũi,… Lúc này khi ngủ trẻ phải há miệng để thở, khi phải thở bằng miệng như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hô hấp của trẻ.

Cần kiểm tra lại toàn bộ đường hô hấp của trẻ: đường hô hấp trên, dưới, hoặc nếu cần thiết phải cho trẻ cắt amidan, nạo VA,… Nếu giải quyết được các vấn đề này thì hầu như là đã có thể giải quyết được hết việc ngủ ngáy ở trẻ em.

7. Cách chung sống với người ngủ ngáy?

Làm sao để giúp người ngủ ngáy mau hết bệnh? Cách sống “hòa bình” với người ngủ ngáy?

BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước:

Nếu như người bệnh kiên quyết không phẫu thuật vì họ sợ mổ (đây là tâm lí chung) hoặc không có điều kiện phẫu thuật thì cuối cùng điều chúng ta có thể làm là kiểm lại:

– Chế độ sinh hoạt, ăn uống

– Cân nặng ra sao.

– Có sử dụng các chất kích thích, rượu bia hay không.

– Có làm việc quá sức, stress hay không.

– Tư thế ngủ đã đúng chưa (lưu ý cần nằm nghiêng sang phải hoặc trái)

Tất cả những điều này kết hợp lại nếu vẫn thất bại thì có lẽ cần phải cho chồng hoặc vợ của bạn sang ngủ phòng khác ngủ; phòng của người ngủ ngáy phải được cách âm. Còn nếu không, việc duy nhất mà chúng ta có thể làm để chung sống hòa bình với người ngủ ngáy là “nút bông gòn vào lỗ tai”.

Ban Biên tập – Bệnh viện Thống Nhất (Chương trình được thực hiện bởi AloBacsi.vn)

Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Ngái

Cây ngái nghe qua có thể xa lạ với nhiều người nhưng thực tế ngái còn được gọi là sung dại, cây mạy mọi (tiếng Tày)… Tên khoa học của cây ngái là Ficus hispida, cây thuộc họ dâu tằm với thân gỗ cao trung bình và nhiều trái mọc ở thân. Cả cây ngái đều được ứng dụng trong điều trị bệnh, trái ngái non khá mềm ruột rỗng và có lông nhỏ và tính rất độc nên không dùng để ăn.

Bộ phận lá ngái thường được sử dụng để làm thuốc với tính chống viêm rất cao. Lá ngái có kích thước to bản gấp 3 lần lá sung bình thường, có thể phân biệt lá ngái qua kích thước cùng lớp lông mỏng trên bề mặt. Trong khi lá sung có kích thước nhỏ hơn và bề mặt trơn nhẵn.

Thân cây ngái thường được thu hoạch dùng do lĩnh vực xây dựng, còn phần lá, vỏ thân ngái được thu hái quanh năm để làm thuốc. Khi sử dụng lá cây ngái để chữa bệnh, lưu ý chỉ chọn những lá ngái còn non, không quá già do lá già có lưng cứng rất khó xử lý. Sau khi thu hoạch lá ngái, người ta dùng bàn chải lông để cạo sạch lớp lông tơ và bụi bẩn phủ bên ngoài, sau đó đem lá ngái đi phơi khô để dùng dần.

Trong ghi chép của các tài liệu Y học dân tộc ghi nhận lá ngái là dược liệu có nhiều công dụng. Nhờ có tính chống sưng viêm, chống phù thũng, thải độc máu mà lá ngái được sử dụng trong điều trị chứng sốt rét, chữa mụn đầu đinh, viêm da phù nề, trữ nước. Một số bài thuốc có sự góp mặt của lá ngái dùng chữa đau nhức xương khớp, trị chứng kiết lỵ, đại tiện ra máu tươi, cũng như chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả.

Trong đó thành phần chất hóa học có trong lá ngái đã được công nhận có tác dụng chống tiêu chảy. Thành phần methanol chiết xuất từ lá ngái ức chế các enteropooling do PGE 2 gây ra ở chuột, từ đó kiểm soát hoạt động nhu động ruột gây rối loạn tiêu hóa. Một số loại thuốc được nghiên cứu từ thành phần chiết xuất lá ngái dại như một chất hỗ trợ chống tiêu chảy hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay các bài thuốc chữa bệnh bằng lá ngái chưa được áp dụng rộng rãi, chủ yếu chỉ được nhân dân tại những vùng núi sử dụng.

Các cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái có tác dụng không?

Thực tế phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá ngái đến nay vẫn chưa được khoa học công nhận. Phương pháp điều trị này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian, mặc dù vậy bài thuốc cũng không được áp dụng phổ biến vì mùi nồng của lá ngái khiến nhiều người e ngại khi dùng đến. Lá ngái không chỉ được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ mà còn góp mặt trong nhiều bài thuốc dân tộc chữa bệnh đường tiêu hóa.

Trong ghi chép của Đông y, lá ngái là dược liệu có tính bình nên dùng lá ngái để giảm đau nhanh. Bằng cách này có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ. Ngoài ra trong thành phần của lá ngái còn có tính kháng khuẩn, tiêu viêm nên phù hợp trong điều trị những bệnh lý ngoài da gây đau nhức, khó chịu. Sử dụng lá ngái đắp trực tiếp lên búi trĩ lòi ra ngoài là hình thức điều trị được nhiều người bệnh trong dân gian áp dụng.

Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi kết hợp sử dụng lá ngái với một số loại thảo dược tự nhiên để tăng tính giảm đau và chống viêm cho dược liệu. Ngoài sử dụng lá ngái thì quả ngái (trái sung dại) cũng là nguyên liệu có thể dùng chữa trĩ theo Đông Y, sau khi sơ chế làm thuốc thì quả ngái có khả năng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột. Trái ngái tương tự như sung, trong ruột quả ngái có chứa các chất giúp tiêu thũng, giải độc, vì thế quả ngái được dùng nhiều trong những bài thuốc chữa chứng viêm ruột, kiết lị, táo bón, sa trực tràng, lòi dom…

Trong một số nghiên cứu của khoa học, những công dụng của lá ngái chữa bệnh trĩ vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên các hoạt chất từ lá ngái và quả ngái lại được công nhận trong điều trị bệnh trĩ, vì chúng có thể giúp làm giảm táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh từ các thành phần dinh dưỡng tự nhiên có lợi cho hệ tiêu hóa.

Trong thành phần của lá ngái và quả ngái có chưa đa dạng các chất như Pectin, kali , axit béo omega-3 và omega-6, Enzyme proteolytic, axit hữu cơ, phốt pho, canxi, chất sắt, magie men lipid, men protein và phenol, cùng với thành phần vitamin A, B,… Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho những hoạt động trao đổi khác nhau diễn ra trong cơ thể. Vì thế khoa học cho rằng khi sử dụng bài thuốc từ cây ngái sẽ giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng kiết lỵ hay táo bón gây trĩ.

Mặc dù chữa bệnh trĩ bằng lá ngái vẫn chưa được khoa học công nhận trong diều trị, nhưng những căn cứ khoa học kể trên đã gián tiếp công nhận khả năng chữa bệnh của dược liệu này. Cũng chính vì thế nên nhiều bài thuốc Đông Y và thuốc tân dược có thành phần chiết xuất từ lá ngái hay cây ngái đã được nhiều bệnh nhân áp dụng để chữa bệnh trĩ tại nhà.

Hướng dẫn các cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái

Trĩ hay lòi dom là căn bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong dân gian có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý này, trong đó cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải là một trong những phương pháp được ứng dụng khá hiệu quả. Mặc dù phương pháp điều trị này vẫn chưa được khoa học công nhận nhưng hiệu quả điều trị của bài thuốc đã được nhiều người thử qua và công nhận hiệu quả.

Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải, thông qua đường uống hoặc bài thuốc đắp trực tiếp đều có tác dụng nhất định. Người bệnh có thể tham khảo các cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải sau:

Bài thuốc ngâm hậu môn bằng lá ngái và muối

Lá ngái và muối đều là những phương thuốc có tác dụng chống viêm và cầm máu, bằng cách kết hợp hai nguyên dược liệu này sẽ giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả. Bài thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm ngứa và giảm chảy máu búi trĩ sau mỗi lần đi ngoài.

Khi kết hợp cùng với muối, tính sát trùng, tiêu viêm của lá ngái sẽ được tăng cường. Do đó không chỉ áp dụng chữa bệnh trĩ mà bài thuốc này còn thay thế các loại dung dịch vệ sinh vùng kín hiệu quả. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm xảy ra hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

Chuẩn bị khoảng một nắm lá ngái còn tươi cùng 2 – 3 thìa muối tinh.

Ban chuẩn bị đun sôi nước cùng với muối, đem lá ngải rửa sạch 3 – 5 lần và để ráo

Khi nước sôi bạn cho phần lá ngái vào và đun đến khi nước sôi bừng.

Có thể hòa cùng nước cho nguội hoặc bạn đợi đến khi nước nguội bớt thì đem ngâm vùng dưới.

Bạn ngâm hậu môn trong nước lá ngái trong 5 – 10 phút, bạn nên áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ nhận thấy cơn đau và ngứa rát cải thiện rõ.

Bài thuốc uống chữa bệnh trĩ bằng lá ngái

Đối với bài thuốc uống bằng lá ngái, cần đảm bảo phần lá ngái là lá có độ già vừa phải. Trước đó người bệnh nên chuẩn bị sao vàng lá ngái trước để giảm độc tính và tăng lượng dược tính của lá ngái. Bài thuốc này cũng có hiệu quả đào thải độc tố tốt, cải thiện được tình trạng táo bón làm trầm trọng hơn bệnh trĩ.

Hướng dẫn thực hiện:

Bạn chuẩn bị khoảng 30 – 50g lá ngái, đem rửa sạch và sao vàng hạ thổ.

Chuẩn bị nồi nước khoảng 1L để cho phần lá ngái vào đun sôi cùng với nước.

Đến khi nước thuốc sắc lại còn 300 ml, chia làm 3 lần để uống trong ngày.

Duy trì bài thuốc uống trong 2 – 3 tuần, người bệnh có thể nhận thấy các kết quả tích cực.

Bài thuốc xông từ lá ngái chữa bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái đem nấu nước xông hơi là phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng. Thực tế, phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ này đã được lưu truyền trong dân gian lâu đời. Từ lá lái có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng phần công dụng điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Khi xông thuốc, người bệnh không nên đặt hậu môn sát mặt nước khi còn nóng sẽ rất dễ bị bỏng. Tận dụng hơi nước xông hơi trong 15 – 25ph sẽ giúp thu nhỏ kích thước của búi trĩ, từ đó kích thích máu tuần hoàn tốt hơn.

Hướng dẫn thực hiện

Người bệnh chuẩn bị khoảng 100g lá ngái cùng với 50g lá lốt, 50g cúc chục ngọn non cùng với vài lát nghệ

Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, để ráo nước rồi bóp nhẹ lá để ra tinh dầu, đun cùng với 1,5 lít nước đun nhỏ lửa.

Sau 15 phút thì tắt bếp lấy ra đê xông hơi vùng hậu môn, bạn chuẩn bị tấm khăn mỏng lớn và che phần thân dưới.

Có thể vừa xông hơi, sau khi nước nguội thì ngâm hậu môn vào chậu nước và dùng phần bã rửa sạch hậu môn hoàn toàn.

Áp dụng bài thuốc này liên tục 1 tháng, thực hiện mỗi ngày có thể giúp búi trĩ teo nhỏ và đồng thời giảm đau cũng rất hiệu quả.

Bài thuốc chườm lá ngái và lá diếp cá

Ngoài các xông hơi và bài thuốc uống từ lá ngái, có thể áp dụng bài thuốc chườm trực tiếp để trị bệnh trĩ. Kết hợp diếp cá sẽ làm tăng tính kháng viêm của bài thuốc, trong đó thành phần decanonyl acetaldehyde có trong lá ngái có khả năng kháng sinh mạnh. Bài thuốc đắp từ lá ngái và diếp cá có thể ngăn cản sự phát triển của nấm men, virus và các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn.

Trong diếp cá và lá ngái đều chứa thành phần quercetin – một chất có tác dụng hỗ trợ thành mạch khỏe mạnh. Đối với những trường hợp trĩ ngoại, sa búi trĩ nhẹ khi đắp bài thuốc này sẽ giúp giảm đau và chống viêm sưng hiệu quả. Trong trường hợp không có diếp cá, người bệnh cũng có thể thay thế bằng ngải cứu với thành phần chống viêm tương tự.

Hướng dẫn thực hiện:

Chuẩn bị lá ngái và lá diếp cá mỗi thứ với lượng vừa đủ, đem hỗn hợp rửa sạch qua nước và để ráo.

Đem dược liệu giã nát cùng với 1 thìa muối tinh, sau đó vệ sinh sạch vùng hậu môn trước khi đắp thuốc.

Sử dụng phần bã đắp lên vùng hậu môn trong 20 phút, sau đó đem rửa lại với nước ấm cho sạch.

Lau khô ráo nước rồi mới mặc quần áo, nên thực hiện 1 – 2 lần và áp dụng đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Chế biến các món ăn từ quả ngái

Các món ăn từ quả ngái ( sung dại ) có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở hệ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái, người bệnh cũng có thể sử dụng phần quả ngái để hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, đồng thời phòng tránh chứng táo bón hiệu quả. Do trái ngái có vị chát và có độc nên người bệnh tuyệt đối không được ăn sống. Thông thường người ta thường sử dụng quả ngái để nấu nước uống.

Cách khác, có thể dùng quả ngái khô đem nấu với ruột heo (lòng non lợn) để ăn chữa bệnh trĩ. Lưu ý hiệu quả chữa bệnh trĩ, cũng như táo bón của quả ngái xanh sẽ tốt hơn ngái chín. Khi nấu ăn cần nấu đến khi quả ngái chín mềm thì dùng cả phần nước lẫn phần cái. Món ăn – bài thuốc này thường được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, cải thiện bệnh sa trực tràng rất hiệu quả.

Ngoài những phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá ngái kể trên, người bệnh có thể sử dụng phần nhựa của lá ngái để bôi lên vùng bị trĩ trực tiếp. Trong thành phần tự nhiên của nhựa cây ngái có thành phần chống viêm cao, giúp diệt khuẩn và điều trị chứng viêm nhiễm hậu môn, trĩ ngoại hiệu quả.

Những phương thức chữa bệnh trĩ bằng cây ngái nói trên dựa trên kinh nghiệm dân gian lâu đời. Thực tế chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh những hiệu quả của bài thuốc này. Nhìn chung những bài thuốc dân gian thường có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ là chủ yếu chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Do đó nếu người bệnh muốn điều trị trĩ nhanh và dứt điểm hoàn toàn trong thời gian ngắn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương hướng khắc phục phù hợp.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá ngái

Các bài thuốc dân gian chữa trĩ có thể không mang lại hiệu quả tức thì, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định để theo dõi các biểu hiện.

Tuyệt đối không kết hợp lá ngái cùng các loại dược liệu nằm ngoài hướng dẫn trên, nếu như xảy ra tương tác với nhau có thể khiến hậu môn bị viêm nhiễm và dị ứng.

Trước khi áp dụng các bài thuốc đắp và thuốc xông, người bệnh cần vệ sinh vùng hậu môn mới được sử dụng thuốc.

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên chú ý khâu vệ sinh vùng kín, đặc biệt là sau khi đ ngoài để hạn chế sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh.

Tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm cay nóng và các chất kích thích, chúng có thể khiến triệu chứng của bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn và không phát huy hiệu quả của thuốc.

Bổ sung tăng cường chất xơ, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng ngừa nguy cơ táo bón xảy ra.

Bài viết đã tổng hợp những cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái theo kinh nghiệm dân gian. Ưu điểm của hình thức điều trị này là chi phí rẻ, an toàn và tiện lợi nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Trong trường hợp thử nghiệm không có kết quả, người bệnh có thể tham khảo hình thức chữa bệnh khác phù hợp hơn để không lãng phí thời gian.

Chữa bệnh trĩ bằng ốc sên được không? Có nên áp dụng?