Nhiệt miệng là một chứng bệnh rất phổ hiến hiện nay và không phân biệt bất kỳ đối thượng là người lớn hay trẻ nhỏ. Nhưng, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém hơn nên dễ mắc bệnh nhất. Biểu hiện của nó là xuất hiện một vài đốm trắng 1 – 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.
Loại bệnh này không nguy hiểm nhưng đây ra đau đớn cho bé, khiến trẻ khó ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Mẹo hay chữa nhiệt miệng cho béNguyên nhân của nhiệt miệng là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C và chất sắt, thiếu cân bằng hoocmon, mắc bệnh đường ruột, vệ sinh răng miệng không đúng cách, dị ứng thức ăn, bé thường xuyên gặm, ngậm các loại không vệ sinh.
Thông thường nhiệt miệng loét miệng khiến cho trẻ khó chịu, chảy nước miếng nhiều, do đau miệng nên bé sẽ không muốn ăn hoặc ăn rất ít.Vì vậy các mẹ nên làm gì để có cách chữa nhiệt miệng cho các con nhanh và hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc kháng sinh thường là chưa cần thiết và đôi khi không phù hợp với cơ thể trẻ. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng những mẹo dân gian nhanh chóng mà hiệu quả.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Cho bé ngậm mật ong, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng. Hoặc lấy bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ loét trong miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng rau má
Dùng rau má giã nhỏ, vắt lấy nước cốt hoà thêm đường vào cho trẻ uống. Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cồn cào trong bụng, đau bụng dưới, không muốn ăn, trẻ em cam nhiệt, sưng tấy, mụn nhọt nở ngứa.
Mẹo hay chữa nhiệt miệng cho béChữa nhiệt miệng bằng chè đỗ đen
Khi nấu chè đỗ đen thay vì cho đường thì các mẹ cho vài hạt muối vào, cách làm này giúp những vết loét nhiệt trở nên mau lành hơn.
Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải
Củ cải cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng nước khế
Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
Chữa nhiệt miệng bằng nước cam, chanh
Nước cam chanh chữa nhiệt miệngBản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng).
Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
Chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót
Mua rau ngót về rửa sạch, để ráo nước. Giã rau ngót lấy nước cốt và cho vài hạt muối. Dùng gạc sạch chấm hoặc xoa vào lưỡi chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.