Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Chữa Nhiệt Miệng Lâu Ngày Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Growcaohonthongminhhon.com

Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi? Bs Tư Vấn Cách Trị Hiệu Quả

Nhiệt miệng nặng là khái niệm chỉ tình trạng niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương với đường kính khoảng 1-2 mm, có màu vàng hoặc trắng với viền giới hạn đỏ rát. Theo đánh giá của các bác sĩ, nhiệt miệng là một dạng loét lành tính, có khả năng tự lành sau 5-7 ngày với các cách khắc phục cơ bản như vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C,..

Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp bị nhiệt miệng nặng, có tính chất kéo dài và không thể tự lành dù đã áp dụng các cách vừa nêu trên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như coi thường bệnh, chữa nhiệt miệng sai cách, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống – tâm lý, cuộc sống của người bệnh.

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi ảnh hưởng lớn đến người bệnh

Khắc phục nhiệt miệng lâu ngày không khỏi hiệu quả

Bởi những ảnh hưởng vừa phân tích ở trên, rất nhiều người mong muốn tìm ra cách khắc phục tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi hiệu quả. Theo các bác sĩ tại Nha khoa Dencos Luxury, việc bạn cần làm khi bị nhiệt miệng nặng bao gồm:

Chắc chắn việc vệ sinh răng miệng hàng ngày

– Chắc chắn việc vệ sinh răng miệng hàng ngày tốt, sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng họng chuyên dụng để làm giảm tới mức tối đa sự phát triển của vi khuẩn.

– Bổ sung vitamin C qua việc ăn uống kết hợp uống đủ nước, ngủ nghỉ khoa học.

– Áp dụng các biện pháp y khoa để chữa nhiệt miệng nặng:

+ Tạo màng ngăn giữa vị trí bị nhiệt với môi trường khoang miệng bằng cách sử dụng phối hợp các loại thuốc sunfamethoxazon, trimethoprim (biseptol), serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn, thoa (bôi) trực tiếp lên vết loét mỗi lần cách nhau từ 6-8 giờ.

+ Sử dụng các chế phẩm corticosteroid có chứa hydrocortisone acetonide hemisuccinate hoặc triamcinolone giúp giảm sưng dưới sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Thăm khám nha khoa

– Bạn cũng cần phải đến nha khoa, bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng nặng hoặc tái phát thường xuyên bởi theo cơ chế thông thường, bệnh này có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bạn bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, đang “mất ăn mất ngủ” vì triệu chứng này, liên hệ ngay 0902 68 5599 để được tư vấn miễn phí.

Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi Phải Làm Sao? Xem Ngay Dưới Đây!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hay lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.

Các vết loét thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái. Các vết loét thường tồn tại kéo dài 7 – 10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Trong trường hợp nặng, nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa,… Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng lâu ngày không khỏi?

Chức năng gan bị suy giảm

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể có vai trò chuyển hóa các chất. Khi chức năng của gan bị suy giảm, các chất độc sẽ đào thải, tích tụ bên trong cơ thể (ở đây là niêm mạc miệng) gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng khoang miệng và hình thành nên các vết loét (hay còn gọi là nhiệt miệng).

Do vi khuẩn, virus

Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là những tác nhân chính gây nhiệt miệng. Khi gặp yếu tố thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập và tấn công các tế bào, gây tổn thương niêm mạc, hình thành các ổ viêm nhiễm bên trong khoang miệng.

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây nhiệt miệng

Do hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch là lá chắn của cơ thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại. Khi hàng rào này bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh, trong đó có nhiệt miệng.

Do yếu tố tâm lý

Căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài khiến cho sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại gây bệnh. Theo một số nghiên cứu, người thường bị stress, căng thẳng rất dễ gặp phải tình trạng nhiệt miệng.

Stress, căng thẳng là nguyên nhân gây nhiệt miệng

Thiếu dinh dưỡng

Kẽm, sắt, vitamin B12, B9 là những chất rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Ở một số người thiếu hụt các chất này, ngoài biểu hiện cơ thể xanh xao, gầy yếu, da khô thì nhiệt miệng cũng là triệu chứng thường gặp.

Do các bệnh lý răng miệng khác

Các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm quanh răng,… có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng lan rộng, làm cho các niêm mạc dần bị tổn thương, viêm loét lâu ngày sẽ hình thành các hoại tử.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo các nhà khoa học, chủ yếu là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào các tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra các độc tố làm phá vỡ cấu trúc của răng, lưỡi, lợi và hình thành bệnh nhiệt miệng (loét miệng). Bên cạnh đó, ngoài việc tiết ra chất độc gây hại cho khoang miệng, vi khuẩn, virus còn tiết ra các hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh.

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Điều trị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi chủ yếu nhằm cải thiện các triệu chứng và giúp nhanh lành tổn thương bằng cách:

– Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng họng chuyên dụng để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.

– Bổ sung vitamin C qua việc ăn uống kết hợp uống đủ nước, ngủ nghỉ khoa học.

Bổ sung vitamin C giúp cải thiện bệnh nhiệt miệng

– Tránh sử dụng thực phẩm cay, nóng, quá mặn vì có thể làm trầm trọng thêm các vết loét.

– Sử dụng kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng: Tetracyclin và minocyclin là những kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất, có thể dùng tại chỗ hoặc toàn thân.

– Sử dụng thuốc chống viêm là cách hữu ích để tăng cường khả năng chữa lành và làm giảm các triệu chứng khi bị nhiệt miệng. Các hoạt chất nhóm corticoid được sử dụng dưới dạng bôi, uống hoặc súc miệng. Tuy nhiên, khi dùng corticoid có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm họng nên tốt nhất cần súc họng lại bằng nước lọc để ngăn ngừa tình trạng này.

Thuốc điều trị nhiệt miệng

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa nhiệt miệng dân gian như:

– Chữa nhiệt miệng bằng mật ong: Ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để chữa nhiệt miệng tại nhà. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn.

– Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cây cỏ mực: Rửa sạch lá cỏ mực, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một chút mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giúp làm dịu cơn đau và nhanh lành vết nhiệt miệng.

-  Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây: Bột sắn dây là một trong những thực phẩm có thể giúp chữa nhiệt miệng nhanh chóng mà vô cùng an toàn cho người dùng. Để chữa nhiệt miệng, bạn nên hòa bột sắn dây với nước đun sôi để nguội uống mỗi ngày 2 lần. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín bột sắn dây để an toàn cho sức khỏe của bé.

Bột sắn dây giúp chữa nhiệt miệng

Bạn đang có những dấu hiệu đau rát, viêm loét, khó chịu do nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng kéo dài và đang rất lo lắng. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài Tư Vấn Miễn Cước 18006305 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng     

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện bệnh nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Các phương pháp hiện nay mà rất nhiều người đang áp dụng chỉ kiểm soát được phần ngọn đó là làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng chứ chưa tác động vào căn nguyên gây bệnh là do sự tấn công của virus, vi khuẩn,…

Nhận thấy được những bất cập trong điều trị nhiệt miệng, các nhà khoa học đã ngày đêm nghiên cứu và nhận thấy rằng, những dược liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là virus (nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng), bổ sung dinh dưỡng cho lợi, niêm mạc miệng. Theo đó, nano bạc được phối hợp với chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem,… cùng chitosan, bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo nên gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth.

Để nhận được sự tin tưởng của giới chuyên gia và người tiêu dùng như vậy là bởi các thành phần có trong Gumimouth tác động vào bệnh nhiệt miệng theo 4 cơ chế:

Gumimouth hỗ trợ điều trị nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Chương trình tri ân khách hàng “Mua 6 – tặng 1”

Cảm nhận của người dùng

Gel bôi kháng khuẩn làm sạch khoang miệng Gumimouth có tác dụng tốt đối với trường hợp bị nhiệt miệng, lở lưỡi, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Đánh giá của chuyên gia

Gumimouth CAM KẾT hoàn tiền 100% nếu sử dụng không hiệu quả

Từ khi có mặt trên thị trường, nhãn hàng Gumimouth rất tự hào vì đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng triệu người bị nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng,… trên khắp đất nước Việt Nam. Để khẳng định hiệu quả cũng như chất lượng của sản phẩm, nhãn hàng Gumimouth tự tin CAM KẾT hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả. Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề về nhiệt miệng lâu ngày không khỏi và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.

Hà Anh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Dứt Điểm Chỉ Trong 3 Ngày

Nhiệt miệng có thể xảy ra với tất cả mọi người, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất. Không phải trẻ béo hay gầy, khỏe hay thường xuyên ốm yếu thì trẻ bị nhiệt miệng. Một số trường hợp trong nhà người thân bị dẫn đến trẻ bị nhiệt miệng.

Bố mẹ không xa lạ gì với những vết loét trong khoang miệng khi bị nhiệt. Khi trẻ quấy khóc, chán ăn, bố mẹ kiểm tra miệng trẻ xuất hiện một vài đốm trắng có kích thước nhỏ, hơi mọng nước, to và loét dần thì b ệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối của nhiệt miệng. Vết loét hay vết tấy đỏ khiến trẻ khó chịu, không thể bú mẹ hay ăn uống, quấy khóc nhiều, miệng chảy nước dãi .

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

Sâu răng hoặc viêm chân răng, hoặc viêm tủy răng… đều là những nguyên nhân gây nhiệt miệng cho bé.

Hệ miễn dịch của bé bị suy giảm vì căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn tác động đến cơ thể dẫn đến bị nhiệt miệng.

Do suy giảm chức năng gan, gan bị suy yếu hay dân gian hay gọi là “nóng gan” nên không thể loại hết độc tố ra ngoài cơ thể. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng

Mặc dù nhiệt miệng là một dạng tổn thương lành tính, có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định thường là 7-10 ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ,nhưng các bậc cha mẹ không nên chủ quan bởi trong thời kì bị nhiệt miệng trẻ sẽ bứt rứt, khó chịu, hâm hấp sốt, chán ăn, bỏ ăn, hay quấy khóc.

1. Cách chữa nhiệt miệng đối với trẻ sơ sinh

Đảm bảo vệ sinh miệng cho bé

Cha mẹ nên rơ lưỡi hàng ngày cho con (2-3 lần) với nước muối sinh lý ấm và rơ lưỡi chuyên dụng. Việc này làm giảm sự tấn công của vi khuẩn, virus đồng thời sát trùng vị trí bị nhiệt miệng, làm lành các tổn thương nhanh chóng hơn.

Cũng cần lưu ý rằng, trẻ dưới 1 tuổi không dùng được mật ong, bạn có thể dùng nước rau ngót, nước củ cải trắng để rơ lưỡi thay nước muối ấm. Sau mỗi bữa ăn của bé hay khi bé bú mẹ xong, mẹ nên vệ sinh lại lợi, khoang miệng của bé 1 lần nữa.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Khi trẻ bị nhiệt miệng thường có xu hướng giảm ăn, lười bú mẹ tuy nhiên bạn nên lựa lúc bé không quấy để cho bé bú mẹ, ăn nhiều hơn. Mẹ cũng cần lưu ý bổ sung, tăng cường các loại thực phẩm, hoa quả tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, làm lành tổn thương và hạn chế tình trạng bị tái lại. Với những bé còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước ấm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình để duy trì nguồn sữa chất lượng.

2. Cách chữa nhiệt miệng đối với trẻ nhỏ (1 tuổi trở lên)

Súc miệng: bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính acid vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Trong một số trường hợp, thay đổi kem đánh răng có thể ngăn ngừa nhiệt miệng. Có một chất tẩy rửa có ở hầu hết các loại thuốc đánh răng. Sử dụng kem đánh răng không có hợp chất này, ở một số nghiên cứu cho thấy làm giảm số lượng, kích thước và tái phát loét.

3. Cách chữa nhiệt miệng bằng những thực phẩm đời thường

Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng làm cách chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

Như vậy, những cách chữa nhiệt miệng ở trên không chỉ áp dụng cho trẻ nhỏ mà mẹ còn áp dụng được với người thân trong gia đình. Đánh bay nhiệt miệng chỉ bằng những mẹo cực kỳ đơn giản.

Nguồn: Tổng hợp y khoa

Nhiệt Miệng Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Nhất

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.

Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đơn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )

– Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

– Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

– Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

– Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.

– Bất thường miễn dịch.

– Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…

2. Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

Không sử dụng nước đá lạnh. Sauk hi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.

Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

– Sử dụng bột sắn dây ngày 2 lần giúp giảm đau rát, theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống

– Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

– Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

– Dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

– Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

– Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

– Dùng cỏ mực (nhọ nồi) rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần

– Dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

– Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

– Trong nước cam/chanh có chứa hàm lượng vitamin C tự nhiên cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

– Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

– Uống nước rau má, râu ngô hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

– Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

-Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau, trị mụt nhọt, sưng do viêm… cùng với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vùng bị nhiệt bị “đánh bại” nhanh chóng.

Ngoài những cách chữa nhiệt miệng trên ra, thì trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, bạc hà để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.