Cơ thể trẻ em thường có sức đề kháng kém, rất dễ mắc các bệnh như sốt, ho, cảm cúm, nhiệt miệng. Những bệnh này không gây nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho các bé. Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng cần dùng thuốc nếu biết những mẹo sau đây mà chúng tôi chia sẻ đến các bậc phụ huynh: Cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà bằng những phương pháp đơn giản.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Trẻ gặp các vấn đề về răng miệng như: Sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy,… là nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng.
Ăn uống thiếu chất hoặc ăn uống sai khoa học, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo.
Hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, gây ra nhiệt.
Thiếu hụt sắt, vitamin B12, iron,… cũng có thể là tác nhân gây ra nhiệt miệng ở bé yêu.
Vùng niêm mạc trong miệng bị tổn thương như: Xước, bị rách,… là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thường gặp nhất.
Dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Nhiệt miệng là một căn bệnh phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ do cơ thể còn yếu, chưa thích nghi kịp với biến đổi thời tiết, thức ăn nên dễ bị mắc phải. Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện một vài đốm trắng nhỏ, mọng nước. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây lở loét, khiến bé bỏ ăn, quấy khóc. Khi bé có biểu hiện nhiệt miệng, các cha mẹ nên áp dụng những phương pháp trị nhiệt miệng để chữa trị tại nhà, không cần dùng thuốc mà vẫn an toàn cho sức khỏe của bé. – Một số dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ nhỏ cụ thể:
Nhiệt miệng gây đau rát, khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Lười ăn, ăn không ngon miệng.
Miệng hay chảy nước miếng.
Xuất hiện đốm nhỏ màu trắng là biểu hiện nhiệt miệng chính xác nhất.
Nhiệt miệng nặng có thể khiến bé bị phát sốt.
Tổng hợp những cách trị nhiệt miệng
Mật ong là loại chất tự nhiên, lành tính và có nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người. Tính chống vi khuẩn ở mật ong sẽ giúp vết lở loét nhanh lành. Có 2 cách chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả, giúp vết thương mau lành bạn làm như sau: – Lưu ý: Một lưu ý đặc biệt là đối với trẻ chưa đến 1 tuổi, bố mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Vì các bé ở độ tuổi này còn chưa có sức đề kháng tốt, dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng xấu cho bé.
C1: Các mẹ dùng bông tăm sạch, thấm mật ong lên bông tăm sau đó bôi trực tiếp lên vết lở loét trong miệng bé.
C2: Cách thứ hai là mẹ cho bé ngậm một chút mật ong. Mật ong có vị ngọt, vì vậy bé sẽ dễ chịu và ngoan ngoãn khi mẹ thực hiện phương pháp này.
Có lẽ nhiều người thấy lạ vìsử dụng lá rau ngót cũng là cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ nhỏ. Để phát huy tối đa tác dụng của lá rau ngót trong việc chữa nhiệt miệng, các mẹ giã nát lá rau ngót, ép lấy nước rồi cho bé uống. – Hoặc các mẹ dùng nước ép đấy, thấm vào bông tăm và bôi trực tiếp lên vết loét miệng của bé. Ngoài ra, một cách nữa là nấu canh bằng lá rau ngót và cho bé ăn cũng giúp bé giảm nhiệt miệng.
Lá trà xanh là một loại lá có tính diệt khuẩn, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Vì vậy đây cũng là cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng tự nhiên rất tốt và an toàn. Lá trà xanh mua về, rửa sạch, để ráo nước và nấu thành nước. Cho bé ngậm nước trà xanh từ 5 – 10 phút là sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Sử dụng nước ép cà chua chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ là một phương pháp đơn giản mà vẫn hiệu quả. Các mẹ dùng cà chua đã rửa sạch ép lấy nước, cho bé uống liên tục trong 5 ngày. Khi đó, bệnh nhiệt miệng của bé sẽ thuyên giảm đi rất nhiều rồi đấy. Tiếp tục cho bé sử dụng đến khi khỏi hẳn thì dừng.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng cam thảo rất dễ thực hiện. Mẹ dùng một chút cam thảo đun sôi để lấy nước cốt. Sử dụng nước đun được cho bé uống ngày 4 – 5 lần. Bệnh sẽ giảm rõ rệt. Còn một cách đơn giản khác là mẹ nghiền cam thảo thành bột, sau đó trộn với mật ong thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp đó bôi trực tiếp lên vết loét miệng cũng mang lại hiệu quả rất cao.
Trẻ bị nhiệt miệng khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Các vết rộp trắng trong miệng xuất hiện nhiều, mọc dày.
Sốt cao.
Giảm cân nhanh.
Đau ở vùng bụng.
Trong phân có máu.
Cách phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Ăn ngủ đủ giấc.
Để phòng tránh nhiệt miệng cho bé bạn không nên cho con ăn các thực phẩm cay nóng. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm có tính mát.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và súc miệng nước muối mỗi ngày để giúp phòng ngừa nhiệt miệng.
Không cho bé ngậm các vật bẩn hoặc sắc nhọn, tránh làm tổn thương niêm mạc trong miệng.