Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Em Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Em Hiệu Quả Nhất

Sau khi ăn cơm xong thì các mẹ hãy làm sạch răng miệng cho các bé sau đó dùng mật ong nguyên chất chấm vào tăm bông bôi vào vết nhiệt ở trong miệng. Do có tính kháng khuẩn nên mật ong sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có trong miệng và bệnh nhiệt miệng sẽ giảm. Bạn nên áp dụng phương pháp này một đến hai lần trên một ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

Dùng mật ong để chữa bệnh

Sau khi ăn cơm xong thì các mẹ hãy làm sạch răng miệng cho các bé sau đó dùng mật ong nguyên chất chấm vào tăm bông bôi vào vết nhiệt ở trong miệng. Do có tính kháng khuẩn nên mật ong sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có trong miệng và bệnh nhiệt miệng sẽ giảm. Bạn nên áp dụng phương pháp này một đến hai lần trên một ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

Uống nước khế chua để chữa bệnh nhiệt miệng

Khế chua là một loại quả rất giàu vitamin và có tác dụng thanh nhiệt vượt trội so với các loại hoa quả khác. Để có thể chữa tận gốc bệnh nhiệt miệng cho bé bạn hãy dùng 2 quả khế tươi giã nát sau đó đun nước sôi trong 3 phút. Hãy đổ nước ra bát để cho nước được nguội. Tùy theo khả năng của bé mà các mẹ nên chuẩn bị lượng khế và nước vừa đủ.

Nếu họ uống bạn có thể pha thêm một chút đường và yêu cầu bé nước này 1 phút trong nhiệm rồi nuốt. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để tác dụng nhanh hơn. Phương pháp này rất ít người biết đến tuy nhiên nó cũng đã đem lại hiệu quả cao.

Uống nước cà chua

Đây là một phương pháp cũng khá được nhiều người áp dụng bởi sự phổ biến của loại quả cà chua trong căn bếp của mỗi gia đình. Để có thể chữa bệnh nhiệt miệng cho bé thì bạn hãy ép lấy 1 đến 2 quả cà chua mỗi ngày cho bé uống. Tình trạng nhiệt miệng sẽ được giảm đi đáng kể. Tùy theo khả năng mà các mẹ cho bé uống theo liều lượng phù hợp. Nếu nhiều quá có thể gây nôn, trớ.

Khi còn nhỏ bạn không đi chữa nhiệt miệng cho bé bằng các loại thuốc kháng sinh như người lớn mà dùng các biện pháp dân gian các loại quả tự nhiên để có thể giúp tình trạng của bé được giảm thiểu.Tất cả các nguyên liệu này đều có sẵn tại sao cũng rất rẻ. Các mẹ chỉ cần bỏ một chút thời gian là đã có thể thế được phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh nhiệt miệng cho bé rồi. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và nhanh lớn.

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ

1. Thế nào là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là tình trạng trên niêm mạc trong má, nướu, lưỡi xuất hiện các ổ viêm loét có đường kính từ 1 – 10mm hình bầu dục hoặc tròn. Nhiệt miệng không lây nhiễm nhưng có thể khiến trẻ bị đau rát khi vết loét tiếp xúc với các loại thức ăn, nước uống.

Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không gây sẹo. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần thì mẹ cần đưa bé đến các bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nhiệt miệng được chia làm 3 thể bệnh chính bao gồm:

2.1. Viêm đau nhiệt miệng nhỏ

Viêm đau nhiệt miệng nhỏ là thể phổ biến nhất trong các loại nhiệt miệng. Trong đó, các vết nhiệt miệng có hình bầu dục với viền đỏ xung quanh kích thước đường kính nhỏ hơn 12mm. Viêm nhiệt miệng nhỏ có thể tự lành sau 1 – 2 tuần và không để lại sẹo.

2.2. Viêm đau nhiệt miệng lớn

Viêm đau nhiệt miệng lớn có các tổn thương viêm loét sâu và rộng hơn với kích thích đường kính có thể lớn hơn 12mm. Thể bệnh này gây nhiều đau nhức cho trẻ và cần đến 6 tuần để có thể điều trị khỏi. Sau khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo.

2.3. Viêm đau nhiệt miệng thể herpetiform

Thể bệnh này được biểu hiện bởi 10 – 100 vết viêm loét có kích thích nhỏ hơn 3mm chụm lại thành cụm. Các cụm này có thể được điều trị khỏi sau 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo cho người bệnh.

3. Lý do trẻ bị nhiệt miệng?

Các bác sĩ cho biết, hiện tại chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng cường nguy cơ xuất hiện các vết loét được phát hiện bao gồm:

Vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải quá cứng để vệ sinh răng miệng có thể gây ra các tổn thương trên nướu, lợi. Thông qua các tổn thương hở đó, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra các ổ viêm loét như nhiệt miệng.

Vô tình cắn vào má: Cắn vào má quá mạnh có thể gây tổn thương và làm hình thành các ổ viêm loét.

Chế độ ăn uống chưa hợp lý: Việc ăn quá nhiều đồ cay, nóng gây nóng trong cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nóng trong và xuất hiện các vết nhiệt miệng.

Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch giảm sút khiến cơ thể không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus.

Rối loạn bài tiết bên trong cơ thể.

Căng thẳng: Căng thẳng quá mức có thể làm giảm miễn dịch khiến cơ thể không chống lại được vi khuẩn, virus dẫn làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.

Trẻ bị nóng, phải dùng kháng sinh: Một số trường hợp trẻ dùng kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến cơ thể bị nóng và biểu hiện ra bên ngoài bằng tình trạng nhiệt miệng.

Một số bệnh lý: Một số bệnh lý đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng như:

Viêm loét đại tràng

Bệnh Celiac

Bệnh Behcet

4. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ từ thực phẩm

Sử dụng các loại thực phẩm, rau, củ, quả có tính mát giúp thanh nhiệt là cách chữa nhiệt miệng tự nhiên, an toàn được rất nhiều bà mẹ lựa chọn.

4.1. Các loại nước ép sinh tố từ rau củ quả

Các loại nước ép củ quả là nguồn bổ sung dồi dào vitamin, chất xơ và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Nước ép cà chua: Chứa dồi dào các loại vitamin như vitamin A, vitamin K, vitamin C, vitamin B6, đồng, photpho… giúp kích thích quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương tại các vết nhiệt miệng.

(Cà chua tăng tái tạo và phục hồi vết loét trên niêm mạc miệng)

Nước cam, chanh: Vị chua trong nước cam chanh có tính mát sẽ giúp thanh lọc và đào thải các cặn bã trong cơ thể thúc đẩy quá trình tự lành của các vết nhiệt miệng.

Nước ép dứa: Nước ép dưa giàu các enzyme tiêu hóa tự nhiên giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường quá trình phân giải và hấp thu dinh dưỡng loại bỏ nguyên nhân gây nhiệt miệng từ bên trong.

Nước ép củ cải: Súc miệng giúp làm săn se các ổ viêm loét, ức chế phản ứng viêm, sát khuẩn và bảo vệ các vết viêm do nhiệt miệng gây ra. Tác dụng này được tạo ra bởi thành phần dồi dào vitamin A, Vitamin C và tinh dầu có trong củ cải.

4.2. Ngậm chất chát

Y học hiện đại đã chứng minh được tác dụng của những sản phẩm chứa thành phần tanin có khả năng tạo phức hợp với các protein làm săn se các vết thương hở và tạo ra lớp bảo vệ giúp các vết thương nhanh chóng lành lại. Một số loại chứa Tanin thường được sử dụng để ngậm như nước trà xanh, quả sung, vỏ xoài….

4.3. Uống nước khế chua

Trong thành phần của khế chua có chứa Vitamin C, A, E, K, B5… các chất khoáng như đồng, kali, magie… có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc làm mát cơ thể và khắc phục tình trạng nhiệt miệng. Ngoài ra, chất xơ trong quả khế cũng có tác dụng trợ tiêu hóa, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn, hấp phụ các chất thải và làm sạch lòng ruột.

Mật ong là thực phẩm có khả năng kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Mẹ có thể sử dụng mật ong thoa trực tiếp vào các vết nhiệt miệng để sát khuẩn và giúp tổn thương lành nhanh hơn.

4.5. Giấm táo súc miệng

Giấm táo có tính acid nhẹ có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn đồng thời làm sạch răng miệng. Do vậy, mẹ có thể hướng dẫn bé sử dụng một chút giấm táo pha loãng để súc miệng sau khi ăn.

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, men tiêu hóa có lợi thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Tiêu hóa tốt đồng nghĩa với quá trình hấp thu dinh dưỡng, đào thải cặn bã của cơ thể đang diễn ra tốt. Đây chính là yếu tố quan trọng trong điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua khoảng 3 lần/ tuần, ăn sau bữa chính 30 phút.

4.7. Sử dụng một số loại rau củ trái cây thoa cho bé

Một số loại rau củ, trái cây có tính chống viêm tự nhiên nên mẹ có thể tận dụng thoa lên các vết nhiệt miệng để nhanh lành hơn. Đây là một trong những cách chữa nhiệt miệng cho trẻ đễ dàng và đơn giản nhất.

4.7.1. Dùng lá rau ngót

Mẹ lấy một nắm lá rau ngót đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, thêm một chút mật ong rồi khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt. Dùng tăm bông chấm dịch này thoa lên các vết nhiệt khoảng 2 -3 lần/ ngày. Cảm giác đau rát, khó chịu sẽ giảm nhanh và vết nhiệt miệng lành lại nhanh hơn.

4.7.2. Sử dụng cùi dừa

Mẹ chọn loại cùi dừa bánh tẻ loại bỏ hết phần vỏ cứng rồi đem xay chắt lấy nước cốt. Sau đó, thêm mật ong với tỉ lệ 1:1 rồi trộn đều. Dùng hỗn hợp mật ong nước cốt dừa thoa lên vết nhiệt miệng của bé 3 lần/ ngày.

4.7.3. Phương pháp sử dụng vỏ dưa hấu

Mẹ lấy khoảng 50g vỏ quả dưa hấu được đem sao vàng sau đó tán thành bột nhỏ. Mỗi lần dùng thì trộn bột này cùng với mật ong để được hỗn hợp sền sệt bôi lên miệng vết nhiệt miệng ngày từ 1 – 2 lần.

4.8. Thực đơn dinh dưỡng cho bé bị nhiệt miệng

Các bé bị nhiệt miệng cần có thực đơn riêng. Tránh sử dụng các món ăn gây kích ứng, đau xót hay kiêng khem quá mức gây thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con.

4.8.1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất: chất đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng.

Không cho bé ăn các thức ăn nóng, mặn hay thực phẩm gây nóng.

Kiêng đặc biệt nước đá lạnh: Các loại nước đá lạnh có thể khiến các vết nhiệt miệng trở nặng hơn nên cần được loại bỏ trong thời gian này.

Chất đạm nên ăn như cá nước ngọt, baba, vịt, ngan … Các loại thực phẩm này được xếp nhóm có tính hàn giúp làm mát cơ thể, lương huyết, bổ huyết giúp khắc phục tình trạng nóng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

Giải nhiệt cho bé bằng các loại nước mát như nước ép rau má, nước nấu râu ngô, bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.

4.8.2. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng. Khoang miệng cần được đảm bảo sạch sẽ để hạn chế tối đa sự phát triển và tấn công của vi khuẩn vào các vết nhiệt miệng. Một số điều mẹ cần lưu ý như sau:

Nhắc nhở con đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, sau khi ăn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Không sử dụng các loại nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate bởi các sản phẩm này có tính kiềm cao có thể gây kích ứng và làm tổn thương các vết viêm loét.

5. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Một số loại vitamin tốt cho trẻ bị nhiệt miệng:

Vitamin B: Vitamin B12, Vitamin B2, Vitamin B9 và Vitamin B7 có tác dụng kích thích tăng cường tái tạo tế bào ở các mô bị tổn thương giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng tái phát trở lại.

Sắt: Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung thêm Sắt vào khẩu phần ăn của người bị nhiệt miệng giúp thu nhỏ kích thước miệng của các vết từ đó rút ngắn thời gian điều trị. Hàm lượng Sắt tùy theo độ tuổi và thể trạng của trẻ. Do vậy, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Kẽm: Kẽm có khả năng hạn chế tình trạng viêm, kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch cho con. Mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm Đậu xanh, sữa chua, trứng, cá hồi, thịt gà,hạt điều, hạt bí ngô, nấm… để tăng cường Kẽm cho bé.

6. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

6.1. Đắp ngô thù du

Phương pháp này sử dụng bột ngô thù du để đắp vào lòng bàn chân của trẻ. Bột ngô thù du sẽ dẫn toàn bộ hỏa độc và nhiệt độc thoát ra khỏi cơ thể từ đó khắc phục được tình trạng nhiệt miệng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy khoảng 2 thìa cà phê bột ngô thù du rồi trộn với giấm đã được đun sôi tạo thành hỗn hợp bột sền sệt. Sau khi nguội, mẹ đắp hỗn hợp này lên lòng bàn chân của con, băng lại và giữ trong khoảng 2 tiếng là có thể gỡ ra. Thực hiện 1 lần/ ngày vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6.2. Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi kết hợp với mật ong giúp sát khuẩn vết loét tốt đồng thời giảm đọng dịch ngăn chặn phản ứng viêm mở rộng. Để sử dụng cỏ nhọ nồi trị nhiệt miệng cho bé, mẹ cần thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy cỏ nhọ nồi rửa sạch rồi giã nát chắt lấy nước cốt

Bước 2: Thêm một chút mật ong vào nước cốt rồi trộn đều

Bước 3: Dùng tăm bông thấm hỗn hợp nước cốt cỏ nhọ nồi – mật ong rồi bôi lên các vết nhiệt miệng

Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

6.3. Bài thuốc lục nhất tán

Bài thuốc lục nhất tán phối hợp các vị thảo dược cho tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm giúp điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

Thành phần bài thuốc gồm có:

Đem 2 dược liệu này trộn cùng mật ong thành hỗn hợp sền sệt sau đó dùng tăm bông thoa thuốc vào các vết loét 2 – 3 lần/ ngày để giảm đau rát và giúp bệnh nhanh lành.

6.4. Sản phẩm cao lỏng cải thiện nhiệt miệng của TW3

Sản phẩm cao lỏng của dược phẩm TW3 là sự phối hợp đồng thời nhiều vị dược liệu có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch làm mát cơ thể đồng thời bài thải độc tố giúp khắc phục hiệu quả tình trạng nhiệt miệng, tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ.

Công thức của sản phẩm gồm có:

Thục địa, Thạch hộc: Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, làm mát cơ thể cải thiện tình trạng táo bón.

Táo chua : Giúp giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi, tiêu hóa kém, ra nhiều mồ hôi trộm và làm mát cơ thể.

Tỳ giải Làm giảm tình trạng nóng trong gây ra mụn nhọt, nước tiểu không trong ở trẻ

Hoài sơn: Giúp tăng cường chức năng tỳ vị, sinh tân dịch làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón, tiểu dầm.

Củ súng: Giúp nhu động tiêu hóa ổn định, thư giãn tinh thần ngăn tình trạng căng thẳng cho trẻ.

Liều lượng sử dụng cho bé phụ thuộc vào độ tuổi như sau:

Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml x 2 lần/ ngày

Trẻ em từ 2-5 tuổi:10 ml x 2 lần/ngày

Trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày

Trong trường hợp bé bị nhiệt miệng nặng, liều dùng có thể được điều chỉnh thay đổi để có hiệu quả sử dụng tốt nhất. Để xác định được liều dùng phù hợp cho bé nhà mình, mẹ có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia của TW3 thông qua địa chỉ website: https://forikid.vn/ để được tư vấn cụ thể.

7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Các vết nhiệt miệng thông thường sẽ được điều trị khỏi sau khoảng 1 tuần. Sau khi mẹ đã áp dụng các cách chữa nhiệt miệng cho trẻ mà vết nhiệt miệng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Tổn thương chuyển sang dạng xơ cứng có hình dáng như chồi bông cải trong miệng.

Xuất hiện các mảng trắng, đen, đỏ trong miệng và các chân răng sau khi nhổ không lành lại

Bị trở ngại với các hoạt động: nhai, nói, đồng thời có tình trạng tăng tiết nước bọt nhiều

8. Phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả cho bé

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp:

Giúp con loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Không cho bé ăn quá nhiều thức ăn có khả năng gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, giấm…).

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bổ sung các thực phẩm giàu các vitamin và chất khoáng Vitamin C, B1, B6, B12, PP, magie, kẽm, đồng… để đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh.

Hạn chế gây áp lực tinh thần cho bé khiến bé bị căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường tiêu hóa.

Đảm bảo khoang miệng luôn được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn, tránh tình trạng vệ sinh kém làm tăng nguy nhiễm khuẩn, virus.

Kiểm tra định kỳ sức khỏe răng miệng để phát hiện ra những bất thường và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hình thành cho bé thói quen luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho toàn bộ cơ thể từ đó chống lại các nguy cơ viêm nhiễm.

Với những tổng hợp về cách chữa nhiệt miệng cho trẻ, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức thật hữu ích cho mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Một Số Cách Chữa Nhiệt Miệng Hiệu Quả Tại Nhà Cho Trẻ Em

Mật ong

Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.

Bột sắn dây

Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ. . Bột sắn dây có tính mát nên có tác dụng chữa miệng miệng rất tốt. Hòa bôt sắn dây với nước đun sôi để nguội, có thể cho thêm chút đường rồi cho bé uống. Cách chữa nhiệt miệng này được nhiều người áp dụng cho các bé khá hiệu quả.

Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này : Dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, có thể cho ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần. Cho bé ngậm nhiều lần trong ngày. Bạn nên chọn loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

Cà chua

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng của bé lành nhanh thấy rõ.

Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

Vỏ dưa hấu

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâuxa, có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, húng chanh, vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh trong khoảng 5-10 phút rồi nhả ra, bé sẽ đỡ đau nhức nhiều.

Lá rau ngót

Bạn rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần. Lá rau ngót có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Súc miệng ngày 3 lần bằng nước củ cải

Nước củ cải có tác dụng rất hữu hiệu đối với ai bị bệnh nhiệt miệng đấy Cách làm: bạn cạo vỏ, rửa sạch củ cải. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Bạn hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng luôn. Công thức đơn giản nhưng ít ai biết được cách làm này.

Rau má, râu ngô

Rau má, râu ngô có tính mát, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể nghiền nát rau má vắt lấy nước cốt, sau đó cho đường phèn và cho bé uống. Nước râu ngô cũng có tác dụng tương tự, giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt nó còn giúp giảm nốt sưng của nhiệt miệng.

Bệnh Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em

Những vết loét này sẽ to dần khiến trẻ khó chịu, bị đau, gây trở ngại cho việc ăn uống hàng ngày. Thông thường, các vết loét thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và có thể tự lành mà không để lại sẹo nếu không xảy ra biến chứng.

Khi không may trẻ bị nhiệt miệng cha mẹ nên lường trước về nguy cơ trẻ trở nên kém ăn hơn thường ngày. Hiểu đầy đủ về bệnh sẽ giúp cho việc chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo Đông y, nguyên nhân gây nhiệt miệng là do hỏa độc và nhiệt cơ tùy vị. Hỏa độc có nghĩa là nhiệt độ bên ngoài quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến thân nhiệt của trẻ từ đó dẫn đến lở loét, đau nóng rát ở miệng. Còn nhiệt cơ tỳ vị tức là do trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo cộng với nhiệt độ của nước miếng gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc.

Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em có thể do một số yếu tố sau:

Triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng ở trẻ em

Do trẻ ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng làm cho trẻ bị nóng trong dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng.

Do vệ sinh răng miệng kém hoặc mắc một số bệnh lý về răng như: sâu răng, viêm chóp răng, viêm chân răng hoặc viêm tủy… cũng là những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ. Khi mắc các bệnh lý về răng cơ thể sẽ phản kháng và hình thành các vết loét trong miệng gây ra nhiệt miệng.

Stress, căng thẳng trong học tập, áp lực từ gia đình.

Do trẻ tự cắn trúng môi, má, lưỡi trong quá trình ăn, nô đùa…

Do một số vật cứng gây chấn thương vùng niêm mạc: bàn chải đánh răng (dọ trượt tay trong khi đánh răng), tăm, hoặc các vật nhọn khác đâm vào.

Bỏng do ăn thức ăn nóng.

Suy giảm hệ miễn dịch do căng thẳng trong học tập, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển từ đó tấn công gây bệnh răng miệng cho trẻ trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Kích ứng từ thuốc sát trùng mạnh như nước súc miệng không phù hợp.

Do chức năng gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên không thể lọc hết độc tố có hại như asen, chì ra ngoài. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng.

Nhiễm trùng miệng.

Do bé bị nhiễm khuẩn HSV, HHV và vi rút VZV, CMV…gây ra.

Phản ứng với một số loại thuốc.

Do trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin B12, iron.

Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Chắc hẳn người lớn ai cũng đã từng bị nhiệt miệng nên việc nhận biết trẻ bị nhiệt miệng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần quan sát trong miệng của bé sẽ thấy xuất hiện một vài đốm trắng hoặc vàng, bao quanh bởi viền đỏ khiến cho trẻ bị đau buốt tức là con đang bị nhiệt miệng. Ban đầu những đốm trắng có kích thước khoảng 1-2mm sau đó sẽ lớn dần khoảng 8-10mm, sau vài ngày thì những đốm trắng này sẽ bị vỡ bọc nước và gây viêm loét miệng.

Vị trí của chúng những đốm trắng này rất đa dạng, nó có thể xuất hiện trên vòm miệng, trên nướu răng, trong má, lưỡi. Con sẽ càng bị đau đớn hơn khi ăn phải đồ cay, mặn. Nghiêm trọng hơn là một số bé còn chẳng muốn ăn gì cho đến khi tình trạng bệnh tốt hơn. Tuy nhiệt miệng không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nó vẫn luôn là vấn đề gây đau đầu cho các bậc cha mẹ khi con không ăn uống được gì, quấy khóc nhiều trong những ngày này.

Trẻ bị nhiệt miệng sẽ quấy khóc, lười ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn.

Miệng chảy nhiều nước dãi.

Nếu bị viêm loét nặng còn có thể gây nhiễm trùng và sốt.

Sưng đỏ quanh vết loét và có thể chảy máu.

Trẻ bị đau trong miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cũng như người lớn, nhiệt miệng ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu con bạn xuất hiện một số biểu hiện sau cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám xem có phải do bệnh lý nào không:

Sử dụng gel hoặc thuốc trị nhiệt miệng: Gel và thuốc có thể giúp bé nhanh khỏi nhiệt miệng. Tuy nhiên, bạn cần nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng để tránh bị dị ứng hoặc kích ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần mỗi ngày để tránh bị viêm nhiễm nặng cho đến khi các vết loét lành hẳn.

Cho trẻ sử dụng bàn chải mềm giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải vết loét hoặc mẹ có thể giúp con đánh răng trong thời gian này.

Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng: Khi bị nhiệt miệng trẻ sẽ bị gặp trở ngại trong quá trình ăn uống vì thức ăn cọ vào vết loét làm cho trẻ đau đớn. Do vậy, mẹ nên chuẩn bị cho con những món ăn dạng lỏng như súp, cháo… để bé dễ nuốt hơn. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý không chế biến món ăn mặn hoặc cay, chua vì có thể làm vết loét nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước: Cho con uống nhiều nước hơn vì nếu không bổ sung nhiều nước các vết loét sẽ bị khô và gây đau đớn hơn.

Cách trị nhiệt miệng ở trẻ em tại nhà

1. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Sau 14 ngày mà vết loét không lành

Đau nhiều và mức độ đau nặng hơn

Trẻ bị khó nuốt

Quanh vết loét có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: xuất hiện mủ, sưng đỏ, tiết dịch…

Dấu hiệu mất nước: trẻ thường xuyên bị khô miệng, tiểu ít, hay chóng mặt…

Bị sốt, co giật do sốt.

Giảm cân nhiều

Đi tiêu ra máu hoặc chất nhầy.

Loét quanh hậu môn.

2. Sử dụng củ nghệ để chữa trị nhiệt miệng cho trẻ

Nghệ là loại gia vị không thể thiếu trong tủ bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, thành phần Curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng nên mẹ có thể dùng nghệ để trị loét miệng cho bé. Mẹ có thể sử dụng nghệ riêng hoặc kết hợp với mật ong đều mang lại kết quả điều trị tốt.

Dừa có thể có ích trong việc điều trị vết loét. Bạn có thể bôi dầu dừa nguyên chất lên vết loét. Tuy nhiên, không sử dụng dầu dừa cho bé nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi.

Lá bạc hà có chứa tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh nên cũng là một phương thuốc tuyệt vời giúp điều trị loét miệng cho trẻ.

Cam t hảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, nhuận phế nên cũng được sử dụng để điều trị nhiệt miệng. Vì nhiệt miệng có thể do nguyên nhân nóng trong.

Ngoài đặc tính chống viêm, cam thảo còn giúp giảm đau và sưng ở xung quanh vết loét. Vì vậy mẹ có thể cho trẻ uống nước cam thảo trong thời gian bị nhiệt miệng. Ngoài ra, mẹ có thể làm nước súc miệng từ cam thảo cho bé bằng cách ngâm vài rễ cam thảo trong cốc nước để cho bé súc miệng. Khuyến cáo, chỉ nên sử dụng cam thảo cho những trẻ lớn, không dùng cho trẻ sơ sinh.

Mẹ cần bổ sung cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng để ngăn ngừa nhiệt miệng và cho bé ngủ đủ giấc để cơ thể được khỏe mạnh. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bé hợp lý bằng cách:

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế được vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Mẹ nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương thêm vùng niêm mạc. Bên cạnh đó, mẹ có thể tập cho con thói quen súc miệng nước muối ấm hàng ngày để sát trùng và làm sạch khoang miệng, amidan, họng.

Hầu hết các loại dược liệu trị nhiệt miệng cho trẻ đều có thể giúp tăng tốc độ phục hồi cho trẻ nhưng tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào vì trẻ con sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém.

Với những bé chưa biết súc miệng, mẹ có thể vệ sinh khoang miệng cho con bằng cách rơ lưỡi, rơ lợi với nước muối sinh lý ấm.

Với những trẻ lớn có thể tự đánh răng, mẹ nên lựa chọn cho con sản phẩm kem đánh răng phù hợp để ngăn ngừa nhiệt miệng và tránh mắc các bệnh lý về răng miệng.

Thiết lập chế độ ăn đủ chất, thực đơn đa dạng phong phú. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Cho trẻ ăn các món luộc, hấp, mềm tránh các món xào, rán, nhiều dầu mỡ. Trong quá trình chế biến mẹ nên nêm nếm gia vị hơi nhạt hoặc vừa miệng, tránh nấu mặn, chua hoặc cay có thể làm cho các vết loét nghiêm trọng hơn.

Không cho trẻ uống đồ uống có gas, đồ uống có chứa nhiều đường.

Tăng cường bổ sung những thực phẩm có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê…

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.

Thiết lập cho bé thói quen ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không cho bé thứa khuya.

Quan sát bé khi chơi, không cho bé ngậm tay hoặc vật sắc nhọn để tránh bị tổn thương thêm ở vùng miệng.

Sản phẩm dành cho trẻ em trên 6 tuổi, được nghiên cứu bởi đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm. Dưới sự tham vấn của các bác sĩ Nha khoa, sản phẩm bào chế phù hợp với cấu tạo nướu, quá trình thay răng ( mọc, rụng răng) của trẻ. Hơn nữa, sản phẩm còn không ảnh hưởng đến sinh lý thay răng tự nhiên và cấu tạo răng của trẻ.

Mẹ hãy hướng dẫn bé cách đánh răng bằng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em, mỗi ngày 2 lần để ngăn ngừa nhiệt miệng cũng như bệnh lý răng miệng khác tốt nhất cho con bạn.

Lưu ý, với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu dưới sự hướng dẫn của người lớn.

Nhiệt miệng ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, biếng ăn làm các bậc cha mẹ lo lắng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ chỉ cần kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị để giúp giảm đau cho trẻ bớt khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi các triệu chứng của trẻ nếu có gì bất thường cần đưa con đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Websiet: https://duoclieungocchau.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/KemdanhrangDuoclieuNgocChau